Bước tới nội dung

Bujumbura

Bujumbura
Trung tâm Bujumbura, cạnh bên hồ Tanganyika
Trung tâm Bujumbura, cạnh bên hồ Tanganyika
Bujumbura trên bản đồ Burundi
Bujumbura
Bujumbura
Tọa độ: 3°23′N 29°22′Đ / 3,383°N 29,367°Đ / -3.383; 29.367
Country Burundi
ProvinceTỉnh Bujumbura Mairie
Founded1871
Diện tích
 • Thành phố86,52 km2 (3,341 mi2)
Độ cao774 m (2,539 ft)
Dân số (thống kê 2008)
 • Thành phố497.166
 • Mật độ2.720,6/km2 (70,460/mi2)
 • Vùng đô thị800,000
Múi giờCAT (UTC+2)
 • Mùa hè (DST)không (UTC+2)
Thành phố kết nghĩaHợp Phì sửa dữ liệu
Trang webOfficial site

Bujumbura, tên trước đây là Usumbura, là thành phố lớn nhất và cựu thủ đô của Burundi và tỉnh lỵ của tỉnh Bujumbura Mairie, nằm góc đông bắc của hồ Tanganyika. Bujumbura là một trung tâm thương mại và giao thông với tuyến phà nối với Kigoma, Tanzania. Thành phố này có Sân bay quốc tế Bujumbura nằm cách 11 km về phía tây bắc. Bujumbura nằm trong khu vực trồng bông vải, với các ngành kinh tế chính gồm: chế biến bông vải, chế biến cá, cà phê, bia, dược phẩm. Đại học Burundi tọa lạc tại thành phố được thành lập năm 1960.

Những nhà thám hiểm David LivingstoneHenry Morton Stanley đã viếng thăm Usumbura năm 1871. Khu vực định cư này sau đó đã trở thành một trại lính quan trọng ở Đông Phi thuộc Đức. Năm 1923, Usumbura trở thành thủ đô của xứ Ruanda-Urundi thuộc Bỉ. Tên thành phố đã được đổi thành Bujumbura khi nó trở thành thủ đô của Burundi độc lập năm 1962.[1] Các xung đột sắc tộc giữa người Tutsi và Hutu ở Bujumbura đã nổ ra năm 1962, 1972, 1988, và 1991. Sau khi tổng thống Burundi Melchior Ndadaye bị ám sát năm 1993 trong một cuộc đảo chính, xung đột Hutu-Tutsi lại leo thang. Hàng ngàn người Hutu đã bỏ thủ đô này ra đi vì đây là khu vực chủ yếu là dân Tutsi. Bạo động tiếp diễn đến năm 1996.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Bujumbura nằm trên bờ phía đông bắc của Tanganyika, hồ nước sâu thứ hai trên thế giới. Các con sông chảy qua thành phố bao gồm Ruzizi, Muha và Ntahangwa.

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Kiểu khí hậu chính ở Bujumbura là xavan (Aw),[2] tiếp giáp với khí hậu bán khô hạn nóng (BSh).

Dữ liệu khí hậu của Bujumbura
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 34.6
(94.3)
35.0
(95.0)
34.0
(93.2)
35.0
(95.0)
32.0
(89.6)
32.0
(89.6)
33.0
(91.4)
33.0
(91.4)
33.8
(92.8)
34.3
(93.7)
33.8
(92.8)
34.8
(94.6)
35.0
(95.0)
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 29.1
(84.4)
29.7
(85.5)
29.3
(84.7)
29.2
(84.6)
29.9
(85.8)
29.9
(85.8)
29.2
(84.6)
30.0
(86.0)
30.9
(87.6)
30.1
(86.2)
29.1
(84.4)
28.9
(84.0)
29.6
(85.3)
Trung bình ngày °C (°F) 23.8
(74.8)
23.8
(74.8)
23.7
(74.7)
23.9
(75.0)
23.9
(75.0)
23.3
(73.9)
22.9
(73.2)
24.0
(75.2)
24.7
(76.5)
24.6
(76.3)
23.4
(74.1)
23.6
(74.5)
23.8
(74.8)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) 19.2
(66.6)
19.3
(66.7)
19.3
(66.7)
19.6
(67.3)
19.1
(66.4)
17.6
(63.7)
17.2
(63.0)
17.4
(63.3)
18.6
(65.5)
19.1
(66.4)
19.1
(66.4)
19.1
(66.4)
18.7
(65.7)
Thấp kỉ lục °C (°F) 14.0
(57.2)
15.4
(59.7)
14.7
(58.5)
15.1
(59.2)
16.2
(61.2)
13.9
(57.0)
11.8
(53.2)
13.0
(55.4)
14.3
(57.7)
14.0
(57.2)
15.9
(60.6)
15.0
(59.0)
11.8
(53.2)
Lượng mưa trung bình mm (inches) 100.3
(3.95)
85.7
(3.37)
117.5
(4.63)
111.9
(4.41)
56.6
(2.23)
8.9
(0.35)
2.7
(0.11)
13.4
(0.53)
33.0
(1.30)
59.0
(2.32)
97.1
(3.82)
99.6
(3.92)
785.7
(30.93)
Số ngày mưa trung bình (≥ 0.1 mm) 16 19 18 18 10 2 1 2 8 15 19 19 147
Độ ẩm tương đối trung bình (%) 77 75 78 79 76 67 63 60 62 68 76 77 72
Số giờ nắng trung bình tháng 167.4 158.2 176.7 165.0 210.8 255.0 272.8 251.1 213.0 189.1 150.0 164.3 2.373,4
Số giờ nắng trung bình ngày 5.4 5.6 5.7 5.5 6.8 8.5 8.8 8.1 7.1 6.1 5.0 5.3 6.5
Nguồn 1: Tổ chức Khí tượng Thế giới[3]
Nguồn 2: Deutscher Wetterdienst[4]

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]
Bến xe buýt ở Bujumbura

Sân bay quốc tế Bujumbura nằm ở ngoại ô thành phố và được mở cửa từ năm 1952. Các phương tiện giao thông công cộng ở Bujumbura chủ yếu bao gồm taxi và xe buýt nhỏ, thường được sơn hai màu xanh và trắng.

Nơi thờ phụng

[sửa | sửa mã nguồn]
Một khách sạn lớn ở vị trí đắc địa tại Bujumbura, với sự hiện diện của nhà hàng Trung Quốc

Trong số các địa điểm thờ cúng, có nhiều nhà thờ Thiên chúa giáo: Tổng giáo phận Công giáo La Mã Bujumbura, Giáo hội Anh giáo Burundi, Liên minh các nhà thờ Báp-tít ở Burundi, Hội chúng của Đức Chúa Trời.[5] Ngoài ra còn có các thánh đường Hồi giáo.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Roman Adrian Cybriwsky, Capital Cities around the World: An Encyclopedia of Geography, History, and Culture, ABC-CLIO, USA, 2013, p. 72
  2. ^ “Bujumbura - Climate graph, Temperature graph, Climate table”. Climate-Data.org. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2014.
  3. ^ “World Weather Information Service - Bujumbura”. World Meteorological Organization. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2016.
  4. ^ “Klimatafel von Bujumbura (Usambara) / Burundi” (PDF). Baseline climate means (1961-1990) from stations all over the world (bằng tiếng Đức). Deutscher Wetterdienst. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2018.
  5. ^ J. Gordon Melton, Martin Baumann, ‘‘Religions of the World: A Comprehensive Encyclopedia of Beliefs and Practices’’, ABC-CLIO, USA, 2010, p.456

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Bujumbura tại Wikimedia Commons