Chào mừng bạn đến Bộ phận giám định bài viết thuộc Dự án Anime và Manga. Đây là trang nhà của các thành viên chuyên về giám định cũng như đánh giá chất lượng và độ quan trọng của mỗi bài viết thuộc phạm vi bảo hộ của dự án. Nhiều bài viết khác của Wikipedia tuân theo chương trình giám định 1.0 để bình chọn bài viết chọn lọc (CL) và danh sách chọn lọc (DSCL), ở đây bạn cũng có thể tự đánh giá, thậm chí tự đề nghị một nội dung tiêu biểu nào đó (dĩ nhiên phải có sự đồng thuận của mọi người). Lưu ý rằng mốc tiêu chuẩn bài viết chất lượng cao (CLC) tương đương với một bài viết tốt của Wikipedia tiếng Việt, mốc A dựa theo nhiều ý kiến đánh giá và mốc B được đánh giá chặt chẽ hơn so với các dự án khác.
Để đánh giá một bài viết, trước tiên bạn phải đọc hết trang này và/hoặc có tham gia đóng góp vào bài viết đó, sau đó gắn {{Dự án Anime và Manga}} vào trang thảo luận và chọn tham số phù hợp. Các bài viết được đánh dấu sẽ nhanh chóng được sàn lọc tự động và phân loại vào các mốc. Hàng tháng, một đợt tổng duyệt chất lượng sẽ diễn ra trên mọi bài viết của dự án chúng ta, các mốc chất lượng đã giám định có thể sẽ thay đổi. Bảng dưới đây được cập nhật hàng tháng liệt kê số bài của dự án theo độ quan trọng và chất lượng.
Làm thế nào để tôi đóng góp thêm một bài viết cho dự án
Bạn phải đặt thẻ {{Dự án Anime và Manga}} vào trang thảo luận bài viết; có thể không cần điền tham số vì một thành viên khác sẽ đến giám định chất lượng và độ quan trọng thay bạn.
Có người đặt banner {{Dự án Anime và Manga}} cho một bài viết, nhưng nó không nằm trong phạm vi bảo hộ của dự án. Tôi nên làm gì bây giờ?
Bởi vì số lượng bài viết là quá lớn và tăng dần theo thời gian, nên chúng tôi có thể sai sót và gắn thẻ vào những bài viết không liên quan đến anime và manga. Nếu bạn gặp trường hợp đó, hãy gỡ bỏ banner ra khỏi trang thảo luận, viết vài dòng lưu ý vào trang thảo luận của bộ phận giám định, hoặc đề xuất trực tiếp với người gắn thẻ.
Mục đích của việc xếp hạng bài viết là gì?
Thứ nhất, nó giúp cho các dự án dễ dàng quản lý bài viết của họ và sàn lọc ra các bài viết cần nâng cấp, chúng tôi sẽ ưu tiên đóng góp cho các bài này. Thứ hai, việc xếp hạng sẽ hữu ích cho chương trình 1.0 của Wikipedia, sau khi các bài viết được đánh giá từ B trở lên, rất có thể nó có triển vọng trở thành một bài viết hay danh sách chọn lọc và giới thiệu rộng rãi cho người truy cập Wikipedia.
Ai có thể đánh giá bài viết?
Tất cả các thành viên thuộc Dự án Anime và Manga đã đọc trang này và/hoặc có tham gia đóng góp bài viết đó đều có thể đánh giá bài viết. Biên tập viên của dự án khác cũng được khuyến khích đánh giá, nhưng phải nhận được sự đồng thuận của các thành viên ở đây để tránh gặp phải vấn đề tranh chấp thủ tục. Biên tập viên các dự án khác nên lưu ý rằng mốc chất lượng B của Dự án Anime và Manga cũng cần đạt được đầy đủ các tiêu chí liệt kê bên dưới và sẽ được các thành viên của chúng tôi kiểm duyệt lại, trong khi các bài viết CL, DSCL, CLC và A cần được sử đồng thuận của nhiều người mới có quyền đánh giá.
Làm thế nào để đánh giá bài viết?
Đối chứng với tiêu chuẩn giám định chát lượng và tiêu chuẩn giám định độ quan trọng rồi chọn mốc phù hợp nhất cho bài viết, sau đó làm theo hướng dẫn dưới đây để điền tham số đánh gia cho banner trong trang thảo luận bài viết. Xin lưu ý rằng mỗi mốc chất lượng đều có các tiêu chí khác nhau và cần cẩn trọng khi đánh giá.
Làm thế nào để tôi yêu cầu thành viên dự án các bạn đánh giá bài viết?
Tại sao những người đánh giá lại không để lại một lý do nào khi họ làm việc đó?
Thật tiếc, do số lượng bài viết là quá lớn và nguồn nhân lực có hạn, chúng tôi không thể để lại ý kiến đánh giá của mình tại trang thảo luận bài viết. Nếu bạn có thắc mắc, hãy đặt câu hỏi với người đánh giá, họ thường rất vui vẻ khi bạn hỏi và sẽ trả lời cho bạn với những lý luận họ có khi làm việc.
Tôi có thể nêu ý kiến đánh giá hay bình chọn bài viết ở đâu?
Trang đề cử của chúng tôi là nơi mọi thành viên dự án có thể tham gia bình chọn bài viết từ mốc A trở lên (có hiệu lực trong nội bộ), bạn hoàn toàn có thể tham gia dù có đăng ký là thành viên dự án hay không.
Trường hợp tôi không đồng ý với kết quả đánh giá?
Hãy đặt yêu cầu đánh giá lại tại mục đề nghị bên dưới, và một thành viên sẽ xem xét và tái đánh giá nếu phù hợp với các tiêu chí đề ra.
Không được giám định độ quan trọng một cách chủ quan?
Đúng, các tiêu chí giám định độ quan trọng đã được liệt kê bên dưới. Nếu bạn có ý tưởng gì thêm, hãy nói ra để mọi người cùng thảo luận
Còn danh sách thì đánh giá thế nào đây?
Danh sách tập phim, nhân vật, tập hay chương truyện cũng đánh giá theo tiêu chí như bài viết; tuy nhiên, chúng ta nên hướng đến một danh sách chọn lọc (DSCL) hơn là mốc B, C,... bình thường. Danh sách không có tham số để điền, trừ khi nó đã là DSCL.
Các quy định về giám định bên dưới do ai soạn ra?
Toàn bộ quy định của Dự án Anime và Manga do những người sáng lập biên soạn dựa theo những quy định của cộng đồng Wikipedia tiếng Anh. Nhìn chung tất cả các quy định phần lớn mang tính chất của cả hai dự án Việt-Anh và đã đạt được sự đồng thuận. Bạn có thể góp ý (nếu có một điều khoản nào đó không phù hợp) tại trang thảo luận dự án, nhưng bạn tuyệt đối không được sửa chữa các quy định và làm trái quy định!
Nếu bạn còn bất kì câu hỏi nào mà chưa nằm trong danh sách trên, bạn có thể yêu cầu giải đáp thắc mắc tại trang thảo luận bộ phận.
Giám định chất lượng cho các bài viết thuộc dự án được phân thành các mốc và tiêu chuẩn bên dưới (theo thứ tự áp dụng cho bài viết và danh sách: Chọn lọc (CL) - Chất lượng cao (CLC, tương đương Bài viết tốt) - A - B - C - Sơ khởi - Sơ khai - Danh sách chọn lọc (DSCL) - Danh sách):
Bảng phân loại các mốc chất lượng của Dự án Anime và Manga
Nội dung đã đáp ứng đây đủ các tiêu chí hoàn hảo toàn diện nhất của một bài viết.
Tiêu chuẩn chi tiết
Xem thêm tại Tiêu chuẩn bài viết chọn lọc, ngoài ra nó còn phải đáp ứng luôn cả các tiêu chí cho bài chất lượng cao bên dưới:
Bài viết——
(a) viết hay: văn phong hấp dẫn, sáng rõ và theo tiêu chuẩn chuyên môn;
(b) hoàn chỉnh: không bỏ sót một sự kiện hay chi tiết hoặc địa điểm chính nào trong phạm vi của chủ đề;
(c) nghiên cứu tốt: nó là một bản nghiên cứu chi tiết và tiêu biểu dựa trên những tài liệu thích hợp. Bài viết phải đạt được những đòi hỏi về thông tin kiểm chứng được và đáng tin cậy, được hỗ trợ bằng những chú thích trong hàng ở những nơi thích hợp;
(e) ổn định: nó không phải là chủ đề đang xảy ra bút chiến và nội dung không thay đổi đáng kể theo từng ngày, trừ khi đang trong quá trình xây dựng một bài viết chọn lọc.
(a) Đề mục chính: một đề mục chính súc tích, tóm tắt chủ đề và chuẩn bị cho người đọc về chi tiết trong các đề mục sau;
(b) cấu trúc thích hợp: một hệ thống đề mục có thứ bậc nhưng không tràn ngập bảng mục lục; và
(c) chú thích thích hợp: các chú thích trong hàng theo định dạng thích hợp, sử dụng kiểu chú thích cuối trang đối với nguồn từ sách (<ref>Smith 2007, p. 1.</ref>) hoặc chú thích kiểu Harvard (Smith 2007, p. 1)—xem chú thích nguồn gốc về những gợi ý định dạng chú thích; về những bài viết với chú thích cuối trang, định dạng chú thích được giới thiệu ở meta. Bắt buộc sử dụng các bản mẫu chú thích.
Nội dung đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí gần như hoàn hảo nhất của một bài viết. "Chất lượng Cao" của Dự án Anime và Manga tương đương Bài viết tốt của Wikipedia tiếng Việt nói chung.
Tiêu chuẩn chi tiết
Xem thêm tại Tiêu chuẩn bài viết tốt, Ngoài ra nó còn phải đáp ứng cả các tiêu chí cho bài chất lượng A bên dưới:
Viết hay——
(a) Văn phong rõ ràng và súc tích, không được sai các lỗi chính tả và ngữ pháp cũng như cách dùng từ; và
(b) Tuân thủ các hướng dẫn về văn phong của Wikipedia nói chung và cấu trúc của một bài viết hoàn hảo nói riêng của Dự án Anime và Manga, bao gồm (xem chi tiết tại sổ tay nội bộ): phần mở đầu, bố cục, câu nói trích dẫn, nội dung hư cấu và khoa học viễn tưởng, kết hợp với một danh sách.
Thông tin thực tế và độ chính xác——
(a) Cung cấp các tài liệu tham khảo cho tất cả các thông tin chuyên ngành trong bài viết theo một mật độ nhất định (xem chi tiết tại sổ tay nội bộ);
Ổn định—— nó không phải là chủ đề đang xảy ra bút chiến và nội dung không thay đổi đáng kể theo từng ngày, trừ khi đang trong quá trình xây dựng một bài viết chất lượng cao.
(b) Các bức hình hay phương tiện thể hiện nội dung liên quan đến đề tài, kèm theo một chú thích ngắn gọn nhưng dễ hiểu.
Rất hữu ích cho độc giả. Một đề tài có nội dung và khả năng truyền tải rõ ràng và hoàn chỉnh. Bài viết chất lượng cao đã gần như không còn vấn đề gì có thể cản trở nó vươn lên mốc chọn lọc.
Kinh nghiệm và kiến thức của các chuyên gia có thể giúp ích để hoàn thiện bài viết hơn nữa, cũng như cần giải quyết các vấn đề về lối hành văn (nếu có). Trang xin ý kiến cộng đồng sẽ rất hữu ích trong trường hợp này.
Cấu trúc và nội dung bài viết đã hoàn thiện rất nhiều, được các thành viên trọng dự án đánh giá khách quan và nhất trí đề cử (xem tại trang đề cử nội bộ). Bài viết chất lượng A không nhất thiết phải đáp ứng đầy đủ tiêu chí chất lượng cao, nhưng cũng không được thua kém quá 2 tiêu chí so với chất lượng cao.
Tiêu chuẩn chi tiết
Bài viết chất lượng A bắt buộc phải đạt loại B trước tiên, cũng như đã đáp ứng đầy đủ 6 tiêu chí chất lượng B bên dưới và đã được các thành viên dự án nhất trí đồng thuận, ngoài ra nó còn phải: Viết hay, rõ ràng và nêu lên đầy đủ mọi khía cạnh chi tiết của đề tài, xem sổ tay nội bộ để được tư vấn thêm. Cần có một độ dài thích hợp cho các bài viết loại này, có một bố cục phù hợp, được tham khảo bởi nhiều nguồn đáng tin cậy khác nhau và ở nhiều ngôn ngữ. Nó cũng cần có hình ảnh minh họa và tất cả đều không được có bất cứ vấn đề nào về tình trạng bản quyền. Chỉ còn thiếu một số tài liệu nhỏ khác hay cần giải thích ý kiến (nếu có) về thông tin trước khi trở thành bài viết chất lượng cao.
Hữu ích cho gần như toàn bộ độc giả, không có vấn đề rõ ràng; đã có thể đánh giá (mặc dù không bằng) chất lượng tương xứng với một bách khoa toàn thư chuyên nghiệp và đáng tin cậy.
Cần chỉnh sửa thêm về văn phong và lỗi chính tả (nếu có). So sánh nó với một bài viết chọn lọc để ngày càng hoàn thiện bài hơn nữa, chẳng hạn như phát hiện ra những điểm mạnh, yếu giữa các bài viết hoặc nội dung cần được bổ sung thêm.
Bài viết có nội dung hợp lý, đã đề cập khá sâu đến đề tài chính, cũng như các khía cạnh liên quan, không có sai sót lớn.—— Nó hội đủ phần lớn các yêu tố của bài viết chất lượng A, mặc dù một số đề mục có thể cần được mở rộng, và một lượng nhỏ nội dung quan trọng của đề tài có thể vẫn chưa được đề cập.
Bài viết có một cấu trúc hoàn chỉnh.—— Nội dung cần được tổ chức thành các phần cụ thể, bao gồm phần mở đầu và các đề mục mang tính khoa học được phân chia hợp lý, giúp người đọc dễ hiểu (xem thêm tại sổ tay nội bộ).
Bài viết có lối hành văn khá tốt và đọc xuôi tai.—— Văn bản nên hạn chế các lỗi chính tả và văn phạm sơ đẳng, đọc trôi chảy, nhưng không cần thiết phải thật "tao nhã". Các hướng dẫn về văn phong không cần phải áp dụng quá chặt chẽ.
Bài viết có chứa những phương tiện hỗ trợ phù hợp.—— Khuyến kích minh họa cho bài viết, tuy nhiên không bắt buộc. Hộp thông tin (infobox) và những loại bảng tóm tắt khác phải thể hiện bao quát nội dung toàn bài, giúp cho người đọc dễ nắm được các thông tin cơ bản mà không cần đọc trọn bài.
Bài viết thể hiện nội dung theo một cách tiếp cận phù hợp và đơn giản.—— Nó được viết theo một tư tưởng và cái nhìn thoáng giống như đại đa số độc giả. Mặc dù Wikipedia không gì khác hơn là một từ điển bách khoa toàn thư, bài viết nên tránh dùng các từ ngữ chuyên ngành gây khó hiểu quá mức cho người đọc, nếu được thì nên tránh dùng các thuật ngữ này, hoặc dùng nhưng có kèm theo một lời giải thích ngắn gọn nhưng dễ hiểu nếu có thể.
Đa phần độc giả đã tìm được những thông tin mà họ mong muốn, mặc dù nội dung không hoàn toàn đủ để đáp ứng nguyện vọng của một sinh viên khó tính hay các nhà nghiên cứu. Nó chưa chứng minh được Wikipedia là một bách khoa toàn thư đáng tin cậy tuyệt đối.
Một vài khía cạnh chính của đề tài và văn phong cần được giải quyết ổn thỏa. Kiến thức của các chuyên gia có thể hữu ích. Các tài liệu và phương tiện hỗ trợ cần được duyệt xét kĩ càng hơn, cũng như kiểm tra nó đã tuân theo cẩm nang về văn phong và các bài hướng dẫn liên quan khác của Wikipedia.
Bài viết có dung lượng đáng kể, nhưng vẫn còn thiếu những nội dung quan trọng hoặc có chứa nhiều phần viết không liên quan hay không cần thiết cho đề tài. Tuy bài viết đặc biệt đòi hỏi phải có thêm nhiều chú thích nguồn gốc và dùng nhiều nguồn đáng tin cậy, nó vẫn có thể đang mắc phải những vấn đề quan trọng khác hoặc cơ bản được yêu cầu bảo trì.
Tiêu chuẩn chi tiết
Bài viết dạng này phát triển hơn so với mốc sơ khởi nếu xét về bố cục, văn phong và chất lượng, nhưng chưa đáp ứng một hay nhiều tiêu chí của chất lượng B. Nó có thể mắc một số thiếu sót hay vẫn chưa đề cập đầy đủ tới nội dung chính; văn phong và cách trình bày cần biên tập lại để tạo thế cân bằng, rõ ràng hay được trôi chảy; hoặc có những biểu hiện vi phạm qui định Wikipedia như thiên vị hay đăng những nghiên cứu chưa công bố. Nhiều bài viết của chúng ta (Anime và Manga) phạm sai sót sơ đẳng là viết tập trung quá nhiều vào nội dung hư cấu (dù là về lĩnh vực giải trí), tất cả chúng sẽ bị đánh dấu chất lượng C nếu bị Hội đồng giám định bắt gặp lỗi này.
Hữu ích cho những độc giả lai vãng bình thường, nhưng sẽ không thể hiện một bức tranh hoàn chỉnh, thậm chí là khi chỉ nghiên cứu một chi tiết không quá quan trọng.
Cần biên tập lại đáng kể (khoảng 50% nội dung) để rút ngắn khoảng cách về chất lượng. Bạn có thể nhờ những thành viên thuộc bộ phận bảo trì giúp đỡ.
Một bài viết đang trong giai đoạn phát triển, nhưng nội dung cơ bản vẫn chưa hoàn chỉnh và, đáng chú ý nhất, thiếu phần lớn các chú thích nguồn gốc, chưa bàn đến dùng nguồn đáng tin cậy.
Tiêu chuẩn chi tiết
Bài viết dạng này sẽ có thể phát triển lên một mốc chất lượng tốt hơn, nhưng hiện tại nó yếu kém trong nhiều khía cạnh, thường là về các nguồn tham chiếu. Chất lượng văn rõ ràng không mang tính bách khoa và không tuân thủ các qui định về văn phong; nhưng bài viết bắt buộc đã phải đáp ứng các chính sách về nội dung cơ bản như độ nổi bật và tiểu sử về nhân vật còn sống, cũng như cung cấp vừa đủ nguồn để có thể kiểm chứng được thông tin. Không có bài viết sơ khởi nào ở trong tình trạng đe dọa bị xóa nhanh.
Cung cấp một số nội dung có ý nghĩa, nhưng phần lớn độc giả cần nhiều hơn thế.
Ưu tiên cung cấp các tài liệu tham khảo đến việc dùng nguồn đáng tin cậy; bài viết cũng cần phải cải thiện đáng kể về nội dung và cơ cấu.
Một bài viết mô tả những khái niệm rất cơ bản về đề tài.
Tiêu chuẩn chi tiết
Bài viết có thể chỉ chứa những thông tin rất ngắn hoặc một mớ hỗ lốn những thông tin mang tính chất sơ bộ và không cần thiết. Những bài viết sơ khai thường có dung lượng rất ngắn (khoảng vài câu), nhưng cho dù nó có dài đến mấy mà những thông tin truyền tải không thích hợp hay không thể hiểu được, nó cũng nằm trong loại chất lượng này luôn.
Cung cấp rất ít những nội dung có ý nghĩa; thậm chí có thể còn ít hơn cả một từ điển định nghĩa.
Bất kì một nội dung nào được chỉnh sửa hay bổ sung đều rất cần thiết. Tuy nhiên, việc viết lại một nội dung có ý nghĩa hơn (nếu bài viết không có) là sứ mạng ưu tiên hàng đầu.
Văn phong lưu loát—— Nó có những tính năng tiêu chuẩn của một danh sách chuyên nghiệp.
Tính dẫn dắt—— Nó có một phần thông tin mở đầu giới thiệu tổng quát và định nghĩa phạm vi tiêu chuẩn của đề tài (xem chi tiết tại sổ tay nội bộ).
Nội dung toàn diện——
(a) Nó cần đề cập đến toàn bộ khía cạnh của đề tài, cung cấp ít nhất toàn bộ các mục từ chính (hoặc toàn bộ nếu nó nói về một đề tài mang tính khoa học cao); nó cần có cước chú để xác nhận thông tin hữu ích của từng loại mục từ và khả năng tương thích.
(b) Tùy theo dung lượng và/hoặc đề tài, nó phải đáp ứng các tiêu chuẩn về một danh sách đơn; nó không phải là một ngã ba nội dung, không tái tạo phần lớn các tài nguyên từ một bài viết khác và có thể không hợp lý nếu nó là một phần nội dung của một bài viết liên quan (xem chi tiết tại sổ tay nội bộ).
Bố cục—— Nó rất dễ điều hướng và cấu trúc chặt chẽ với đầy đủ các đề mục có ích cho người đọc, như phần mở đầu và chú giải (nếu có).
(a) Hỗ trợ thị giác: Nó bố trí các dòng và đoạn phù hợp, dùng các định dạng, bảng và màu sắc; và chỉ được phép cho một lượng nhỏ tối thiểu các liên kết mang màu đỏ (bài chưa viết).
Ổn định—— Nó không phải là chủ đề đang xảy ra bút chiến và nội dung không thay đổi đáng kể theo từng ngày, trừ khi đang trong quá trình xây dựng một danh sách chọn lọc.
Chuyên nghiệp, nổi bật và triệt để; nó đã trình bày nội dung một cách toàn diện bao quanh phạm vi đề tài, thường là cung cấp đầy đủ các hạng mục, có chú thích cho những thông tin hữu ích và gây hứng thú cho độc giả nhờ trình bày đẹp.
Không cần nâng cấp cấu trúc hay văn phong danh sách, trừ khi cần cập nhật thông tin liên quan thường xuyên để tránh bị lỗi thời.
Danh sách phải đáp ứng các tiêu chí của một danh sách đơn, thực tế nó là một bài viết nhưng mang nội dung chủ yếu là một danh sách, thường bao gồm các liên kết đến các bài viết khác theo một đề tài cụ thể.
Không có định dạng chuẩn cho danh sách, nhưng nó phải có cách tổ chức hợp lý và hữu ích cho độc giả.
Danh sách cần có các liên kết đến các bài viết khác trong đề tài, nó cũng yêu cầu bổ sung chú thích và trình bày đẹp hơn (nếu chưa đáp ứng). Ngoài ra nó phải có bố cục và tên bài hợp lý.
Một đề tài có nội dung không ổn định và thay đổi thường xuyên
Tiêu chuẩn chi tiết
Nội dung bài viết là về một đề tài đang diễn ra hoặc dự kiến trong tương lai và sẽ thay đổi (có thể phân nửa, ít hay thậm chí 100% so với nội dung cũ) nếu có bất cứ thông tin mới nào. Bài viết cần sử dụng càng nhiều nguồn đáng tin cậy càng tốt, tránh mâu thuẫn với các thông tin trong các bài viết đã ổn định. Người viết bài nên cập nhật các thông tin thường xuyên và sẵn sàng thay đổi nội dung nếu thấy cần thiết. Cần gắn các bản mẫu như {{Đang diễn ra}}, {{Hoạt hình tương lai}},... để thông báo cho người đọc. Lưu ý rằng mốc này chỉ áp dụng cho các thông tin thay đổi xoành xoạch như đã kể trên, đối với những bài chỉ chứa một phần nhỏ thông tin đang diễn ra hoặc dự kiến, nó cần được phân loại chất lượng như bình thường.
Thu hút độc giả nhờ các nội dung mới hơn, hấp dẫn hơn và được cập nhật thường xuyên, nhất là khi sự kiện dự kiến đã gần xảy ra.
Cập nhật, cập nhật và tiếp tục cập nhật; đó là ưu tiên hàng đầu với các bài viết loại này, song song với đó là bổ sung thật nhiều nguồn đáng tin cậy.
Một bộ sưu tập các bài viết trong cùng một chủ đề của Wikipedia được sắp xếp dưới dạng một cuốn sách (xem Sách Wikipedia).
Tiêu chuẩn chi tiết
Bộ sưu tập này thường bao gồm toàn bộ các bài viết trong cùng một chủ đề hoặc lĩnh vực liên quan. Bạn có thể tải nó về máy (dưới định dạng PDF hoặc OpenDocument), hay in ra và đọc như một quyển sách viết trên giấy thật sự!
Hữu ích cho những người muốn đọc Wikipedia ngoại tuyến hoặc muốn đem đi in.
Sách cần được phân chia theo đề mục thật tiện lợi và phù hợp hơn cho độc giả (nếu chưa đáp ứng).
Giúp ích cho những độc giả muốn xem toàn bộ các bài viết cùng một đề tài mà họ quan tâm. Loại trang này liệt kê tự động toàn bộ những bài như thế.
Thể loại có phạm vi bao chứa lớn cần được chia thành một hay nhiều tiểu thể loại. Người xếp thể loại nên phân ra theo từng chữ cái A, B, C,... để tiện tra cứu. Bạn có thể nhờ bộ phận bảo trì giúp đỡ.
Giúp độc giả dễ dàng xác định trang họ cần tìm nếu nó cùng tên với nhiều bài viết thuộc lĩnh vực khác.
Cần chú ý bổ sung nếu một bài viết có cùng tên tiếp tục được tạo ra. Hãy chú ý việc đặt tên cho những loại trang này, chúng nên có hậu tố "(định hướng)" liền sau tựa đề.
Chủ đề hay Cổng thông tin được xem như là một "trang chủ" về một đề tài cụ thể. Độc giả có thể cảm thấy thấy hứng thú nhờ cách trình bày đẹp và lạ mắt hơn những văn bản bình thường.
Biên tập viên tham gia xây dựng chủ đề cần thường xuyên cập nhật và dọn dẹp để chủ đề luôn sạch, thoáng mát và không bị lỗi thời. Bộ phận bảo trì của dự án luôn chú ý đến các công việc này.
Toàn bộ các Dự án Wiki dưới quyền Dự án Anime và Manga đều thuộc mốc này.
Trang dự án là nơi các thành viên yêu thích tập hợp lại để hoàn thiện và phát triển các bài về Anime và Manga. Trang này có thể không hữu ích cho độc giả
Phát triển các trang nội bộ, bổ sung nhiều tài nguyên và các trang hướng dẫn phụ để nâng cấp dự án, thu hút thêm nhiều thành viên.
Trang đổi hướng dẫn dắt độc giả đến đúng bài viết mà họ muốn tìm nếu họ gõ một tên có liên quan đến bài viết trong khung tìm kiếm, hoặc làm nhiệm vụ điều hướng nếu bài viết cần tìm đã được sát nhập với một bài viết khác.
Biên tập viên tạo trang đổi hướng cần chú ý xem nó có phải là mục từ duy nhất mang tên này hay không.
Mỗi loại bản mẫu phục vụ một mục đích riêng biệt. Hộp thông tin giúp độc giả dễ dàng nắm được những thông tin cơ bản của đề tài. Navbox là một bảng các bài viết cùng một chủ đề được liệt kê dưới nhiều định dạng có thể truy cập nhanh chóng, nhằm hỗ trợ độc giả dễ dàng điều hướng qua lại giữa các bài viết.
Hộp thông tin nên được đặt ở phần đầu, bên phải một bài viết, còn navbox thường nằm ngang ở phần cuối của trang. Cẩn thận khi sử dụng hay chỉnh sửa bất kì tham số nào của các bản mẫu nhúng vào các bài viết của chúng ta! Cũng nên cập nhật và sắp xếp các tham số sao cho tiện lợi với người sử dụng.
Gồm tất cả những trang chưa được phân loại vào các mốc trên và không chứa nội dung.
Các trang này không chứa bất kì nội dung đề tài nào và hoàn toàn không hữu ích với mọi độc giả
Cố tìm một thể loại thích hợp để xếp chúng vào, có thể có nhiều bài viết N/A cần được tái phân loại.
Các tiêu chí này áp dụng cho mọi bài viết thuộc phạm vi bảo hộ của Dự án Anime và Manga. Cẩm nang viết bài của dự án sẽ hướng dẫn các thành viên kĩ hơn cách đạt được những tiêu chuẩn như vậy.
Mỗi bài viết về Anime và Manga đều được đánh giá chất lượng vào banner {{Dự án Anime và Manga}} đặt tại trang thảo luận, ví dụ như {{Dự án Anime và Manga|class=B}}. Bản mẫu này cũng sẽ tự động phân loại bài viết vào Thể loại:Bài về Anime và Manga theo chất lượng. Lưu ý rằng tham số class (chất lượng) cần phải điền cụ thể; xem tài liệu của bản mẫu trên để nắm rõ thông tin.
Các thành viên bình thường trong và ngoài dự án đều có thể đánh giá chất lượng bài viết từ mốc B trở xuống. Mốc A cần được đưa ra trang đề cử nội bộ để được các thành viên đánh giá và bỏ phiếu. Mốc chọn lọc (CL), danh sách chọn lọc (DSCL), chất lượng cao (CLC, hay bài viết tốt) phải do toàn thể cộng đồng Wikipedia tiếng Việt nhất trí bỏ phiếu chấp thuận. Bạn có thể đưa bài viết của minh ra muốn đề cử vào trang rà lỗi trước khi đề cử chính thức, xem hướng dẫn chi tiết tại đó.
Bài viết có nội dung hợp lý, đã đề cập khá sâu đến đề tài chính, cũng như các khía cạnh liên quan, không có sai sót lớn.—— Nó hội đủ phần lớn các yêu tố của bài viết chất lượng A, mặc dù một số đề mục có thể cần được mở rộng, và một lượng nhỏ nội dung quan trọng của đề tài có thể vẫn chưa được đề cập.
Bài viết có một cấu trúc hoàn chỉnh.—— Nội dung cần được tổ chức thành các phần cụ thể, bao gồm phần mở đầu và các đề mục mang tính khoa học được phân chia hợp lý, giúp người đọc dễ hiểu (xem thêm tại sổ tay nội bộ).
Bài viết có lối hành văn khá tốt và đọc xuôi tai.—— Văn bản nên hạn chế các lỗi chính tả và văn phạm sơ đẳng, đọc trôi chảy, nhưng không cần thiết phải thật "tao nhã". Các hướng dẫn về văn phong không cần phải áp dụng quá chặt chẽ.
Bài viết có chứa những phương tiện hỗ trợ phù hợp.—— Khuyến kích minh họa cho bài viết, tuy nhiên không bắt buộc. Hộp thông tin (infobox) và những loại bảng tóm tắt khác phải thể hiện bao quát nội dung toàn bài, giúp cho người đọc dễ nắm được các thông tin cơ bản mà không cần đọc trọn bài.
Bài viết thể hiện nội dung theo một cách tiếp cận phù hợp và đơn giản.—— Nó được viết theo một tư tưởng và cái nhìn thoáng giống như đại đa số độc giả. Mặc dù Wikipedia không gì khác hơn là một từ điển bách khoa toàn thư, bài viết nên tránh dùng các từ ngữ chuyên ngành gây khó hiểu quá mức cho người đọc, nếu được thì nên tránh dùng các thuật ngữ này, hoặc dùng nhưng có kèm theo một lời giải thích ngắn gọn nhưng dễ hiểu nếu có thể.
Độ quan trọng của một bài viết là đánh giá mức độ phổ biến của đề tài nhiều hay ít, từ đó tập trung hoàn thiện các bài được đánh giá phổ biến nhất. Một bài viết được ghi nhận là "Đặc biệt quan trọng" trong dự án này có thể chỉ là "Khá quan trọng" trong dự án khác. Các tiêu chí bên dưới nên được áp dụng cho mọi bài viết thuộc dự án, tất cả thành viên trong và ngoài dự án đều được phép đánh giá độ quan trọng ở mọi mức độ (kể cả "Đặc biệt"). Một bài viết được ghi nhận là "Ít quan trọng" không có nghĩa là nó không được đánh giá cao, nhưng nếu có cơ hội và điều kiện thích hợp, nó cần được sát nhập vào một bài viết khác (cũng tùy trường hợp khi nó là một khái niệm hay một sự kiện, vì những bài đánh giá ít quan trọng còn lại đa phần lại chính là những tác phẩm).
Tất cả các danh sách, trò chơi điện tử và các bài viết đáng chú ý khác về anime và manga, tính luôn hầu hết các trang web, đều nằm trong nhóm "Ít quan trọng" không được liệt kê bên dưới. "N/A" là không thể có bài viết nào được đánh giá như vậy.
Loại
Đặc biệt
Cao
Trung bình
Khái niệm
Bài viết này được đánh giá đặc biệt quan trọng vì nó chứa những thông tin cơ bản nhất, làm tiền đề cho mọi bài viết khác thuộc dự án.
Bài viết này được đánh giá rất quan trọng vì nó chứa những kiến thức chung cho từng đề tài.
Bài viết này được đánh giá khá quan trọng vì nó chứa những kiến thức cụ thể cho một đề tài nhất định.
Một sê-ri (Bài viết chính)
N/A
Nó có tác động kéo dài đến vài thập kỷ từ lần đầu ra mắt, như Gundam.
Nó đạt được nhiều thành công thương mại hoặc nhận được nhiều sự phê bình, đánh giá ngoài Nhật Bản, như Thủy thủ Mặt Trăng.
Nhân vật
N/A
Nhân vật đã trở thành biểu tượng văn hóa đại chúng trong và ngoài Nhật Bản, như Đôrêmon.
Dưới đây là các hướng dẫn giám định cho nhiều bài viết. Về "danh sách chọn lọc" (DSCL), bắt buộc phải tuân theo các tiêu chí bên trên, không có lời tư vấn thêm nào; mốc "danh sách" dùng cho mọi danh sách, không phân chất lượng.
Mốc sơ khai — bố cục yếu kém, thiếu nội dung trầm trọng. Bài viết có thể phạm các sai lầm sơ đẳng như nhúng cả một danh sách vào (có thể là một hỗn hợp tiểu sử cá nhân như ngày sinh, tháng đẻ, màu mắt, màu tóc, món ăn yêu thích,... của nhân vật) và không có hộp thông tin (infobox).
Mốc sơ khởi — mới có một vài đề mục, cơ bản đã thể hiện nội dung chính của đề tài.
Mốc C — bố cục hợp lý, thiếu một số thông tin (thường là về phần sản xuất và nội dung chuyên sâu).
Mọi yêu cầu giám định xin viết bên dưới (tạo một hàng như sau: *[[Tên bài]] - lý do, các yêu cầu mới viết dưới cùng). Các yêu cầu đã thực hiện sẽ được đánh dấu tick (Y), các yêu cầu không được thực hiện sẽ được đánh dấu cross (N).
YSơ khởi. Thông tin trong bài còn quá ít, thiếu các thông tin sản xuất cần thiết, nếu trừ phần tiết lộ nội dung từng tập phim thì nội dung bài chưa đáp ứng các tiêu chí từ C trở lên. --minhhuy(thảo luận)18:30, ngày 27 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
?@Nguyễn Hoài Phương:C. Xem vấn đề bài đang gặp phải tại trang thảo luận của nó. Sau khi được giải quyết, bài thỏa mãn tiêu chí của B và đủ điều kiện đề cử CLC hoặc đánh giá chi tiết cho A trước khi đề cử. Bài viết này và tất cả bài viết dưới cần sửa tên người Nhật theo thứ tự Họ trước Tên sau. --minhhuy(thảo luận)18:30, ngày 27 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Anime - Mới biên tập lại, tôi đang phân vân có lên xóa đề mục "cách mạng anime" không vì không có dẫn chứng, liệu có thể bổ sung thêm để nó thành bài chọn lọc được không mấy bạn. Tôi thực lòng muốn bài này của dự án được bài chọn lọc. Nếu có thể bổ sung vài nguồn từ wiki Nhật thì tốt quá, chẳng hạn như đề mục 'phân loại theo chủ đề" - chẳng hạn như nguồn cho Spokon.Nacdanh (thảo luận) 23:55, ngày 23 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tôi đang đọc bài và sẽ cố gắng góp ý cải thiện nó, vì nó là một trong hai bài quan trọng nhất của dự án. Tuy nhiên đưa nó lên Chọn lọc sẽ rất khó và mất rất nhiều thời gian, vì một bài lớn như anime sẽ có rất nhiều thông tin và phạm vi bao chứa là rất rộng, việc chọn lựa thông tin để đảm bảo không thiếu sót theo tiêu chí chọn lọc là rất vất vả. --minhhuy(thảo luận)16:30, ngày 30 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Trần Nguyễn Minh Huy Thực chất, tôi đã tham khảo khá nhiều wiki nên việc soát sẽ khó khăn. Một số nơi như wiki tiếng Anh (hầu như toàn bộ), wiki tiếng Đức (phần phân phối), wiki tiếng Nga (phân phối), wiki tiếng Ý (phân phối, kiểm duyệt), tham khảo thêm wiki tiếng Tây Ban Nha và wiki tiếng Català. Hiện tại, tôi đang định xây dựng bài theo wiki tiếng Ý (bài viết đầy đủ và chặt chẽ hơn wiki Tây Ban Nha rất nhiều) về ba đề mục: "phần Lịch sử anime" (tôi đang muốn xóa phần "cách mạng anime" từ wiki tiếng Việt và đưa toàn bộ từ wiki Ý sang vì hiện tại wiki tiếng Việt không có nguồn dẫn và khá mơ hồ, cũng không chắc đúng vi nó sao chép từ một báo cáo của đại học nào đó tại Việt Nam - thú thực báo cáo viết không nguồn gốc so với sách nước ngoài); "Tham chiếu văn hóa" (định lấy từ wiki tiếng Ý vì rất chi tiết) cũng như "Sản xuất" (định lấy từ wiki tiếng Ý nốt). Tất nhiên công việc quá dài hơi (3 đề mục nữa rất nhiều phần dịch tiếng Ý) mà sợ chưa đủ sức, tôi cũng muốn tham khảo thêm wiki Nhật gốc vì dù gì nó cũng xuất phát từ Nhật nhưng họ chú thích sách chán quá (khó tìm ISBN). Căn bản là vậy, chủ yếu các vấn đề sơ bộ về bài là như vậy. Hoàn thành xong thì chắc chắn nó là bài chọn lọc và chi tiết nhất trong tất cả wiki nói về nó.Nacdanh (thảo luận) 02:51, ngày 31 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Một vấn đề nữa, tôi biết wiki tiếng Nhật có khá nhiều cái hay nên nếu có thể mong bạn chuyển ngữ sang tiếng Việt thì hay như phân phối xuất khẩu, kiểm duyệt, tên gọi qua các giai đoạn,... khá nhiều thứ. Một điều tôi biết là bên Nhật thì diễn viên lồng tiếng có cả cộng đồng fanclub hay công nghiệp anisong và liveshow 2.5D hoặc du lịch hành hương đất thánh (^___^), văn hóa cộng đồng hoặc viện bảo tàng,... Wiki Nhật rất chi tiết, nếu có thời gian bạn cứ chuyển ngữ sang dù hơi khó khăn và rất vất vả ^____^.Nacdanh (thảo luận) 03:06, ngày 31 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]