Bước tới nội dung

Dinar Serbia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dinar Serbia
Tờ 2,000 dinarXu 20 dinar
Mã ISO 4217RSD
Ngân hàng trung ươngNgân hàng Quốc gia Serbia
 Websitewww.nbs.rs
Sử dụng tại Serbia[1][2][3]
Lạm phát8.0% (2023)
 NguồnNBS
Đơn vị nhỏ hơn
1100пара / para (hiện không dùng)
Ký hiệuDIN / дин
Số nhiềuдинари / dinari
Tiền kim loại
 Thường dùng1, 2, 5
 Ít dùng10, 20
Tiền giấy
 Thường dùng10, 20, 50, 100, 200, 500, 1,000, 2,000[4]
 Ít dùng5,000
Nơi in tiềnViện Sản xuất tiền giấy và tiền xu - Topčider
 Websitezin.rs?lang=en
Nơi đúc tiềnViện Sản xuất tiền giấy và tiền xu - Topčider
 Websitezin.rs?lang=en

Dinartiền tệ chính thức của Cộng hòa Serbia. Một dinar có giá trị bằng 100 para. Mã tiền tệ quốc tế của đồng dinar Serbia là 941. Dinar hiện tại gồm tiền giấytiền xu khắc họa chân dung nhân vật lịch sử Serbia, Ngân hàng Quốc gia Serbia và các di tích văn hóa Serbia.[5]

Ngân hàng Quốc gia Serbia (tiếng Serbia-Croatia: Narodna banka Srbije - NBS) chịu trách nhiệm phát hành, quyết định mệnh giá và đặc điểm hình dạng cơ bản, đưa tiền vào hoặc rút khỏi lưu thông. Ngân hàng cũng quản lý Viện Sản xuất tiền giấy và tiền xu tại Topčider là nơi in tiền giấy hoặc đúc tiền xu.[6]

Đang lưu hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 4 tháng 2 năm 2003, Hiến pháp Serbia và Montenegro được thông qua. Năm sau, quốc gia có tên mới là Liên minh Nhà nước Serbia và Montenegro (tiếng Serbia-Croatia: Srbija i Crna Gora - SCG), tên này được in trên tiền do Ngân hàng Quốc gia Serbia phát hành.[7]

Năm 2003 là thời điểm các đồng xu đầu tiên được phát hành không mang tên hay biểu tượng Nam Tư. Năm 2003-2004, thay vì tên quốc gia hay quốc huy, tiền lại mang biểu tượng Ngân hàng Quốc gia Serbia. Từ năm 2005, sau khi có khuyến nghị đưa quốc huy Serbia lên tiền, tiền đã mang quốc huy và tên Serbia được đưa vào lưu hành trước cả khi Montenegro rút khỏi liên minh.[8]

Từ 1 tháng 11 năm 2006, ký hiệu quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 4217 được áp dụng cho đồng dinar. Ký hiệu chữ cái là RSD tương ứng với ký hiệu số 941. Theo tiêu chuẩn đó, hai chữ cái đầu tiên chỉ tên quốc gia: Cộng hòa Serbia ("R" — Republika, "S" — Serbia), còn chữ cái thứ ba chỉ tên đồng tiền ("D" — dinar). Trước đó, theo tiêu chuẩn ICC (Mã tiền tệ quốc tế), đồng dinar có mã số 891 và mã chữ cái thay đổi tùy thời kỳ: thời Liên bang SCG có ký hiệu CSD, Cộng hòa Liên bang Nam Tư là YUD, còn Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư là YUM.[9]

Tiền giấy

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 31 tháng 12 năm 2007, nhằm cải tiến thiết kế và nâng cao chất lượng giấy bạc, Ngân hàng Quốc gia Serbia kêu gọi công chúng đóng góp cho việc phát triển mẫu concept cho loạt tiền giấy mới với các mệnh giá 10, 20, 50, 100, 200, 500, 1000, 2000 và 5000 dinar. Thời hạn chót nộp giải pháp là 30 tháng 6 năm 2008. Tuy nhiên, công chúng lại thờ ơ đến mức đáng ngạc nhiên và những mẫu thu được đều không đáp ứng được mong muốn và ý định của Ngân hàng Quốc gia Serbia. Do đó, loạt tiền giấy hiện hành vẫn được sử dụng.[10]


Chủ đề thiết kế tờ 20 dinar đã được thay đổi so với tờ cũ của Nam Tư phát hành năm 2000. Cả hai đều lấy chân dung Njegoš của Uroš Knežević từ năm 1846 vẫn còn lưu tại Timisoara, chỉ là in trên tiền ngược hướng với tranh mẫu thực tế. Tiền mới vẽ Tu viện Cetinje thay cho Lăng Lovcen trên tiền cũ. Mặt kia có hình Njegoš mặc trang phục truyền thống theo ảnh chụp năm 1848 của Anastas Jovanović tại Viên thay cho hình tượng Njegoš từ Lăng Lovćen, hoa văn trang trí lấy từ sách Cetinjski oktoih năm 1494 và dãy núi Komovi, phần còn lại giống như phiên bản tiền cũ năm 2000.[20]

Giấy bạc đầu tiên in hình quốc huy Serbia là tờ 200 dinar phát hành ngày 2 tháng 7 năm 2005. Đây cũng là tờ tiền đầu tiên có hình phụ nữ cũng như áp dụng hình kinegram, màu sắc thay đổi và hình ảnh chuyển động tùy vào góc nhìn.[10]

Cùng năm 2005, tờ 50 dinar được đưa vào lưu hành. Năm 2006 phát hành các tờ mệnh giá 10, 20, 100 và 1.000 dinar.[11][12][14][17]

Chủ đề thiết kế tờ 20 dinar đã được thay đổi so với tờ cũ của Nam Tư phát hành năm 2000. Cả hai đều lấy chân dung Njegoš của Uroš Knežević từ năm 1846 vẫn còn lưu tại Timisoara, chỉ là in trên tiền ngược hướng với tranh mẫu thực tế. Tiền mới vẽ Tu viện Cetinje thay cho Lăng Lovcen trên tiền cũ. Mặt kia có hình Njegoš mặc trang phục truyền thống theo ảnh chụp năm 1848 của Anastas Jovanović tại Viên thay cho hình tượng Njegoš từ Lăng Lovćen, hoa văn trang trí lấy từ sách Cetinjski oktoih năm 1494 và dãy núi Komovi, phần còn lại giống như phiên bản tiền cũ năm 2000.[20]

Tiếp theo là tờ 500 dinar phát hành năm 2007.[16] Đến tận năm 2010 mới phát hành tờ 5.000 dinar,[19] còn tờ 2.000 dinar ra lưu thông năm 2011.

Thành phần bảo vệ gồm:

Ngày 24 tháng 3 năm 2003 đưa loạt giấy bạc mang biểu tượng Ngân hàng Quốc gia Serbia ra lưu hành, tờ đầu tiên có mệnh giá 1.000 dinar. Cùng năm 2003 phát hành thêm hai mệnh giá 100 và 5.000 dinar. Năm 2004 phát hành thêm tờ 500 dinar. Về cơ bản nguyên mẫu tiền giấy đã có từ năm 2000.[10]

Chống làm giả

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền giấy có tuổi thọ trung bình ba năm nên mỗi năm ZIN in 30% lượng giấy bạc cho NBS.[21]

Giấy in tiền là loại giấy chuyên dụng từ sợi bông nguyên chất, đàn hồi, độ chắc cần thiết, độ dày không đổi và có âm thanh đặc trưng khi gấp. Những thành phần bảo vệ đwowcj thêm vào trong quá trình sản xuất giấy.[22]

Hình ảnh mô tả giấy bạc

[sửa | sửa mã nguồn]
Вредност Датум пуштања у оптицај Потпис гувернера Портрет Аверс Реверс Димензије Боја
10 динара 19. мај 2006. Радован Јелашић Вук Стефановић Караџић

Портрет Вука Стефановића Караџића, отворена књига и Вуков прибор за писање (експонати сталне поставке Музеја Вука и Доситеја у Београду), три слова модерне српске азбуке.

Фигура Вука Стефановића Караџића (детаљ са фотографије), учесници „Првог светословенског скупа” одржаног у Прагу 1848. године (детаљ са фотографије), фриз од слова, велики грб Републике Србије у горњем левом углу новчанице, на окер подлози.

62 × 131 mm окер-жута, браон и зелена
30. септембар 2011. Дејан Шошкић
24. мај 2013. Јоргованка Табаковић
20 динара 18. јул 2006. Радован Јелашић Петар II Петровић Његош

Портрет Петра II Петровића Његоша, десно од портрета приказан је, линијским цртежом, Цетињски манастир.

Фигура Петра II Петровића Његоша према фотографији Анастаса Јовановића (1846), уместо његове статуе из маузолеја на Ловћену, детаљ са украсне минијатуре с првог словенског октоиха, штампаног на Цетињу 1494. године, планински масив Комова, велики грб Републике Србије у горњем левом углу новчанице, на зеленој подлози.

64 × 135 mm зелена, окер-жута и дискретна црна
30. септембар 2011. Дејан Шошкић
24. мај 2013. Јоргованка Табаковић
50 динара 15. новембар 2005. Радован Јелашић Стеван Стојановић Мокрањац

Портрет композитора Стевана Стојановића Мокрањца, стилизовани приказ дела виолине, клавијатура и нотни запис из Мокрањчеве заоставштине.

Фигура Стевана Стојановића Мокрањца, мотив илуминације са Мирослављевог јеванђеља, нотни запис, велики грб Републике Србије у горњем левом углу новчанице, на љубичастој подлози.

66 × 139 mm љубичаста и тон окер боје
20. јун 2011. Дејан Шошкић
28. фебруар 2014. Јоргованка Табаковић
100 динара 2. јул 2003. Млађан Динкић Никола Тесла

Портрет научника Николе Тесле, формула за јединицу магнетне индукције, приказ електричног пражњења, приказ једног Теслиног постројења.

Фигура Николе Тесле (мотив са фотографије из Музеја Николе Тесле у Београду), цртеж Теслиног електромотора, „ Теслина голубица”, знак Народне банке Србије/велики грб Републике Србије у горњем левом углу новчанице, на плавој подлози.

68 × 143 mm плава, окер-жута и зелена
17. септембар 2004. Радован Јелашић
20. октобар 2006. Радован Јелашић
11. мај 2012. Дејан Шошкић
24. мај 2013. Јоргованка Табаковић
200 динара 2. јул 2005. Радован Јелашић Надежда Петровић

Портрет Надежде Петровић, приказ скулптуре Надежде Петровић, обриси цркве манастира Грачаница, сликарска четкица.

Надежда Петровић, као добровољне болничарке у време Првог балканског рата, према фотографији из 1913. (Призрен), приказ цркве манастира Грачаница, део композиције с једне од слика Надежде Петровић, велики грб Републике Србије у горњем левом углу новчанице, на плавој подлози.

70 × 147 mm браон-црвена уз додатак плавих тонова
30. септембар 2011. Дејан Шошкић
5. јул 2013. Јоргованка Табаковић
500 динара 17. септембар 2004. Радован Јелашић Јован Цвијић

Портрет Јована Цвијића, приказ картографске пројекције земље и Балканског полуострва у позадини.

Фигура Јована Цвијића, стилизовани приказ етно мотива, знак Народне банке Србије/ велики грб Републике Србије у горњем левом углу новчанице, на зеленој подлози.

70 × 147 mm плаво-зелена, плаво-зелена, зелена и жута
4. јун 2007. Радован Јелашић
30. децембар 2011. Дејан Шошкић
7. децембар 2012. Јоргованка Табаковић
1000 динара 24. март 2003. Млађан Динкић Ђорђе Вајферт

Портрет Ђорђа Вајферта, приказ комплекса некадашњег објеката Вајфертове пиваре, кинеграм „Свети Ђорђе убија аждају”.

Фигура Ђорђа Вајферта у седећем положају, део ентеријера зграде Народне банке Србије (његов дугогодишњи радни простор), приказ пригодне медаље; знак Народне банке Србије/велики грб Републике Србије у горњем левом углу новчанице, на црвеној подлози.

72 × 151 mm црвена, окер-жута и плаво-зелена
15. септембар 2003. Кори Удовички
18. јул 2006. Радован Јелашић
30. децембар 2011. Дејан Шошкић
25. јул 2014. Јоргованка Табаковић
2000 динара 30. децембар 2011. Дејан Шошкић Милутин Миланковић

Портрет Милутина Миланковића, централним делом новчанице доминира фигура Милутина Миланковића за радним столом, испод које је графички приказ његових прорачуна померања снежне границе за протекли део квартара од 600.000 година.

Фигура Милутина Миланковића, фрагмент стилизованог приказа сунчевог диска, а у централном делу доминира приказ Миланковићевог рада „Путања северног небеског пола”, велики грб Републике Србије у горњем левом углу новчанице, на маслинастој подлози.

74 × 155 mm доминирају сиво-маслинасти тонови уз додатак жуто-наранџасте и плаве
7. децембар 2012. Јоргованка Табаковић
5000 динара 2. јул 2003. Млађан Динкић Слободан Јовановић

Портрет Слободана Јовановића

Фигура Слободана Јовановића, фрагмент зграде Народне скупштине и стилизован приказ ентеријера скупштинске сале; знак Народне банке Србије/велики грб Републике Србије у горњем левом углу новчанице, на љубичастој подлози.

76 × 159 mm тонови зелене, љубичасте и жуте
26. новембар 2010. Дејан Шошкић
6. мај 2016. Јоргованка Табаковић

Tiền giả

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền in cả hai loại chữ KirinLatinh.

Tiền in cả hai loại chữ KirinLatinh.

Người dân được khuyên không nên tự kiểm tra tiền giả một phần vì thường thì có một phần làm giả được dán vào phần có thành phần là thật. Tất cả các thành phần trong tiền thật đều có được in sắc nét và rõ ràng. Hầu hết tiền giả đều làm in mịn, không làm được phần nổi, thường không có hình khuôn chìm tại phần chữ nhật trắng, nếu có thì cũng không có đường viền rõ ràng chính xác. Dây bảo hiểm làm giả thường có màu xám nhạt đứt gãy và không có dòng chữ nhỏ.[23]

Đưa tiền giả vào lưu thông là phạm pháp và sẽ bị truy tố hình sự. Người dân được khuyên nếu nghi ngờ tiền giả thì không nên nhận nhằm giúp xác định nguồn gốc tiền giả đỡ khó khăn. Nếu đã nhận rồi và phát hiện hoặc nghi ngờ tiền giả, công dân có nghĩa vụ giao tờ tiền đó cho bất kỳ ngân hàng hoặc đơn vị tổ chức nào Bộ Nội vụ và nhận lại giấy chứng nhận tịch thu tạm thời. Tờ tiền khả nghi được gửi đến Ngân hàng Quốc gia để giám định. Ngân hàng Quốc gia sẽ thông báo kết quả cho ngân hàng yêu cầu giám định hoặc Bộ Nội vụ. Nếu giám định là giả mạo, NBS sẽ được quyền giữ lại. Người khai báo tiền giả có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại nhưng phải cung cấp bằng chứng xác đáng thì mới có khả năng thành công. Ngược lại, nếu giám định xác nhận tiền thật thì NBS phải trả lại.[24]

Tiền xu hiện đang lưu hành ở Serbia được đúc năm 2003, gồm các đồng khắc họa:[25]

Ngày 2 tháng 7 năm 2003 phát hành loạt tiền xu đầu tiên mang biểu tượng Ngân hàng Quốc gia Serbia đủ năm đồng trên. Chúng được lưu hành song song với những đồng xu Nam Tư từ trước là 50 para, 1, 2 và 5 dinar. Tiền xu năm 2003 đều được làm từ hợp kim có cùng thành phần: 70% đồng, 12% niken, 18% kẽm. Tỷ lệ hợp kim này khiến xu Serbia nặng hơn một chút so với xu Nam Tư cùng giá mặt.[31]

Ngày 2 tháng 7 năm 2005 phát hành loạt xu 1, 5, 10 dinar thay thế biểu tượng NBS bằng quốc huy và tên Serbia (bằng cả chữ Kirin và Latinh). Chỉ có 10 dinar có thành phần hợp kim giống như năm 2003 còn 1 và 5 dinar được đúc rẻ hơn. Đồng xu mới có điểm mới nữa là viền phẳng và tròn xen ké. Thiết kế không rõ tác giả chính thức, chỉ nói là do nhóm chuyên gia thuộc Viện in tiền.[32] Ngày 30 tháng 7 năm 2006, Cộng hòa Serbia độc lập phát hành đồng xu đầu tiên mệnh giá 20 dinar. Ngày 27 tháng 12 năm 2006 phát hành loạt xu 2 dinar có đúc Quốc huy và tên quốc gia.[33]

Đồng 1 dinar Nam Tư cũ đúc trước năm 2000 không còn giá trị từ ngày 1 tháng 1 năm 2007.[33] Do giá trị thanh toán thấp và chi phí sản xuất cao gấp nhiều lần giá trị trên tiền xu nên đồng này không còn được đúc thêm nữa. Cuối năm 2007, đồng 50 para cũng bị rút khỏi lưu thông.[34]

Cuối năm 2009, tiền xu 1, 2 và 5 dinar Nam Tư cũ đúc trong giai đoạn 2000-2002bị rút khỏi lưu thông. Cùng năm đó lưu hành các đồng 1 và 2 dinar bằng vật liệu mới nhiều lớp, lõi là thép ít cacbon, mạ điện hóa hai mặt bằng một lớp đồng cơ bản và lớp phủ đồng thau, khác với hợp kim đồng, kẽm và niken trước đó. Tuy vậy, khác biệt này không thể nhận thấy trên thị trường lưu thông với các đồng hợp kim cũ.[35]

Năm 2010, theo thanh khoản lưu thông định kỳ thường niên, các đồng 1, 2, 5, 10 và 20 dinar được đưa vào lưu thông giống như các đồng trước đó, ngoại trừ 20 dinar có đúc hình Đorđe Weifert ở mặt trước.[36]

Xưởng mỹ thuật tiền xu gồm một xưởng điêu khắc tạo hình và một xưởng khắc. Xưởng điêu khắc hiện thực hóa các giải pháp ý tưởng và sáng tạo hoàn chỉnh cho đến mô hình thạch cao. Xưởng khắc dùng mô hình thạch cao để tham chiếu thành các tiêu chuẩn sao chép chính xác về kích thước thực. Máy chuyên dụng sẽ thu nhỏ mô hình, gia công thêm độ lồi lõm thích hợp, các chi tiết được chạm khắc thủ công nhiều lần cho tinh xảo. Sau đó, mô hình mẫu được hoàn thiện cơ tính và xử lý nhiệt. Để đạt độ bền cần thiết, mẫu có thể phải gia cường trong chân không, giải phóng nhiệt trong lò đúc hoặc đánh bóng bề mặt cao độ, và dùng kỹ thuật dòng điện ganvanic để bảo hiểm cho đồng xu bằng bằng kỹ thuật mạ crom cứng sáng.[37]

Xu được đúc theo thành phần và khối lượng quy định sử dụng máy ép.[37] Trong một phút, máy đúc được 700 đồng xu, tức 300.000 đồng xu trong một ca sáng.[38] Việc đếm số lượng, đóng gói và cân cũng được thực hiện bằng máy, trên những dây chuyền riêng.[37]

Sản xuất tiền xu đắt gấp ba lần so với sản xuất giấy bạc cùng mệnh giá do chi phí nguyên liệu hợp kim.[21] Sản xuất xu 1, 2 hoặc 5 dinar sẽ đắt hơn việc in tiền giấy tương ứng, chỉ với xu 10 dinar trở lên thì giá trị mới hoàn lại được.[38] Mặt khác, tiền xu không bị rỉ sét và hầu như không có phế liệu bỏ đi.[21]

Tiền lưu hành không thường xuyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Lượng lưu hành thời điểm tháng 6 năm 2016 lên tới 299,65 triệu tờ giấy bạc tương đương 168,65 tỷ dinar. Phổ biến nhất là tờ 1.000 dinar với số lượng 64.424.950 tờ. Thời điểm này cũng ghi nhận cứ 1 triệu tờ tiền thì trung bình 10,1 tờ là tiền giả, tức 26.540,2 dinar / một tỷ dinar. Các mệnh giá bị làm giả nhiều nhất là 2.000 (1.354 tờ), tiếp theo là 1.000 (970 tờ) rồi đến 500 dinar (521 tờ). Ba mệnh giá này chiếm tới 94,1% lượng tiền giả bị phát hiện.[22] Năm 2016 phát hiện tổng cộng 6.171 tờ tiền giả.[24]

Tính đến 31 tháng 12 năm 2017, có 331,06 triệu giấy bạc lưu hành tương ứng 197,93 tỷ dinar. Trung bình 17,6 tờ tiền giả / 1 triệu tờ, ứng với 36.006 dinar giả / 1 tỷ dinar. Trong năm 2017 phát hiện được 5.834 tờ tiền giả trị giá 7,12 triệu dinar. Các mệnh giá bị làm giả phổ biến là 1.000 dinar (2.770 tờ ~ 47,48%), 2.000 dinar (1.510 tờ ~ 25,88%) và 500 dinar (1.372 miếng ~ 23,5%) chiếm tới 96,9 % lượng tiền giả.[39] Số lượng tiền giả bị phát hiện năm 2017 ít hơn 5,5% so với năm 2016.[24]

  • Kỷ niệm 150 năm ngày sinh Nikola Tesla ngày 30 tháng 6 năm 2006, 1 triệu đồng xu đúc hình Tesla được đưa vào lưu hành.
  • Kỷ niệm 200 năm Dositej Obradović đến Serbia: tháng 12 năm 2007, 1 triệu đồng xu 20 dinar được phát hành giới hạn. [40]
  • Xu khắc hình Milutin Milanković năm 2009
  • Kỷ niệm 150 năm ngày sinh Đorđa Vajferta: 16 tháng 6 năm 2010.[36]
  • Kỷ niệm 50 năm đạt giải Nobel Văn học: 20 tháng 5 năm 2011, xu khắc hình Ivo Andrić được đưa vào lưu hành
  • Xu Mihajlo Pupin được phát hành năm 2012.

Hình ảnh tiền xu

[sửa | sửa mã nguồn]
Вредност Година издања Године ковања Слика Опис аверса Опис реверса Легура Пречник Маса
1 динар 2003. 2003. и 2004. Tập tin:1-dinar-2003-tile.jpg Ознака номиналне вредности (бројем и словима), рељеф зграде Народне банке Србије, ознака године ковања. Ознака емитента (текст Народна банка Србије, исписан ћирилицом и латиницом) и знак Народне банке Србије. 70 % Cu, 12 % Ni, 18 % Zn 20 mm 4,34 g
2005. 2005, 2006, 2007, 2008. и 2009. Tập tin:1Dinar.jpg Ознаке државности (грб Републике Србије и текст Република Србија исписан ћирилицом и латиницом) и ознака еминента (текст НБС, исписан ћирилицом и латиницом). 75 % Cu, 0,5 % Ni, 24,5 % Zn 4,26 g
2009. 2011. и 2013. 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2016, 2018. и 2019. Tập tin:1 динар 2016 лице.jpgTập tin:1 динар 2016 наличје.jpg Вишеслојни материјал, чије је језгро нискоугљенични челик, обострано електрохемијски платиниран основним слојем бакра/двоструко пресвучен галванском превлаком, и то првим слојем бакра и другим слојем месинга. 4,20 g
2 динара 2003. 2003. Tập tin:2-dinara-2003-tile.jpg Ознака номиналне вредности (бројем и словима), здање манастира Грачаница, ознака године ковања. Ознака емитента (текст Народнa банка Србије, исписан ћирилицом и латиницом) и знак Народне банке Србије. 70 % Cu, 12 % Ni, 18 % Zn 22 mm 5,24 g
2006. 2006, 2007, 2008, 2009. и 2010. Tập tin:2-dinara-2006-tile.jpg Ознаке државности (грб Републике Србије и текст Република Србија исписан ћирилицом и латиницом) и ознака еминента (текст НБС, исписан ћирилицом и латиницом). 75 % Cu, 0,5 % Ni, 24,5 % Zn 5,15 g
2009, 2011 и 2013. 2009, 2011, 2012, 2013, 2014, 2016, 2018. и 2019. Tập tin:2Dinara.jpg Вишеслојни материјал, чије је језгро нискоугљенички челик, обострано електрохемијски платиниран основним слојем бакра/двоструко пресвучен галванском превлаком, и то првим слојем бакра и другим слојем месинга. 5,05 g
5 динара 2003. 2003. Tập tin:5-dinara-2003-tile.jpg Ознака номиналне вредности (бројем и словима), здање манастира Крушедол, ознака године ковања. Ознака емитента (текст Народна банка Србије, исписан ћирилицом и латиницом) и знак Народне банке Србије. 70 % Cu, 12 % Ni, 18 % Zn 24 mm 6,23 g
2005. и 2011. 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2011. и 2012. Tập tin:5Dinara.jpg Ознаке државности (грб Републике Србије и текст Република Србија исписан ћирилицом и латиницом) и ознака еминента (текст НБС, исписан ћирилицом и латиницом). 75 % Cu, 0,5 % Ni, 24,5 % Zn 6,13 g
2013. 2013, 2014, 2016, 2018. и 2019. Tập tin:5-A-2013-tile.jpg Вишеслојни материјал, чије је језгро нискоугљенични челик, обострано електрохемијски платиниран основним слојем бакра/двоструко пресвучен галванском превлаком, и то првим слојем бакра и другим слојем месинга. 5,78 g
10 динара 2003. 2003. Tập tin:10-dinara-2003-tile.jpg Ознака номиналне вредности (бројем и словима), здање манастира Студеница, ознака године ковања. Ознака емитента (текст Народна банка Србије, исписан ћирилицом и латиницом) и знак Народне банке Србије. 70 % Cu, 12 % Ni, 18 % Zn 26 mm 7,77 g
2005. 2005, 2006, 2007, 2010, 2011. и 2012. Tập tin:10DinaraK.jpg Ознаке државности (грб Републике Србије и текст Република Србија исписан ћирилицом и латиницом) и ознака еминента (текст НБС, исписан ћирилицом и латиницом).
2009. 2009. Tập tin:Uni1.jpg Ознака номиналне вредности (бројем и словима), мотиви 25. летње Универзијаде у Београду, ознака године ковања.
20 динара 2003. Tập tin:20DinaraK.jpg Ознака номиналне вредности (бројем и словима), здање храма светог Саве на Врачару, ознака године ковања. Ознака емитента (текст Народна банка Србије, исписан ћирилицом и латиницом) и знак Народне банке Србије. 70 % Cu, 12 % Ni, 18 % Zn 28 mm 9,00 g
2006. Tập tin:TeslaN.jpg Ознака номиналне вредности, (бројем и словима), лик Николе Тесле, ознака године ковања. Ознаке државности (грб Републике Србије и текст Република Србија исписан ћирилицом и латиницом) и ознака еминента (текст НБС, исписан ћирилицом и латиницом).
2007. Tập tin:ObradovicDositej.jpg Ознака номиналне вредности (бројем и словима), лик Доситеја Обрадовића, ознака године ковања.
2009. Tập tin:MilankovicMilutin.jpg Ознака номиналне вредности (бројем и словима), лик Милутина Миланковића, ознака године ковања.
2010. Tập tin:VajfertDj.jpg Ознака номиналне вредности (бројем и словима), лик Ђорђа Вајферта, ознака године ковања.
2011. Tập tin:AndricIvo.jpg Ознака номиналне вредности (бројем и словима), лик Иве Андрића, ознака године ковања.
2012. Tập tin:PupinM.jpg Ознака номиналне вредности (бројем и словима), лик Михајла Пупина, ознака године ковања.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Cái tên "dinar" (tiếng Ả Rậptiếng Ba Tư: دينار‎) có nguồn gốc từ đồng tiền La Mã nổi tiếng nhất denarius (tiếng Latinh: denarius, số nhiều denarii) nghĩa là mười. Đồng denarius bạc ở giữa Thế kỷ 3 TCN, La Mã đưa ra đồng bạc denarius thay thế cho tiền đồng trước đó.[41] Lúc đầu, 1 denarius có giá trị bằng 10 đồng arius, rồi tăng lên 16 arius.[42] Năm 160 TCN, lương hàng năm của lính La Mã là 108 denarii, năm 46 TCN dưới thời Caesar thì là 210 denarii. Vào thời aesar, đồng denarius có 4 gam bạc với độ tinh khiết 98%.[43] Cái tên denarius không thay đổi và được dùng ở Đế quốc La Mã trong 500 năm,[42] lưu hành rộng rãi khắp Địa Trung Hải.[41] Từ này dùng để chỉ tiền tệ nói chung, nhất là với những cộng đồng Latinh.[43]

Ở phương Đông, cái tên denarius có dạng tiếng Hy Lạp cổdenarion, tiếng Hy Lạp hiện đại phát âm dinarion. Năm 696, mô phỏng đồng vàng Đông La Mã, caliph Umayyad Abd al-Malik đúc đồng tiền vàng riêng và đặt tên là dinar. Người Ả Rập cai trị Trung Đông, Bắc PhiBán đảo Iberia đã dùng đồng dinar vàng của mình trong các hoạt động giao thương, đặc biệt buôn bán với châu Âu trong các thế kỷ 8-10, đồng dinar sớm được chuyển đi lan rộng khắp nơi.[42]

"Dinar" lần đầu tiên được nhắc đến trong văn bản còn lại của người Serb từ năm 1214 dưới thời Stefan Nemanjić. Trong vòng 230 năm từ đó đến khi vương quyền Serb sụp đổ năm 1459,[44] đã có khoảng 20 vua chúa, 15 lãnh chúa cùng hàng chục thành thị đúc tiền, tổng số lượng lên đến khoảng 350-400 loại tiền.[45]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng 20 dinar:

Với mục đích cải tiến thiết kế tiền giấy và kỹ thuật sản xuất, 31. tháng 12 năm 2007 Năm 2008, Ngân hàng Quốc gia Serbia đã đưa ra lời mời công khai phát triển các giải pháp nghệ thuật khái niệm cho loạt tiền giấy mới - các mệnh giá 10, 20, 50, 100, 200, 500, 1000, 2000 và 5000 dinar. Thời hạn nộp các giải pháp khái niệm là 30. Tháng 6 năm 2008 . Tuy nhiên, phản hồi đối với lời mời của công chúng lại nhỏ một cách bất ngờ và các giải pháp nghệ thuật mang tính khái niệm được đưa ra thậm chí còn chưa đạt được mức độ mong muốn và ý định của Ngân hàng Quốc gia Serbia. Vì lý do này, loạt tiền giấy hiện có vẫn được lưu hành. [10]

Trung cổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời sơ kỳ Trung cổ thường diễn ra việc hàng đổi hàng mà không cần tiền trung gian.[46] Vùng Balkan thường lấy gia súc thay cho tiền. Do đó trên lãnh thổ Croatia ngày nay, khi ấy có thể dùng da súc vật làm vật ngang giá, còn Serbia thế kỷ 13-15 ngoài tiền kim loại còn dùng cả ngựa, bò và cừu. Việc thanh toán bằng gia súc đặc biệt phát triển ở những dân tộc phát triển ngành chăn nuôi. Một số khoản phạt được ghi nhận trả bằng vải, văn bản Dubrovnik còn chép lại rằng bên cạnh tiền xu thì còn dùng cả pho mát để chi trả.[47] Việc trao đổi hàng hóa như vậy tiếp diễn đến hậu kỳ Trung Cổ.[46]

Với mục đích cải tiến thiết kế tiền giấy và kỹ thuật sản xuất, 31. tháng 12 năm 2007 Năm 2008, Ngân hàng Quốc gia Serbia đã đưa ra lời mời công khai phát triển các giải pháp nghệ thuật khái niệm cho loạt tiền giấy mới - các mệnh giá 10, 20, 50, 100, 200, 500, 1000, 2000 và 5000 dinar. Thời hạn nộp các giải pháp khái niệm là 30. Tháng 6 năm 2008 . Tuy nhiên, phản hồi đối với lời mời của công chúng lại nhỏ một cách bất ngờ và các giải pháp nghệ thuật mang tính khái niệm được đưa ra thậm chí còn chưa đạt được mức độ mong muốn và ý định của Ngân hàng Quốc gia Serbia. Vì lý do này, loạt tiền giấy hiện có vẫn được lưu hành. [10]

Trong chiến tranh phục hồi Đông La Mã (1203-1261), tất cả những kẻ tự xưng kế vị đều đúc đồng tiền riêng.[48]

Tính đến 31 tháng 12 năm 2017, có 331,06 triệu giấy bạc lưu hành tương ứng 197,93 tỷ dinar. Trung bình 17,6 tờ tiền giả / 1 triệu tờ, ứng với 36.006 dinar giả / 1 tỷ dinar. Trong năm 2017 phát hiện được 5.834 tờ tiền giả trị giá 7,12 triệu dinar. Các mệnh giá bị làm giả phổ biến là 1.000 dinar (2.770 tờ ~ 47,48%), 2.000 dinar (1.510 tờ ~ 25,88%) và 500 dinar (1.372 miếng ~ 23,5%) chiếm tới 96,9 % lượng tiền giả.[39] Số lượng tiền giả bị phát hiện năm 2017 ít hơn 5,5% so với năm 2016.[24]

Đồng dinar là một trong những biểu tượng quan trọng nhất về nền độc lập và tư cách quốc gia của Serbia Trung cổ. Do rút vàng khỏi lưu thông, cũng giống như toàn bộ châu Âu, tiền Serbia Trung cổ đều được đúc bằng bạc.[44]

Branko Rastislalić

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài các điều kiện kinh tế và chính trị lịch sử, nguồn bạc dồi dào tại Raška có tầm quan trọng rất lớn đối với việc ra đời và lưu hành đồng bạc tại Serbia.[49]

Nghề khai thác mỏ bắt đầu vào giữa thế kỷ 13 ở Brskov.[50] Các văn bản nhắc đến Rudnik đầu tiên (1293) rồi đến Trepča, Rogozna và Gračanica (1303), Novo Brdo (1308), Trešnjica ở Podrinje (1312), Lipnik (1319). Đến giữa thế kỷ 14 cũng mở thêm các mỏ bạc ở Kopaonik: Koporići, Plana (Kopaonik)Ostraća, sau đó xa hơn về phía nam ở Janjevo. Trong thế kỷ 14 tại Macedonia cũng có các mỏ hoạt động tại KratovoZletovo. Nửa sau thế kỷ 14 cũng có một mỏ được mở ở Železnik gần Kučevo.[51]

Chỉ sau vài thập kỷ, các mỏ đã bị khai thác cạn kiệt, nên nhiều nơi đã phải đóng cửa ngay thời Trung cổ.[51]

Cạnh các mỏ trữ lượng dồi dào đã mọc lên làng mạc, thị trấn, trung tâm đời sống kinh tế thời ấy.[52]

Branko Rastislalić

[sửa | sửa mã nguồn]

Serbia Trung cổ không có cơ quan chuyên trách đúc tiền tại triều đình.[53] Một số nơi chuyên đúc tiền thường là do thuận tiện gần mỏ bạc[54] hoặc các thành phố lớn. Xương đúc tiền Serbia Trung cổ đầu tiên được đặt tại pháo đài Ras.[55] Nơi đúc tiền (ceke) được chép trong văn bản hoặc trực tiếp trên đồng bạc[56] thời vương quyền Serbia[53] có tại Brskov (dinar Brsk), Rudnik, Novi Brdo, Skopje, Prizren, Trepča, AriljSrebrnica.[44]

Stefan Uroš V

[sửa | sửa mã nguồn]

Châu Âu cho đến thế kỷ 16, tiền vẫn được đúc thủ công.[57] Nguyên liệu là bạc và đồng thô,[57] rồi qua tinh chế.[58] Các thợ bậc thầy có bí quyết tỷ lệ hợp kim cho lượng đồng nhất định với bạc. Hợp kim nóng chảy đổ thành các thỏi tròn.[57] Sau đó, các thỏi được rèn, gia công về khối lượng phù hợp, cắt gọt rồi cho vào khuôn đúc.[59]

Khuôn đúc tiền có chữ cái hoặc họa tiết thì trước tiên được rèn,[57] rồi chạm khắc dựa theo bản vẽ[60] hoặc bằng cách ép các miếng kim loại thành lòng khuôn rồi dùng đục tinh chế tiếp.[59]

Thợ cắt khuôn là một trong những vị trí quan trọng nhất tại xưởng đúc tiền. Đây là nghề khó kiếm nhưng mỗi xưởng cũng chỉ cần một thợ cao tay là đủ.[61] Thợ cắt khuôn cũng thường chuyển từ xưởng này sang xưởng khác hòng được thu nhập cao hơn.[60]

Khuôn thường được làm bằng sắt, gồm hai phần: phần dưới là cái đe cố định vào chân đế, thường là tạo hình mặt trước đồng xu. Phần trên gắn vào kẹp sắt dài thường là mặt sau đồng xu, thợ quai búa đập lên phần trên nên dễ bị mòn nhanh gấp đôi phần dưới.[59]

Ngày nay không còn giữ được khuôn đúc tiền Serbia Trung cổ nào, lý do là có thể chúng đã bị phá hủy khi không còn dùng nữa để tránh làm bạc giả.[60] Tạo khuôn cũng khó nên chỉ có lượng khuôn giới hạn. Một số khuôn được khắc hoặc đánh bóng lại để tiếp tục sử dụng.[61]

Ngoài việc dùng để đúc tiền, thỏi bạc đúc cũng coi như thành phẩm, bán ra ngoài giống như hàng hóa thông thường.[58]

Stefan Dragutin

[sửa | sửa mã nguồn]

Vua và lãnh chúa giữ quyền khai thác mỏ và đúc tiền.[62] Người đứng đầu đề ra khối lượng, loại kim loại dùng để đúc tiền và chất lượng.[53] Giá trị của tiền được xác định chủ yếu theo lượng kim loại quý trong đó và tăng lên do chi phí đúc.[63] Vua chúa có thể giữ lại một phần tiền đúc làm nguồn thu thuế trước khi đưa tiền vào lưu hành.[53]

Vào một số giai đoạn, vua chúa còn nhượng lại quyền đúc tiền cho người khác. Ví dụ: Hoàng đế Dušan nhường cho Branko Rastislavić, Hoàng đế Uroš nhường cho vua Vukašin, và Vuk Branković nhượng cho lãnh chúa dưới quyền. Hoặc vào thời Đế quốc Serbia tan rã, các lãnh chúa chiếm đoạt lãnh địa của nhau đồng thời đoạt thẩm quyền đúc tiền.[62]

Đúc mang lại nguồn thu đáng kể cho vua chúa. Bên cạnh thuế đánh trên khai thác mỏ, xuất khẩu kim loại và chính trên dân cứ gần mỏ,[64] khu dân cư và đô thị đã mọc lên cùng ngành này thúc đẩy thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.[65]

Các trung tâm khai thác mỏ giàu có thu hút giới thương nhân, tạo nên mạng lưới đường bộ dày đặc từ đường cái lớn đến đường thôn xã địa phương.[65]

Vua chúa Serbia thường giao công tác hải quan cho một số thương gia vào từng giai đoạn nhất định.[66] Thuế hải quan chỉ được thu tại chợ, lên tới khoảng 1/10 giá trị hàng hóa bán tại đó. Do đó, viên chức hải quan phải lập danh sách hàng hóa buôn bán tại chợ.[67] Viên chức hải quan thường xuất thân từ Kotor và Dubrovnik vốn nắm rõ điều kiện kinh tế địa phương. Khi hợp đồng hải quan kết thúc, vua chúa ban cho mỗi viên chức hải quan một văn bản xác nhận việc thanh toán nghĩa vụ tiền tệ cho nhà nước. Thuế hải quan là thước đo hoạt động giao thông và khai thác mỏ trong khu vực.[66]

Ngoài ra, vua chúa đã thực hiện chính sách tiền tệ, xác lập tỷ giá dinar, mang lại nguồn thu lớn cho mình, đặc biệt những giai đoạn lịch sử biến động. Thời vương quốc, kaznac quản lý kho bạc, trong thời kỳ đế quốc có protovestiyar, mỗi giai đoạn đều có người đứng đầu kho bạc.[64]

Mỗi mẫu xu Serbia Trung cổ đều không có số lượng lưu hành tương ứng, khối lượng nguyên liệu ban đầu cũng không bị kiểm soát. Số lượng có thể biến đổi do viên chức hành chính và thợ khác nhau cùng làm việc tại xưởng.[68] Người quản lý xưởng đúc chính là những thương gia đã thuê xưởng trong các năm nhất định. Họ cũng dùng dấu bí mật đánh dấu lên đồng tiền.[58]

Để kiểm soát việc đúc tiền, các đồng tiền được đánh dấu bằng những ký hiệu hay chữ cái, thường cũng đặc trưng cho người chịu trách nhiệm xưởng đúc hoặc chính xưởng đó. Ban đầu, dấu đơn giản hình chữ thập, dấu chấm, hình tròn, hoa, rồi một hoặc hai chữ cái, phức tạp hơn về sau là hình chim, hoa lá, ngôi sao và các biểu tượng khác.[69]

Khai thác mỏ bạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền Serbia Trung cổ còn có những biểu tượng thể hiện giao hòa ảnh hưởng Đông-Tây, nhất là biểu trưng huyền thoại tín ngưỡng người Slav bản địa. Biểu tượng quyền lực quan trọng nhất có thể kể đến ngai vàng, vương miện hoặc vòng hoa, hoặc quyền trượng đặc trưng cho chế độ quân chủ và những quyền lực thấp hơn. Ngoài ra còn thấy hình chữ thập, mũi nhọn hoặc hình cầu là để vua chúa khẳng định thẩm quyền của mình đến từ trời. Biểu tượng y phục như đai lưng thể hiện sự thần phục, áo sakos cho sự phân quyền.[70]

Stefan Uroš I

[sửa | sửa mã nguồn]

Chữ viết và ngôn ngữ trên xu từ Raš phản ánh tình hình chính trị đương thời, gồm tiếng Hy Lạp, tiếng Latinh, tiếng Ý và hầu hết các thứ tiếng Slav cổ.[71] Những đồng tiền ban đầu có chữ nước ngoài nhưng từ thời vua Vukašin thì chữ Kirin mới chiếm ưu thế, điều này có thể được giải thích là do mục đích ban đầu phục vụ ngoại thương.[45]

Để tiết kiệm diện tích, các chữ Kirin thường được viết liên tục nối vói nhau thành chữ ghép, lược bỏ một số chữ cái, viết tắt dưới dạng đường thẳng hoặc vòng cung phía trên chữ cái.[72]

  • R(E)X
  • ST(EFAN)
  • I(СУ)С Х(РИСТО)С

Quản lý tiền đúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Những đồng xu Serbia Trung cổ nặng nhất là tiền đúc dưới thời vua Milutin và hoàng đế Dušan,[73] thời điểm đồng dinar được lưu hành rộng rãi nhất.[74]

Có thể chia làm bốn thời kỳ đúc tiền phân biệt:[75]

  • Vương quyền 1276—1346, dưới thời các vua Dragutin (1276—1282/1316), Milutin (1282—1321), Uroš III Dečanski (1321—1331) và Stefan Dušan (1331—1346)
  • Đế quyền 1346—1371, dưới Hoàng đế Dušan (1346—1355), Uroš (1355—1371) và vua Vukašin (1365—1371)
  • Thời lãnh chúa 1371—1402, dưới thời thân vương Lazar (khoảng 1370—1389), Balša III (1403—1421), Vuk Branković (khoảng 1375—1396),
  • Thời chuyên chế 1402—1456, dưới thời Stefan Lazarević (1389—1427), Lazar và Đurđ Branković (khoảng 1402—1410).

Hiện đã phát hiện được tiền xu bằng đồng dưới thời John Vladimir và cần nghiên cứu thêm để xác định liệu đây có phải là đồng xu Serbia đầu tiên không.[76]

Branko Rastislalić

[sửa | sửa mã nguồn]
Tập tin:Електрон - сребрни трахеј Стефана Радослава.jpg
Electron - đồng bạc thời Stefan Radoslav. Mặt trước: tượng bán thân tổng lãnh thiên thần Michael [77] tay phải cầm kiếm, tây trái cầm giáo.[78] Ở cạnh là tên viết tắt bên trái: "MN" và bên phải: "AR".[79] Mặt sau: bên trái là vua cầm thánh giá, bên phải là cầm Kinh Thánh và trao vương miện cho vua.[78][77] Chữ khắc theo tiếng Hy Lạp: bên trái "Stephen vua Duka" và bên phải bên phải "ИС" — "ХС" (từ Chúa Giêsu Kitô) và ПАNТОКРАТОР (PANTOKRATOR) (toàn năng).[79] Trọng lượng 2,55 g, đường kính 29 mm[49]

Nghiên cứu trước đây cho rằng trưởng nam của Stefan I tức vua Radoslav (1227-1234) là vị quân chủ Serbia đầu tiên tự đúc tiền riêng.[54] Đồng tiền này được gọi là "dinar Serbia" hoặc tiếng Latinh: grosus de Rascia "đồng groš xứ Raška".[42] Ông đúc theo mẫu trước đó của ông nội mình là hoàng đế Đông La Mã cuối cùng[80] Alexios III Angelos.[48]

Những đồng tiền này bằng bạc và đồng, mang tất cả đặc điểm tiền Đông La Mã đương thời,[81] cả về hình thức lẫn kỹ thuật đúc.[48] Thế kỷ 12 đầu 13, tiền Đông La Mã là tiền tệ lưu thông chính thức tại miền Trung Balkan. Còn miền Bắc, ở Podnoval lại dùng tiền Trung Âu, nhất là tiền Hungary, tiền Frisa.[82]

Đồng dinar của Stefan Radoslav là đồng xu duy nhất của трахеј).[48] Có hai giả thuyết về nơi đúc tiền: xưởng đúc của nhạc phụ Radoslav là vua Teodor Angelo tại Thessaloniki, hoặc ở mỏ Brskovo mới mở, nơi có nhiều thợ mỏ Saxon đến Raška làm việc sau khi Theodore I sụp đổ,[81] vì đoán rằng Theodore sẽ tự đúc tiền, khi ấy đế quốc vẫn giữ độc quyền đúc tiền.[83] Nguyên nhân vì Theodore coi mình đương nhiên kế vị ngôi vị Đông La Mã.[80]

Khuôn đúc do các thợ đúc bậc thầy Thessaloniki hoặc học trò (hessalonikic hoặủ Serbia). Các chi tiết trên đồng tiền đều lấy từ mẫu tiền lưu hành Đông La Mã.[84]

"Dinar" lần đầu tiên được nhắc đến trong văn bản còn lại của người Serbi từ năm 1214 dưới thời Stefan Nemanjić. Trong vòng 230 năm từ đó đến khi vương quyền Serb sụp đổ năm 1459,[44] đã có khoảng 20 vua chúa, 15 lãnh chúa cùng hàng chục thành thị đúc tiền, tổng số lượng lên đến khoảng 350-400 loại tiền.[45]

  • electron - bạc. Trên một mặt là tổng lãnh thiên thần Michael,[84] tay trái cầm kiếm,[48] biểu tượng hóa nguồn gốc thần thánh của quyền lực quân chủ.[85] Đây là loại tiền Serbia trung cổ duy nhất có hình Michael, trong tiền bạc trung cổ Serbia.[86] Dải chữ viết tắt là МN-АР hoặc АР-М.[87] Mặt kia là Chúa Giêsu ban phước cho vua[48] và dòng chữ „C/TE/ФA/NOC/PIZ/O” „Δ/YK/AC—” IC—XC/O" „Π/AN/TO/KP/AT/OP”.[87] Khối lượng trung bình của đồng bạc là 2.75 gram.[88]
  • bylon (phrench) - đồng. Đây là đồng xu bằng đồng duy nhất ở cấp độ quốc gia.[48] Có ba loại:
    • Một loại mặt sau giống hết như eclectron, Chúa Giêsu ban phước cho vua.[84]
    • Một loại khác ở giữa là hình Chúa Giêsu Emanuel,[84] tay phải giơ lên ban phước, tay trái cầm cuộn sách; đây là hình ảnh duy nhất về Chúa Giêsu Emmanuel trên tiền Serbia,[89] tượng trưng cho sự nhập thể và cứu chuộc của nạn nhân.[85] Dòng chữ ghi „IC—XC” „O” „EM/M/A-NY/HΛ". Mặt sau là hình Đức Mẹ ban phúc cho vua với dòng chữ „CTEФANOC” „PIZ” „O” „Δ—MP—ΘV”.[89]
    • Loại thứ ba ở giữa là hình Chúa Giêsu ngồi trên ngai, mặt sau là Thánh Constantine và vua.[84] Khối lượng mỗi đồng tiền trung bình là 3,54 đến 3,23 g.[88]

Trên tiền đều là chữ cái Hy Lạp. Giống như tất cả các loại tiền thời Trung cổ khác, chữ cái được tối giản, lược bớt theo thời gian.[90]

Đợt khảo cổ và bảo tồn ở Ras năm 1970 đã phát hiện dấu tích xưởng đúc được bảo quản tốt.[48] Toàn bộ quá trình sản xuất tiền đồng đã được bảo tồn.[84] Tuy nhiên không thấy dấu vết đúc tiền bạc.[91] Pháo đài Ras được xây dựng năm 1234, sau đó bị bỏ hoang, bị thiêu rụi và không được xây lại.[83]

Đến nay chỉ còn giữ được khoảng 40 đồng tiền các loại từ thời vua Radoslav.[48] Số lượng đúc ít nên rất hiếm. Các mẫu tiền này không có lưu vết gì trong các tiền tệ mà lãnh chúa Raš về sau đúc trong những điều kiện tốt hơn.[90]

Vùng lưu hành tiền cũng không lớn, chủ yếu ở miền trung, tập trung ở Ras. Sau khi Radoslav rút khỏi vũ đài chính trị[82] trước năm 1234,[80] các lãnh chúa địa phương nắm quyền[80] liền dừng việc đúc đồng dinar ở Serbia lại.[82]

Sau khi Radoslav bị phế truất, anh trai ông là Vladislav lên ngôi. Khi ấy hoàng đế Bulgaria Ivan Assen II mạnh nhất vùng Balkan, Vladislav không đúc tiền riêng ở Serbia.[80]

Stefan Uroš I

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thời Stefan Uroš I (vua 1243-1276), con trai út của Stefan Nemanjić, ông cho đúc đồng bạc giống với đồng matapani của Venezia.[92] Nguyên nhân có thể là Dandola thành Venezia là họ hàng đằng vợ ông Anna, cũng như người Venezia đang quan tâm đến các mỏ bạc dồi dào tại Raška. Raška thời phong kiến nổi tiếng với chất lượng bạc tốt nhất châu Âu.[93]

Một mặt đồng bạc có hình vua và vị thánh cầm cờ viết chữ "REX" (vua), khác với đồng matapana của Venezia có chữ DVX (doge). Mặt kia là Chúa Giêsu ngồi trên ngai với sách Phúc âm trên đùi.[93] Mặc dù tiền thời Uroš không thể tách biệt với tiền thời các con trai ông là Dragutin và Milutin, nhưng có ý kiến cho rằng tiền của Uroš thuộc một loại matapan mang chữ "STEFANVS".[92]

Branko Rastislalić

[sửa | sửa mã nguồn]

Vua Stefan Dragutin[94] (Vua Raška 1276—1282, cai trị Srem 1284—1316)[90] cháu trai Radoslav là người đúc tiền tiếp theo, các đồng dinar thời này lần đầu tiên xuất hiện chữ cái đánh dấu.[95]

Đồng cai trị với Uroš I, trong giai đoạn 1270-1276, ông ban hành hai loại dinar với hình ảnh khác nhau.[95] Loại thứ nhất có hình vua không đội vương miện nhận lá cờ Đầu tiên, người cai trị không vương miện nhận lá cờ từ Thánh Stephenano bảo hộ ngai vàng Nemanjić.[95] Loại kia là hình vua đội vương miện, nhận lấy thánh giá kép,[78] lần đầu tiên trên dinar Serbia.[95] Hình ảnh đại diện này phổ biến suốt thời vương quyền và ít dần đi về sau. Biểu tượng này có nguồn gốc Đông La Mã thường khắc họa vua chúa và thánh bảo trợ ngai vàng.[96]

Đồng xu được đúc ở Brskov trong trũng Tara gần Mojkovac , phỏng theo gros của Venezia.[78] Trong những mẫu tiền đầu tiên là hình vua không râu, tóc dài, và đeo thánh giá trước ngực. Giữa lá cờ và đầu vị thánh là chữ viết tắt S từ tiếng Latinh: sanctus và ở bên cạnh, chữ “REX” đặt theo chiều dọc suốt đường kính xu. Tiền mang biểu tượng hình tròn trên đó.[97]

Nắm quyền Raška độc lập những năm 1276-1282,[95] ông cho đúc tiền dinar dựa trên đồng grosso Venezia.[91] Nhiều khả năng khoảng năm 1280, tiền mang hình Chúa Giêsu ngồi trên ngai vàng cầm vương trượng và quả cầu có hình chữ thập kép. Hình ảnh này về sau còn xuất hiện ở dấu và tiền Trung Âu, đồng thời là nguyên mẫu cho tiền của vua Milutin đưa ra lưu hành. Tiền xu này được đúc ở Brskov và mang các biểu tượng dưới dạng dấu chấm và hình chữ thập.[97]

Rất có thể chỉ khi còn là một nhà cai trị độc lập, ông mới đúc tiền với cái tên chính thức bằng tiếng Latinh REX STEFANVS.[94]

Dinar của Vua Dragutin được biết đến là đồng dinar đầu tiên có có chữ Kirin và hình quân vương trong tư thế đứng. Vua đội vương miện, tay phải cầm vương trượng một đầu là thánh giá, tay kia đặt trước ngực.

Sau khi nhường ngôi tại Deževa năm 1282, Dragutin quản lý phần lãnh thổ phía bắc Serbia, trong đó có trung tâm khai thác mỏ quan trọng Rudnik và giữ quyền đúc tiền.[91] Sau đó, những đồng dinar thông dụng với hình cờ các vua Dragutin và Milutin.[95] Dragutin tiếp tục đúc đồng dinar có cờ và thánh giá, lưu hành song song với đồng dinar tương tự của vua Milutin.[91] Hình dạng và khối lượng hai đồng dinar rất giống nhau chỉ khác dòng chữ: STEFANVS R/E/XS STEFAN (Dragutin) so với VROSIVS R/E/XS STEFAN (Milutin). Dần dần, các chữ cái biến đổi bất quy tắc, chữ đầu viết tắt đều gia tăng ở hai mặt trong khi mệnh giá bé lại.[98] Milutin và Dragutin cùng đúc tiền trong ba thập kỷ. Số lượng tiền đúc lớn và lưu hành rộng rãi, được phát hiện trên cả khu vực lớn từ bờ biển Địa Trung Hải đến bờ Biển Đen.[78]

Năm 1284, Dragutin mở rộng lãnh đại bằng cách chiếm MačvanskaBosanska banovina, rồi sáp nhập KučevskaBraničevska.[91]

Sau khi hai người xảy ra chiến tranh về kế vị không muộn năm 1301, Dragutin đã mất khu vực mỏ nên có thể phải giảm lượng tiền đúc hoặc thậm chí phải dừng hẳn.[91]

Khoảng năm 1311, huynh đệ hòa giải, Dragutin lại bắt đầu đúc tiền riêng mới.[91] Trong thập kỷ 1400, hai hệ thống tiền tệ được thành, của Milutin ở Brskov và của Dragutin ở Rudnik. Đồng dinar của Dragutin đúc mịn hơn và nặng hơn.[78] Chữ khắc (tên triều đại) bằng chữ Kirin lần đầu tiên xuất hiện trên tiền. Đây cũng là đồng xu đầu tiên của Serbia có hình vua đứng một mình.[95] Sau khi trở thành vua Srem, Dragutin đưa người Saxon đến Rudnik, phía tây bắc Kragujevac để khai thác mỏ bạc. Sau Brestov, mỏ này trở thành trung tâm khai thác quan trọng nhất trên lãnh thổ Serbia, lập ra một xưởng đúc tiền.[95] Cuối triều đại Srem, trên tiền không dùng danh hiệu chính thức mà viết "Стефан раб Христу" (Stefan rab Hristu).[94] Trên đồng dinar có hình vua một tay cầm quyền trượng với thánh giá, tay kia đặt trên ngực. Tiền được đánh dấu bằngcác chữ cái và dấu hiệu khác nhau, như ngôi sao, thánh giá, bông hoa và vương miện; chủ yếu ở mặt sau.[98] Hàm lượng bạc từ 91,4% đến 92,94% với khối lượng khoảng 2,18 gam.[82]

Khai thác mỏ bạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới thời vua Stefan Milutin, Raška phát triển về mọi mặt. Ông mở rộng lãnh thổ về phía nam về hướng Byzantium và sáp nhập Braničevo ở phía bắc. Các mỏ Brskovo, Novo Brdo và Rudnik đều hoạt động tích cực. Tiền đúc hàm lượng đồng đều với khối lượng trên 2 gam.[99] Các xưởng đúc tiền của Milutin hầu hết đều Kotoran thuê.[100]

Theo biểu tượng, tiền xu của vua Milutin có thể được chia thành bốn nhóm:[101]

Tập tin:Динар краља Милутина.jpg
Vua (trái) nhận cờ từ Thánh Stephen (phải), phía dưới tay cầm là dòng chữ "R/E/X", với "VROSIVS — STEFAN". Mặt sau: Chúa Giêsu ngồi trên ngai đặt sách phúc âm trong lòng, Bên trái và bên phải là ký hiệu IC-XC. Khối lượng 1,79 g, đường kính 19-20 mm.
Tiền của vua Milutin. Mặt trước: Chúa Giêsu ngồi trên ngai cầm sách Phúc Âm. Bên trái và bên phải là hai bông hoa huệ. [78] Mặt sau: vua đội vương miện và mặc áo dài ngồi trên ngai, tay phải cầm quyền trượng thánh giá, tay trái cầm quả cầu thánh giá kép. Khối lượng 2,12 g, đường kính 19 mm.
  • Dinar mẫu matapane, hình vua bên trái và Thánh Stephen bên phải. Vua đội vương miện , tay trái cầm cuộn giấy akakia, tay phải nhận cờ từ vị thánh, còn tay phải thánh Stephen cầm sách phúc âm trên ngực. Mặt sau là hình Chúa Giêsu ngự trên ngai.
  • Dinar có hình vua đội vương miện, mặc áo dài ngồi trên ngai. Tay phải cầm vương trượng, tay trái cầm quả cầu thánh giá kép. Mặt sau là hình Chúa Giêsu ngự trên ngai.
  • Mặt sau là hình vua tay phải cầm đoản kiếm, tay trái cầm cờ. Thanh kiếm tượng trưng cho công lý từ trời ban cho vua trên đất và chiến thắng.[102] Mặt trước là Đức Mẹ dạng nữ hoàng[103] ngồi trên ngai cao có lưng tựa, áo choàng dài, đội vương miện và mạng che mặt theo phong cách phương Tây, tay phải cầm hoa huệ. Xung quanh ngai những nhành nho[101] (cây nho Dečan của Jessejeva), mỗi bên ngai có một con chim. Cả hai mặt đều là hình biểu tượng cách điệu của phương Tây.[103]
  • Vua đội vương miện mặc chiến bào, ngồi trên ngai, không có dòng chữ đi kèm, tay phải cầm vương trượng, tay trái đặt lên đốc kiếm trên đùi. Mặt sau là hình Chúa Giêsu ngự trên ngai cao.[101]

Đồng dinar phổ biến với độ tinh khiết 93,2%, nhưng tỷ lệ giảm theo thời gian xuống còn 78,9-77,7% bạc, khối lượng trung bình là 1,93 gam.[104]

Ngay cả sau khi Milutin qua đời, đồng dinar thập tự chủ yếu phân bố ở miền nam và miền trung, còn hình vua cầm quyền trượng chiếm đa số hơn ở miền bắc.[104]

Stefan Vladislav II

[sửa | sửa mã nguồn]
Tập tin:Динар Стефана Владислава II.jpg
Đồng dinar bạc của Stefan Vladislav II, với chữ "L". Mặt trước: vua đội vương miện ngồi trên ngai, tay phải cầm vương trượng có hình thánh giá.[105] Xung quanh là dòng chữ Latinh "MONETA VLADISLAV".[72] Mặt sau: Chúa Giêsu ngồi trên ngai và cầm sách Phúc Âm.[105] Chữ viết tắt trái và phải "IС” „ХС".[72] Khối lượng 2,20 g, đường kính 21 mm.[105]

Trưởng nam Dragoslav là Stefan Vladislav II kế thừa ngôi vị Raš theo Hiệp ước Deževa. Khi Dragoslav còn sống, Vladislav II đã cai trị Srem độc lập và tự đúc tiền riêng không ghi danh hiệu giống như cha mình. Sau khi Dragoslav qua đời, lãnh địa được chia cho Milutin và Károly Robert . Sau khi Milutin băng hà, Vladislav II tự xưng vua Raška rồi đúc tiền có tên chính thức Stefan Vladislav.[72] Tổng cộng có 4 loại tiền đúc:

  • Hình vua đứng cầm vương trượng với thánh giá. Bên cạnh các dấu hiệu nhỏ hơn, đồng tiền được nhận diện bằng chữ cái "М—А" ở mặt trước hoặc L—В hay В—L
  • Hình vua đứng cầm vương trượng với thánh giá.
  • Hình vua ngồi trên ngai, cầm vương trượng với thánh giá. Dòng chữ bằng chữ Latinh và dấu là chữ "L".[106]
  • Đồng nửa dinar thì có hình vua ngồi và cầm kiếm hướng lên, mặt sau có chữ viết tắt "V".[106]

Giải thích cho dòng chữ Latinh là sau khi vua Milutin băng hà, Vladislav II được vua Hungary và Bosna Stefan II Kotromanić ủng hộ. Còn lại thì tiền đúc đều giống như thời phụ vương vì không có thời gian để thay đổi tiền tệ.[105]

Stefan Dečanski

[sửa | sửa mã nguồn]
Đồng dinar của Stefan Dečanski. Mặt trước: vua đội vương miện nhận thánh giá kép từ Thánh Stephen. Dòng chữ "[S]TEFAN REX S STEFAN". Mặt sau: Chúa Giêsu trên ngai và dấu “P-R”. Khối lượng 1,65 g, đường kính 21 mm.

Trưởng nam Milutin là Stefan Uroš III tiếp tục chính sách tiền tệ của phụ vương và cả của Dragutin và Vladislav bằng cách chấp nhận hai tỷ giá tiền tệ khác nhau: "Raška" với đồng dinar được chép lại là "de cruce” và “Serbia” gọi là “de Rudinico". Hai loại này là phổ biến nhất:[107]

Ông cố gắng khôi phục lại giá trị đồng dinar trước kia. Khối lượng tiền đúc không đều, lúc đầu nặng 2,17 nhưng đến những đồng cuối chỉ nặng 1,20 gam.[108]

Stefan Dušan

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình tượng trên tiền kết hợp được các yếu tố tiền đúc phương Tây và Đông La Mã, cộng thêm những chi tiết mới lạ: hình tượng hoàng đế và hoàng hậu cầm thánh giá giữa hai người, hoàng đế trên lưng ngựa, các dấu hiệu nhiều dòng. Tiền có cả mẫu chữ Latinh lẫn chữ Kirin.[78]

Khi Dušan làm vua, ông tiếp tục đúc các tiền xu thời phụ vương Dečanski cộng với một loại mới có hình mũ miện[109] là phù hiệu chiến binh và biểu tượng tinh thần hiệp sĩ.[109]

Đồng dinar vua Dušan có hình ảnh vua nhận thánh giá kép từ Thánh Stefan. Tiền đúc hình vua ngồi trên ngai, cầm vương trượng với thánh giá, kiếm đặt trên đùi.[110]

Tập tin:Динар цара Душана шлем са челенком.jpg
Dinar của Hoàng đế Dušan — Mặt trước: Chúa Giêsu ngự trên ngai, biểu tượng "IC—XC" và "Ŋ—O". Mặt sau: mũ miện và dòng chữ bảo STEFAVS — INPERATOR. Khối lượng 1,01 g, đường kính 18 mm

Dinar có hình mũ miện là loại mới, được đưa ra để tiêu chuẩn hóa hệ thống tiền tệ.[111] Mũ này là loại mũ trụ nguồn gốc từ phương Tây và có hình dáng đơn giản.[112] Dòng chữ trên tiền là "+MONITA—REX STEFA".[113] Mặt trước là hình Chúa Kitô ngồi trên ngai với tựa lưng hình bán nguyệt,[111] dòng chữ "IC—XC".[113]

Ngoài ra còn có một biến thể, ở mặt sau có biểu tượng quốc huy là chiếc khiên tam giác với ngôi sao sáu cánh, trên đó là mũ trụ có vương miện ở trên, chiếc khiên, một hoa hồng và lông vũ, giống như tiền của Stjepan II Kotromanić.[111] Mô típ mũ trụ này cũng hiện diện trên đồng xu thời Dušan làm hoàng đế.[112]

Thời làm Dušan, Dečanski thống nhất lại hệ thống tiền tệ, thu hồi tiền xu cũ để chuyển sang loại dinar mới giá trị thấp hơn , giảm tỷ lệ bạc từ 88,1 xuống 76,4-74,9%, mang lại lợi nhuận lớn cho kho bạc.[114]

Khi Dušan lên ngôi hoàng đế, tiền tệ đặc trưng bằng một lượng lớn các loại dinar được đúc trong giai đoạn 1345, 1346 đến năm 1355 năm,[115] năm đúc tiền chỉ có thông tin sơ lược.[116] Tỷ lệ bạc đồng dinar tăng lên 93,4% bạc với trung bình 1,4 gam.[117] Khối lượng giảm dần theo thời gian.

Tập tin:Крунидбени динар цара Душана.jpg
Đồng dinar Hoàng đế Dušan đăng cơ

Đợt phát hành tiền đầu tiên dưới thời hoàng đế Dušan cũng là đồng dinar nổi tiếng nhất trong giai đoạn trị vì của ông, nhằm khi ông lên ngôi hoàng đế nên còn gọi là "đồng dinar đăng cơ".[115] Hàm lượng bạc giá trị cao hơn, cũng như tinh tế hơn các đợt phát hành trước đó, cao so với cả mặt bằng chung châu Âu khi ấy. Hình ảnh thể hiện Dušan đứng, mặc áo bào hoàng đế Đông La Mã, tay cầm trượng, hai thiên thần (biểu thị thẩm quyền lực đến từ Thiên Chúa) đặt vương miện Đông La Mã tinh xảo lên đầu hoàng đế.[118] Chữ Kirin ghi "СТЕФАН ЦАР" (Sa hoàng Stefan),[42] danh hiệu hoàng đế viết bằng chữ ghép nối với nhau.[118] Mẫu đăng cơ này đã xuất hiện trên mẫu Đông La Mã trước đó, nhưng không phải trên tiền mà là tranh tường Serbia.[119][118] Hình ảnh trên tiền cho thấy sự ảnh hưởng của triều đại Đông La Mã lên triều đình Serbia, cũng như niềm tin giáo thuyết rằng Chúa Giêsu (chữ IC-XC trên mặt sau) là Đấng tuyên phong danh hiệu này.[118]

Интересантна врста Душановог сребрног царског динара. Новчић је масе 1,55 грама и пречника 20 mm. Владар с круном на глави седи на коњу у скоку. Коњ је окренут удесно. Владар на глави носи круну. У десној руци владар држи жезло са крстом на врху[120]

Tự tuyên bố lên ngôi hoàng đế Serbia và Hy Lạp không thông qua hoàng đế và thượng phụ Đông La Mã, Dušan khẳng định tính chính danh và thẩm quyền của mình thông qua tiền đúc.[78] Tiền thời ấy có độ tinh khiết cao hơn,[111] giá trị cao hơn thời ông còn làm vua. Loại tiền này được chấp nhận nội ngoại thương Serbia Trung cổ.[118]

Mô típ phổ biến thay vì các vị thánh lại là hoàng hậu cùng hoàng đế có thánh giá ở giữa, một biểu tượng Đông La Mã.[121] Hoàng đế Dušan cũng đúc giới thiệu loại tiền nhỏ hơn khác nhau, nặng khoảng 0,70 gam.[119]

Dušan phát hành nhiều loại tiền nhưng , với số lượng có xu hướng giảm liên tục.[117] Tiền thời đế quốc có thể phân loại theo Theo nơi đúc tiền, tiền đế quốc có thể như sau [122] :

  • Miền bắc, chủ yếu là Rudnik, đặc trưng là dòng chữ Latinh
  • Miền trung và miền nam Serbia — miền bắc và miền trung Macedonia, chỉ có chữ Kirin
  • Kotor, nơi đúc đồng dinar giống như đồng grosz của Cộng hòa Dubrovnik.[123] Mặt trước là hình Thánh Tryphon bảo trợ thành phố, tay phải cầm cành cọ, tay trái cầm quả cầu thánh giá, dòng chữ STRIPhON—CAThAREN.[124] Mặt sau là hoàng đế ngồi trên ngai , đội vương miện, khoác áo choàng, tay cầm vương trượng hình hoa huệ và quả cầu thánh giá,[123] dòng chữ STEPhANVS—IMPERATOR.[124] Dinar nặng khoảng 1,64 gam. [123]

Tiền đúc được quy định trong điều 168, 169 và 170 luật Dušan[125] thông qua tại Skopje năm 1349 và điều chỉnh mở rộng tại Nghị viện ở Ser năm 1354. Đầy là lần đầu tiên trong lịch sử Serbia, tiền được đưa vào khuôn khổ pháp luật.[78] Theo quy định, tiền chỉ có thể được đúc ở các thành phố.[126] Điều 169 ghi rõ làm tiền giả thì người thợ sẽ bị xử tử thiêu sống,[127] thành phố có việc đúc tiền giả sẽ phải nộp phạt, còn nếu xảy ra tại làng thì cả làng sẽ bị đuổi đi nơi khác.[62]

Đồng dinar còn được các nhà cai trị từng lãnh địa Serbia trung cổ khác cho lưu hành. Trong số đó có Jovan Dragaš, Jovan Uglješađúc đồng dinar bạc với hình đại bàng hai đầu ở mặt sau.[128]

Stefan Milutin

[sửa | sửa mã nguồn]

Branko Rastislalić là một trong những lãnh chúa phong kiến đầu tiên đúc tiền riêng từ thập niên 1340. Cùng với hai anh trai, ông là một trong các quân sư cao cấp cho Dušan. Lãnh địa Rastislalić gồm sông Danube, với Braničevo và Kučevo là trung tâm chính. Đồng dinar của ông có hình Chúa Giêsu ngự ở mặt trước và mão trụ ở mặt sau, được đánh dấu P-L, khối lượng trung bình 1,31 gam.[129]

Stefan Uroš V

[sửa | sửa mã nguồn]
Tập tin:Динар цара Уроша.jpg
Dinar của Hoàng đế Uros. Mặt trước: hoàng đế đội vương miện ngồi trên ngai, tay phải cầm quyền trượng hình thánh giá. Mặt sau: mão trụ với chùm 3 lông vũ. Khối lượng 1,10 gram, đường kính 20 mm.[130]

Sau Dušan, con trai là Uroš Nejaki kế vị nhưng không duy trì được quyền lực tập trung. Ban đầu tiền đúc có chất lượng tốt, nhưng dần thì dòng chữ rất khó đọc do khuôn đúc kém.[131] Chính sách tiền tệ đầu triều đại mô phỏng giống như thời Dušan. Còn về sau thì giống như việc điều hành quốc gia nói chung, quản lý sản xuất tiền này cũng được giao cho người khác.[130]

Tiền đúc của Hoàng đế Uroš có thể được phân thành ba nhóm cơ bản:[132]

  • Miền nam và miền trung:
    • mặt trước là hình hoàng đế cưới ngựa, mặt sau là hình mão trụ, đánh dấu bằng ký hiệu nhỏ "- T " và "T -"[133]
    • mặt trước là hình hoàng đế ngồi trên ngai, mặt sau là hình mão trụ, đánh dấu bằng ký hiệu "—Т" hoặc "- G" phổ biến hơn.[133]
    • mặt trước là hình Chúa Giêsu ngự trên ngai, mặt sau là hình hoàng đế trên ngai không có tựa lưng, đánh dấu bằng ký hiệu nhỏ "С—" và "—Е".[134]
    • mặt trước là hình Chúa Giêsu trên thập tự giá, mặt sau là hình hoàng đế và hoàng hậu cầm thánh giá ở giữa.[134]
    • tiền đúc tại Zvečan, một trong những thành cổ nhất Serbia Trung cổ, mặt trước là hình mão miện với dòng chữ "IMPERATOR-VROSIVS", mặt sau là hình ảnh thành Zvečan: tháp trên cổng thành, nhà thờ thánh George với thập tự, một kiến trúc khác ở bên trái có lẽ là cung vua.[134][135] Dòng chữ trên tiền là "ЗВЕЧАНЬ — ГРАДЬ". Hình ảnh cách điệu thành Zvečan là dấu ấn thường thấy trên con dấu và tiền phương Tây.[135] Ảnh hưởng này có thể đến từ Primorje với những bậc thầy nghề đúc đến từ mỏ Trepca gần đó có mức độ khai thác lên đến đỉnh điểm nửa đầu thế kỷ 15.[136] Số lượng đúc nhỏ, nay chỉ còn sót lại hai đồng dinar.[135]
  • Phía bắc có thể được chia thành nhiều nhóm chi tiết:[134]
    • mặt trước là hoàng đế đứng, mặt sau là Chúa Giêsu ngự trên ngai, dấu "С—" và "R—V".[137]
    • phong cách đơn giản hóa với chữ méo mó.
    • mặt trước là Chúa Giêsu ngự trên ngai, mặt sau là hoàng đế và hoàng hậu đứng cầm thánh giá kép, dấu "R-V".[137]
    • mặt trước là Chúa Giêsu ngự trên ngai, mặt sau là mão miện cách điệu.[132]
  • Thành phố duyên hải Kotor và Ulcinj: Ở Kotor, Uroš tiếp tục đúc tiền của Dusan lúc trước,[138] khác biệt ở dòng chữ "VROSIVS-IMPERATOR" trên mặt sau. Lazar Tomanović gọi tiền đúc tại Kotor là trifunci theo tên thánh Tryphon.[139]

Tại Kotor còn đúc đồng nửa dinar, một mặt là hình bán thân của Thánh Tryphon dưới dòng chữ "SANTVS TRIPhO", mặt kia là hình bán thân hoàng đế Uroš cùng dòng chữ "IMPERAThORAS".[124] Đồng folar được đúc ở Ulcinj có dòng chữ "VROSIVS REX" hoặc "VROSIVS". Ngoài các vùng duyên hải, những đồng tiền này lưu hành ở nhiều nơi khác, đặc biệt là phía đông bán đảo Balkan.[138]

Stefan Milutin

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi tiều đình trung ương suy yếu và tan rã, các lãnh chúa hùng mạnh nhất đã tự độc lập riêng rẽ.[140]

Các tổng đốc kiểm soát mỏ bạc đã thu lợi về mình nhưng lại làm những đồng tiền kém chất lượng. Do sợ bị quân đội để mắt, lúc đầu họ không dám đúc tiền bằng tên riêng mà ghép tên hoàng đế với tên mình. Số này có thể kể đến Rastislalići, Jovan Uglješa và vua Vukašin.[130]

Sau khi vua Vukašin tách khỏi quyền lực hoàng đế Uroš V khoảng năm 1367, các lãnh chúa khác cũng làm theo. Trong số đó có thân vương Lazar Hrebeljanović và Nikola Altomanović bắt đầu đúc tiền riêng.[140]

Sau khi triều đại Nemanjić chấm dứt năm 1371, các lãnh chúa tiếp tục đúc tiền tuy chất lượng và số lượng lưu thông cũng như mức độ phổ biến không được như thời Dušan.[78] Đế quốc Serbia bị chia cắt khiến nhiều lãnh chúa nổi lên đều cố gắng thể hiện có tư cách kế thừa hợp pháp nhà Nemanjić và hoặc quan hệ họ hàng nào đó.[141]

Các lãnh chúa mới nổi tận dụng thời cơ để mở rộng lãnh địa. Năm 1372, nhà Balšić chiếm Prizren, thân vương Lazar Novo Brdo, Vuk Branković chiếm một số vùng ở Kosovo. Marko Mrnjavčević, Nữ hoàng Euphrosim Jelena Mrnjavčević rồi đến Andreaš Vukašinović, Andrija Gropa, Konstantin Dragaš Dejanović và Vuk Branković bắt đầu đúc tiền và thu nhập đáng kể từ việc này. Nhưng các lãnh chúa phía nam đế quốc Serbia cũ nhanh chóng thần phục Thổ Nhĩ Kỳ và ngưng đúc tiền, nên những đồng tiền này rất hiếm và đều theo mẫu trước đây của vua Vukašin và hoàng đế Uroš.[140]

Thời sơ kỳ Trung cổ thường diễn ra việc hàng đổi hàng mà không cần tiền trung gian.[46] Vùng Balkan thường lấy gia súc thay cho tiền. Do đó trên lãnh thổ Croatia ngày nay, khi ấy có thể dùng da súc vật làm vật ngang giá, còn Serbia thế kỷ 13-15 ngoài tiền kim loại còn dùng cả ngựa, bò và cừu. Việc thanh toán bằng gia súc đặc biệt phát triển ở những dân tộc phát triển ngành chăn nuôi. Một số khoản phạt được ghi nhận trả bằng vải, văn bản Dubrovnik còn chép lại rằng bên cạnh tiền xu thì còn dùng cả pho mát để chi trả.[47] Việc trao đổi hàng hóa như vậy tiếp diễn đến hậu kỳ Trung Cổ.[46]

Sa hậu Jelena

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi hoàng đế Dušan băng hà, Sa hậu Jelena (mẹ hoàng đế Uroš) đã cai trị Serres[138] đông nam Macedonia trong khi đế quốc tan rã.[142]

Sau năm 1360, bà lãnh đạo như một lãnh chúa độc lập (despina) và bị Uglješa thâu tóm năm 1365. Trong thời gian trị vì ngắn ngủi, sa hậu Jelena đúc ba loại dinar, chỉ khác nhau ở dòng chữ khắc.[138] Mặt trước là hình hoàng đế Uroš, ngồi trên ngai không tựa, mặt nhìn hướng khác,[143] tay phải cầm quyền trượng thánh giá, tay trái cầm akaki.[144]

Mặt sau một trong ba đồng tiền ấy thể hiện sự cai trị của nữ lãnh chúa duy nhất Serbia Trung cổ: hình sa hậu Jelena đứng, tay phải cầm quyền trượng, tay trái là nhành cây, hai bên đều có hoa.[143]

Khối lượng trung bình đồng dinar Jelena là từ 1,13 đến 0,86 gam.[145]

Vua Vukašin

[sửa | sửa mã nguồn]
Tập tin:Динар Вукашина Мрњавчевића.jpg
Đồng dinar phổ biến của vua Vukašin. Mặt trước: Chúa Giêsu ngự trên ngai, cầm sách Phúc Âm. Mặt sau: 5 dòng chữ „ВБ ХА / БА БЛГP / БѢРNНO / КРА BЛБ / КАШb”. Khối lượng 1,18 g, đường kính 19 mm.

Vua Vukašin là một trong những lãnh chúa phong kiến quan trọng nhất đương thời. Năm 1365, ông được sa hoàng Uroš phong vương nhưng bắt đầu độc lập từ năm 1367. Quyền lực tập trung tại các thành Prilep, Skopje và Prizren. Xa nhất phía bắc, ông trấn giữ Pristina và Novo Brdo, phía tây là Prizren và phía đông là hồ Poru. Xưởng đúc tiền đặt tại Prizren và có thể cũng có xưởng ở Novi Brdo. Ông phát hành nhiều đồng tiền, có thể chia thành ba nhóm:[146]

  • Mặt trước là hình vua Vukashin cưỡi ngựa, mặt sau là mão miện với dòng chữ "Vrosius imperator" xung quanh, nhiều khả năng lưu hành giai đoạn 1365-1367.[146]
  • Mặt trước là hình Chúa Giêsu trên thập tự giá hoặc ngự trên ngai. Mặt sau là vua và hoàng hậu cầm thánh giá ở giữa. Mẫu này rất hiếm, được đúc theo mẫu của sa hoàng Uroš.[146]
  • Mặt trước là hình Chúa Giêsu, mặt sau nhiều dòng chữ, phỏng theo đồng dinar của sa hoàng Dušan. Đây là đồng tiền chính, lưu hành rộng rãi trên cả lãnh địa, trên tiền đánh dấu nhiều ký hiệu.[146]

Đồng dinar bạc của vua Vukašin và lãnh chúa Uglješa có hình mão miện (dấu hiệu nhà Nemanjić) có hình đầu phụ nữ đội vương miện (dấu hiệu nhà Mrnjavčević), biểu thị Vukašin thần phục làm chư hầu của Nemanjić.[147] Hình đầu phụ nữ đội vương miện và đeo khuyên tai giống như chân dung vua chúa Serbia trên bích họa thế kỷ 14.[148]

Khối lượng trung bình đồng bạc là 1,15 đến 1,05 gam.[145]

Stefan Uroš I

[sửa | sửa mã nguồn]

Vợ vua Vukašin là Jelena Mrnjavčević cũng đúc đồng dinar, mặt trước là hình người cưỡi ngựa tượng trưng cho vua chúa với dòng chữ "КР—ЛЬ", [142] mặt sau là mão miện,[138] hướng sang phải, dòng chữ 'КРAЛHЧA—A ЄЛѢNA. Có thể bà cũng cho đúc đồng dinar khác có dòng chữ mang ý nghĩa "Nữ vương được phước" ở mặt sau. [149]

Jovan Uglješa

[sửa | sửa mã nguồn]
Tập tin:Новац деспота Угељеше.jpg
Đồng dinar của Uglješa. Mặt trước: đại bàng hai đầu. Mặt sau: Chúa Giêsu với chuỗi hạt cườm, cầm cuốn Phúc âm trong tay trái. Trọng lượng 1,12 g, đường kính 20 mm. [150]
Tập tin:Заједнички динари Јована Угљеше и Вукашина Мрњавчевића.jpg
Đồng dinar dùng chung của Jovan Uglješa và Vukašin Mrnjavčević.[138] Mặt trước: hình thánh giá mỗi đầu là hai chiếc lá, dòng chữ: ДЕС/ПОТ/IO/АНВ/ВЛР/КА/ШН. Giữa thánh giá có ngôi sao năm cánh. Mặt sau: Sa hoàng Dušan tay phải cầm quyền trượng hình thánh giá. Tay trái cầm dải tua 3 chấm ở đầu, hai ngôi sao năm cánh ở hai bên.[151]

Tiền đúc Uglješa có thể được chia thành ba nhóm riêng biệt:[152]

  • dinar với mão miện, giáp che.[152]
  • dinar hình đại bàng hai đầu đầu tiên, đầy là đồng tiền lưu hành chính.[152]
  • phát hành chung với Vukašin. Năm 1365, Uglješa đúc tiền cùng với anh trai mình là Vukašin, nhân dịp ông tiếp quản quyền nhiếp chính từ sa hậu Jelena với vùng Ser.[150] Mặt trước theo biểu tượng Đông La Mã của sa hoàng Dušan, tay phải cầm quyền trượng, tay trái cầm akaki, dòng chữ "СФ—ЗР".[153] Mặt sau lại phỏng theo kiểu tiền Tây Âu: thánh giá với hoa huệ hai đầu và một ngôi sao ở giữa.[152]

Tiền đúc có dấu chữ lồng viết tắt biểu thị sa hoàng Dušan có lẽ kéo dài đến năm 1368, là khi ông công nhận quyền tối cao của Uroš V. Sau đó, ông chỉ đúc một loại tiền không có dấu ấn vua chúa ỏ trên. Uglješa đúc tiền ít hơn Vukašin rất nhiều, có lẽ vì lãnh địa của ông không có mỏ bạc dồi dào giống như vùng Rudnik của Vukašin. Ngoài ra, lãnh địa Uglješa bị Thổ Nhĩ Kỳ đô hộ sớm hơn các vùng khác cả một thế kỷ, lại cũng thoát khỏi nền cai trị đó muộn hơn cả thế kỷ nữa nên tiền đúc Uglješa càng dễ dàng bị tiêu hủy nhiều hơn.[150]

Tiền đúc Uglješa vốn trước đây được cho là của Jovan Oliver. Việc định danh lại các đồng tiền này bắt nguồn từ thực tế là tiền được đúc vào thời vua Vukašin khi mà dấu vết Oliver đã không còn nữa, cùng với mẫu mã kiểu dáng và vùng lưu hành tiền tệ chứng tỏ điều này.[138]

Khối lượng trung bình đồng dinar này là 1,1 đến 0,97 gam. Tỷ lệ bạc rất cao, lên tới 98,24%.[145]

Ngôn ngữ và chữ cái

[sửa | sửa mã nguồn]

Konstantin Dragaš Dejanović đồng cai trị với anh trai Jovan Dragaš, và sau khi Jovan qua đời, Konstantin đứng độc lập trong vị thế chư hầu Thổ Nhĩ Kỳ. Ông được ghi nhận đã đúc tiền có hình Chúa Giêsu ngự trên ngai với nhiều dòng chữ, còn duy nhất một đồng đựoc phát hiện ở Skopje. Ngoài ra, ông cũng một loại tiền khác theo mẫu grosch Venize.[154]

Andrija Gropa

[sửa | sửa mã nguồn]

Andrija Gropa là một tổng trưởng đến từ Albania. Nam 1377, ông là lãnh chúa độc lập tại Ohrid và cho đúc tiền có hình Chúa Giêsu trên thập tự giá. Dựa vào dòng chữ mặt sau, đồng dinar này chia làm bốn loại.[154] Chữ trên tiền đều là cổ tự Slav cho thấy ông đứng trong hàng ngũ phong kiến của đế quốc Serbia. Một loại tiền chỉ có tên Gropa mà không kèm tước vị tổng trưởng cho thấy ngay trong sinh thời vua Vukašin, ông đã là một quý tộc quan trọng và giàu có. Đồng tiền tìm thấy ở Kičevo có thể được đúc vào thập niên 1480, trên đó có dòng chữ "bởi ơn Chúa, đại tổng trưởng Gropa vùng Orhid."[155]

Nikola Altomanović

[sửa | sửa mã nguồn]

Nikola Altomanović sinh khoảng năm 1367. nắm giữ Mỏ, nơi anh ta đúc tiền của mình. Vào thời điểm đó, ông là lãnh chúa quyền lực nhất khu vực. [154] Ba loại một đồng tiền được biết đến. Hai đồng tiền đầu tiên tương tự như những đồng xu do các lãnh chúa khu vực khác sản xuất: trên mặt trước của loại thứ nhất, Chúa Kitô ngồi trên ngai vàng và trên mặt thứ hai, Chúa Kitô trên một chiếc supedaneum, trong khi cả hai đều có dòng chữ nhiều dòng ở mặt sau. Loại tiền thứ ba tương tự như đồng dinar Uros và được đánh dấu bằng chữ "SV" ở mặt sau. [154]

Stefan Dragutin

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôn ngữ và chữ cái

[sửa | sửa mã nguồn]

Quản lý tiền đúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng 20 dinar:

Ngày 24 tháng 3 năm 2003 đưa loạt giấy bạc mang biểu tượng Ngân hàng Quốc gia Serbia ra lưu hành, tờ đầu tiên có mệnh giá 1.000 dinar. Cùng năm 2003 phát hành thêm hai mệnh giá 100 và 5.000 dinar. Năm 2004 phát hành thêm tờ 500 dinar. Về cơ bản nguyên mẫu tiền giấy đã có từ năm 2000.[10]

Đúc tiền

[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng 10 dinar:

Với mục đích cải tiến thiết kế tiền giấy và kỹ thuật sản xuất, 31. tháng 12 năm 2007 Năm 2008, Ngân hàng Quốc gia Serbia đã đưa ra lời mời công khai phát triển các giải pháp nghệ thuật khái niệm cho loạt tiền giấy mới - các mệnh giá 10, 20, 50, 100, 200, 500, 1000, 2000 và 5000 dinar. Thời hạn nộp các giải pháp khái niệm là 30. Tháng 6 năm 2008 . Tuy nhiên, phản hồi đối với lời mời của công chúng lại nhỏ một cách bất ngờ và các giải pháp nghệ thuật mang tính khái niệm được đưa ra thậm chí còn chưa đạt được mức độ mong muốn và ý định của Ngân hàng Quốc gia Serbia. Vì lý do này, loạt tiền giấy hiện có vẫn được lưu hành. [10]

Với mục đích cải tiến thiết kế tiền giấy và kỹ thuật sản xuất, 31. tháng 12 năm 2007 Năm 2008, Ngân hàng Quốc gia Serbia đã đưa ra lời mời công khai phát triển các giải pháp nghệ thuật khái niệm cho loạt tiền giấy mới - các mệnh giá 10, 20, 50, 100, 200, 500, 1000, 2000 và 5000 dinar. Thời hạn nộp các giải pháp khái niệm là 30. Tháng 6 năm 2008 . Tuy nhiên, phản hồi đối với lời mời của công chúng lại nhỏ một cách bất ngờ và các giải pháp nghệ thuật mang tính khái niệm được đưa ra thậm chí còn chưa đạt được mức độ mong muốn và ý định của Ngân hàng Quốc gia Serbia. Vì lý do này, loạt tiền giấy hiện có vẫn được lưu hành. [10]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mitchell 2007, tr. 324-325.
  2. ^ Shaun Walker (28 tháng 4 năm 2018). “Kosovo's bitter enemies look to heal old wounds”. TheGuardian.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ “Points of dispute between Kosovo and Serbia”. France 24 (bằng tiếng Anh). 9 tháng 11 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ NBS, Banknotes in circulation.
  5. ^ “Dinar uveden 12. decembra 1873”. Aktiva (bằng tiếng Serbo-Croatia). 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2017.
  6. ^ NBS, Novac.
  7. ^ Crnobrnja & Crnobrnja 2004, tr. 121.
  8. ^ Mandić (27) 2006, tr. 25.
  9. ^ Mandić (27) 2006, tr. 26.
  10. ^ a b c d e f g h Ћирић & 15. 8. 2013.
  11. ^ a b “Новчаница номиналне вредности 10 динара”. НБС. Bản gốc lưu trữ 02. 02. 2017. Truy cập 29. 01. 2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|ngày lưu trữ= (trợ giúp)
  12. ^ a b “Новчаница номиналне вредности 20 динара”. НБС. Bản gốc lưu trữ 02. 02. 2017. Truy cập 29. 01. 2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|ngày lưu trữ= (trợ giúp)
  13. ^ “Новчаница номиналне вредности 50 динара”. НБС. Bản gốc lưu trữ 02. 02. 2017. Truy cập 29. 01. 2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|ngày lưu trữ= (trợ giúp)
  14. ^ a b “Новчаница номиналне вредности 100 динара”. НБС. Bản gốc lưu trữ 02. 02. 2017. Truy cập 29. 01. 2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|ngày lưu trữ= (trợ giúp)
  15. ^ “Новчаница номиналне вредности 200 динара”. Bản gốc lưu trữ 02. 02. 2017. Truy cập 29. 01. 2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|ngày lưu trữ= (trợ giúp)
  16. ^ a b “Новчаница номиналне вредности 500 динара”. НБС. Bản gốc lưu trữ 02. 02. 2017. Truy cập 29. 01. 2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|ngày lưu trữ= (trợ giúp)
  17. ^ a b “Новчаница номиналне вредности 1000 динара”. НБС. Bản gốc lưu trữ 02. 02. 2017. Truy cập 29. 01. 2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|ngày lưu trữ= (trợ giúp)
  18. ^ “Новчаница номиналне вредности 2000 динара”. НБС. Bản gốc lưu trữ 02. 02. 2017. Truy cập 29. 01. 2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|ngày lưu trữ= (trợ giúp)
  19. ^ a b “Новчаница номиналне вредности 5.000 динара”. НБС. Bản gốc lưu trữ 02. 02. 2017. Truy cập 29. 01. 2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|ngày lưu trữ= (trợ giúp)
  20. ^ a b Кирсанов 2013, tr. 86.
  21. ^ a b c Фронтал & 6. 4. 2009.
  22. ^ a b Моравчевић & 29. 7. 2016.
  23. ^ Богосав & 22. 10. 2016.
  24. ^ a b c d Рабреновић & 13. 1. 2018.
  25. ^ НБС & Новац.
  26. ^ “Ковани новац номиналне вредности 1 динар”. НБС. Bản gốc lưu trữ 04. 03. 2016. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày lưu trữ= (trợ giúp)
  27. ^ “Ковани новац номиналне вредности 2 динара”. НБС. Bản gốc lưu trữ 04. 05. 2016. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày lưu trữ= (trợ giúp)
  28. ^ “Ковани новац номиналне вредности 5 динара”. НБС. Bản gốc lưu trữ 06. 03. 2016. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày lưu trữ= (trợ giúp)
  29. ^ “Ковани новац номиналне вредности 10 динара”. НБС. Bản gốc lưu trữ 06. 03. 2016. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày lưu trữ= (trợ giúp)
  30. ^ “Ковани новац номиналне вредности 20 динара”. НБС. Bản gốc lưu trữ 06. 03. 2016. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày lưu trữ= (trợ giúp)
  31. ^ Мандић 2003, tr. 28.
  32. ^ Мандић (25) 2005, tr. 35.
  33. ^ a b Мандић 2007, tr. 27.
  34. ^ НБС & 25. 9. 2007.
  35. ^ РТС & 20. 3. 2009.
  36. ^ a b Танјуг & 16. 06. 2010.
  37. ^ a b c Динар 3 1996, tr. 41.
  38. ^ a b Хаџић & 18. 5. 2012.
  39. ^ a b Танјуг & 10. 1. 2018.
  40. ^ Танјуг & 10. 12. 2007.
  41. ^ a b Нилевић 2010, tr. 75.
  42. ^ a b c d e Мандић 1996, tr. 3.
  43. ^ a b Николић 2009, tr. 56.
  44. ^ a b c d Душанић 2004.
  45. ^ a b c Новаковић 2003, tr. 23.
  46. ^ a b c d Логос 2016, tr. 143.
  47. ^ a b Динар 7 1997, tr. 14.
  48. ^ a b c d e f g h i Јовановић 1996, tr. 7.
  49. ^ a b Пантелић 2010, tr. 106.
  50. ^ Иванишевић 2001, tr. 51.
  51. ^ a b Иванишевић 2001, tr. 52.
  52. ^ Мркобрад 2006, tr. 381.
  53. ^ a b c d Радић 2016, tr. 35.
  54. ^ a b Моравчевић & 11. 10. 2010.
  55. ^ Иванишевић 2001, tr. 59.
  56. ^ Пантелић 9-10 2011, tr. 49.
  57. ^ a b c d Радић 2016, tr. 38.
  58. ^ a b c Иванишевић 2001, tr. 56.
  59. ^ a b c Радић 2016, tr. 39.
  60. ^ a b c Иванишевић 2001, tr. 58.
  61. ^ a b Иванишевић 2001, tr. 57.
  62. ^ a b c Радић 2016, tr. 34.
  63. ^ Логос 2016, tr. 162.
  64. ^ a b Пантелић 9-10 2011, tr. 50.
  65. ^ a b Мркобрад 2006, tr. 391.
  66. ^ a b Мркобрад 2006, tr. 393.
  67. ^ Логос 2016, tr. 163.
  68. ^ Иванишевић 2001, tr. 55.
  69. ^ Спасић 2015, tr. 5.
  70. ^ Стојаковић 2002, tr. 13.
  71. ^ Јовановић/2 1996, tr. 20.
  72. ^ a b c d Јовановић/2 1996, tr. 23.
  73. ^ Иванишевић 2001, tr. 34.
  74. ^ Иванишевић 2001, tr. 35.
  75. ^ Црноглавац 2011, tr. 334.
  76. ^ “На аукцији у Лондону појавили се бакарни новчићи - доказ да први српски новац потиче из 11. века?”. Вечерње новости. Спутњик. 10. 1. 2022. Truy cập 20. 1. 2022. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date=|date= (trợ giúp)
  77. ^ a b Иванишевић 2001, tr. 237.
  78. ^ a b c d e f g h i j k Ковачевић & 6. 9. 2016.
  79. ^ a b Јовановић 1996, tr. 10.
  80. ^ a b c d e Јовановић 1988, tr. 116.
  81. ^ a b Пантелић 2010, tr. 108.
  82. ^ a b c d Иванишевић 2001, tr. 71.
  83. ^ a b Јовановић 1988, tr. 115.
  84. ^ a b c d e f Спасић 2015, tr. 7.
  85. ^ a b Стојаковић 2002, tr. 17.
  86. ^ Одак 2015, tr. 59.
  87. ^ a b Одак 2015, tr. 60.
  88. ^ a b Иванишевић 2001, tr. 37.
  89. ^ a b Одак 2015, tr. 38.
  90. ^ a b c Црнобрња 2004, tr. 57.
  91. ^ a b c d e f g Спасић 2015, tr. 8.
  92. ^ a b Црнобрња 2004, tr. 58.
  93. ^ a b Црнобрња 2004, tr. 60.
  94. ^ a b c Јовановић/2 1996, tr. 22.
  95. ^ a b c d e f g h Лазаревић 1990, tr. 22.
  96. ^ Иванишевић 2001, tr. 85.
  97. ^ a b Спасић 2015, tr. 9.
  98. ^ a b Спасић 2015, tr. 12.
  99. ^ Црнобрња 2004, tr. 61.
  100. ^ Одак 2015, tr. 48.
  101. ^ a b c Мандић (22) 2004, tr. 33.
  102. ^ Иванишевић 2001, tr. 86.
  103. ^ a b Одак 2015, tr. 45.
  104. ^ a b Иванишевић 2001, tr. 78.
  105. ^ a b c d Пантелић 7-8 2010, tr. 100.
  106. ^ a b Спасић 2015, tr. 19.
  107. ^ Спасић 2015, tr. 20.
  108. ^ Пантелић 9-10 2010, tr. 158.
  109. ^ a b Спасић 2015, tr. 21.
  110. ^ Спасић 2015, tr. 198.
  111. ^ a b c d Спасић 2015, tr. 23.
  112. ^ a b Одак 2015, tr. 203.
  113. ^ a b Одак 2015, tr. 198.
  114. ^ Иванишевић 2001, tr. 2.
  115. ^ a b Спасић 2015, tr. 24.
  116. ^ Иванишевић 2001, tr. 122.
  117. ^ a b Иванишевић 2001, tr. 114.
  118. ^ a b c d e Радић & Народни музеј.
  119. ^ a b Црнобрња 2004, tr. 59.
  120. ^ Бошковић 1999, tr. 18.
  121. ^ Иванишевић 2001, tr. 117.
  122. ^ Иванишевић 2001, tr. 123.
  123. ^ a b c Радић 2016, tr. 57.
  124. ^ a b c Одак 2015, tr. 75.
  125. ^ Мандић 1996, tr. 4.
  126. ^ Шаркић 2011, tr. 26.
  127. ^ Иванишевић 2001, tr. 50.
  128. ^ Стојаковић 1997, tr. 4.
  129. ^ Спасић 2015, tr. 30.
  130. ^ a b c Пантелић 1-2 2011, tr. 144.
  131. ^ Јовановић/5 1997, tr. 14.
  132. ^ a b Спасић 2015, tr. 36.
  133. ^ a b Спасић 2015, tr. 33.
  134. ^ a b c d Спасић 2015, tr. 34.
  135. ^ a b c Одак Михаиловић 2016, tr. 590.
  136. ^ Одак Михаиловић 2016, tr. 592.
  137. ^ a b Спасић 2015, tr. 35.
  138. ^ a b c d e f g Спасић 2015, tr. 37.
  139. ^ Томановић 2007, tr. 66.
  140. ^ a b c Зајић 2005, tr. 24.
  141. ^ Стојаковић 2004, tr. 22.
  142. ^ a b Одак 2015, tr. 196.
  143. ^ a b Одак 2015, tr. 189.
  144. ^ Одак 2015, tr. 190.
  145. ^ a b c Иванишевић 2001, tr. 46.
  146. ^ a b c d Спасић 2015, tr. 39.
  147. ^ Пантелић 3-4 2011, tr. 144.
  148. ^ Одак 2015, tr. 207.
  149. ^ Одак 2015, tr. 197.
  150. ^ a b c Пантелић 5-6 2011, tr. 134.
  151. ^ Димитријевић 2007, tr. 467.
  152. ^ a b c d Спасић 2015, tr. 38.
  153. ^ Одак 2015, tr. 221.
  154. ^ a b c d Спасић 2015, tr. 43.
  155. ^ Смиљанић 2015, tr. 6.

Tư liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Crnobrnja, Adam; Crnobrnja, Nikola (2004), Novac u Beogradu kroz vekove [Tiền ở Beograd qua các thời kỳ] (bằng tiếng Serbo-Croatia), Beograd: Muzej grada Beograda
  • Mandić, Ranko (2006). “Prvi prigodni novac samostalne Republike Srbije” [Đồng xu kỷ niệm đầu tiên của Cộng hòa Serbia độc lập]. Dinar (bằng tiếng Serbo-Croatia). Srpsko numizmatičko društvo. 27.
  • Mitchell, Laurence (2007), Bradt Travel Guide Serbia (bằng tiếng Anh), Bradt Travel Guides, ISBN 9781841622033