Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 71: Dòng 71:


Chi ''Homo'' tiến hóa từ chi ''[[Australopithecus]]''.<ref>{{cite journal | vauthors = Strait DS |title=The Evolutionary History of the Australopiths |journal=Evolution: Education and Outreach |date=September 2010 |volume=3 |issue=3 |pages=341–352 |doi=10.1007/s12052-010-0249-6 |s2cid=31979188 |url=https://evolution-outreach.biomedcentral.com/articles/10.1007/s12052-010-0249-6 |language=en |issn=1936-6434}}</ref><ref>{{cite journal | vauthors = Dunsworth HM |title=Origin of the Genus Homo |journal=Evolution: Education and Outreach |date=September 2010 |volume=3 |issue=3 |pages=353–366 |doi=10.1007/s12052-010-0247-8 |s2cid=43116946 |url=https://evolution-outreach.biomedcentral.com/articles/10.1007/s12052-010-0247-8 |language=en |issn=1936-6434}}</ref> Mặc dù các hóa thạch giai đoạn chuyển tiếp còn khá hiếm, những thành viên sơ kỳ của ''Homo'' chia sẻ rõ ràng một số điểm chung với ''Australopithecus''.<ref>{{cite journal | vauthors = Kimbel WH, Villmoare B | title = From Australopithecus to Homo: the transition that wasn't | journal = Philosophical Transactions of the Royal Society of London. Series B, Biological Sciences | volume = 371 | issue = 1698 | page = 20150248 | date = July 2016 | pmid = 27298460 | pmc = 4920303 | doi = 10.1098/rstb.2015.0248 | s2cid = 20267830 }}</ref><ref name=Villmoare2015>{{cite journal | vauthors = Villmoare B, Kimbel WH, Seyoum C, Campisano CJ, DiMaggio EN, Rowan J, Braun DR, Arrowsmith JR, Reed KE | display-authors = 6 | title = Paleoanthropology. Early Homo at 2.8 Ma from Ledi-Geraru, Afar, Ethiopia | journal = Science | volume = 347 | issue = 6228 | pages = 1352–1355 | date = March 2015 | pmid = 25739410 | doi = 10.1126/science.aaa1343 | doi-access = free | bibcode = 2015Sci...347.1352V }}</ref> Hóa thạch cổ nhất của chi ''Homo'' mang mẫu hiệu [[LD 350-1]] đã 2,8 triệu năm tuổi khai quật từ [[Ethiopia]]. Các loài ''Homo'' cổ nhất có danh pháp hiện được công nhận là ''[[Homo habilis]]'' và ''[[Homo rudolfensis]]'' tiến hóa cách đây 2,3 triệu năm.<ref name=Villmoare2015 /> ''[[Homo erectus]]'' (biến thể châu Phi của loài này đôi khi được gọi là ''[[Homo ergaster]]'') tiến hóa cách đây 2 triệu năm là loài [[người cổ xưa]] đầu tiên rời châu Phi và phân tán khắp Á-Âu.<ref>{{cite journal | vauthors = Zhu Z, Dennell R, Huang W, Wu Y, Qiu S, Yang S, Rao Z, Hou Y, Xie J, Han J, Ouyang T | display-authors = 6 | title = Hominin occupation of the Chinese Loess Plateau since about 2.1 million years ago | journal = Nature | volume = 559 | issue = 7715 | pages = 608–612 | date = July 2018 | pmid = 29995848 | doi = 10.1038/s41586-018-0299-4 | bibcode = 2018Natur.559..608Z | s2cid = 49670311 }}</ref> ''H. erectus'' là loài người đầu tiên có thể trạng gần giống với con người. ''Homo sapiens'' phái sinh từ ''H. heidelbergensis'' hoặc ''H. rhodesiensis'' ở châu Phi vào khoảng 300.000 năm trước, hai loài người mà chính là hậu duệ của quần thể ''H. erectus'' sót lại ở châu Phi.<ref>{{cite journal | vauthors = Hublin JJ, Ben-Ncer A, Bailey SE, Freidline SE, Neubauer S, Skinner MM, Bergmann I, Le Cabec A, Benazzi S, Harvati K, Gunz P | display-authors = 6 | title = New fossils from Jebel Irhoud, Morocco and the pan-African origin of Homo sapiens | journal = Nature | volume = 546 | issue = 7657 | pages = 289–292 | date = June 2017 | pmid = 28593953 | doi = 10.1038/nature22336 | bibcode = 2017Natur.546..289H | url = https://kar.kent.ac.uk/62267/1/Submission_288356_1_art_file_2637492_j96j1b.pdf }}</ref> Sau đó, ''H. sapiens'' di cư khỏi quê nhà, thiên di khắp thế giới và thay thế các giống người cổ.<ref>{{cite journal|author=<!--Staff writer(s); no by-line.-->|date=May 13, 2005|title=Out of Africa Revisited|journal=[[Science (journal)|Science]]|type=This Week in ''Science''|volume=308|issue=5724|page=921|doi=10.1126/science.308.5724.921g|issn=0036-8075|s2cid=220100436}}</ref><ref>{{cite journal | vauthors = Stringer C | title = Human evolution: Out of Ethiopia | journal = Nature | volume = 423 | issue = 6941 | pages = 692–3, 695 | date = June 2003 | pmid = 12802315 | doi = 10.1038/423692a | s2cid = 26693109 | author-link = Chris Stringer | bibcode = 2003Natur.423..692S }}</ref><ref>{{cite web| vauthors = Johanson D |author-link=Donald Johanson|date=May 2001|title=Origins of Modern Humans: Multiregional or Out of Africa?|url=https://www.actionbioscience.org/evolution/johanson.html|access-date=November 23, 2009|website=[[actionbioscience]]|publisher=[[American Institute of Biological Sciences]]|location=Washington, DC}}</ref> Hành vi hiện đại ở người manh nha xuất hiện vào khoảng 160.000-70.000 năm trước,<ref name="Marean et al 2007">{{cite journal |last1=Marean |first1=Curtis |display-authors=etal |date=2007 |title=Early human use of marine resources and pigment in South Africa during the Middle Pleistocene |journal=Nature |volume=449 |issue=7164 |pages=905–908 |bibcode=2007Natur.449..905M |doi=10.1038/nature06204 |pmid=17943129 |s2cid=4387442}}</ref> hoặc thậm chí sớm hơn thế.<ref name="Brooks">{{Cite journal |vauthors=Brooks AS, Yellen JE, Potts R, Behrensmeyer AK, Deino AL, Leslie DE, Ambrose SH, Ferguson JR, d'Errico F, Zipkin AM, Whittaker S, Post J, Veatch EG, Foecke K, Clark JB |year=2018 |title=Long-distance stone transport and pigment use in the earliest Middle Stone Age |journal=Science |volume=360 |issue=6384 |pages=90–94 |bibcode=2018Sci...360...90B |doi=10.1126/science.aao2646 |pmid=29545508 |doi-access=free}}</ref>
Chi ''Homo'' tiến hóa từ chi ''[[Australopithecus]]''.<ref>{{cite journal | vauthors = Strait DS |title=The Evolutionary History of the Australopiths |journal=Evolution: Education and Outreach |date=September 2010 |volume=3 |issue=3 |pages=341–352 |doi=10.1007/s12052-010-0249-6 |s2cid=31979188 |url=https://evolution-outreach.biomedcentral.com/articles/10.1007/s12052-010-0249-6 |language=en |issn=1936-6434}}</ref><ref>{{cite journal | vauthors = Dunsworth HM |title=Origin of the Genus Homo |journal=Evolution: Education and Outreach |date=September 2010 |volume=3 |issue=3 |pages=353–366 |doi=10.1007/s12052-010-0247-8 |s2cid=43116946 |url=https://evolution-outreach.biomedcentral.com/articles/10.1007/s12052-010-0247-8 |language=en |issn=1936-6434}}</ref> Mặc dù các hóa thạch giai đoạn chuyển tiếp còn khá hiếm, những thành viên sơ kỳ của ''Homo'' chia sẻ rõ ràng một số điểm chung với ''Australopithecus''.<ref>{{cite journal | vauthors = Kimbel WH, Villmoare B | title = From Australopithecus to Homo: the transition that wasn't | journal = Philosophical Transactions of the Royal Society of London. Series B, Biological Sciences | volume = 371 | issue = 1698 | page = 20150248 | date = July 2016 | pmid = 27298460 | pmc = 4920303 | doi = 10.1098/rstb.2015.0248 | s2cid = 20267830 }}</ref><ref name=Villmoare2015>{{cite journal | vauthors = Villmoare B, Kimbel WH, Seyoum C, Campisano CJ, DiMaggio EN, Rowan J, Braun DR, Arrowsmith JR, Reed KE | display-authors = 6 | title = Paleoanthropology. Early Homo at 2.8 Ma from Ledi-Geraru, Afar, Ethiopia | journal = Science | volume = 347 | issue = 6228 | pages = 1352–1355 | date = March 2015 | pmid = 25739410 | doi = 10.1126/science.aaa1343 | doi-access = free | bibcode = 2015Sci...347.1352V }}</ref> Hóa thạch cổ nhất của chi ''Homo'' mang mẫu hiệu [[LD 350-1]] đã 2,8 triệu năm tuổi khai quật từ [[Ethiopia]]. Các loài ''Homo'' cổ nhất có danh pháp hiện được công nhận là ''[[Homo habilis]]'' và ''[[Homo rudolfensis]]'' tiến hóa cách đây 2,3 triệu năm.<ref name=Villmoare2015 /> ''[[Homo erectus]]'' (biến thể châu Phi của loài này đôi khi được gọi là ''[[Homo ergaster]]'') tiến hóa cách đây 2 triệu năm là loài [[người cổ xưa]] đầu tiên rời châu Phi và phân tán khắp Á-Âu.<ref>{{cite journal | vauthors = Zhu Z, Dennell R, Huang W, Wu Y, Qiu S, Yang S, Rao Z, Hou Y, Xie J, Han J, Ouyang T | display-authors = 6 | title = Hominin occupation of the Chinese Loess Plateau since about 2.1 million years ago | journal = Nature | volume = 559 | issue = 7715 | pages = 608–612 | date = July 2018 | pmid = 29995848 | doi = 10.1038/s41586-018-0299-4 | bibcode = 2018Natur.559..608Z | s2cid = 49670311 }}</ref> ''H. erectus'' là loài người đầu tiên có thể trạng gần giống với con người. ''Homo sapiens'' phái sinh từ ''H. heidelbergensis'' hoặc ''H. rhodesiensis'' ở châu Phi vào khoảng 300.000 năm trước, hai loài người mà chính là hậu duệ của quần thể ''H. erectus'' sót lại ở châu Phi.<ref>{{cite journal | vauthors = Hublin JJ, Ben-Ncer A, Bailey SE, Freidline SE, Neubauer S, Skinner MM, Bergmann I, Le Cabec A, Benazzi S, Harvati K, Gunz P | display-authors = 6 | title = New fossils from Jebel Irhoud, Morocco and the pan-African origin of Homo sapiens | journal = Nature | volume = 546 | issue = 7657 | pages = 289–292 | date = June 2017 | pmid = 28593953 | doi = 10.1038/nature22336 | bibcode = 2017Natur.546..289H | url = https://kar.kent.ac.uk/62267/1/Submission_288356_1_art_file_2637492_j96j1b.pdf }}</ref> Sau đó, ''H. sapiens'' di cư khỏi quê nhà, thiên di khắp thế giới và thay thế các giống người cổ.<ref>{{cite journal|author=<!--Staff writer(s); no by-line.-->|date=May 13, 2005|title=Out of Africa Revisited|journal=[[Science (journal)|Science]]|type=This Week in ''Science''|volume=308|issue=5724|page=921|doi=10.1126/science.308.5724.921g|issn=0036-8075|s2cid=220100436}}</ref><ref>{{cite journal | vauthors = Stringer C | title = Human evolution: Out of Ethiopia | journal = Nature | volume = 423 | issue = 6941 | pages = 692–3, 695 | date = June 2003 | pmid = 12802315 | doi = 10.1038/423692a | s2cid = 26693109 | author-link = Chris Stringer | bibcode = 2003Natur.423..692S }}</ref><ref>{{cite web| vauthors = Johanson D |author-link=Donald Johanson|date=May 2001|title=Origins of Modern Humans: Multiregional or Out of Africa?|url=https://www.actionbioscience.org/evolution/johanson.html|access-date=November 23, 2009|website=[[actionbioscience]]|publisher=[[American Institute of Biological Sciences]]|location=Washington, DC}}</ref> Hành vi hiện đại ở người manh nha xuất hiện vào khoảng 160.000-70.000 năm trước,<ref name="Marean et al 2007">{{cite journal |last1=Marean |first1=Curtis |display-authors=etal |date=2007 |title=Early human use of marine resources and pigment in South Africa during the Middle Pleistocene |journal=Nature |volume=449 |issue=7164 |pages=905–908 |bibcode=2007Natur.449..905M |doi=10.1038/nature06204 |pmid=17943129 |s2cid=4387442}}</ref> hoặc thậm chí sớm hơn thế.<ref name="Brooks">{{Cite journal |vauthors=Brooks AS, Yellen JE, Potts R, Behrensmeyer AK, Deino AL, Leslie DE, Ambrose SH, Ferguson JR, d'Errico F, Zipkin AM, Whittaker S, Post J, Veatch EG, Foecke K, Clark JB |year=2018 |title=Long-distance stone transport and pigment use in the earliest Middle Stone Age |journal=Science |volume=360 |issue=6384 |pages=90–94 |bibcode=2018Sci...360...90B |doi=10.1126/science.aao2646 |pmid=29545508 |doi-access=free}}</ref>

Có ít nhất hai đợt di cư "ra khỏi châu Phi": đợt đầu tiên diễn ra cách đây khoảng 130.000-100.000 năm và đợt thứ hai ([[phát tán về phương nam]]) diễn ra vào khoảng 70.000-50.000 năm trước.<ref name="Posth">{{cite journal | vauthors = Posth C, Renaud G, Mittnik A, Drucker DG, Rougier H, Cupillard C, Valentin F, Thevenet C, Furtwängler A, Wißing C, Francken M, Malina M, Bolus M, Lari M, Gigli E, Capecchi G, Crevecoeur I, Beauval C, Flas D, Germonpré M, van der Plicht J, Cottiaux R, Gély B, Ronchitelli A, Wehrberger K, Grigorescu D, Svoboda J, Semal P, Caramelli D, Bocherens H, Harvati K, Conard NJ, Haak W, Powell A, Krause J | display-authors = 6 | title = Pleistocene Mitochondrial Genomes Suggest a Single Major Dispersal of Non-Africans and a Late Glacial Population Turnover in Europe | journal = Current Biology | volume = 26 | issue = 6 | pages = 827–33 | date = March 2016 | pmid = 26853362 | doi = 10.1016/j.cub.2016.01.037 | hdl-access = free | s2cid = 140098861 | hdl = 2440/114930 }}</ref><ref>{{cite journal | vauthors = Karmin M, Saag L, Vicente M, Wilson Sayres MA, Järve M, Talas UG, Rootsi S, Ilumäe AM, Mägi R, Mitt M, Pagani L, Puurand T, Faltyskova Z, Clemente F, Cardona A, Metspalu E, Sahakyan H, Yunusbayev B, Hudjashov G, DeGiorgio M, Loogväli EL, Eichstaedt C, Eelmets M, Chaubey G, Tambets K, Litvinov S, Mormina M, Xue Y, Ayub Q, Zoraqi G, Korneliussen TS, Akhatova F, Lachance J, Tishkoff S, Momynaliev K, Ricaut FX, Kusuma P, Razafindrazaka H, Pierron D, Cox MP, Sultana GN, Willerslev R, Muller C, Westaway M, Lambert D, Skaro V, Kovačevic L, Turdikulova S, Dalimova D, Khusainova R, Trofimova N, Akhmetova V, Khidiyatova I, Lichman DV, Isakova J, Pocheshkhova E, Sabitov Z, Barashkov NA, Nymadawa P, Mihailov E, Seng JW, Evseeva I, Migliano AB, Abdullah S, Andriadze G, Primorac D, Atramentova L, Utevska O, Yepiskoposyan L, Marjanovic D, Kushniarevich A, Behar DM, Gilissen C, Vissers L, Veltman JA, Balanovska E, Derenko M, Malyarchuk B, Metspalu A, Fedorova S, Eriksson A, Manica A, Mendez FL, Karafet TM, Veeramah KR, Bradman N, Hammer MF, Osipova LP, Balanovsky O, Khusnutdinova EK, Johnsen K, Remm M, Thomas MG, Tyler-Smith C, Underhill PA, Willerslev E, Nielsen R, Metspalu M, Villems R, Kivisild T | display-authors = 6 | title = A recent bottleneck of Y chromosome diversity coincides with a global change in culture | journal = Genome Research | volume = 25 | issue = 4 | pages = 459–66 | date = April 2015 | pmid = 25770088 | pmc = 4381518 | doi = 10.1101/gr.186684.114 }}</ref> ''H. sapiens'' bành trướng đến mọi lục địa và đảo lớn, đặt chân đến Á-Âu vào khoảng 60.000 năm trước,<ref>{{cite journal | vauthors = Armitage SJ, Jasim SA, Marks AE, Parker AG, Usik VI, Uerpmann HP | title = The southern route "out of Africa": evidence for an early expansion of modern humans into Arabia | journal = Science | volume = 331 | issue = 6016 | pages = 453–6 | date = January 2011 | pmid = 21273486 | doi = 10.1126/science.1199113 | url = https://www.sciencenews.org/view/generic/id/69197/title/Hints_of_earlier_human_exit_from_Africa | url-status = live | access-date = 1 May 2011 | bibcode = 2011Sci...331..453A | s2cid = 20296624 | archive-url = https://web.archive.org/web/20110427201317/https://www.sciencenews.org/view/generic/id/69197/title/Hints_of_earlier_human_exit_from_Africa | archive-date = 27 April 2011 }}</ref><ref>{{cite web | vauthors = Rincon P | url = https://www.bbc.co.uk/news/science-environment-12300228 | title = Humans 'left Africa much earlier' | archive-url = https://web.archive.org/web/20120809051349/https://www.bbc.co.uk/news/science-environment-12300228| archive-date=9 August 2012 | work = BBC News | date = 27 January 2011 }}</ref> đến được Úc vào khoảng 65.000 năm trước,<ref>{{cite journal | vauthors = Armitage SJ, Jasim SA, Marks AE, Parker AG, Usik VI, Uerpmann HP | title = The southern route "out of Africa": evidence for an early expansion of modern humans into Arabia | journal = Science | volume = 331 | issue = 6016 | pages = 453–6 | date = January 2011 | pmid = 21273486 | doi = 10.1126/science.1199113 | url = https://www.sciencenews.org/view/generic/id/69197/title/Hints_of_earlier_human_exit_from_Africa | url-status = live | access-date = 1 May 2011 | bibcode = 2011Sci...331..453A | s2cid = 20296624 | archive-url = https://web.archive.org/web/20110427201317/https://www.sciencenews.org/view/generic/id/69197/title/Hints_of_earlier_human_exit_from_Africa | archive-date = 27 April 2011 }}</ref><ref>{{cite web | vauthors = Rincon P | url = https://www.bbc.co.uk/news/science-environment-12300228 | title = Humans 'left Africa much earlier' | archive-url = https://web.archive.org/web/20120809051349/https://www.bbc.co.uk/news/science-environment-12300228| archive-date=9 August 2012 | work = BBC News | date = 27 January 2011 }}</ref> sang được châu Mỹ vào khoảng 15.000 năm trước, rồi chinh phục quần đảo [[Hawaii]], Đảo Phục Sinh, Madagascar và New Zealand giữa những năm 300-1280 Công nguyên.<ref name="Lowe">{{cite web| vauthors = Lowe DJ |year=2008|title=Polynesian settlement of New Zealand and the impacts of volcanism on early Maori society: an update|url=https://researchcommons.waikato.ac.nz/bitstream/10289/2690/1/Lowe%202008%20Polynesian%20settlement%20guidebook.pdf|url-status=live|archive-url=https://web.archive.org/web/20100522032853/https://researchcommons.waikato.ac.nz/bitstream/10289/2690/1/Lowe%202008%20Polynesian%20settlement%20guidebook.pdf|archive-date=22 May 2010|access-date=29 April 2010|publisher=University of Waikato}}</ref><ref>{{cite journal | vauthors = Appenzeller T | title = Human migrations: Eastern odyssey | journal = Nature | volume = 485 | issue = 7396 | pages = 24–6 | date = May 2012 | pmid = 22552074 | doi = 10.1038/485024a | bibcode = 2012Natur.485...24A | doi-access = free }}</ref>

Quá trình tiến hóa của loài người không đơn thuần chỉ [[tuyến tính]] hoặc phân tách, mà còn liên quan đến sự giao phối dị chủng giữa các loài người khác nhau.<ref name="pmid21179161"/><ref>{{cite journal | url = https://www.grochbiology.org/EarlyHominidInterbreeding.pdf | title = Human Hybrids | archive-url = https://web.archive.org/web/20180824034550/https://www.grochbiology.org/EarlyHominidInterbreeding.pdf| archive-date=24 August 2018 | vauthors = Hammer MF | journal = Scientific American | date = May 2013 | volume = 308 | issue = 5 | pages = 66–71 | doi = 10.1038/scientificamerican0513-66 | pmid = 23627222 | bibcode = 2013SciAm.308e..66H }}</ref><ref>{{cite journal| vauthors = Yong E |date=July 2011|title=Mosaic humans, the hybrid species|journal=New Scientist |volume=211 |issue=2823 |pages=34–38|bibcode=2011NewSc.211...34Y|doi=10.1016/S0262-4079(11)61839-3}}</ref> Nghiên cứu gen đã chứng tỏ sự lai tạp giữa các loài rất phổ biến trong quá trình tiến hóa của loài người.<ref name="Ackermann 2015">{{cite journal| vauthors = Ackermann RR, Mackay A, Arnold ML |date=October 2015|title=The Hybrid Origin of "Modern" Humans|journal=Evolutionary Biology|volume=43|issue=1|pages=1–11|doi=10.1007/s11692-015-9348-1|s2cid=14329491}}</ref> Bằng chứng ADN chỉ ra gen của người hiện đại không có gốc Phi đều thừa hưởng một phần gen Neanderthal. Hơn nữa, các nhà di truyền học cũng phát hiện [[người Neanderthal]] và các hominin khác, chẳng hạn như [[người Denisova]], có lẽ đã đóng góp 6% bộ gen của họ cho bộ gen của người hiện nay.<ref name="pmid21179161">{{cite journal | vauthors = Reich D, Green RE, Kircher M, Krause J, Patterson N, Durand EY, Viola B, Briggs AW, Stenzel U, Johnson PL, Maricic T, Good JM, Marques-Bonet T, Alkan C, Fu Q, Mallick S, Li H, Meyer M, Eichler EE, Stoneking M, Richards M, Talamo S, Shunkov MV, Derevianko AP, Hublin JJ, Kelso J, Slatkin M, Pääbo S | display-authors = 6 | title = Genetic history of an archaic hominin group from Denisova Cave in Siberia | journal = Nature | volume = 468 | issue = 7327 | pages = 1053–60 | date = December 2010 | pmid = 21179161 | pmc = 4306417 | doi = 10.1038/nature09710 | bibcode = 2010Natur.468.1053R | hdl = 10230/25596 | author-link1 = David Reich (nhà di truyền học) }}</ref><ref name="pmid20439435">{{cite journal | vauthors = Noonan JP | title = Neanderthal genomics and the evolution of modern humans | journal = Genome Research | volume = 20 | issue = 5 | pages = 547–53 | date = May 2010 | pmid = 20439435 | pmc = 2860157 | doi = 10.1101/gr.076000.108 }}</ref><ref name="10.1126/science.1209202">{{cite journal | vauthors = Abi-Rached L, Jobin MJ, Kulkarni S, McWhinnie A, Dalva K, Gragert L, Babrzadeh F, Gharizadeh B, Luo M, Plummer FA, Kimani J, Carrington M, Middleton D, Rajalingam R, Beksac M, Marsh SG, Maiers M, Guethlein LA, Tavoularis S, Little AM, Green RE, Norman PJ, Parham P | display-authors = 6 | title = The shaping of modern human immune systems by multiregional admixture with archaic humans | journal = Science | volume = 334 | issue = 6052 | pages = 89–94 | date = October 2011 | pmid = 21868630 | pmc = 3677943 | doi = 10.1126/science.1209202 | bibcode = 2011Sci...334...89A }}</ref>


== Sinh học ==
== Sinh học ==

Phiên bản lúc 06:14, ngày 15 tháng 6 năm 2022

Loài người
Khoảng thời gian tồn tại: 0.300–0 triệu năm trước đây
Tầng ChibaniaHiện nay
220px
Một người nam giới trưởng thành (trái) và nữ giới trưởng thành (phải) (Thái Lan, 2007)
Phân loại khoa học edit
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Mammalia
Bộ: Primates
Phân bộ: Haplorhini
Thứ bộ: Simiiformes
Họ: Hominidae
Phân họ: Homininae
Tông: Hominini
Chi: Homo
Loài:
H. sapiens
Danh pháp hai phần
Homo sapiens
Linnaeus, 1758
220px
Mật độ dân số của Homo sapiens (2005)

Người, loài người, con người hay nhân loại (danh pháp khoa học: Homo sapiens, nghĩa đen: người tinh khôn) là loài linh trưởng đông đảo và lan rộng nhất. Người có hai đặc trưng cơ bản đó là đi đứng bằng hai chânbộ não lớn phức tạp; những đặc điểm mà cho phép họ phát triển công cụ, văn hóangôn ngữ tiên tiến. Người là một động vật có tính xã hội cao, có xu hướng sống trong các cơ cấu xã hội phức tạp bao gồm các nhóm xã hội hợp tác và cạnh tranh; chẳng hạn như gia đình, các mạng lưới thân tộc và thậm chí cao hơn là các quan hệ chính trị như nhà nước hoặc dân tộc. Tương tác xã hội giữa người với người đã thiết lập các khái niệm như giá trị đạo đức, chuẩn mực xã hộinghi lễ; những điều góp phần củng cố xã hội loài người. Trí tò mò muốn thấu hiểu và lý giải các hiện tượng tự nhiên cùng với khát khao muốn ảnh hưởng và chế ngự các hiện tượng tự nhiên đó đã thúc đẩy con người phát triển khoa học, triết học, thần thoại, tôn giáo và nhiều lĩnh vực khác.

Mặc dù một số nhà khoa học sử dụng danh từ con người để chỉ toàn bộ các loài thuộc chi Homo; song trong lời ăn tiếng nói thường nhật, người ta dùng từ con người đơn thuần để chỉ Homo sapiens, thành viên Homo duy nhất còn tồn tại. Người hiện đại về mặt giải phẫu (anatomically modern humans) xuất hiện ở Châu Phi cách đây khoảng 300.000 năm, tiến hóa từ tổ tiên Homo heidelbergensis hoặc một loài tương tự nào đó và di cư ra khỏi Châu Phi, dần dần thay thế các quần thể người cổ xưa trên khắp thế giới. Trong phần lớn lịch sử nhân loại, loài người hầu như chỉ sống theo kiểu du mụcsăn bắn hái lượm. Mầm mống hành vi hiện đại ở người chỉ mới xuất hiện cách đây khoảng 160.000-60.000 năm. Cách mạng Đồ đá mới nở rộ ở Tây Nam Á vào khoảng 13.000 năm trước (rồi nối tiếp ở các nơi khác), đã chứng kiến sự khai sinh của nông nghiệp kèm theo những khu định cư lớn do con người xây dựng. Bởi dân số ngày một đông và dày đặc, nhà nước đã ra đời trong lòng và giữa các cộng đồng người; tạo lập nền móng cho văn minh nhân loại trỗi dậy rồi suy vong theo thời gian. Hiện nay loài người vẫn đang tiếp tục sinh sôi nảy nở và dân số của họ đã đạt 7,9 tỉ vào tháng 3 năm 2022.

Các yếu tố di truyền và môi trường ảnh hưởng đến con người có thể tạo ra các biến thể sinh học khác nhau ở ngoại hình, sinh lý, độ nhạy cảm với bệnh tật, khả năng tâm thần, kích thước cơ thể và tuổi thọ. Mặc dù đúng là mỗi tộc người thường trông rất khác biệt, song nếu ta so sánh gen của hai người bất kỳ thì ta sẽ thấy rằng họ giống nhau về mặt di truyền đến tận 99%. Loài người bộc lộ dị hình giới tính tương đối rõ rệt: nhìn chung thì nam giới có sức mạnh cơ thể lớn hơn còn nữ giới có tỷ lệ mỡ cơ thể cao hơn. Đến tuổi dậy thì, con người bắt đầu phát triển các đặc điểm giới tính thứ cấp. Phụ nữ (tức con người giống cái đã trưởng thành) có khả năng mang thai, rồi mãn kinhvô sinh vào khoảng 50 tuổi.

Con người là loài ăn tạp, có thể tiêu thụ nhiều loại thực vật và động vật. Họ biết sử dụng lửa hoặc các dạng nhiệt năng để chế biến và nấu chín thức ăn, kỹ thuật được kế thừa từ thời H. erectus. Một người trùng bình có thể nhịn đói đến 8 tuần và không uống nước trong vòng 3-4 ngày. Con người là sinh vật ban ngày, họ ngủ trung bình 7-9 tiếng mỗi ngày. Việc sinh nở ở người tương đối nguy hiểm, tiềm tàng nguy cơ biến chứng và thậm chí tử vong. Thông thường, cả người mẹ lẫn người cha đều tham gia vào việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái.

Con người có vỏ não trước trán rất lớn và phát triển, đây là phân khu đảm nhận chức năng nhận thức bậc cao. Họ rất thông minh, có khả năng ghi nhớ từng hồi (episodic memory), có nét mặt biểu cảm linh hoạt, có sự tự nhận thứclý thuyết tâm trí (theory of mind). Trí óc con người có khả năng nội quan, suy tư, tưởng tượng, tự ý chí hành động và hình thành thế giới quan về tồn tại. Những ưu điểm này đã cho phép con người đạt được những thành tựu công nghệ và công cụ phức tạp thông qua lý tính và sự truyền tải kiến ​​thức cho các thế hệ tương lai. Ngôn ngữ, nghệ thuật và thương mại là những thứ tạo nên danh tính của con người. Các tuyến thương mại đường dài có lẽ đã dẫn đến sự bùng nổ văn hóa và phân phối tài nguyên có lợi cho con người, một ưu thế cực lớn khi so với những sinh vật khác.

Từ nguyên

Tất cả con người hiện đại đều thuộc loài Homo sapiens, danh pháp khoa học mà được Carl Linnaeus đặt ra trong tác phẩm Systema Naturae thế kỷ thứ 18.[1] Danh từ chung "Homo" là một từ mượn học được (leanred borrowing) thế kỷ 18 từ homō của tiếng Latinh, dùng để chỉ con người bất kể giới tính.[2] Danh từ con người có thể dùng để chỉ tất cả các loài thuộc chi Homo,[3] song người ta thường dùng từ này để đề cập đến riêng Homo sapiens, loài Homo duy nhất còn tồn tại.[4] Cái tên "Homo sapiens" có nghĩa là 'người tinh khôn' hoặc 'người thông minh'.[5] Hiện có ý kiến cho rằng một số giống người cổ, đơn cử như người Neanderthal, chính là những phân loài của H. sapiens.[3]

Trong tiếng Việt, người đồng nguyên với nhiều từ chỉ "người" trong các ngôn ngữ Nam Á khác, chẳng hạn như ngài tiếng Mường, bơngai tiếng Bahnarngai tiếng Pacoh. Năm 2006, nhà ngôn học Harry Shorto phục nguyên từ ngườidạng Môn-Khmer nguyên thủy là *[m]ŋaaj.[6]

Trong tiếng Anh, human là một từ tiếng Anh trung đại được mượn từ humain của tiếng Pháp cổ, rốt cuộc bắt nguồn từ dạng tính từ của homōhūmānus tiếng Latinh.[7] Từ gốc để chỉ loài người trong tiếng Anh là man. Ngoài ra người ta còn dùng từ này để chỉ hai giới, song trong tiếng Anh hiện đại thì nó chỉ riêng đàn ông.[8] Từ man bắt nguồn từ dạng *mann của tiếng Tây-Germanic nguyên thủy, truy gốc xa hơn nữa thì từ căn tố *mon- hoặc *men- của tiếng Ấn-Âu nguyên thủy.

Tiến hóa

Con người là một loài vượn lớn, tức thuộc liên họ Hominoidea.[9] Dòng dõi vượn trực hệ của con người lần lượt tách khỏi dòng vượn nhỏ (họ Hylobatidae), rồi tách khỏi dòng đười ươi (chi Pongo), sau đó tách khỏi dòng khỉ đột (chi Gorilla), và cuối cùng tách khỏi dòng tinh tinh (chi Pan). Lần phân tách cuối cùng giữa dòng dõi người và tinh tinh diễn ra vào khoảng 8–4 triệu năm trước cuối thế Miocen.[10][11][12][13] Tại lần phân tách cuối cùng đó, nhiễm sắc thể số 2 ở người được hình thành từ sự kết hợp của hai nhiễm sắc thể khác, giải thích tại sao người chỉ có 23 cặp nhiễm sắc thể chứ không phải 24 như ở các loài vượn khác.[14] Sau đó, tông người tiếp tục đa dạng hóa thành nhiều loài khác nhau và tách tiếp thành các chi riêng biệt. Tuy vậy, tất cả những chi họ hàng đó đều bị tuyệt diệt, sót lại duy nhất loài H. sapiens.[15]

Hominoidea (liên họ Người, vượn)

Hylobatidae (vượn nhỏ)

Hominidae (họ Người, vượn lớn)
Ponginae
Pongo (đười ươi)

Pongo abelii

Pongo tapanuliensis

Pongo pygmaeus

Homininae (phân họ Người)
Gorillini
Gorilla (khỉ đột)

Gorilla gorilla

Gorilla beringei

Hominini (tông Người)
Panina
Pan (tinh tinh)

Pan troglodytes

Pan paniscus

Hominina (phân tông Người)

Homo sapiens (con người)

Phục dựng khung xương của mẫu Lucy, hài cốt Australopithecus afarensis đầu tiên được khai quật

Chi Homo tiến hóa từ chi Australopithecus.[16][17] Mặc dù các hóa thạch giai đoạn chuyển tiếp còn khá hiếm, những thành viên sơ kỳ của Homo chia sẻ rõ ràng một số điểm chung với Australopithecus.[18][19] Hóa thạch cổ nhất của chi Homo mang mẫu hiệu LD 350-1 đã 2,8 triệu năm tuổi khai quật từ Ethiopia. Các loài Homo cổ nhất có danh pháp hiện được công nhận là Homo habilisHomo rudolfensis tiến hóa cách đây 2,3 triệu năm.[19] Homo erectus (biến thể châu Phi của loài này đôi khi được gọi là Homo ergaster) tiến hóa cách đây 2 triệu năm là loài người cổ xưa đầu tiên rời châu Phi và phân tán khắp Á-Âu.[20] H. erectus là loài người đầu tiên có thể trạng gần giống với con người. Homo sapiens phái sinh từ H. heidelbergensis hoặc H. rhodesiensis ở châu Phi vào khoảng 300.000 năm trước, hai loài người mà chính là hậu duệ của quần thể H. erectus sót lại ở châu Phi.[21] Sau đó, H. sapiens di cư khỏi quê nhà, thiên di khắp thế giới và thay thế các giống người cổ.[22][23][24] Hành vi hiện đại ở người manh nha xuất hiện vào khoảng 160.000-70.000 năm trước,[25] hoặc thậm chí sớm hơn thế.[26]

Có ít nhất hai đợt di cư "ra khỏi châu Phi": đợt đầu tiên diễn ra cách đây khoảng 130.000-100.000 năm và đợt thứ hai (phát tán về phương nam) diễn ra vào khoảng 70.000-50.000 năm trước.[27][28] H. sapiens bành trướng đến mọi lục địa và đảo lớn, đặt chân đến Á-Âu vào khoảng 60.000 năm trước,[29][30] đến được Úc vào khoảng 65.000 năm trước,[31][32] sang được châu Mỹ vào khoảng 15.000 năm trước, rồi chinh phục quần đảo Hawaii, Đảo Phục Sinh, Madagascar và New Zealand giữa những năm 300-1280 Công nguyên.[33][34]

Quá trình tiến hóa của loài người không đơn thuần chỉ tuyến tính hoặc phân tách, mà còn liên quan đến sự giao phối dị chủng giữa các loài người khác nhau.[35][36][37] Nghiên cứu gen đã chứng tỏ sự lai tạp giữa các loài rất phổ biến trong quá trình tiến hóa của loài người.[38] Bằng chứng ADN chỉ ra gen của người hiện đại không có gốc Phi đều thừa hưởng một phần gen Neanderthal. Hơn nữa, các nhà di truyền học cũng phát hiện người Neanderthal và các hominin khác, chẳng hạn như người Denisova, có lẽ đã đóng góp 6% bộ gen của họ cho bộ gen của người hiện nay.[35][39][40]

Sinh học

Bộ xương người

Hình dạng con người về căn bản rất khác nhau. Mặc dù phần lớn được quy định bởi các gene, môi trường xung quanh vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến hình dáng như chế độ ăn uống và luyện tập. Một người Việt Namchiều cao trung bình của nữ là 1,58 m và nam là 1,69 m trong khi một người Mỹ lại có chiều cao ở nữ là 1,63 m và ở nam là 1,77 m.

Con người cũng là một động vật hoàn toàn di chuyển bằng hai chân sau, vì vậy, hai chi trước (được gọi là tay) có thể tự do linh động và dùng vào những việc như cầm nắm một vật, được hỗ trợ bằng ngón tay cái. Tuy nhiên, cấu trúc bộ xương con người vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng cho việc giải phóng bằng hai tay, điều này khiến xương sống của con người cong lại thành dạng hình chữ S và tạo nên những khó khăn lúc về già. Mặc dù con người có vẻ như không có nhiều lông so với những loài linh trưởng khác nhưng con người lại có rất nhiều lông mọc ở phía trên đầu (còn gọi là tóc), dưới nách và xung quanh cơ quan sinh dục hơn cả loài tinh tinh. Điều khác biệt chính đó là lông của con người ngắn hơn và có ít màu sắc hơn, vì vậy khó thấy hơn.[41]

Một phụ nữ thuộc bộ tộc Inuit, ảnh năm 1907.

Màu tóc của con người và màu da được quyết định bởi sự hiện diện của các sắc tố có tên là melanin. Da của con người có thể có màu nâu đậm cho đến màu hồng, và tóc của con người có thể có màu vàng, màu nâu, cho đến đỏ. Một số nhà khoa học cho rằng sự thay đổi màu da sang một màu tối là một cách của con người nhằm chống lại các tia cực tímmelanin là một chất chống tia cực tím hiệu quả.[42] Màu da của con người phần lớn là do các điều kiện địa lý xác định, và có sự liên quan đến cường độ và thời gian tiếp xúc với tia cực tím. Da con người sẽ có xu hướng đen đi (rám nắng) để phản ứng với tia cực tím.[43][44]

Một người bình thường cần ngủ ít nhất là trong khoảng 7 đến 8 tiếng đối với người lớn và 9 đến 10 tiếng đối với trẻ em, và những người già chỉ ngủ khoảng 6 đến 7 tiếng một ngày. Những ảnh hưởng không tốt sẽ xảy ra nếu không ngủ đủ giấc. Ví dụ, một người lớn nếu bị giảm thời gian ngủ xuống còn 4 tiếng một ngày sẽ cho thấy những bất thường liên quan đến mặt sinh lýtâm thần, bao gồm mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu. Trong xã hội hiện đại, có xu hướng người ta ngày càng ngủ ít hơn dẫn đến một "hội chứng mất ngủ"

Di truyền

Con người là một động vật có cấu tạo tế bào đầy đủ. Mỗi tế bào người có 23 cặp nhiễm sắc thể, trong đó có 22 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính. Cũng giống như các động vật sinh sản hữu tính khác, thế hệ mới hình thành từ sự thụ tinh của tế bào sinh sản là trứng và tinh trùng, tạo ra hợp tử. Khi thụ tinh thì hợp tử được thừa kế tế bào chất và các bào quan từ tế bào trứng của mẹ, trong đó có DNA ty thể hay mtDNA. Tinh trùng chỉ góp vào DNA nhiễm sắc thể, và bỏ lại các bào quan,... bên ngoài hợp tử. Khi đó mỗi người nhận được 23 nhiễm sắc thể từ cha và 23 nhiễm sắc thể từ mẹ, tạo thành 23 cặp. Riêng cặp nhiễm sắc thể giới tính ở nam là XY và ở nữ là XX, do đó, nhiễm sắc thể Y ở nam chỉ được nhận từ cha. Sự kết hợp của cặp nhiễm sắc thể giới tính X và Y cũng khác với ở cặp nhiễm sắc thường, là có vùng không tái tổ hợp (NRY) và chỉ tồn tại ở nhiễm sắc thể Y (hay Y-DNA).

Đặc tính vùng không tái tổ hợp của nhiễm sắc thể Y chỉ truyền theo bố, được sử dụng để xác định phả hệ theo bố cho các cá thể đực. Đặc tính DNA ty thể chỉ truyền theo mẹ được sử dụng để xác định phả hệ theo mẹ cho các cá thể cái. Những nghiên cứu về Y-DNAmtDNA hiện có vai trò đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu sự tiến hóa và phát tán của các quần thể người và của loài người nói chung.

Khoa học ngày nay cho thấy con người có trung bình 20.000 - 25.000 gene và có 98,4% số gene giống với loài động vật gần con người nhất là tinh tinh.[45] Giống như những loài có vú khác, con người có hệ thống xác định giới tính XY, vì vậy, phụ nữ sẽ có nhiễm sắc thể giới tính là XX và đàn ông là XY. Nhiễm sắc thể X lớn hơn và mang nhiều gene hơn nhiễm sắc thể Y, do đó, nhiều bệnh di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể X như bệnh máu không đông, ảnh hưởng nhiều đến đàn ông hơn.

Vòng đời

Một bào thai trong tử cung người mẹ. Hình phác thảo của Leonardo da Vinci.

Có những ý kiến khác nhau về tuổi thọ trên Trái Đất. Ở những nước đã phát triển, người ta ngày càng già đi, với độ tuổi trung bình ở mức xấp xỉ 40 tuổi (cao nhất là tại Monaco với mức 45,1 tuổi), nhưng ở những nước thuộc thế giới thứ ba thì độ tuổi trung bình lại là 15-20 tuổi (thấp nhất là ở Uganda với mức 14,8 năm). Tuổi thọ trung bình của con người được ước tính là 77,2 vào năm 2001 ở Hoa Kỳ.[46] Tuổi thọ trung bình ở Singapore là 84,29 năm ở nữ và 78,96 năm đối với nam, trong khi ở Botswana, do dịch bệnh AIDS đang hoành hành tại đây cho nên tuổi thọ chỉ ở mức 30,99 năm với nam và 30,53 năm đối với nữ. Cứ năm người châu Âu thì sẽ có một người sống thọ nhưng phải 20 người châu Phi thì mới có một người sống được hơn 60 tuổi.[47]

Số người có tuổi thọ trên 100 trên thế giới được Liên Hợp Quốc ước tính là khoảng 210.000 vào năm 2002.[48]. Trên toàn thế giới, cứ 81 người đàn ông có tuổi thọ trên 60 tuổi thì có 100 phụ nữ như thế. Và trong số những người thọ nhất thì tỉ lệ đó là 53 nam: 100 nữ.

Chủng tộc

Con người thường tự phân loại họ thành những chủng tộc khác nhau, mặc dù những bằng chứng khoa học chứng minh về chủng tộc còn gây nhiều tranh cãi. Con người thường phân loại chủng tộc dựa vào tổ tiên hay đặc điểm sinh học, đặc biệt là màu da và những đặc điểm khác trên mặt, ngoài ra còn có các đặc điểm khác như ngôn ngữ, văn hóaquốc gia mà họ đang sinh sống. Sự hình thành các chủng tộc có thể dẫn đến các cách hành xử khác nhau và những sự phân biệt khác nhau đối với người từ chủng tộc khác, dẫn đến thuyết phân biệt chủng tộc. Do đó, một số xã hội đặt nặng những định kiến của mình về những xã hội khác, trong khi một số khác lại không.

Tiến hóa

Hộp sọ được tái tạo lại của người Bắc Kinh, một đại diện xa xưa đã tuyệt chủng được xem là tổ tiên gần nhất của Homo sapiens: Homo erectus.

Nghiên cứu về sự tiến hóa của loài người cũng là nghiên cứu sự phát triển của chi Homo, nhưng đôi khi nó cũng có liên quan đến những sinh vật khác thuộc họ Hominidae hay phân họ Homininae. "Con người hiện đại được giới khoa học cho vào phân loài Homo sapiens sapiens, và là một mở rộng của loài Homo sapiens. Ngoài ra, trong loài Homo sapiens còn có một phân loài khác ngày nay đã tuyệt chủng mang tên Homo sapiens idaltu (nghĩa là "người thông minh ra đời trước").[49]

Loài mang quan hệ gần nhất đối với Homo sapiens là loài tinh tinh và loài tinh tinh lùn. So sánh các sơ đồ gen cho kết quả là "sau 6,5 triệu năm tiến hóa theo những con đường khác nhau, sự khác nhau giữa tinh tinh và con người gấp 10 lần sự khác nhau giữa hai người không có quan hệ gì với nhau nhưng vẫn nhỏ hơn 10 lần so với một con chuột bạch và một con chuột thường". Tuy nhiên trên thực tế, số gen con người giống tinh tinh đến 96%.[50] Người ta cho rằng con đường tiến hóa giữa con người đã đi theo một hướng khác với tinh tinh vào khoảng 5 triệu năm trong khi đối với khỉ đột là 8 triệu năm. Tuy nhiên, một hộp sọ của loài linh trưởng Sahelanthropus tchadensis được cho là khoảng 7 triệu năm tuổi, có thể nó của một tổ tiên xa hơn của chúng ta.

Có hai lý thuyết khoa học về sự hình thành nguồn gốc con người hiện đại. Tất cả đều có liên quan đến quan hệ giữa con người và những loài linh trưởng khác. Thuyết một nguồn gốc từ châu Phi[51] cho rằng tất cả loài người hiện đại đều tiến hóa ở châu Phi và về sau, con người sinh sản nhanh lấn chiếm các loài linh trưởng khác trên tất cả mọi nơi trên thế giới. Thuyết nguồn gốc đa vùng cho rằng sự tiến hóa của loài người diễn ra riêng lẻ ở những quần thể Homo erectus tại các vùng khác nhau.

Những nhà di truyền học Lynn JordeHenry Harpending của trường đại học Utah đã cho rằng sự khác biệt DNA của hai người vẫn còn rất nhỏ so với ở loài khác, và trong suốt thế Pleistocen, số lượng con người bị giảm xuống rất nhiều, chỉ còn khoảng 10.000 cặp dẫn đến một số lượng rất nhỏ gen được di truyền. Một số nguyên nhân khác cho vấn đề này cũng đã được nêu ra, trong đó nổi bật nhất là thuyết thảm họa Toba.

Sự tiến hóa của con người được đánh dấu bằng những dấu hiệu sinh học khác nhau, bao gồm sự phát triển của hộp sọ và cả bộ não lên đến mức 1.400 cm³ về thể tích, cao hơn gấp đôi tinh tinh hay khỉ đột. Những phần của bộ não con người cũng phát triển khác so với các loài linh trưởng khác cho phép xuất hiện thêm phần ngôn ngữ. Những nhà khoa học đang tranh luận về sự quan trọng của cấu trúc bộ não trên cả kích thước bộ não. Một trong những tiến hóa lớn là số răng nanh giảm, hình thành những di chuyển bằng hai chân, sự hình thành của dây thanh và hộp âm giúp phát triển tiếng nói. Ngành nhân loại học vẫn còn nhiều tranh cãi về những tiến hóa và vai trò của chúng thực sự trên một con người hiện đại.[52][53]

Dân cư, dân số

Sơ đồ về sự phát tán của con người cổ dựa vào các bằng chứng về mtDNA. Sơ đồ vẽ với Bắc Cực ở trung tâm và các lục địa được trải ra theo hình phẳng.

Các nhà nhân chủng học hiện đại đang chấp nhận rộng rãi rằng loài Homo sapiens được hình thành ở những đồng cỏ châu Phi khoảng 200.000 đến 250.000 năm về trước, là hậu duệ của loài Homo erectus, tiếp tục mở rộng lãnh địa cư trú và rồi thống trị lục địa Á - Âu và khu vực Thái Bình Dương vào khoảng 40.000 năm về trước, cuối cùng là châu Mỹ vào 10.000 năm trước, tức là theo thuyết một nguồn gốc từ châu Phi.[54] Chúng thay thế loài Homo neanderthalensis và loài Homo floresinesis vốn cũng là những hậu duệ khác của loài Homo erectus (chúng đã phát triển khắp lục địa Á-Âu vào hơn 2 triệu năm trước) do có sức sinh sản tốt hơn và tìm kiếm thức ăn tốt hơn.

Những người thượng cổ thường kiếm sống bằng cách săn bắt-hái lượm, một lối sống rất phù hợp với những vùng đồng cỏ châu Phi. Một số nhóm người về sau bắt đầu sống lối sống du mục và thường hay bắt thú vật để nuôi lấy thịt. Về sau nữa, khi lối sống định cư phát triển thì nền nông nghiệp cũng ra đời. Những khu vực định cư chính của con người phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước, vào lối sống, vào tài nguyên thiên nhiên (như đất đai có phù hợp để gieo trồng hay không, có nhiều cỏ để chăn nuôi hay không, có nhiều thú để săn bắt hay không). Tuy nhiên, con người lại có khả năng thay đổi nơi cư trú của họ bằng các phương tiện vận chuyển khác nhau. Do đó, sự thay đổi môi trường là nhân tố chủ yếu khiến con người thay đổi nơi định cư sinh sống.

Khoa học kĩ thuật đã cho phép con người thống trị tất cả những lục địa và sinh tồn ở bất cứ thời tiết. Trong những thập niên gần đây, con người đã thám hiểm Nam Cực, dưới biển sâu và ngay cả không gian vũ trụ, mặc dù cư trú lâu dài ở những vùng như thế là chưa hoàn toàn có thể. Với dân số khoảng 7,7 tỉ người, con người là loài đông nhất trong số những loài động vật có vú. Phần lớn người (61%) sống ở châu Á, phần còn lại chia đều cho châu Mỹ (14%), châu Phi (13%) và châu Âu (12%). châu Đại Dương chiếm 0,5% (xem thêm danh sách các quốc gia theo dân sốdanh sách các quốc gia theo mật độ dân số).

Sự tồn tại của con người ở những vùng vốn có điều kiện khắc nghiệt đối với cuộc sống như Nam Cực hay ngoài không gian rất hạn chế về mặt thời gian và chỉ tồn tại ở những lĩnh vực thám hiểm, nghiên cứu khoa học, quân sự và công nghiệp. Nhất là sự sống trên không gian vũ trụ, trong quá khứ và hiện tại, chưa có quá 13 người từng sống trên không gian cùng lúc. Giữa năm 1969 và 1972, chỉ có hai người bước đi cùng lúc trên Mặt Trăng. Đến năm 2006, chưa có một thiên thể tự nhiên nào khác có bước chân của con người ngoại trừ Mặt Trăng mặc dù luôn có con người hiện diện trên trạm không gian quốc tế từ ngày 31 tháng 10 năm 2000. Từ năm 1800 đến 2000, dân số con người đã tăng lên 6 lần: từ 1 tỉ lên 6 tỉ. Vào năm 2004, khoảng 2,5 tỉ trên 6,3 tỉ người (39.7%) sống trong những vùng đô thị, và con số này sẽ tăng mạnh trong thế kỉ 21. Vấn đề mà những người trong những đô thị lớn đang gặp phải là ô nhiễm, tội ác và nghèo đói, nhất là ở trung tâm và những khu vực vùng ven.

Ăn uống

Sự cần thiết phải nạp vào cơ thể thường xuyên một lượng thức ăn và nước uống thể hiện một phần văn hóa loài người, và dẫn đến một ngành khoa học thức ăn. Khi không tìm kiếm đủ thức ăn sẽ dẫn đến tình trạng đói và không tìm kiếm đủ nước uống sẽ dẫn đến tình trạng khát. Cả đói và khát đều có thể dẫn đến cái chết nếu không được giải quyết kịp thời. Bình thường, một người có thể sống được từ 2 đến 8 tuần không cần thức ăn, chỉ dựa vào lượng mỡ dự trữ trong cơ thể, nhưng chỉ tối đa 3 đến 4 ngày không có nước. Trong xã hội hiện đại, hiện tượng béo phì đang tăng nhanh trong dân số đến mức có thể gọi đó là một dịch bệnh, gây những vấn đề lớn đến sức khỏe của con người và gây giảm tuổi thọ ở những nước phát triển và ngay cả ở những nước đang phát triển. Trung tâm điều khiển dịch bệnh quốc gia Hoa Kỳ cho thấy 32% người lớn trên 20 tuổi là béo phì, trong số 66.5% người thừa cân. Béo phì được tin là do một số nguyên nhân khác nhau gây ra mà một trong số đó là ăn quá nhiều.

Người là một loài ăn thịt và ăn rau, nghĩa là một loài có thể ăn cả động vật và cả thực vật. Loài người cổ Homo sapiens săn bắt - hái lượm và đó là cách chính để tìm kiếm thức ăn, kết hợp giữa việc hái những loài thực vật mọc quanh, nấm, trái cây và lao vào cuộc chơi đi săn hay bị săn. Một số người hiện đại chọn con đường ăn chay vì những lý do khác nhau. Họ từ chối ăn thịt vì những lý do tôn giáo, bảo vệ môi trường, đạo đức, và sức khỏe. Người ta tin rằng loài người đã biết dùng lửa để chuẩn bị thức ăn và bắt đầu ăn thức ăn chín từ khi họ hoàn toàn tách ra khỏi loài Homo erectus hay có thể sớm hơn.

Khoảng 10.000 năm trước, con người bắt đầu phát triển nông nghiệp, bắt đầu thay đổi gần như hoàn toàn những gì con người đã ăn trước đây. Điều này dẫn đến việc gia tăng dân số, sự hình thành những thành phố lớn và cùng với sự gia tăng mật độ dân số cũng là sự gia tăng các bệnh truyền nhiễm. Các loại thức ăn được chế biến và dùng như thế nào cũng rất khác nhau tùy theo thời gian, vị trí và nền văn hóa. Từ thế kỉ 18 đến thế kỉ 20 đã tạo ra những phát minh rất lớn về chế biến, bảo quản, lưu trữ và vận chuyển thức ăn. Ngày nay, hầu hết bất cứ nơi nào trên thế giới người ta không chỉ có thể thưởng thức những món ăn truyền thống của nước họ mà còn từ nhiều nước khác nhau.

Não bộ

Não người.

Não người là trung tâm của những phản xạ của con người, điều khiển hầu hết những hoạt động của con người. Bộ não điều khiển những phản xạ không điều kiện như điều khiển nhịp tim, tiêu hóa thức ăn,... và cả những phản xạ có điều kiện có ý thức như suy nghĩ, suy luận, lý luận, trừu tượng.[55] Bộ não con người được cho là trung tâm của những hành động có ý thức bậc cao và "thông minh" hơn những loài khác. Trong khi ở những loài động vật khác thì việc sử dụng công cụ gần như là một bản năng, hay cũng chỉ là một sự bắt chước thì kĩ thuật ở con người thì hoàn toàn phức tạp hơn, luôn bao gồm những cải tiến. Ngay cả những công cụ trong xã hội cổ của loài người cũng vô cùng hiện đại hơn bất cứ những công cụ do các loài động vật khác sử dụng.[56]

Khả năng suy luận trừu tượng của loài người có thể là duy nhất trong giới động vật. Loài người là một trong số 6 loài vượt qua bài kiểm tra gương ( nhận ra bản thân ở trong gương ); trong khi 5 loài còn lại là tinh tinh, tinh tinh lùn, khỉ không đuôi, cá heobồ câu. Tuy nhiên, những người dưới 2 tuổi hầu hết đều không vượt qua bài kiểm tra gương như trên.[57]. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng đây là cách phân loại riêng của loài người nhằm thể hiện rằng con người có ý thức về bản thân, trên thực tế nó kiểm tra trí nhớ và thị giác mà thôi. Các loài khác nhau đều có cách này hoặc cách khác để giao tiếp với nhau, và có thể có ý thức ở mức độ nào đó mà loài người vẫn chưa hiểu hết được. Cuộc tranh luận về ý thức của loài người là duy nhất hay không đến nay vẫn còn chưa xác định bằng chứng rõ rệt. Một số nhà sinh học cho rằng loài người chỉ là một trong số hàng triệu phiên bản nhánh tiến hóa trong chủng loài trên Trái Đất và vẫn có thể có khiếm khuyết buộc phải tiến hóa thích nghi, hoặc bị tuyệt chủng như bất kỳ loài vật nào trên thế giới. Rằng lịch sử con người trải qua chỉ chừng 5 -10 triệu năm trong khi có những chủng loài khác đã tồn tại qua những đoạn thăng trầm nhất của lịch sử Trái Đất như loài gián, loài cá mập,... từ rất lâu trước khi con người tồn tại. Vì vậy còn quá sớm để nghĩ rằng ý thức của loài người là tiến bộ nhất, nói như tiến hóa "tồn tại, thích nghi được mới là kẻ mạnh. Phát triển vượt bậc, nhưng không thích nghi thay đổi sẽ bị tự tiêu diệt".

Bộ não con người cảm nhận thế giới qua các giác quan, và mỗi người bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những kinh nghiệm của họ, dẫn đến nhận thức sự hiện hữu của bản thân và thời gian. Một số nhà khoa học thậm chí còn cho rằng con người không hề có ý nghĩ, mà nó chỉ là kết quả của một số quá trình cảm nhận từ bên trong hay từ bên ngoài, giống như những phần mềm đang chạy song song trên máy tính.[58] Con người đã nghiên cứu rất nhiều về ảnh hưởng của trí tuệ và bộ não, bằng chứng là sự ra đời những môn học như thần kinh học để nghiên cứu những vấn đề về hệ thần kinh, tâm lý học để nghiên cứu những khía cạnh biểu hiện về hình thức bên ngoài, và đôi khi có thể kể thêm môn thần kinh học, một môn học tìm cách chữa những chứng bệnh có liên quan đến những hành vi cư xử bất thường. Môn tâm lý học không quan tâm chú trọng nhiều đến cấu trúc bộ não mà chỉ chú ý nhiều đến quá trình xử lý thông tin của bộ não. Trong thời đại ngày nay, nhờ vào những cuộc tìm kiếm không ngừng nghỉ về cấu trúc bộ não con người đã giúp cho con người phát triển những ngành khoa học đầy triển vọng khác như trí thông minh nhân tạo,...

Quá trình suy nghĩ của con người là trung tâm của ngành tâm lý học và những ngành khác có liên quan. Ngành tâm lý học nhận thức nghiên cứu về sự nhận thức của con người, quá trình mà con người suy nghĩ để dẫn đến một hành vi nào đó. Những khía cạnh khác như cảm giác, khả năng học hỏi, giải quyết vấn đề, trí nhớ, sự tập trung, ngôn ngữ và cả cảm xúc cũng được nghiên cứu rất kĩ càng. Những tiến bộ trong ngành tâm lý học nhận thức được áp dụng rất rộng rãi trong những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Với mục tiêu chính là nghiên cứu sự hình thành tâm lý của con người trong cả cuộc đời, ngành tâm lý học phát triển tìm hiểu cách mà con người hiểu được và phản ứng lại với thế giới xung quanh và sự thay đổi khả năng đó theo thời gian. Ngành này cũng tập trung nhiều đến vấn đề trí thông minh, tính xã hội, sự đạo đức, nhân đạo của một người. Ngành tâm lý học xã hội tìm cách liên kết xã hội học với tâm lý học bằng cách cùng nhau chia sẻ những sự tương đồng và nguồn gốc của những hành vi của con người trong xã hội và cũng nhấn mạnh về vấn đề giao tiếp của con người. Ngoài ra còn có môn tâm lý học tiến hóa để nghiên cứu về hành vi của tất cả con người và loài vật

Tham khảo

  1. ^ Spamer EE (29 tháng 1 năm 1999). “Know Thyself: Responsible Science and the Lectotype of Homo sapiens Linnaeus, 1758”. Proceedings of the Academy of Natural Sciences. 149 (1): 109–14. JSTOR 4065043.
  2. ^ Porkorny (1959) s.v. "g'hðem" tr. 414–16; "Homo." Dictionary.com Unabridged (v 1.1). Random House, Inc. 23 September 2008. “Homo”. Dictionary.com. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2008.
  3. ^ a b Barras C. “We don't know which species should be classed as 'human'. www.bbc.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2021.
  4. ^ “Definition of HUMAN”. www.merriam-webster.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2021.
  5. ^ Spamer EE (1999). “Know Thyself: Responsible Science and the Lectotype of Homo sapiens Linnaeus, 1758”. Proceedings of the Academy of Natural Sciences of Philadelphia. 149: 109–114. ISSN 0097-3157. JSTOR 4065043.
  6. ^ Shorto, Harry (2006). Sidwell, Paul (biên tập). A Mon-Khmer Comparative Dictionary. Pacific Linguistics, Research School of Pacific and Asian Studies, Đại học Quốc gia Úc.
  7. ^ OED, s.v. "human."
  8. ^ “Man”. Merriam-Webster Dictionary. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2017. Definition 2: a man belonging to a particular category (as by birth, residence, membership, or occupation) —usually used in combination
  9. ^ Tuttle RH (4 tháng 10 năm 2018). “Hominoidea: conceptual history”. Trong Trevathan W, Cartmill M, Dufour D, Larsen C (biên tập). International Encyclopedia of Biological Anthropology (bằng tiếng Anh). Hoboken, New Jersey, United States: John Wiley & Sons, Inc. tr. 1–2. doi:10.1002/9781118584538.ieba0246. ISBN 978-1-118-58442-2. S2CID 240125199. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2021.
  10. ^ Tattersall I, Schwartz J (2009). “Evolution of the Genus Homo”. Annual Review of Earth and Planetary Sciences. 37 (1): 67–92. Bibcode:2009AREPS..37...67T. doi:10.1146/annurev.earth.031208.100202.
  11. ^ Goodman M, Tagle DA, Fitch DH, Bailey W, Czelusniak J, Koop BF, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 1990). “Primate evolution at the DNA level and a classification of hominoids”. Journal of Molecular Evolution. 30 (3): 260–6. Bibcode:1990JMolE..30..260G. doi:10.1007/BF02099995. PMID 2109087. S2CID 2112935.
  12. ^ Ruvolo M (tháng 3 năm 1997). “Molecular phylogeny of the hominoids: inferences from multiple independent DNA sequence data sets”. Molecular Biology and Evolution. 14 (3): 248–65. doi:10.1093/oxfordjournals.molbev.a025761. PMID 9066793.
  13. ^ Brahic C (2012). “Our True Dawn”. New Scientist. 216 (2892): 34–37. Bibcode:2012NewSc.216...34B. doi:10.1016/S0262-4079(12)63018-8.
  14. ^ MacAndrew A. “Human Chromosome 2 is a fusion of two ancestral chromosomes”. Evolution pages. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2006.
  15. ^ McNulty, Kieran P. (2016). “Hominin Taxonomy and Phylogeny: What's In A Name?”. Nature Education Knowledge (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2022.
  16. ^ Strait DS (tháng 9 năm 2010). “The Evolutionary History of the Australopiths”. Evolution: Education and Outreach (bằng tiếng Anh). 3 (3): 341–352. doi:10.1007/s12052-010-0249-6. ISSN 1936-6434. S2CID 31979188.
  17. ^ Dunsworth HM (tháng 9 năm 2010). “Origin of the Genus Homo”. Evolution: Education and Outreach (bằng tiếng Anh). 3 (3): 353–366. doi:10.1007/s12052-010-0247-8. ISSN 1936-6434. S2CID 43116946.
  18. ^ Kimbel WH, Villmoare B (tháng 7 năm 2016). “From Australopithecus to Homo: the transition that wasn't”. Philosophical Transactions of the Royal Society of London. Series B, Biological Sciences. 371 (1698): 20150248. doi:10.1098/rstb.2015.0248. PMC 4920303. PMID 27298460. S2CID 20267830.
  19. ^ a b Villmoare B, Kimbel WH, Seyoum C, Campisano CJ, DiMaggio EN, Rowan J, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2015). “Paleoanthropology. Early Homo at 2.8 Ma from Ledi-Geraru, Afar, Ethiopia”. Science. 347 (6228): 1352–1355. Bibcode:2015Sci...347.1352V. doi:10.1126/science.aaa1343. PMID 25739410.
  20. ^ Zhu Z, Dennell R, Huang W, Wu Y, Qiu S, Yang S, và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2018). “Hominin occupation of the Chinese Loess Plateau since about 2.1 million years ago”. Nature. 559 (7715): 608–612. Bibcode:2018Natur.559..608Z. doi:10.1038/s41586-018-0299-4. PMID 29995848. S2CID 49670311.
  21. ^ Hublin JJ, Ben-Ncer A, Bailey SE, Freidline SE, Neubauer S, Skinner MM, và đồng nghiệp (tháng 6 năm 2017). “New fossils from Jebel Irhoud, Morocco and the pan-African origin of Homo sapiens” (PDF). Nature. 546 (7657): 289–292. Bibcode:2017Natur.546..289H. doi:10.1038/nature22336. PMID 28593953.
  22. ^ “Out of Africa Revisited”. Science (This Week in Science). 308 (5724): 921. 13 tháng 5 năm 2005. doi:10.1126/science.308.5724.921g. ISSN 0036-8075. S2CID 220100436.
  23. ^ Stringer C (tháng 6 năm 2003). “Human evolution: Out of Ethiopia”. Nature. 423 (6941): 692–3, 695. Bibcode:2003Natur.423..692S. doi:10.1038/423692a. PMID 12802315. S2CID 26693109.
  24. ^ Johanson D (tháng 5 năm 2001). “Origins of Modern Humans: Multiregional or Out of Africa?”. actionbioscience. Washington, DC: American Institute of Biological Sciences. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2009.
  25. ^ Marean, Curtis; và đồng nghiệp (2007). “Early human use of marine resources and pigment in South Africa during the Middle Pleistocene”. Nature. 449 (7164): 905–908. Bibcode:2007Natur.449..905M. doi:10.1038/nature06204. PMID 17943129. S2CID 4387442.
  26. ^ Brooks AS, Yellen JE, Potts R, Behrensmeyer AK, Deino AL, Leslie DE, Ambrose SH, Ferguson JR, d'Errico F, Zipkin AM, Whittaker S, Post J, Veatch EG, Foecke K, Clark JB (2018). “Long-distance stone transport and pigment use in the earliest Middle Stone Age”. Science. 360 (6384): 90–94. Bibcode:2018Sci...360...90B. doi:10.1126/science.aao2646. PMID 29545508.
  27. ^ Posth C, Renaud G, Mittnik A, Drucker DG, Rougier H, Cupillard C, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2016). “Pleistocene Mitochondrial Genomes Suggest a Single Major Dispersal of Non-Africans and a Late Glacial Population Turnover in Europe”. Current Biology. 26 (6): 827–33. doi:10.1016/j.cub.2016.01.037. hdl:2440/114930. PMID 26853362. S2CID 140098861.
  28. ^ Karmin M, Saag L, Vicente M, Wilson Sayres MA, Järve M, Talas UG, và đồng nghiệp (tháng 4 năm 2015). “A recent bottleneck of Y chromosome diversity coincides with a global change in culture”. Genome Research. 25 (4): 459–66. doi:10.1101/gr.186684.114. PMC 4381518. PMID 25770088.
  29. ^ Armitage SJ, Jasim SA, Marks AE, Parker AG, Usik VI, Uerpmann HP (tháng 1 năm 2011). “The southern route "out of Africa": evidence for an early expansion of modern humans into Arabia”. Science. 331 (6016): 453–6. Bibcode:2011Sci...331..453A. doi:10.1126/science.1199113. PMID 21273486. S2CID 20296624. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2011.
  30. ^ Rincon P (27 tháng 1 năm 2011). “Humans 'left Africa much earlier'. BBC News. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2012.
  31. ^ Armitage SJ, Jasim SA, Marks AE, Parker AG, Usik VI, Uerpmann HP (tháng 1 năm 2011). “The southern route "out of Africa": evidence for an early expansion of modern humans into Arabia”. Science. 331 (6016): 453–6. Bibcode:2011Sci...331..453A. doi:10.1126/science.1199113. PMID 21273486. S2CID 20296624. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2011.
  32. ^ Rincon P (27 tháng 1 năm 2011). “Humans 'left Africa much earlier'. BBC News. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2012.
  33. ^ Lowe DJ (2008). “Polynesian settlement of New Zealand and the impacts of volcanism on early Maori society: an update” (PDF). University of Waikato. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2010.
  34. ^ Appenzeller T (tháng 5 năm 2012). “Human migrations: Eastern odyssey”. Nature. 485 (7396): 24–6. Bibcode:2012Natur.485...24A. doi:10.1038/485024a. PMID 22552074.
  35. ^ a b Reich D, Green RE, Kircher M, Krause J, Patterson N, Durand EY, và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2010). “Genetic history of an archaic hominin group from Denisova Cave in Siberia”. Nature. 468 (7327): 1053–60. Bibcode:2010Natur.468.1053R. doi:10.1038/nature09710. hdl:10230/25596. PMC 4306417. PMID 21179161.
  36. ^ Hammer MF (tháng 5 năm 2013). “Human Hybrids” (PDF). Scientific American. 308 (5): 66–71. Bibcode:2013SciAm.308e..66H. doi:10.1038/scientificamerican0513-66. PMID 23627222. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2018.
  37. ^ Yong E (tháng 7 năm 2011). “Mosaic humans, the hybrid species”. New Scientist. 211 (2823): 34–38. Bibcode:2011NewSc.211...34Y. doi:10.1016/S0262-4079(11)61839-3.
  38. ^ Ackermann RR, Mackay A, Arnold ML (tháng 10 năm 2015). “The Hybrid Origin of "Modern" Humans”. Evolutionary Biology. 43 (1): 1–11. doi:10.1007/s11692-015-9348-1. S2CID 14329491.
  39. ^ Noonan JP (tháng 5 năm 2010). “Neanderthal genomics and the evolution of modern humans”. Genome Research. 20 (5): 547–53. doi:10.1101/gr.076000.108. PMC 2860157. PMID 20439435.
  40. ^ Abi-Rached L, Jobin MJ, Kulkarni S, McWhinnie A, Dalva K, Gragert L, và đồng nghiệp (tháng 10 năm 2011). “The shaping of modern human immune systems by multiregional admixture with archaic humans”. Science. 334 (6052): 89–94. Bibcode:2011Sci...334...89A. doi:10.1126/science.1209202. PMC 3677943. PMID 21868630.
  41. ^ Lý do con người không có lông của Nicholas Wade, trên tờ New York Times, ngày 19 tháng 8 năm 2003.
  42. ^ Jablonski, N.G. & Chaplin, G. (2000). Sự tiến hóa về màu da của con người Lưu trữ 2012-01-14 tại Wayback Machine (pdf).
  43. ^ Harding, Rosalind M., Eugene Healy, Amanda J. Ray, Nichola S. Ellis, Niamh Flanagan, Carol Todd, Craig Dixon, Antti Sajantila, Ian J. Jackson, Mark A. Birch-Machin, và Jonathan L. Rees (2000). Evidence for variable selective pressures at MC1R (Bằng chứng về sự thay đổi áp lực trên gene MC1R). Tạp chí "Human Genetics" của Hoa Kỳ số 66: 1351–1361.
  44. ^ Robin, Ashley (1991). Biological Perspectives on Human Pigmentation (Những viễn cảnh sinh học về màu da con người). Nhà xuất bản Cambridge.
  45. ^ Britten RJ (2002). “Divergence between samples of chimpanzee and human DNA sequences is 5%, counting indels (Sự khác nhau giữa DNA của người và tinh tinh là 5%)”. Proc Natl Acad Sci U S A. 99 (21): 13633–5. PMID 12368483.
  46. ^ Tuổi thọ dự đoán ở Hoa Kì, Trung tâm quốc gia số liệu sức khỏe, điều khiển và phòng chống bệnh tật.
  47. ^ Sách tra cứu thông tin về thế giới Lưu trữ 2004-12-14 tại Wayback Machine, CIA, Hoa Kỳ
  48. ^ Số liệu về tuổi của Liên Hợp Quốc, Nhà xuất bản Liên Hợp Quốc, 28 tháng 2 năm 2002
  49. ^ Những bằng chứng về sự tiến hóa của con người trên mô hình 3 chiều, Philip L. Walker và Edward H. Hagen, Dept of Anthropology, Đại học Santa Barbara, California.
  50. ^ ADN của người và tinh tinh giống nhau đến 96%, Clive Cookson, Thời báo Kinh Tế, 13 tháng 8 năm 2005.
  51. ^ Eswaran, Vinayak, Harpending, Henry & Rogers, Alan R. Gen cho thấy rằng nguồn gốc của con người là ở châu Phi, Tạp chí Human Evolution.
  52. ^ Boyd, Robert & Silk, Joan B. (2003). How Humans Evolved (Con người tiến hóa như thế nào). New York: Norton & Company. ISBN 0-393-97854-0.
  53. ^ Dobzhansky, Theodosius (1963). Nhân loại học và khoa học tự nhiên: vấn đề tiến hóa của con người, Tạp chí Nhân loại học hiện đại 4 (2): 138-148.
  54. ^ Templeton, Alan (2002). "Rời khỏi châu Phi một lân nữa" Tạp chí Nature 416: 45 - 51.
  55. ^ Hình ảnh 3 chiều về bộ não, Cuộc sống bí mật của bộ não, Public Broadcasting Service.
  56. ^ Carl Sagan (1978). Con rồng xứ Eden. ISBN 0-345-34629-7.
  57. ^ Sự nhận thức và dấu hiệu của vũ trụ, do Dr. Jack Palmer.
  58. ^ Dennett, Daniel (1991). Giải thích về sự nhận thức . Little Brown & Co, 1991, ISBN 0-316-18065-3.

Liên kết ngoài