Bước tới nội dung

Dận Nhưng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dận Nhưng
胤礽
Hoàng tử nhà Thanh
Hoàng thái tử nhà Thanh
Tại vị1675 - 1708 (lần thứ 1)
1709 - 1712 (lần thứ 2)
Tiền nhiệmThanh Thánh Tổ
Kế nhiệmĐoan Tuệ Hoàng thái tử
Thông tin chung
Sinh(1674-06-16)16 tháng 6, 1674
Mất27 tháng 1, 1725(1725-01-27) (50 tuổi)
An tángHoa Sơn lăng tẩm, Kế Châu
Phối ngẫuQua Nhĩ Giai thị
Hậu duệxem văn bản
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La Dận Nhưng
(愛新覺羅 胤礽)
Ái Tân Giác La Doãn Nhưng
(愛新覺羅 允礽)
Thụy hiệu
Lý Mật Thân vương (理密親王)
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụThanh Thánh Tổ Khang Hi Đế
Thân mẫuHiếu Thành Nhân Hoàng hậu

Dận Nhưng (tiếng Mãn: ᠶᡡᠨ
ᠴᡝᠩ
, Möllendorff: Yūn Ceng, Abkai: Yvn Qeng, chữ Hán: 胤礽, bính âm: Yìn Réng; 6 tháng 6 năm 1674 - 27 tháng 1 năm 1725)[1], là Hoàng tử thứ 2 tính trong số những người con sống tới tuổi trưởng thành và là Hoàng đích tử duy nhất của Khang Hi Đế. Kỳ tịch của ông thuộc Hữu dực cận chi Tương Lam Kỳ đệ nhị tộc.

Ông là người được Khang Hi Đế lập làm Thái tử dù còn rất nhỏ, nhưng sau lại bị phế. Ông là Hoàng Thái tử đầu tiên của nhà Thanh được hưởng công khai lập trữ, cũng là vị duy nhất được Khang Hi Đế tự mình công bố thiên hạ, có được lễ sắc lập Thái tử. Sau khi ông bị phế lần thứ 2, Khang Hi đế không còn lập Thái tử nữa.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Dận Nhưng sinh vào ngày 3 tháng 5 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 13 (1674) là người con duy nhất còn sống tới tuổi trưởng thành của Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu[2]. Năm 1722, sau khi Dận Chân kế vị, để tránh kị húy, ông đổi thành Doãn Nhưng (tiếng Mãn: ᡳᠨ
ᠴᡝᠩ
, Möllendorff: In Ceng, Abkai: In Qeng, chữ Hán: 允礽, bính âm: Yǔn Réng)[3].

Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu từng sinh cho Khang Hi Đế một Đích trưởng tử Thừa Hỗ (承祜) nhưng lại mất sớm khi mới 3 tuổi. Sau khi Dận Nhưng được sinh ra, Khang Hi Đế đã đặt nhũ danh là Bảo Thành (保成), hi vọng Đích thứ tử có thể bình an trưởng thành. Nhưng sau khi sinh Dận Nhưng, Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu qua đời. Khang Hi Đế cực kì bi thương, quyết định đích thân dạy dỗ Đích tử Dận Nhưng[4].

Khang Hi có tất cả 35 con trai, trong đó có 11 người mất sớm không được tính vào "bài tự" sắp xếp chính thức khi xưng hô. Điều này dẫn đến việc khi xưng hô các Hoàng tử của Khang Hi theo thứ tự như "Đại A ca", "Nhị A ca" rất dễ gây ra nhầm lẫn. Điển hình là có nhiều người nhầm lẫn rằng Thừa Thụy (承瑞) và Thừa Hỗ (承祜) là tên cũ của Dận Nhưng. Trong tổng số 35 con trai của Khang Hi, Thừa Thụy là người sinh ra đầu tiên (không được xếp bài tự), Thừa Hỗ xếp thứ 2 (không được xếp bài tự), Dận Nhưng xếp thứ 7 (bài tự thứ 2). Hơn nữa, Thừa Thụy là do Vinh phi sinh ra, Thừa Hỗ và Dận Nhưng đều do Đích hậu sinh ra. Thừa Thụy và Thừa Hỗ phân biệt có xưng hô là "Hoàng nhất tử" và "Đích trưởng tử", xưng hô rất dễ lầm lẫn.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Thái tử Đại Thanh

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 3 tháng 6 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 14 (1675), Khang Hi Đế dụ Lễ bộ:

Ngày 12 tháng 12 (âm lịch), được sự đồng ý của Chiêu Thánh Thái Hoàng Thái hậuNhân Hiến Hoàng Thái hậu, Khang Hi Đế chính thức sách lập Dận Nhưng làm Hoàng Thái tử của Đại Thanh. Ngày 13 cử hành đại lễ phong Hoàng Thái tử tại Thái Hòa điện.

Niên thiếu ân sủng

[sửa | sửa mã nguồn]

Khang Hi Đế cực kỳ yêu thương Dận Nhưng. Từ nhỏ, Dận Nhưng do đích thân Khang Hi Đế chăm sóc ở Càn Thanh cung, dạy đọc sách viết chữ. Khang Hi Đế là một người học thức uyên bác, đối với người nối nghiệp tương lai của bản thân kì vọng rất cao, dùng phương thức dạy dỗ trữ quân ưu tú để bồi dưỡng Dận Nhưng, khi còn nhỏ tuổi đã dạy Dận Nhưng học Tứ thư, Ngũ kinh. Đến năm 6 tuổi, Thánh Tổ cho các danh nho Trương Anh (张英), Lý Quang Địa làm thầy dạy của Dận Nhưng, lại lệnh Hùng Tứ Lý (熊赐履) giảng dạy Lý thư cho Thái tử.

Ông từ nhỏ thông minh hiếu học, văn võ vẹn toàn, không chỉ tinh thông Chư tử Bách gia kinh điển, thi từ, mà còn thông thạo Mãn Châu cung mã kỵ xạ, thành thạo cả tiếng Hán lẫn tiếng Mãn Châu, Mông Cổ. Không những vậy, Thánh Tổ thường xuyên giảng cho Thái tử nghe về đạo trị quốc[5]. Lớn lên, ông từng nhiều lần giám quốc, thành tích không tầm thường, rất có tiếng thơm trong ngoài triều đình, giảm bớt một phần gánh nặng cho Khang Hi Đế. Dận Nhưng văn thao võ lược lại có tài trị quốc, không phụ sự kỳ vọng của Khang Hi Đế đối với trữ quân, đây là điều mà dù sau này Khang Hi Đế thất vọng về Dận Nhưng cũng phải thừa nhận.

Năm Khang Hi thứ 18 (1679), Khang Hi Đế đặc biệt sai người sửa chữa Minh Phụng Từ điện, đổi tên thành Dục Khánh Cung (毓庆宫), ban cho Dận Nhưng làm Đông cung. Tháng 6 cùng năm, lần đầu tiên Khang Hi Đế mang Thái tử đến hành lễ với Thái Hoàng Thái hậu cùng Hoàng Thái hậu. Hôm sau, Thái tử Dận Nhưng mới gần 5 tuổi theo Khang Hi Đế đến Cảnh Sơn cưỡi ngựa bắn cung, Thái tử bắn liền 5 phát trúng 1 nai 4 thỏ, Khang Hi Đế cực kì vui mừng.

Năm thứ 19 (1680), tháng 3, Chiêm sự phủ các nha môn thương nghị việc Hoàng Thái tử xuất các đọc sách. Tháng 5, 5 năm ngày giỗ của Nhân Hiếu Hoàng Hậu, Khang Hi Đế lệnh cho Thái tử Dận Nhưng đến lăng tẩm Hoàng hậu chủ trì lễ tế, làm tròn hiếu đạo.

Năm thứ 20 (1681), 3 năm ngày giỗ của Hiếu Chiêu Hoàng hậu, Thái tử Dận Nhưng được mệnh suất chư Vương, một nửa quan viên Bát kỳ Tứ phẩm trở lên cùng Vương phi, Nhất phẩm Mệnh phụ đi trước tế tự. Tháng 2, bởi vì đưa tiễn hai vị Hoàng hậu đến tử cung, Hoàng Thái tử Dận Nhưng suất chư Vương, Bát kỳ quan viên từ Tam phẩm trở lên, cùng Vương phi, Nhất phẩm Mệnh phụ tiến vào tế tự.

Ngày 13 tháng 11, ngự sử Đái Vương Tấn (戴王缙) thượng tấu Khang Hi Đế, Hoàng Thái tử cần phải xuất các đọc sách. Khang Hi Đế nhận thấy việc này cũng nên tiến hành. Ngày 15, Hoàng Thái tử suất Hoàng trưởng tử Bảo Thanh (Dận Thì) cùng chư Vương đại thần đến lăng Hoàng hậu tế tự, hành lễ. Ngày 16, nhân tin thắng trận quân Thanh đánh hạ được Côn Minh truyền đến, Khang Hi Đế triệu tập chúng thần đích thân tuyên đọc chiến báo Hán văn, mệnh Thái tử gần 8 tuổi đọc Mãn văn. Ngày 21, Thái tử đi săn thì gặp được hai con báo, Dụ Thân vương Phúc Toàn cùng Thái tử bắn hạ được một con. Ngày 6 tháng 12, Loan nghi vệ thỉnh cầu thêm vào Nghi trưởng của Hoàng Thái tử 30 quan viên Mãn Châu, 20 Hán quan cùng Giáo Úy các loại chức quan. Khang Hi Đế cho rằng còn sớm, tạm thời không cần thi hành.

Xuất các thụ giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Khang Hi thứ 21 (1682), ngày 15 tháng 2, nhân bình định được Loạn Tam Phiên, Khang Hi Đế suất Hoàng Thái tử đi Vĩnh lăng, Phúc lăng, Chiêu lăng ở Liêu Đông quan ngoại để cáo tế. Ngày 23 tháng 2, trong lúc đi vây săn gặp được 3 con hổ, Khang Hi Đế hạ được 2 con còn Thái tử Dận Nhưng hạ được 1 con. Ngày 25, nước Nga xâm phạm địa khu phía Đông Bắc của Trung Quốc, Thái tử tùy Phụ hoàng đến Cát Lâm Ô Lạt thị sát.

Năm thứ 22 (1683), ngày 26 tháng 3, Khang Hi Đế cho tu sửa Văn Hoa điện, để tiện cho việc Thái tử xuất các đọc sách sau này. Ngày 21 tháng 11, nhân nhà Thanh thống nhất Đài Loan, Khang Hi Đế mang Thái tử Dận Nhưng đến Nam Kinh tế Minh Hiếu lăng.

Năm thứ 25 (1686), tháng 2, các đại thần thượng tấu Khang Hi Đế, Thái tử đều đó học xong Tứ thư, Ngũ kinh, hơn nữa lại rất tinh thông. Vì vậy, Khang Hi Đế mệnh Lễ bộ, Chiêm sự phủ kỹ càng tra cứu điển tịch qua các triều đại, lựa chọn ngày tốt để cử hành điển lễ xuất các cho Hoàng Thái tử. Ngày 28 tháng 4, các bộ quyết định vào ngày 24 nhuận tháng 4 năm Khang Hi thứ 25 tổ chức điển lễ xuất các. Khang Hi Đế định ra đại lễ chư Vương, Đại thần đối với Thái tử tiền hành lưỡng quỳ lục khấu. Ngày tổ chức điển lễ, Hoàng Thái tử Dận Nhưng suất quan viên Mãn, Hán Đại học sĩ, Cửu khanh, Hàn Lâm viện, Chiêm sự phủ tại Bảo Hòa Điện hướng Khang Hi Đế hành lễ tam quỳ cửu khấu.

Năm thứ 26 (1687), ngày 29 tháng 5, Khang Hi Đế lệnh cho các Đại học sĩ tuyển từ trong các Hán quan Đại thần những ai người học vấn hơn người để phụ đạo cho Thái tử. Ngày 6 tháng 6, Khang Hi Đế lựa chọn ba người Đạt Cáp Tháp (达哈塔), Thang Bân (汤斌), Cảnh Giới (耿介) trở thành giảng sư của Thái tử. Ngày 7, Khang Hi Đế tại Sướng Xuân Viên cùng chúng thần thảo luận công việc phụ tá Hoàng Thái tử. Ngày 9, Dận Nhưng bắt đầu đọc sách tại Vô Dật Trai của Sướng Xuân Viên.[6][7]

Năm thứ 28 (1689), ngày 30 tháng 10, bởi vì tấu biểu của sứ thần Triều Tiên không tránh danh húy của Thái tử mà bị nghiêm trị. Ngày 12 tháng 12, vì Khang Hi Đế bị bệnh mà lệnh cho Thái tử Dận Nhưng cùng các Hoàng tử thay mặt tế lễ Hiếu Trang Văn Hoàng hậu.

Cũng vì thân phận Thái tử, lại thêm sự thiên vị của Khang Hi Đế, đã làm cho Dận Nhưng bị cô lập giữa các Hoàng tử khác, tạo nên một trận tranh đoạt sau này. Từ năm Dận Nhưng 14 tuổi, quan hệ với Hoàng trưởng tử Dận Thì đã bắt đầu căng thẳng. Dận Thì được xưng vũ lực cường tráng, mà Thái tử Dận Nhưng lại có thành quả ở phương diện văn học. Hình thành thói quen về sau Dận Nhưng tại mọi phương diện đều muốn so bì với Dận Thì. Đến năm 20 tuổi, Dận Nhưng gần như không cùng bất kỳ Hoàng tử trưởng thành nào đi lại, trên thực tế, các Hoàng tử thành niên không ngừng làm đủ mọi hành động sau lưng khiêu chiến vị trí Thái tử của Dận Nhưng.

Năm thứ 29 (1690), tháng 7, Thánh Tổ thân chinh Cát Nhĩ Đan, dừng chân ở Cổ lỗ Phú Nhĩ Kiên gia Hồn Cát Sơn. Tại đây Thánh Tổ ngã bệnh, cho gọi Thái tử Dận Nhưng cùng Hoàng tam tử Dận Chỉ đến hành cung. Trong lúc thị tật, Thái tử không hề tỏ ra lo lắng, Thánh Tổ thương tâm, đuổi Thái tử về Bắc Kinh. Từ sự kiện này mà quan hệ cha con thân thiết bắt đầu có ngăn cách.[8]

Năm thứ 33 (1694), Lễ bộ thượng tấu Khang Hi Đế về vật dụng tế tự Phụng Tiên Điện, muốn đem đệm quỳ bái của Thái tử bố trí vào bên trong. Nhưng Khang Hi Đế không đồng ý, lệnh cho Thượng thư Sa Mục Cáp (沙穆哈) đem đệm quỳ bái của Thái tử bố trí ở bên ngoài thềm cửa. Sa Mục Cáp thỉnh cầu Khang Hi Đế hạ chỉ cho ghi chép lại việc này trong hồ sơ, nhưng Khang Hi Đế lại hạ lệnh cách chức Sa Mục Cáp.[9]

Phụng chỉ giám quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Khang Hi thứ 34 (1695), sách lập Thạch thị vi Thái tử phi. Mặc dù có sự việc xảy ra trước đó, nhưng đến lúc này, Thái tử bước vào thời kì thành niên, Thánh Tổ bắt đầu rèn luyện ông trong thực tiễn, như trước đối với Thái tử đầy đủ tín nhiệm, ký thác nhiều hy vọng[6].

Năm thứ 35 (1696), Thánh Tổ lần nữa thân chinh Cát Nhĩ Đan, lệnh cho Thái tử Dận Nhưng giám quốc, tọa trấn kinh sư, các tấu chương nghe theo Thái tử xử lý, nếu phát sinh chuyện hệ trọng thì các bộ nghị sự với nhau rồi tấu với Thái tử. Ngày 4 tháng 6, chiến thắng Cát Nhĩ Đan, Thánh Tổ hồi kinh, Thái tử suất lĩnh Đại học sĩ A Lan Thái, Hộ bộ Thượng thư Mã Tề, Lễ bộ Thượng thư Phật Luân, đích thân nghênh đón tại Nặc Hải Hà Sóc, ngày 8 Thánh tổ lệnh cho Thái tử quay về trước. Ngày 9, Khang Hi Đế về đến kinh sư, Thái tử Dận Nhưng suất quần thần nghênh đón Hoàng giá hồi cung[10].

Năm thứ 36 (1697), Khang Hi Đế xuất binh tấn công Ninh Hạ, vẫn tiếp tục mệnh ông đóng giữ kinh sư. Nhưng lần này đã có những lời đồn bất lợi của ông truyền đến tai Thánh Tổ, mâu thuẫn giữa quyền lực và tình thân bắt đầu xuất hiện, từ đó, tình cảm của Khang Hi Đế đối với ông sinh ra biến hóa. Mặc dù vậy, Khang Hi Đế vẫn giao Tây Hoa Viên (西花園) cho ông làm phủ đệ của mình.

Năm thứ 37 (1698), Khang Hi Đế lần lượt sách phong cho các Hoàng tử thành niên, trong đó Hoàng trưởng tử Dận Thì phong Trực Quận vương, Hoàng tam tử Dận Chỉ phong Thành Quận vương, Dận Chân, Dận Kì, Dận Hựu, Dận Tự đều phong Bối lặc. Các Hoàng tử được thụ phong bắt đầu tham gia quốc gia chính vụ, cũng được phân Tá lĩnh, có thuộc hạ riêng của mình. Phân phong Hoàng tử chính là làm suy yếu lực lượng của Thái tử, đây cũng là một khảo nghiệm cho Dận Nhưng. Đồng thời, các Hoàng tử thành niên về sau càng lúc càng có quyền thế, liên tục gây ra mâu thuẫn cùng Thái tử, chư Hoàng tử cùng vây cánh của mình liên tục đả kích Thái tử cùng "Thái tử đảng". Thế là mâu thuẫn giữa Thiên tử, Thái tử cùng các Hoàng tử rắc rỗi phức tạp, càng lúc càng tăng lên.

Từ lúc Khang Hi Đế lập Thái tử về sau, trong triều liền xuất hiện thế cục hai phe đối đầu, một phe ủng hộ Thái tử và một phe phản Thái tử. "Thái tử đảng" có người đứng đầu là Sách Ngạch Đồ, con trai của Phụ chính Đại thần Sách Ni, là tam thúc của Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu, từng là Đại thần tin cậy nhất của Khang Hi Đế, nhưng về sau vì mưu cầu quyền lực cá nhân mà lâm vào vòng xoáy mâu thuẫn giữa Thiên tử cùng Thái tử.

Năm Khang Hi thứ 42 (1703), Sách Ngạch Đồ bị kết tội "Nghị luận quốc sự, kết đảng vọng hành" mà bị bỏ tù và chết ngay sau đó. Thánh Tổ còn lệnh bắt tất cả các con của Sách Ngạch Đồ, đem hai người em trai là Tâm Dụ và Pháp Bảo đều giam cầm, lại mệnh: "Nhược biệt sinh sự đoan, Tâm Dụ, Pháp Bảo đương tộc tru". Đại thần Ma Nhĩ Đồ, Thiệu Cam, Đông Bảo cũng bị lấy lý do cùng đảng phái mà bị giam cầm, "Chư thần đồng tổ tử tôn tại bộ viện giả, giai đoạt quan. Giang hoàng dĩ gia hữu Sách Ngạch Đồ tư thư, hạ Hình bộ luận tử". Chỉ cần dính dáng đến đảng phải Thái tử đều không thoát khỏi. Dận Nhưng dần dần bị thất sủng.

Phế Thái tử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Khang Hi thứ 47 (1708), tháng 5, Khang Hi đế đi tuần du Tái ngoại, tùy giá có Hoàng Thái tử Dận Nhưng, Hoàng trưởng tử Dận Thì, Hoàng thập tam tử Dận Tường, Hoàng thập tứ tử Dận Trinh, Hoàng thập ngũ tử Dận Vu, Hoàng thập lục tử Dận Lộc, Hoàng thập thất tử Dận Lễ, Hoàng thập bát tử Dận Giới. Trong lúc tuần du, phát sinh một số sự kiện thúc đẩy mối quan hệ giữa Khang Hi Đế và Thái tử càng trở nên gay gắt: Những Hoàng tử thuộc đảng phái Đại A ca hướng Khang Hi Đế tố cáo Thái tử Dận Nhưng có rất nhiều biểu hiện bất lương. Ví dụ như ông thô bạo bất nhân, thoải mái đánh đập chư Vương, Bối lặc, Đại thần, lại còn khấu bớt cống phẩm Mông Cổ, dung túng cho chồng của nhũ mẫu là Nội vụ phủ Tổng quản Lăng Phổ bắt chẹt vơ vét của cải của thuộc hạ. Đủ loại biểu hiện bất nhân làm cho Khang Hi Đế chán ghét. Những báo cáo 7 phần thật 3 phần giả nhưng Khang Hi Đế tin không chút nghi ngờ. Quan trọng nhất là Khang Hi Đế không chỉ bất mãn hành xử thô bạo mà hơn hết là bất mãn về những lần xử sự vượt quyền của Thái tử. Ông nhận thấy hành vi của Thái tử là: "Dục phân trẫm uy bính, dĩ tứ kỳ hành sự dã".

Trên đường tuần du, Hoàng thập bát tử Dận Giới mắc bệnh cấp tính, Khang Hi Đế thập phần lo lắng, ngược lại Thái tử lại cực kì thờ ơ[11]. Khang Hi Đế một mặt thương yêu con nhỏ, một mặt lại nhớ đến sự kiện đã canh cánh trong lòng bao lâu nay: Năm Khang Hi thứ 29 (1690), tháng 7, trong khi Khang Hi Đế lâm bệnh, lúc thị tật, Hoàng Thái tử không hề tỏ vẻ gì lo lắng, Khang Hi Đế nhận định đứa con này tuyệt đối không có "trung ái quân phụ" đã lệnh Thái tử hồi kinh trước. Lúc ấy Dận Nhưng mới 16 tuổi, có lẽ không thấy được bất mãn của Phụ hoàng, nhưng Khang Hi Đế cho rằng đây chính là biểu hiện Thái tử bất hiếu, không thể trọng dụng. Về sau khi phế Thái tử, Khang Hi Đế nói rằng đã bao dung 20 năm nay chính là đem chuyện này trở thành khởi điểm, có thể thấy được việc này lưu lại cho Khang Hi Đế ấn tượng sâu như thế nào.

Khang Hi Đế trách cứ Dận Nhưng "Tác vi đích trường tử, hào vô tố huynh trường đích dạng tử". Nhưng Dận Nhưng không chỉ không chịu nghe phê bình mà còn phẫn nhiên phát nộ, ngang ngược cùng Phụ hoàng tranh luận. Trên đường về kinh, Khang Hi Đế phát hiện Dận Nhưng ban đêm lại gần lều vải của ông, theo khe hở thăm dò bên trong, cho rằng Dận Nhưng có ý muốn "Thí nghịch". Chuyện này càng làm Khang Hi Đế quyết tâm lập tức phế Thái tử.

Tháng 9, Khang Hi Đế triệu Thái tử cùng chư Vương Đại thần đến, dụ viết:

Khang Hi Đế còn nói:

Năm thứ 47 (1708), ngày 18 tháng 9, Khang Hi Đế chính thức phế bỏ ngôi vị Thái tử của Dận Nhưng, giam cầm, mệnh Trực Quận vương Dận Thì trông coi[12]. Khang Hi Đế lại ra lệnh giết hai người con của Sách Ngạch Đồ là Cách Nhĩ Phân và A Nhĩ Cát Thiện, cùng với Nhị Cách, Tô Nhĩ Nặc, Cáp Thập Thái, Tát Nhĩ Bang A.

Ngay sau khi Dận Nhưng vừa bị phế đi vị trí Thái tử, Hoàng trưởng tử Dận Thì đã từng có ý định muốn giết Dận Nhưng "Hôm nay (ta) muốn giết Dận Nhưng, không cần đợi Hoàng phụ ra tay" [13], Khang Hi Đế nghe được cực kì sửng sốt, ý thức được Dận Thì vì mưu đoạt trữ vị đã muốn giết Dận Nhưng, nếu thực hiện được thì hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Khang Hi Đế lần nữa phê bình Dận Thì:

Từ khi Thánh Tổ phế đi vị trí Thái tử, các Hoàng tử khác vì tranh đoạt ngôi vị Thái tử mà bộc phát một trận "Chính trị nội chiến". Ngày 14 tháng 11, tại Sướng Xuân Viên, Khang Hi Đế triệu tập chúng thần mệnh tuyển ra người thích hợp làm Hoàng Thái tử trong chư vị Hoàng tử, trừ Đại A ca Dận Thì. Dưới loại tình huống này, triều đình không đề cập tới nhân dân đại sự, mà ngày nào cũng bàn luận về việc vị Hoàng tử nào phù hợp, vị Hoàng tử nào nên lập làm Thái tử. Đám đứng đầu Bát A ca đảng như A Linh A (阿灵阿), Ngạc Luân Đại (鄂伦岱), Quỹ Tự (揆叙), Vương Hồng Tự (王鸿绪) thương nghị với nhau, ngầm đưa tin cho các đại thần, đề cử Bát A ca Dận Tự. Hơn nữa, biết bản thân mình khó lòng tranh đoạt trữ vị, Đại A ca Dận Thì liền muốn đề cử Dận Tự, người có quan hệ mật thiết với mình nhất (thuở nhỏ Dận Tự do sinh mẫu của Dận Thì là Huệ phi nuôi dưỡng).

Dận Thì lợi dụng việc Trương Minh Đức xem tướng, vì Dận Tự chế tạo dư luận, nói rằng: "Tương diện nhân Trương Minh Đức tằng tương Dận Tự, hậu tất đại quý"[14]. Khang Hi Đế phái người truy xét, không chỉ tra ra sự tình xem tướng còn tra ra việc Dận Thì từng muốn mưu sát Hoàng Thái tử.

Tư liệu nguyên văn ghi chép:

"Thanh Thánh Tổ thực lục" có ghi chép lại, Khang Hi Đế triệu chư vị Hoàng tử đến Càn Thanh cung, dụ viết:

Khang Hi Đế tức giận Dận Thì cùng Dận Tự cấu kết mưu đoạt Thái tử vị, muốn đem cả hai giam cầm. Hoàng cửu tử Dận Đường liền nói với Hoàng thập tứ tử Dận Trinh: "Nhĩ ngã thử thì bất ngôn hà đãi". Hoàng cửu tử Dận Đường liền biện minh: "Bát A ca Dận Tự vô thử tâm, thần đẳng nguyện bảo chi". Khang Hi Đế cực kì tức giận, Hoàng ngũ tử Dận Kì phải quỳ ôm khuyên can, chư Hoàng tử phải dập đầu cầu tình, mới làm cơn tức giận của Khang Hi Đế giảm xuống, lệnh chư vị Hoàng tử đem Dận Đường cùng Dận Trinh đuổi ra ngoài. Cũng vì lần này, Bát A ca Dận Tự bị tước đi tước vị Bối lặc.[15]

Phục lập Thái tử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 10, Hoàng tam tử Dận Chỉ, tấu với Khang Hi Đế, cáo buộc Hoàng trưởng tử Dận Thì đi lại gần với Vu thuật sư (Mông Cổ Lạt ma Ba Hán Cách Long), sử dụng tà thuật hãm hại Hoàng đích tử Dận Nhưng để đoạt ngôi vị trí Thái tử.[16]

Khang Hi Đế tức giận, đem bắt bọn Minh Giai Cát Bặc Sở, Mã Tinh Cát Bặc Sở, Ba Hán Cách Long cùng với Trực Quận vương phủ Hộ vệ Sắc Lăng Nhã Đột, giao cho Thị lang Mãn đô Thị vệ Lạp Tích tra thẩm. Bọn Ba Hán Cách Long khai rằng: "Trực Quận vương muốn dùng tà thuật nguyền rủ phế Thái tử, sai bọn ta dùng thuật trấn yếm là có thật". Bọn Thị vệ Nạp Lạp Thiện còn đào lên được hơn 10 vật trấn yếm, đều giao cho Hiển Thân vương Diễn Hoàng điều tra kĩ càng rồi thượng tấu[16].

Không lâu sau, Khang Hi Đế đến Nam Uyển, nhưng vì không khỏe mà hồi cung. Dụ Lĩnh thị vệ Nội đại thần, Đại học sĩ: "Từ ngày phế Thái tử, Trẫm không ngày nào không rơi lệ. Lúc đến Nam Uyển lại nhớ những lúc có Hoàng Thái tử cùng các A ca đi theo, không khỏi đau buồn mà đành hồi cung." Sau đó, Khang Hi Đế cho triệu Dận Nhưng đến hỏi lại chuyện cũ, nhưng Dận Nhưng lại ngơ ngác không nhớ gì cả, như những điều trước kia đều do bị yểm vậy.

Khang Hi Đế tin việc trấn yểm kia là thật, tức giận dụ:

Tháng 11, Dận Thì bị tước bỏ hết phong hiệu và giam lỏng ngay tại phủ đệ.

Năm Khang Hi thứ 48 (1709), bởi vì Đại A ca cùng Bát A ca tranh trữ thất bại, mẫu thuẫn trong các Hoàng tử càng trở nên gay gắt, Khang Hi Đế quyết định phục lập Thái tử Dận Nhưng. Ngày 22 tháng 1, Khang Hi Đế ra chiếu phục lập Dận Nhưng là Thái tử, sai người cáo tế thiên địa, Tông miếu, xã tắc.

Ngày 10 tháng 3, lấy Đại học sĩ Ôn Đạt, Lý Quang Địa là Chính sứ, Hình bộ Thượng thư Trường Đình Ngọc, Đô sát viện Tả đô Ngự sử Mục Hòa Luân là Phó sứ cầm cờ Tiết, thụ Dận Nhưng sách, bảo, phục lập vi Hoàng Thái tử; lại lấy Lễ bộ Thượng thư Phú Ninh An là Chính sứ, Lễ bộ Thị lang Thiết Đồ là Phó sứ cầm cờ tiết, thụ Thạch thị sách, bảo, phục phong là Hoàng Thái tử phi.

Cùng ngày, lần lượt tấn phong các vị Hoàng tử, trong đó Dận Chỉ, Dận Chân, Dần Kì đều được tấn Thân vương; Dận Hựu, Dận Ngã phong Quận vương; Dận Đường, Dận Đào, Dận Trinh đều phong Bối tử; Dận Tự cũng được phục phong Bối lặc. Khang Hi Đế mong muốn xúc tiến tình cảm giữa Hoàng Thái tử cùng chư Hoàng tử[17].

Lần nữa Phế Thái tử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng Thái tử mặc dù phục lập, tạm thời hòa hoãn được nan đề Hoàng tử tranh vị, nhưng mâu thuẫn giữa Thiên tử cùng Trữ quân chưa hề được giải quyết.

Năm Khang Hi thứ 50 (1711), tháng 10, Khang Hi Đế nghe tấu rằng, Thái tử Dận Nhưng tiếp xúc cùng những nhân sĩ bất chính, muốn liều lĩnh cưỡng ép Phụ hoàng thoái vị, tự mình lên ngôi. Khang Hi Đế nghe xong đại nộ, lập tức trở về Kinh, cho tra xét các đại thần thuộc "Thái tử đảng", đồng thời khiển trách Bộ quân Thống lĩnh Thác Hợp Tề (讬合齐), Hình bộ Thượng thư Tề Thế Vũ (齐世武), Binh bộ Thượng thư Cảnh Ngạch (耿额), Đô thống Ngạc Thiện (鄂缮), Nhạ Đồ (迓图). Đây chính là "Thẩm Thiên Sinh án" trứ danh [18]. Lại đem Thác Hợp Tề cùng với tội ăn hối lộ trong Thẩm Thiên Sinh án mà bị phán treo cổ (cuối cùng chết trong ngục, thi thể bị thiêu), Tề Thế Vũ cũng bị phán treo cổ, Ngạc Thiện bị đoạt quan u cấm, Nhạ Đồ bị đưa vào Tân Giả Khố thủ mộ An Thân vương[19]. Mâu thuẫn giữa Khang Hi cùng Thái tử chung quy phát triển đến trình độ không thể điều hòa, Khang Hi Đế quyết định lại một lần nữa phế Thái tử.

Năm Khang Hi thứ 51 (1712), ngày 13 tháng 9, Thánh Tổ tuần thị Tái ngoại trở về, cùng ngày gọi các Hoàng tử đến tuyên bố:

Dận Nhưng bị phế truất, u cấm ở Hàm An cung. Ngày 16 tháng 11, đem việc phế Thái tử cáo tế thiên điện, Thái Miếu, xã tắc. Khang Hi Đế cũng lệnh nghiêm gia cấm cố Hoàng trưởng tử Dận Thì trong phủ đệ.[20]

Năm thứ 52 (1713), ngày 2 tháng 2, Đô sát viện Tả đô Ngự sử Triệu Thân Kiều tấu thỉnh lập Hoàng thái tử, Khang Hi Đế không chuẩn [21], dụ viết:

Năm thứ 53 (1714), tháng 11, Đại học sĩ Vương Thiểm, Ngự sử Trần Gia Du thỉnh cầu lập Thái tử. Ngày 20 tháng 1 năm 1715, Hàm lâm viện Kiểm thảo Chu Thiên Bảo lần nữa thượng tấu phục lập Hoàng thái tử Dận Nhưng[22].

Năm thứ 59 (1720), ngày 2 tháng 6, Khang Hi Đế phong con gái thứ 3 của Dận Nhưng là Quận chúa, gả cho Thổ Mặc Đặc Đạt Nhĩ Hán Bối lặc A Lạt Bố Thản.

Năm thứ 60 (1721), ngày 18 tháng 3, trong Vạn thọ tiết của Khang Hi Đế, Vương Thiểm một lần nữa hướng Khang Hi Đế đề nghị phục lập Dận Nhưng là Hoàng Thái tử nhưng Khang Hi Đế không đồng ý.

Năm thứ 61 (1722), ngày 13 tháng 11, Khang Hi Đế bệnh tình nguy kịch, triệu Hoàng tam tử Dận Chỉ, Hoàng tứ tử Dận Chân, Hoàng thất tử Dận Hựu, Hoàng bát tử Dận Tự, Hoàng cửu tử Dận Đường, Hoàng thập tử Dận Ngã, Hoàng thập nhị tử Dận Đào, Hoàng thập tam tử Dận Tường cùng với Long Khoa Đa yết kiến. Khang Hi Đế di chiếu lập Dận Chân làm người kế nghiệp, phong con trai Dận Nhưng là Hoằng Tích làm Thân vương, yêu cầu Dận Chân phải thiện đãi phế Thái tử và Hoàng trưởng tử. Cùng ngày, Khang Hi Đế giá băng tại Sướng Xuân Viên.

Ngày 22, Dận Chân chính thức đăng cơ, chọn năm sau đổi thành Ung Chính nguyên niên. Ngày 11 tháng 12, Dận Chân chính thức phong Hoằng Tích là Lý Quận vương.

Cuối đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Ung Chính nguyên niên (1723), ngày 7 tháng 5, Ung Chính Đế mệnh Lý Quận vương Hoằng Tích mang theo gia đình dời đến Kinh Giao (nay thuộc khu Xương Bình, Bắc Kinh), cư ngụ tại Trịnh Gia trang. Ngày 17 tháng 6, cải thụy của Nhân Hiếu Hoàng hậu thành Hiếu Thành Cung Túc Chính Huệ An Hòa Lệ Thiên Tương Thánh Nhân Hoàng hậu.

Năm thứ 2 (1724), Dận Nhưng bệnh nặng, Ung Chính Đế dụ đại thần an bài hậu sự. Ngày 14 tháng 12, Dận Nhưng qua đời khi vẫn còn bị cấm cố trong Hàm An cung, thọ 51 tuổi, được truy phong Lý Mật Thân vương (理密親王)[23][24]. Ngày 15, Ung Chính Đế đích thân đến tế điện của Dận Nhưng, gia phong sinh mẫu của Hoằng Tích thành Lý Thân vương Trắc Phúc tấn, do con trai phụng dưỡng. Ngày 16, Ung Chính Đế đến Ngũ Long đình, khóc điện.

Tang nghi của Dận Nhưng chiếu theo lệ Hòa Thạc Thân vương, người trong phủ Lý Quận vương đều phải chịu tang, Ung Chính Đế cũng mệnh cho Doãn Chỉ, Doãn Đào, Hoằng Thự [Chú 1], Hoằng Trác [Chú 2], Hoằng Hi [Chú 3], Hoằng Phưởng [Chú 4], Hoằng Xuân [Chú 5], Hoằng Ngang [Chú 6] mặc tang phục. Lúc đưa tang, mỗi cánh quân[Chú 7] phái một Lĩnh thị vệ Nội đại thần, hai Tán trật đại thần, 50 Thị vệ, tiễn đưa đến Trịnh Gia trang, thiết bằng an thố[25].

Năm thứ 6 (1728), Hoằng Tích được tấn Lý Thân vương. 2 người con của Dận Nhưng là Hoằng Quế và Hoằng Hoàn cũng được Ung Chính nhận làm Dưỡng tử.

Ảnh hưởng của tranh trữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoằng Tích là trưởng tôn của Khang Hi Đế, từ nhỏ đã được Tổ phụ sủng ái, nuôi dưỡng trong nội cung. Lúc Dận Nhưng bị phế, Hoằng Tích đã trưởng thành, làm người nhân hậu, rất được Khang Hi Đế yêu quý.

Năm Càn Long thứ 4 (1739), tháng 10, Tông Nhân phủ nghị tấu, Trang Thân vương Doãn Lộc cùng với Hoằng Tích, Hoằng Thăng, Hoằng Xương [Chú 8], Hoằng Giao [Chú 9] đi lại thân thiết, mưu đồ bí mật, dâng thư thỉnh cầu xử lý.

Càn Long Đế cho là: "Hoằng Tích tự cho mình là Đông cung Đích tử, bụng dạ khó lường", cách đi tước vị Thân vương của Hoằng Tích, lấy con trai thứ 10 của Dận Nhưng là Hoằng Quế tập Lý Quận vương.[26]

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Đánh giá chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Dận Nhưng là người đầu tiên và là duy nhất của Thanh triều được công khai lập làm trữ quân, hưởng qua điển lễ phong Hoàng thái tử. Ông từ nhỏ đã thông minh hiếu học, khai giảng kinh diên, chủ trì tế tự. Với tư cách là người thừa kế của Khang Hi Đế, ông đã không phụ sự kì vọng của mọi người, văn thao võ lược, có tài trị quốc, điểm ấy cho dù sau này Khang Hi Đế đối với ông thất vọng cũng không phủ nhận. Nhiều lần giám quốc thính chính, giảm bớt gánh nặng cho Phụ hoàng, đối với thời kì cực thịnh của Thanh triều, công lao của Dận Nhưng không thể bỏ qua. Nhưng trường kì sống an nhàn sung sướng, cùng với đấu tranh chính trị rắc rối phức tạp đã làm nhân cách phân liệt, không còn hiền đức nữa, còn đối với người cầm quyền tối cao của chế độ quân chủ mà nói, Hoàng thái tử có càng nhiều đặc quyền thì càng trở thành đối tượng uy hiếp lớn. Tị hiềm giữa Quân-Trữ, Phụ-Tử không thể tránh được. Hoàng thái tử phế rồi lại lập, rồi lại phế, làm cho Khang Hi Đế tâm lực quá độ mệt mỏi. Lần thứ hai phế Thái tử, mặc dù không như những gì ông nói "Hào bất giới ý, đàm tiếu xử chi" nhưng xác thực không thống khổ như lần đầu tiên. Bởi vì ông phát hiện, lập Thái tử không thể tránh khỏi mâu thuẫn, chi bằng đừng lập. Từ sau triều Khang Hi, Ung Chính Đế nhận thấy sự tàn khốc khi lập phế Thái tử, Hoàng tử tranh đoạt, bắt đầu chế độ bí mật lập trữ, từ đó về sau dùng đến thời Hàm Phong.

Đánh giá qua các triều đại

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khang Hi Đế:

"胤礽乃皇后所生, 朕煦妪爱惜

Dận Nhưng nãi hoàng hậu sở sinh, trẫm hú ẩu ái tích"

"皇太子自幼读书, 深明大义, 必然谨慎. 上则祖庙社稷之福, 下则臣民之造化也. 朕不胜喜悦. Hoàng Thái tử tự ấu độc thư, thâm minh đại nghĩa, tất nhiên cẩn thận. Thượng tắc tổ miếu xã tắc chi phúc, hạ tắc thần dân chi tạo hóa dã. Trẫm bất thắng hỉ duyệt.

"尔在宫稳坐泰山理事, 故朕在外放心无事, 多日悠闲, 此可轻易得想乎? 朕之恩福盖由行善而致也. 朕在此无不告知众人. 尔如此孝顺父亲, 诸事挂念在心, 朕亦祝尔长寿无疆, 子孙同尔一样孝顺, 亦如此恭敬尔. 尔诸事稔知恭敬, 故写信寄之. Nhĩ tại cung ổn tọa thái sơn lý sự, cố trẫm tại ngoại phóng tâm vô sự, đa nhật du nhàn, thử khả khinh dịch đắc tưởng hồ? Trẫm chi ân phúc cái do hành thiện nhi trí dã. Trẫm tại thử vô bất cáo tri chúng nhân. Nhĩ như thử hiếu thuận phụ thân, chư sự quải niệm tại tâm, trẫm diệc chúc nhĩ trường thọ vô cương, tử tôn đồng nhĩ nhất dạng hiếu thuận, diệc như thử cung kính nhĩ. Nhĩ chư sự nhẫm tri cung kính, cố tả tín ký chi."

"皇太子并与诸臣巨细问之, 此一大畅快事也. Hoàng thái tử tịnh dữ chư thần cự tế vấn chi, thử nhất đại sướng khoái sự dã."

" 皇太子乃极孝顺之人, 想是见花鸟鱼兽, 怜惜朕于沙卤边陲之劳苦耳. Hoàng thái tử nãi cực hiếu thuận chi nhân, tưởng thị kiến hoa điểu ngư thú, liên tích trẫm vu sa lỗ biên thùy chi lao khổ nhĩ."

"朕治平之天下, 断不可以付此人! Trẫm trì bình chi thiên hạ, đoạn bất khả dĩ phó thử nhân! " [27]

  • Càn Long Đế:

    "可知建储册立, 非国家之福, 召乱起衅多, 由於此即. 以我朝而论, 皇祖时, 理密亲王亦尝立为皇太子, 且特选公正大臣, 如汤斌者, 为之辅导. 乃既立之后, 情性乖张, 即汤斌亦不能有所匡救; 群小复从, 而蛊惑. 遂致屡生事端. 上烦皇祖圣虑, 终至废黜; 且即理密亲王孝而无过, 竟承大统, 亦不过享国二年. Khả tri kiến trữ sách lập, phi quốc gia chi phúc, triệu loạn khởi hấn đa, do vu thử tức. Dĩ ngã triêu nhi luận, Hoàng Tổ thì, Lý Mật Thân vương diệc thường lập vi Hoàng Thái tử, thả đặc tuyển công chính đại thần, như Thang Bân giả, vi chi phụ đạo. Nãi ký lập chi hậu, tình tính quai trương, tức Thang Bân diệc bất năng hữu sở khuông cứu; quần tiểu phục tòng, nhi cổ hoặc. Toại trí lũ sinh sự đoan. Thượng phiền Hoàng Tổ thánh lự, chung chí phế truất; thả tức Lý Mật Thân vương hiếu nhi vô quá, cánh thừa đại thống, diệc bất quá hưởng quốc nhị niên." [28]

  • Bạch Tấn:

    "可以说, 此刻已 23 岁的皇太子, 他那英俊端正的仪表在北京宫廷里同年龄的皇族中是最完美无缺的. 他是一个十全十美的皇太子, 已至在皇族中, 在宫廷中没有一个人不称赞他, 都相信有朝一日, 他像他父亲一样, 成为中华帝国前所未有的伟大皇帝之一. Khả dĩ thuyết, thử khắc dĩ 23 tuế đích Hoàng thái tử, tha na anh tuấn đoan chính đích nghi biểu tại bắc kinh cung đình lý đồng niên linh đích hoàng tộc trung thị tối hoàn mỹ vô khuyết đích. Tha thị nhất cá thập toàn thập mỹ đích Hoàng thái tử, dĩ chí tại hoàng tộc trung, tại cung đình trung một hữu nhất cá nhân bất xưng tán tha, đô tương tín hữu triêu nhất nhật, tha tượng tha phụ thân nhất dạng, thành vi Trung Hoa đế quốc tiền sở vị hữu đích vĩ đại Hoàng đế chi nhất.

Một số giai thoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Phụ tử tình thâm

[sửa | sửa mã nguồn]

Khang Hi Đế nhiều lần ra ngoài, đều không quên ân cần thăm hỏi ái tử ở trong cung, có khi Dận Nhưng không viết thư cho phụ hoàng, Khang Hi Đế hết sức lo lắng. Đối với Khang Hi Đế mà nói, Thái tử là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt bình thường của ông. Khang Hi Đế từng nói: "Tình chi tối thân giả, mạc như phụ tử". Thậm chí có một lần, trong thư gửi cho Thái tử, Khang Hi Đế viết: "Thử gian nhĩ thỉnh an văn thư cách tuyệt, trẫm nội tâm bất an".

Trong quãng thời gian tình cảm phụ tử hòa thuận nhất, ngẫu nhiên Dận Nhưng mắc một vài bệnh nhỏ, Khang Hi Đế liền vội vàng đứng ngồi không yên, ăn ngủ không yên. Hai cha con đều không muốn xa rời, lúc Khang Hi Đế xuất chính Tái ngoại, Dận Nhưng tấu: "Thần tòng lai y luyến tất hạ, tập dĩ vi thường". Khang Hi Đế càng là cân nhắc chu toàn, ở Tái ngoại hễ thấy cái gì mới lạ đều không quên gửi về Kinh thành cho Thái tử, thậm chí còn dặn Thái tử gửi cho ông những quần áo cũ để ông nhìn vật nhớ người.

Năm Khang Hi Đế 40 tuổi thì bị bênh sốt rét, giáo sĩ ngoại quốc khuyên dùng Kí ninh, nhưng tác dụng sau khi dùng còn chưa có kết quả chính xác, Dận Nhưng vô cùng lo lắng, quát lớn đám Sách Ngạch Đồ vô tâm sơ ý. Đám người Sách Ngạch Đồ dưới cơn thịnh nộ của Thái tử, ngay tại chỗ phục dùng Kí ninh, Dận Nhưng lúc này mới đem dược đề cử cho Phụ hoàng.

Khang Hi Đế đích thực là một từ phụ, ông yêu thương mỗi một nhi nữ, đối với Thái tử chỉ có hơn chứ không kém. Đối với Dận Nhưng, không phân biệt là nặng nhẹ, Khang Hi Đế đều hết mực cưng chiều, thậm chí ngầm đồng ý cho nghi trượng, quan phục của Thái tử hưởng quy chế gần như của Thiên tử. Khang Hi Đế quy định hằng năm vào ba đại tiết Nguyên Đán, Đông chí, Thiên thu, bách quan đều phải hướng Thái tử hành lễ nhị bái lục khấu, lại ra lệnh kị danh húy của Thái tử. Vì bảo vệ vị trí Thái tử, Khang Hi Đế không tiếc bãi xích trọng thần Nạp Lan Minh Châu. Dung túng cho Dận Nhưng tiêu xài xa hoa, như nhiều lần xuất ngoại tuần du, Thái tử sở dụng còn tốt hơn so với Hoàng đế. Tiêu dùng trong Đông cung cũng không hề thua kém gì Hoàng đế, thậm chí vì được Khang Hi Đế ban thưởng mà còn tốt hơn. Dận Nhưng tính tình thô bạo, tùy ý quất roi chư Vương, Đại thần, Khang Hi Đế lại nhiều lần bao che, xử trí những người ngỗ nghịch bên cạnh Thái tử.

Tóm lại, tất cả nhưng sai lầm của Dận Nhưng đều được Khang Hi Đế nhất mực bao che, không hề nghi ngờ mà trút tất cả lên người thị tòng của Thái tử. Bởi vì Khang Hi Đế tin chắc rằng, con của mình không quá sai lầm, có sai cũng là những kẻ tiểu nhân bênh người xúi bậy. Cứ thế mãi cho đến khi tính tình Dận Nhưng cao cao tại thượng không gì bì nổi, ngang ngược vô lễ, quân tử khí độ lúc trước không còn lại chút gì, trở nên bất thường táo bạo, gây thù hằn khắp nơi. Để cuối cùng, Khang Hi Đế nói: "Bất pháp tổ đức, bất tuân trẫm huấn".

Thê thiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
Đích Phúc tấn Qua Nhĩ Giai thị.

Đích Phúc tấn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Qua Nhĩ Giai thị (Dận Nhưng) (苏完瓜尔佳氏) hay Thạch thị (石氏), con gái của Đô thống Thạch Văn Bính (石文炳). Bà được ghi nhận là Thái tử phi duy nhất của nhà Thanh, vì đời sau không còn lệ lập Hoàng thái tử nữa.

Trắc Phúc tấn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lý Giai thị (李佳氏), con gái của Khinh xa Đô uý Thư Nhĩ Đức Khố (舒爾德庫). Ban đầu là Quý nhân trong Dục Khánh cung. Sau vì con trai Hoằng Tích được phong Lý Quận vương mà được gia phong Lý Thân vương Trắc phi.
  • Lý Giai thị (李佳氏), con gái của Vân kỵ úy Lôi Đại Nhân (雷大人). Ban đầu là Đáp ứng trong Dục Khánh cung.
  • Lâm Giai thị (林佳氏), xuất thân không rõ. Ban đầu là Quý nhân trong Dục Khánh cung.
  • Đường Giai thị (唐佳氏), xuất thân không rõ. Ban đầu là Đáp ứng trong Dục Khánh cung.
  • Trình Giai thị (程佳氏), con gái của Trình Thế Phúc (程世福).
  • Vương Giai thị (王佳氏), xuất thân không rõ.

Thứ Phúc tấn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phạm Giai thị (范佳氏).
  • Lưu Giai thị (劉佳氏).
  • Lưu thị (劉氏).
  • Tiền thị (錢氏).
  • Khâu thị (邱氏).

Dắng thiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Châu thị (朱氏).
  • Kỳ thị (祁氏).
  • Bùi thị (裴氏).

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Trưởng tử (1691 – 1701), chết yểu, mẹ là Trắc Phúc tấn Lý Giai thị, con gái Thư Nhĩ Đức Khố.
  2. Hoằng Tích (弘晳; 1694 – 1742), mẹ là Trắc Phúc tấn Lý Giai thị, con gái Thư Nhĩ Đức Khố. Được phong Lý Quận vương (1723), sau phong Lý Thân vương (1728), bị tước phong hiệu năm 1739.
  3. Hoằng Tấn (弘晉; 1696 – 1717), mẹ là Trắc Phúc tấn Lâm Giai thị, qua đời được truy phong Phụng ân Phụ quốc công.
  4. Tứ tử (1704 – 1705), chết yểu, mẹ là Trắc Phúc tấn Đường Giai thị.
  5. Ngũ tử (1708), chết ngay khi sinh, mẹ là Thiếp Lưu thị.
  6. Hoằng Yến (弘曣; 1712 – 1750), mẹ là Trắc Phúc tấn Đường Giai thị, qua đời được truy phong Phụng ân Phụ quốc công, thụy Khác Hi (恪僖).
  7. Hoằng Triều (弘晀; 1714 – 1774), mẹ là Trắc Phúc tấn Vương Giai thị, được phong Phụng ân Phụ quốc công (1734), sau bị tước bỏ phong hiệu (1769).
  8. Bát tử (1715 – 1726), chết yểu, mẹ là Thiếp Tiền thị.
  9. Hoằng Diêu (弘暚; 1716 – 1783), mẹ là Thiếp Khâu thị, được phong Tam đẳng Thị vệ.
  10. Hoằng Quế (弘㬙; 1719 – 1780), mẹ là Trắc Phúc tấn Trình Giai thị, được phong Phụng ân Phụ quốc công (1736), sau phong Lý Quận vương (1739), qua đời được truy phong Lý Khác Quận vương.
  11. Hoằng Bính (弘昞; 1720 – 1763), mẹ là Trắc Phúc tấn Vương Giai thị.
  12. Hoằng Hoàn (弘晥; 1724 – 1775), mẹ là Trắc Phúc tấn Trình Giai thị, được phong Phụng ân Phụ quốc công (1738).
  1. Trưởng nữ (1693), chết ngay khi sinh, mẹ là Trắc Phúc tấn Lý Giai thị, con gái Lôi Đại Nhân.
  2. Nhị nữ (1694), chết ngay khi sinh, mẹ là Trắc Phúc tấn Lý Giai thị, con gái Lôi Đại Nhân.
  3. Tam nữ (1697 – 1735), mẹ là Đích Phúc tấn Qua Nhĩ Giai thị, được phong Quận Chúa, hạ giá lấy Thổ Mặc Đặc Đạt Nhĩ Hán Bối lặc A Lạt Bố Thản (阿喇布坦).
  4. Tứ nữ (1706), chết ngay khi sinh, mẹ là Thứ Phúc tấn Phạm Giai thị.
  5. Ngũ nữ (1708 – 1712), chết yểu, mẹ là Thứ Phúc tấn Phạm Giai thị.
  6. Hòa Thạc Thục Thận Công chúa (和碩淑慎公主; 1708 – 1784), được Ung Chính Đế nhận nuôi, mẹ là Trắc Phúc tấn Đường Giai thị, hạ giá lấy Quan Âm Bảo (觀音保), họ hàng của Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu.
  7. Thất nữ (1711 – 1716), chết yểu, mẹ là Thứ Phúc tấn Lưu Giai thị.
  8. Bát nữ (1714 – 1760), mẹ là Trắc Phúc tấn Trình Giai thị, được phong Quận chúa, hạ giá lấy Thai cát Bành Tô Khắc Lạp (彭蘇克拉) – hậu duệ Ngao Hán Quận vương Ban Đệ.
  9. Cửu nữ (1715 – 1762), mẹ là Trắc Phúc tấn Lâm Giai thị, được phong Huyện chúa, hạ giá lấy Ngao Hán Thai cát Sách Vượng Đa Nhĩ Tế (策旺多爾濟).
  10. Thập nữ (1717 – 1720), chết yểu, mẹ là Trắc Phúc tấn Trình Giai thị.
  11. Thập Nhất nữ (1717 – 1725), chết yểu, mẹ là Thứ Phúc tấn Lưu Giai thị.
  12. Thập Nhị nữ (1717 – 1776), mẹ là Kỳ thị, được phong Quận chúa, hạ giá lấy Khách Lạt Thấm Nhất đẳng Tháp Bố Nang Khách Anh A (喀英阿).
  13. Thập Tam nữ (1718 – 1719), chết yểu, mẹ là Châu thị.
  14. Thập Tứ nữ (1722), chết ngay khi sinh, mẹ là Bùi thị.

Trong văn hoá đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tác phẩm Diễn viên
1980 Đại nội quần anh

(大内群英)

Mạch Thiên Ân

(麦天恩)

1987 Mãn Thanh tập tam hoàng triều

(满清十三皇朝)

Hoàng Vĩ Lương

(黄伟良)

1995 Cửu vương đoạt vị

(九王夺位)

Quách Phong

(郭峰)

1997 Giang hồ kỳ hiệp truyện

(江湖奇侠传)

Thẩm Mạnh Sinh

(沈孟生)

1999 Ung Chính vương triều

(雍正王朝)

Từ Mẫn

(徐敏)

2001 Khang Hi vương triều

(康熙王朝)

Vạn Trung Lương

(万中良)

2003 Hoàng Thái tử bí sử

(皇太子秘史)

Mã Cảnh Đào

(马景涛)

2011 Cung tỏa tâm ngọc Tông Phong Nham

(宗峰岩)

2011 Bộ bộ kinh tâm Trương Lôi

(张雷)

2012 Thâm cung điệp ảnh

(深宫谍影)

Trương Đan Phong

(张丹峰)

2017 Hoa lạc cung đình thác lưu niên

(花落宫廷错流年)

Liêu Ngạn Long

(廖彦龙)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 弘曙; 16971738, trưởng tử Thuần Độ Thân vương Doãn Hựu
  2. ^ 弘晫; 17001746, con trai thứ 2 của Thuần Độ Thân vương Doãn Hựu
  3. ^ 弘曦; 1702 - 1743, con trai thứ 6 của Thành Ẩn Thân vương Doãn Chỉ
  4. ^ 弘昉; 17041772, con trai thứ 2 của Doãn Thì
  5. ^ 弘春; 1703 - 1739, trưởng tử của Tuân Cần Quận vương Doãn Đề
  6. ^ 弘昂; 1705 - 1781, con trai thứ 4 của Hằng Ôn Thân vương Doãn Kì
  7. ^ Bát kỳ được chia là "Tả dực" tức cánh trái (gồm Tương Hoàng kỳ, Chính Bạch kỳ, Tương Bạch kỳ, Chính Lam kỳ) và "Hữu dực" tức cánh phải (gồm Chính Hoàng kỳ, Chính Hồng kỳ, Tương Hồng kỳ, Tương Lam kỳ)
  8. ^ 弘昌; 1706 - 1771, trưởng tử của Di Hiền Thân vương Doãn Tường
  9. ^ 弘晈; 1713 - 1764, con trai thứ 4 của Di Hiền Thân vương Doãn Tường

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Số 038218-001
  2. ^ Ngọc điệp, tr. 346, Quyển 1, Giáp 1
  3. ^ Hummel Arthur W 1943, tr. 759 - 761, Quyển 1
  4. ^ “Số 701007580, 701007471, 701007937”. Thanh sử quán Truyện cảo. Đài Bắc: Viện bảo tàng Cố cung Quốc gia.
  5. ^ Triệu Nhĩ Tốn 1998, Quyển 220, Liệt truyện 7: 理密亲王允礽, 圣祖第二子. 康熙十四年十二月乙丑, 圣祖以太皇太后, 皇太后命立为皇太子. 太子方幼, 上亲教之读书. 六岁就傅, 令大学士张英, 李光地为之师, 又命大学士熊赐履授以性理诸书.
  6. ^ a b Trung Quốc đệ nhất lịch sử đương án quán 1984, tr. 1635 - 1650
  7. ^ Triệu Nhĩ Tốn 1998, Quyển 220, Liệt truyện 7: 二十五年, 上召江宁巡抚汤斌, 以礼部尚书领詹事. 斌荐起原任直隶大名道耿介为少詹事, 辅导太子. 介旋以疾辞. 逾年, 斌亦卒. 太子通满, 汉文字, 娴骑射, 从上行幸, 赓咏斐然.
  8. ^ Triệu Nhĩ Tốn 1998, Quyển 220, Liệt truyện 7: 二十九年七月, 上亲征噶尔丹, 驻跸古鲁富尔坚嘉浑噶山, 遘疾, 召太子及皇三子允祉至行宫. 太子侍疾无忧色, 上不怿, 遣太子先还.
  9. ^ Triệu Nhĩ Tốn 1998, Quyển 220, Liệt truyện 7: 三十三年, 礼部奏祭奉先殿仪注, 太子拜褥置槛内, 上谕尚书沙穆哈移设槛外, 沙穆哈请旨记档, 上命夺沙穆哈官.
  10. ^ Triệu Nhĩ Tốn 1998, Quyển 220, Liệt truyện 7: 三十五年二月, 上再亲征噶尔丹, 命太子代行郊祀礼; 各部院奏章, 听太子处理; 事重要, 诸大臣议定, 启太子. 六月, 上破噶尔丹, 还, 太子迎於诺海河朔, 命太子先还. 上至京师, 太子率群臣郊迎. 明年, 上行兵宁夏, 仍命太子居守. 有为蜚语闻上者, 谓太子昵比匪人, 素行遂变. 上还京师, 录太子左右用事者置於法. 自此眷爱渐替.
  11. ^ Triệu Nhĩ Tốn 1998, Quyển 220, Liệt truyện 7: 四十七年八月, 上行围. 皇十八子允 祄 疾作, 留永安拜昂阿. 上回銮临视, 允 祄 病笃. 上谕曰: "允 祄 病无济, 区区稚子, 有何关系? 至於朕躬, 上恐贻高年皇太后之忧, 下则系天下臣民之望, 宜割爱就道." 因启跸.
  12. ^ “Số 701007304”. Thanh sử quán Truyện cảo. Đài Bắc: Viện bảo tàng Cố cung Quốc gia.
  13. ^ Nguyên văn: 今欲诛胤礽, 不必出自皇父之手
  14. ^ Triệu Nhĩ Tốn 1998, Quyển 220, Liệt truyện 7: 四十七年九月, 皇太子允礽既废, 允禔奏曰: "允礽所行卑污, 失人心. 术士张明德尝相允禩必大贵. 如诛允礽, 不必出皇父手." 上怒, 诏斥允禔凶顽愚昧, 并戒诸皇子勿纵属下人生事
  15. ^ Triệu Nhĩ Tốn 1998, Quyển 220, Liệt truyện 7: 太子既废, 上谕: "诸皇子中如有谋为皇太子者, 即国之贼, 法所不宥." 诸皇子中皇八子允禩谋最力, 上知之, 命执付议政大臣议罪, 削贝勒.
  16. ^ a b Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1731, Quyển 234: 丁巳多罗贝勒允祉奏, 臣牧马厂蒙古喇嘛巴汉格隆, 自幼习医能为咒人之术. 大阿哥知之传伊到彼同喇嘛明佳噶卜楚, 马星噶卜楚时常行走. 上命将明佳噶卜楚, 马星噶卜楚, 巴汉格隆并直郡王府护卫啬楞雅突等锁拏, 交侍郎满都侍卫拉锡查审. 巴汉格隆等供, 直郡王欲咒诅废皇太子, 令我等用术镇厌是实随差侍卫纳拉善等, 掘出镇厌物件十馀处命交和硕显亲王衍潢等严拟具奏.
  17. ^ Triệu Nhĩ Tốn 1998, Quyển 220, Liệt truyện 7: 既, 上召诸大臣, 命於诸皇子中举孰可继立为太子者, 诸大臣举允禩. 明日, 上召诸大臣入见, 谕以太子因魇魅失本性状. 诸大臣奏: "上既灼知太子病源, 治疗就痊, 请上颁旨宣示." 又明日, 召允礽及诸大臣同入见, 命释之, 且曰: "览古史册, 太子既废, 常不得其死, 人君靡不悔者. 前执允礽, 朕日日不释於怀. 自顷召见一次, 胸中乃疏快一次. 今事已明白, 明日为始, 朕当霍然矣." 又明日, 诸大臣奏请复立允礽为太子, 疏留中未下. 上疾渐愈, 四十八年正月, 诸大臣复疏请, 上许之. 三月辛巳, 复立允礽为皇太子, 妃复为皇太子妃
  18. ^ Tháng 4 năm Khang Hi thứ 51, nghị xử vụ án đám người Hộ bộ Thượng thư Thẩm Thiên Sinh thông đồng với Hộ bộ Viên ngoại lang Y Nhĩ Tái nhận hối lộ. Thông quan việc lấy khẩu cung: Hình bộ Thượng thư Tề Thế Vũ nhận hối lộ 3000 lượng, Bộ quân Thống lĩnh Thác Hợp Tề thu 2400 lượng, Binh bộ Thượng thư Cảnh Ngạch thu 1000 lượng
  19. ^ Triệu Nhĩ Tốn 1998, Quyển 220, Liệt truyện 7: 五十年十月, 上察诸大臣为太子结党会饮, 谴责步军统领托合齐, 尚书耿额, 齐世武, 都统鄂缮, 迓图. 托合齐兼坐受户部缺主沈天生贿罪, 绞; 又以镇国公景熙首告贪婪不法诸事, 未决, 死於狱, 命剉屍焚之. 齐世武, 耿额亦以得沈天生贿, 绞死. 鄂缮夺官, 幽禁. 迓图入辛者库, 守安亲王墓. 上谕谓: "诸事皆因允礽. 允礽不仁不孝, 徒以言语货财嘱此辈贪得谄媚之人, 潜通消息, 尤无耻之甚."
  20. ^ Triệu Nhĩ Tốn 1998, Quyển 220, Liệt truyện 7: 五十一年十月, 复废太子, 禁锢咸安宫
  21. ^ Triệu Nhĩ Tốn 1998, Quyển 220, Liệt truyện 7: 五十二年, 赵申乔疏请立太子, 上谕曰: "建储大事, 未可轻言. 允礽为太子时, 服御俱用黄色, 仪注上几於朕, 实开骄纵之门. 宋仁宗三十年未立太子, 我太祖, 太宗亦未豫立. 汉, 唐已事, 太子幼冲, 尚保无事; 若太子年长, 左右群小结党营私, 鲜有能无过者. 太子为国本, 朕岂不知? 立非其人, 关系匪轻. 允礽仪表, 学问, 才技俱有可观, 而行事乖谬, 不仁不孝, 非狂易而何? 凡人幼时犹可教训, 及长而诱於党类, 便各有所为, 不复能拘制矣. 立皇太子事, 未可轻定." 自是上意不欲更立太子, 虽谕大学士, 九卿等裁定太子仪仗, 卒未用. 终清世不复立太子.
  22. ^ Triệu Nhĩ Tốn 1998, Quyển 220, Liệt truyện 7: 五十四年十一月, 有医贺孟頫者, 为允礽福金治疾, 允礽以矾水作书相往来, 复嘱普奇举为大将军, 事发, 普奇等皆得罪. 五十六年, 大学士王掞疏请建储, 越数日, 御史陈嘉猷等八人疏继上, 上疑其结党, 疏留中不下. 五十七年二月, 翰林院检讨朱天保请复立允礽为太子, 上亲召诘责, 辞连其父侍郎朱都纳, 及都统衔齐世, 副都统戴保, 常赉, 内阁学士金宝. 朱天保, 戴保诛死, 朱都纳及常赉, 金宝交步军统领枷示, 齐世交宗人府幽禁. 七月, 允礽福金石氏卒. 上称其淑孝宽和, 作配允礽, 辛勤历有年所, 谕大学士等同翰林院撰文致祭. 六十年三月, 上万寿节, 掞复申前请建储. 越数日, 御史陶彝等十二人疏继上. 上乃严旨斥掞为奸, 并以诸大臣请逮掞等治罪, 上令掞及彝等发军前委署额外章京. 掞年老, 其子奕清代行.
  23. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1741, Quyển 27
  24. ^ Triệu Nhĩ Tốn 1928, tr. 7823, Chú thích tập 10, Quyển 227
  25. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1741, Quyển 27, ghi chép tháng 12 năm Ung Chính thứ 2
  26. ^ Triệu Nhĩ Tốn 1998, Quyển 220, Liệt truyện 7: 六十一年, 世宗即位, 封允礽子弘晳为理郡王. 雍正元年, 诏於祁县郑家庄修盖房屋, 驻劄兵丁, 将移允礽往居之. 二年十二月, 允礽病薨, 追封諡. 六年, 弘晳进封亲王. 乾隆四年十月, 高宗谕责弘晳, 自视为东宫嫡子, 居心叵测, 削爵. 以允礽第十子弘 㬙 袭郡王. 四十五年, 薨, 諡曰恪. 子永暧, 袭贝勒. 子孙循例递降, 以辅国公世袭. 允礽第三子弘晋, 第六子弘 曣, 第七子弘晁, 第十二子弘 晥 皆封辅国公. 弘 曣 卒, 諡恪僖. 子永玮, 袭. 事高宗, 历官左宗正, 广州, 黑龙江, 盛京将军. 卒, 諡恪勤. 永暧四世孙福锟, 事德宗, 官至体仁阁大学士. 卒, 諡文慎
  27. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1731, Quyển 234, ghi chép ngày Đinh Sửu tháng 9 năm Khang Hi thứ 47
  28. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh thời Càn Long 2000, Quyển 53

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]