Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dưa bở”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: AlphamaEditor, thêm thể loại, Excuted time: 00:00:11.5001611
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
{{Taxobox
{{Taxobox
| name = Dưa bở
| name = Dưa bở
| image = Jrballe AJIURI melon.JPG
| image = [[Tập tin:Cantaloupes.jpg|300px]]
| regnum = [[Thực vật|Plantae]]
| regnum = [[Thực vật|Plantae]]
| unranked_divisio = [[Thực vật có hoa|Angiospermae]]
| unranked_divisio = [[Thực vật có hoa|Angiospermae]]
Dòng 42: Dòng 42:
Tập tin:Melon plant.jpg
Tập tin:Melon plant.jpg
Tập tin:Muskmelon.jpg
Tập tin:Muskmelon.jpg
Tập tin:Cantaloupes.jpg
</gallery>
</gallery>



Phiên bản lúc 14:20, ngày 1 tháng 11 năm 2015

Dưa bở
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Cucurbitales
Họ (familia)Cucurbitaceae
Chi (genus)Cucumis
Loài (species)C. melo
Danh pháp hai phần
Cucumis melo
L.[1]

Dưa bở hay còn gọi là dưa nứt, dưa hồng, (danh pháp hai phần: Cucumis melo) là một loại dưa thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae) là loài cây có thân mọc bò, ra quả. Dưa bở cũng là loại cây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, có nhiều tác dụng trong việc giải khát, trị hiệu quả một số chứng bệnh theo quan điểm của Y học dân gian. Dưa bở được trồng tương đối phổ biến ở Việt Nam và được dùng làm nguyên liệu cho một số bài thuốc hoặc thức uống giải khát.

Đặc điểm sinh học

Dưa bở là cây có thân mọc bò, phủ lông ngắn, tua cuốn đơn. Lá dưa lớn, hình tim ở gốc, gần hình tròn hoặc hình thận, có 3 góc hay 3-7 thuỳ thường nhỏ, tròn, tù, có răng, hai mặt lá có lông mềm, trên mặt dưới cũng có lông, cuống lá có lông ngắn cứng. Hoa của dưa có màu vàng, hoa đực xếp thành bó, hoa cái mọc riêng lẻ. Quả đa dạng, hình dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo từng thứ, phần nhiều có vỏ vàng sọc xanh, nhẵn bóng hoặc có lông tơ mềm, thịt dưa màu vàng ngà, gồm chất bột mịn, bở, mềm, mùi thơm, ruột quả có nước dịch màu vàng, vị ngọt mát, màng hạt màu trắng.[2]

Thịt quả dưa bở vị ngọt, tính hàn, có công năng thanh nhiệt, giải phiền khát, lợi tiểu. Đây là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức. Cuống dưa bở tính hàn, vị đắng, có độc, có công năng gây nôn, tống các thứ tồn tích trong dạ dày ra, lợi thủy.[3] Dây cây dưa bở đem phơi khô trong bóng mát có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, dùng để chữa chứng bế kinh ở phụ nữ. Nói chung, tất cả các bộ phận của cây dưa bở như dây, lá, cuống, thịt quả và hạt đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh[4]. Bộ phận hay được sử dụng nhất là cuống và hạt dưa[4].

Công dụng

Dưa bở là một trong những loại quả vừa cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, vừa có tác dụng giải khát, thanh nhiệt và trị được nhiều bệnh. Có thể nói không chỉ là loại quả giải khát trong mùa nóng, mà tất cả các bộ phận của cây dưa bở như dây, lá, cuống, hạt… đều có thể dùng làm thuốc. Đặc biệt là bộ phận cuống dưa, thường dùng để gây nôn, giải độc thức ăn[5].

Đặc tính chữa bệnh

Theo Đông y thì dưa bở có vị ngọt, tính lạnh, tác dụng giải khát, giải nhiệt và thông khí, trừ phiền, thông khí, lợi tiểu, trong những ngày hè nóng bức ăn dưa bở có thể phòng ngừa được cảm nắng, chống say nắng, trị táo bón và mất ngủ rất tốt. Tuy nhiên, nếu bị bệnh đường ruột và đái đường thì cần lưu ý không sử dụng[6].

Hạt dưa có vị ngọt, tính mát, tác dụng điều hòa trong bụng, thanh phế, nhuận tràng, trị được các chứng kết tụ sinh máu mủ ở tràng vị, chữa ho khan hay đại tiện táo bón... Hoa dưa bở chữa nấc, đau tim... còn lá tác dụng trị mất kinh ở phụ nữ. Cuống dưa bở có vị đắng, tính lạnh, có độc, tác dụng gây nôn và thông đại tiểu tiện, giải độc, chữa sốt phát cuồng, sốt rét cơn...[7][8]

Cũng theo y học cổ truyền, cuống dưa vị đắng, tính lạnh, có độc, thường dùng để gây nôn, thông đại tiện. Thịt quả vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng trừ phiền nhiệt, lợi tiểu tiện, phòng trúng nắng trong mùa hè. Hạt dưa bở vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị các chứng kết tụ sinh máu mủ ở tràng vị. Ngoài loại dưa bở mà ta thường ăn, gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều loại nhập ngoại, loại vỏ dày và vỏ mỏng. Tất cả các loại dưa này đều có thể dùng làm thuốc.[4]

Cách sử dụng

Để chữa chứng nhiệt, phiền khát, tiểu tiện rít, không thông thoát, đại tiện táo bón, có thể lấy quả dưa bở 250 g, bỏ vỏ, ăn cả hạt. Thuốc có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân, lợi niệu. Trung y ngay từ thời Nhà Hán đã biết dùng cuống quả dưa bở để thúc nôn phong đàm và thức ăn không tiêu trong dạ dày ra. Y học hiện đại cũng khẳng định rằng, trong cuống quả dưa bở có chất melotoxin, loại thuốc đặc hiệu quan trọng thúc nôn, hạ thủy, làm tiêu tan hoàng đản.[3] Người bị chứng rụng tóc, hói đầu có thể áp dụng một bài thuốc đơn giản từ lá dưa bở: Lấy lá này đem giã nát, vắt lấy nước, bôi lên chỗ đầu hói. Vài ngày sau tóc sẽ mọc lên. Bài thuốc này còn có tác dụng chữa ngứa đầu.

Hình ảnh

  1. ^ The Plant List (2010). Cucumis melo. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2013.
  2. ^ “Y hoc co truyen Tue Tinh”.
  3. ^ a b “Dưa bở làm thuốc - VnExpress Đời sống”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ a b c www.ykhoanet.com
  5. ^ H.Sam (ngày 31 tháng 3 năm 2006). “Giải độc thức ăn bằng dưa bở”. Báo điện tử Dân trí. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2014.
  6. ^ Phạm Thanh (ngày 11 tháng 5 năm 2006). “Bài thuốc từ dưa bở”. Báo điện tử Dân trí. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2014.
  7. ^ “Dưa bở chữa mất ngủ”. Báo điện tử Dân Trí. 25 tháng 6 năm 2008. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  8. ^ “Dưa bở chữa mất ngủ”. Báo Sức khỏe & Đời sống. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.

Liên kết ngoài