Bước tới nội dung

Olympic Vật lý Quốc tế

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dụng cụ cho bài thi thực hành, tại kỳ thi Olympic Vật lý Quốc tế năm 1996 ở Oslo, Na Uy.

Olympic Vật lý Quốc tế (tiếng Anh: International Physics Olympiad, viết tắt IPhO) là một kỳ thi Vật lý hàng năm dành cho học sinh trung học phổ thông. Đây là một trong những kỳ thi Olympic Khoa học Quốc tế. IPhO đầu tiên được tổ chức ở Warsaw, Ba Lan vào năm 1967.

Mỗi nước được cử một đoàn dự thi gồm tối đa năm học sinh và thêm hai lãnh đạo đoàn đã được lựa chọn ở cấp quốc gia. Các nhà quan sát cũng có thể đi cùng với đội tuyển quốc gia. Các học sinh cạnh tranh với tư cách cá nhân, và phải trải qua kỳ thi lý thuyết chuyên sâu và thi thực hành ở phòng thí nghiệm. Những nỗ lực của các thí sinh được ghi nhận bằng các giải thưởng là các huy chương vàng, bạc, đồng hoặc bằng danh dự.

Kỳ thi lý thuyết kéo dài 4 giờ đồng hồ và gồm 3 câu hỏi. Thông thường những câu hỏi này liên quan nhiều phần khác nhau. Kỳ thi thực hành diễn ra ở phòng thí nghiệm trong 5 giờ liên tục hoặc chia thành hai đợt với tổng thời gian là 5 giờ.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều tháng trước khi diễn ra IPhO đầu tiên vào năm 1967, lời mời đã được gửi tới tất cả các nước Trung Âu. Lời mời được chấp nhận bởi Bulgaria, Tiệp Khắc, HungaryRomânia (năm nước gồm Ba Lan, nhà tổ chức kỳ thi). Mỗi đội gồm có ba học sinh trung học và kèm theo một giám sát viên. kỳ thi được sắp xếp diễn ra cùng với giai đoạn cuối Olympic Vật lý Ba Lan: một ngày dành cho các bài toán lý thuyết và một ngày thực hiện một thí nghiệm. Một sự khác biệt rõ ràng là những thí sinh đã phải chờ cho đến khi các script được đánh dấu xong. Trong thời gian chờ đợi ban tổ chức đã bố trí hai chuyến tham quan bằng máy bay đến KrakGdańsk. Tại IPhO lần đầu tiên này các thí sinh phải giải quyết bốn bài toán lý thuyết và một bài toán thực nghiệm.

Olympic lần thứ hai được tổ chức bởi Giáo sư Rezső Kunfalvi ở Budapest, Hungary, vào năm 1968. Tám quốc gia đã tham gia kỳ thi đó. Cộng hòa dân chủ Đức, Liên bang Xô ViếtNam Tư đã tham dự. Một lần nữa, mỗi nước được đại diện bởi ba học sinh trung học và một giám sát viên. Trước IPhO lần thứ hai không lâu, một phiên bản sơ bộ Điều lệ và Chương trình (tiếng Anh: Syllabus = Chương trình học, khóa học, hay kế hoạch) đã được soạn thảo. Sau đó những tài liệu này đã được chấp nhận chính thức bởi Hội đồng quốc tế bao gồm các giám sát viên của các đoàn tham gia kỳ thi. Việc này đã diễn ra trong một cuộc họp đặc biệt tổ chức tại Brno, Tiệp Khắc, nhiều tháng sau khi IPhO lần thứ hai được tổ chức.

IPhO lần ba được sắp xếp bởi Giáo sư Rostislav Kostial ở Brno, Tiệp Khắc, vào năm1969. Lần này mỗi đội bao gồm năm học sinh và hai giám sát viên. kỳ thi ở Brno được tổ chức tuân theo Điều lệ chính thức đã được công nhận trước đó.

Olympic tiếp theo được tổ chức ở Moskva, Liên bang Xô Viết, vào năm 1970. Mỗi quốc gia được đại diện bởi sáu học sinh và hai giám sát viên. Trong suốt Olympic lần này nhiều thay đổi nhỏ được đưa vào Điều lệ.

Từ IPhO lần thứ năm được tổ chức ở Sofia, Bulgaria, vào năm 1971, mỗi đội bao gồm năm học sinh và hai giám sát viên. Vào năm 1978 và năm 1980, IPhO không được tổ chức. Điều này là do sự gia nhập của các nước phương Tây mà đầu tiên là Pháp.[1] Ban đầu, các nước phương Tây tham dự đã từ chối chấp nhận nguyên tắc IPhO được tổ chức hai năm một lần tại một quốc gia khối phương Đông và phương Tây. Vì vậy, các nước thuộc khối phương Đông đã từ chối tổ chức Olympic các năm 1978 và 1980. Từ năm 1982 trở đi, kỳ thi Olympic hàng năm đã được khôi phục vì có các nước phương Tây tham gia đủ để chia sẻ gánh nặng. Hiện nay, các địa điểm tổ chức Olympic sẽ được quyết định cho năm kế tiếp. Sau khi gia nhập vào IPhO, mỗi quốc gia phải thông báo cho những thành viên khác trong vòng ba năm về sự sẵn sàng làm chủ nhà tổ chức IPhO của mình. Sau đó, quốc gia này sẽ được xếp vào danh sách chờ, mà danh sách này rất dài (vào thời điểm năm 2006 đã trải dài tới thập niên 2050). Việc tổ chức Olympic IPhO thất bại của một nước khi đến lượt mình sẽ dẫn tới việc nước đó bị trục xuất tạm thời ra khỏi IPhO. Điều này đã từng xảy ra với Pháp vào năm 1986.

Quy chế kỳ thi

[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ thi kéo dài hai ngày. Một ngày dành cho các bài toán lý thuyết (ba bài toán liên quan ít nhất bốn lĩnh vực vật lý đã được dạy trong trường trung học phổ thông, tổng số điểm là 30). Ngày còn lại dành cho các bài toán thí nghiệm (một hoặc hai bài toán, tổng số điểm là 20). Hai ngày này được cách ra bởi ít nhất một ngày nghỉ. Ở cả hai cuộc thi lý thuyết và thực hành thời gian giới hạn để giải quyết các bài toán là năm giờ. Mỗi đội gồm các học sinh đến từ các trường trung học thông thường (tổng hợp) hoặc các trường trung học kỹ thuật (không phải các trường cao đẳng hoặc đại học) hoặc đã tốt nghiệp nhưng chưa vào đại học, và phải có độ tuổi dưới 20. Thông thường mỗi đội bao gồm năm học sinh và hai giám sát viên.

Phân bố huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]

Điểm số tối thiểu để được trao huy chương Olympic và bằng danh dự được chọn bởi nhà tổ chức dựa vào các quy tắc sau:

  • Huy chương Vàng được trao cho top 8% số thí sinh tham gia
  • Huy chương Bạc hoặc tốt hơn được trao cho top 25% số thí sinh tham gia
  • Huy chương Đồng được trao cho top 50% số thí sinh tham gia
  • Bằng danh dự hoặc tốt hơn được trao cho top 67% số thí sinh tham gia

Tất cả các thí sinh còn lại nhận giấy chứng nhận đã tham gia kỳ thi.

Thí sinh có điểm số cao nhất (thắng tuyệt đối) ngoài Huy chương Vàng còn nhận thêm giải đặc biệt.[2]

Danh sách các địa điểm tổ chức thi IPhO, các cuộc thi đã và sẽ diễn ra

[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ tự Năm Nước chủ nhà Thành phố chủ nhà Người chiến thắng Điểm số Trang chủ
I 1967  Ba Lan Warsaw  HUN Sándor Szalay 39/40
II 1968  Hungary Budapest  POL Tomasz Kręglewski
 TCH Mojmír Simerský
35/40
III 1969  Tiệp Khắc Brno  TCH Mojmír Šob 48/48
IV 1970  Liên Xô Moskva  URS Mikhaïl Volochine 57/60
V 1971  Bulgaria Sofia  TCH Karel Šafařík
 HUN Ádám Tichy-Rács
48.6/60
VI 1972  Romania Bucharest  HUN Zoltán Szabó 57/60
1973 Không tổ chức
VII 1974  Ba Lan Warsaw  POL Jarosław Deminet
 POL Jerzy Tarasiuk
46/50
VIII 1975  Đông Đức Güstrow  URS Sergey Korshunov 43/50
IX 1976  Hungary Budapest  POL Rafał Łubis 47.5/50
X 1977  Tiệp Khắc Hradec Králové  TCH Jiří Svoboda 49/50
1978 Không tổ chức
XI 1979  Liên Xô Moskva  URS Maksim Tsipine 43/50
1980 Không tổ chức
XII 1981  Bulgaria Varna  URS Aleksandr Goutine 47/50
XIII 1982  Tây Đức Malente  FRG Manfred Lehn 43/50
XIV 1983  Romania Bucharest  BUL Ivan Ivanov 43.75/50
XV 1984  Thụy Điển Sigtuna  NED Jan de Boer
 ROM Sorin Spânoche
43/50
XVI 1985  Nam Tư Portorož  TCH Patrik Španĕl 42.5/50
XVII 1986  Vương quốc Anh Luân Đôn-Harrow  URS Oleg Volkov 37.9/50
XVIII 1987  Đông Đức Jena  ROM Catalin Malureanu 49/50
XIX 1988  Áo Bad Ischl  GBR Conrad McDonnell 39.38/50
XX 1989  Ba Lan Warsaw  Hoa Kỳ Steven Gubser 46.33/50
XXI 1990  Hà Lan Groningen  GBR Alexander H. Barnett 45.7/50
XXII 1991  Cuba Havana  URS Timour Tchoutenko 48.2/50
23 1992  Phần Lan Helsinki  CHN Chen Han 44/50
24 1993  Hoa Kỳ Williamsburg  CHN Zhang Junan
 GER Harald Pfeiffer
40.65/50
25 1994  Trung Quốc Bắc Kinh  CHN Yang Liang 44.3/50
26 1995  Úc Canberra  CHN Yu Haitao 95/100
27 1996  Na Uy Oslo  CHN Liu Yurun 47.5/50
28 1997  Canada Sudbury  IRN Mahdi Anvari 47.25/50
29 1998  Iceland Reykjavík  CHN Chen Yuao 47.5/50 1998 IPhO Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine
30 1999  Ý Padova  RUS Konstantin Kravtsov 49.8/50 1999 IPhO
31 2000  Vương quốc Anh Leicester[3]  CHN Lu Ying[3] 43.4/50[3] IPHO2000 (via archive.org)
32 2001  Thổ Nhĩ Kỳ Antalya  RUS Daniyar Nourgaliev 47.55/50
33 2002  Indonesia Bali  VIE Đặng Ngọc Dương 45.40/50 ipho33 (via archive.org)
34 2003  Đài Loan Đài Bắc  Hoa Kỳ Pavel Batrachenko 42.30/50 ipho2003 Lưu trữ 2008-11-22 tại Wayback Machine
35 2004  Hàn Quốc Pohang  BLR Alexander Mikhalychev 47.70/50 IPHO2004 (via archive.org)
36 2005  Tây Ban Nha Salamanca  HUN Gábor Halász
 TWN Lin Ying-hsuan
49.50/50 ipho2005 Lưu trữ 2016-09-25 tại Wayback Machine
37 2006  Singapore Singapore  INA Jonathan Pradana Mailoa 47.20/50 ipho2006.org
38 2007  Iran Isfahan  KOR Choi Youngjoon 48.80/50 IPHO2007.ir (via archive.org)
39 2008  Việt Nam Hà Nội  CHN Tan Longzhi 44.60/50 IPHO2008 (via archive.org)
40 2009  México Mérida  CHN Shi Handuo 48.20/50 ipho2009.smf.mx Lưu trữ 2008-09-15 tại Wayback Machine
41 2010  Croatia Zagreb  CHN Yu Yichao 48.65/50 ipho2010.hfd.hr Lưu trữ 2015-05-06 tại Wayback Machine
42 2011  Thái Lan Bangkok  TWN Hsu Tzu-ming 48.50/50 IPhO 2011 Thailand Lưu trữ 2017-06-16 tại Wayback Machine
43 2012  Estonia TartuTallinn  HUN Attila Szabó 45.80/50 ipho2012.ee
44 2013  Đan Mạch Copenhagen  HUN Attila Szabó 47/50 ipho2013.dk
45 2014  Kazakhstan Astana  CHN Xiaoyu Xu 41.20/50 ipho2014.kz
46 2015  Ấn Độ Mumbai  KOR Taehyoung Kim 48.30/50 ipho2015.in
47 2016  Thụy Sĩ Liechtenstein Zurich  CHN Mao Chenkai 48.10/50 ipho2016.org Lưu trữ 2017-06-19 tại Wayback Machine
48 2017  Indonesia Yogyakarta  JPN Akihiro Watanabe Không công bố (dưới 40) ipho2017.id
49 2018  Bồ Đào Nha Lisbon  CHN Yang Tianhua 46.8/50 ipho2018.pt
50 2019  Israel TBD TBD TBD
51 2020  Lithuania TBD TBD TBD
52 2021  Indonesia TBD TBD TBD
53 2022  Nhật Bản TBD TBD TBD
54 2023  Iran TBD TBD TBD
55 2024  Pháp TBD TBD TBD
56 2025  Colombia TBD TBD TBD
57 2026  Hungary TBD TBD TBD
58 2027  Hàn Quốc TBD TBD TBD
59 2028  Ecuador TBD TBD TBD

List of venues Lưu trữ 2018-12-07 tại Wayback Machine

  • Trong một số kì thi, Đài Loan dùng Trung Hoa Đài Bắc làm tên đội để tham gia kì thi.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2010.
  2. ^ “Điều lệ của Olympic Vật lý Quốc tế”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2010.
  3. ^ a b c “IPhO 2000 Results - Gold Medal Holders”. University of Leicester. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2000. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]