Thám tử lừng danh Conan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thám tử lừng danh Conan
名探偵コナン
(Meitantei Conan)
Thể loạiBí ẩn
Trinh thám
Hình sự[1]
Manga
Tác giảAoyama Gōshō
Nhà xuất bảnShogakukan
Nhà xuất bản tiếng ViệtNhà xuất bản Kim Đồng
Đối tượngShōnen
Ấn hiệuShōnen Sunday Comics
Tạp chíWeekly Shōnen Sunday
Đăng tải19 tháng 1, 1994 – nay
Số tập104 (danh sách tập)
Anime truyền hình
Đạo diễn
Sản xuất
  • Suwa Michihiko
  • Yoshioka Masahito
Kịch bảnIi'oka Jun'ichi (Biên kịch)
Âm nhạcŌno Katsuo
Hãng phimTMS Entertainment
Cấp phépTMS Entertainment Co., Ltd. (Phân phối bản quyền trên toàn thế giới)
Kênh gốcNNS (ytv)
Kênh tiếng ViệtHTV3 (2009–2019)
POPS (2020–nay)
Phát sóng 8 tháng 1, 1996 nay
Số tập1117 (danh sách tập)
Phương tiện truyền thông liên quan
Manga Spin-off
 Cổng thông tin Anime và manga

Thám tử lừng danh Conan (名探偵コナン (Danh thám trinh Conan) Meitantei Konan?) là một series manga trinh thám được sáng tác bởi Aoyama Gōshō. Tác phẩm được đăng tải trên tạp chí Weekly Shōnen Sunday của nhà xuất bản Shogakukan vào năm 1994 và được đóng gói thành 105 tập tankōbon tính đến tháng 4 năm 2024. Truyện xoay quanh một cậu thám tử trung học có tên là Kudo Shinichi trong lúc đang điều tra một Tổ chức Áo đen bí ẩn đã bị ép phải uống một loại thuốc độc có thể gây chết người. May mắn là đã sống sót nhưng cơ thể thì lại bị teo nhỏ như một đứa bé 6-7 tuổi. Kể từ đó để tránh bị lộ thân phận thực sự của mình, Shinichi đã lấy tên là Edogawa Conan và chuyển đến sống ở nhà của cô bạn thời thơ ấu Mori Ran cùng với cha của cô ấy là một thám tử tư tên Mori Kogoro với hy vọng một ngày nào đó cậu có thể hạ gục Tổ chức Áo Đen và lấy lại hình dáng ban đầu.

Manga được chuyển thể thành một series anime truyền hình bởi Yomiuri Telecasting CorporationTMS Entertainment, ra mắt vào tháng 1 năm 1996. Theo sau đó là phim anime chủ đề, OVA, trò chơi video, đĩa nhạcphim live action. Funimation cấp phép phát sóng series anime tại Bắc Mỹ vào năm 2003 dưới nhan đề Case Closed với tên các nhân vật được Mỹ hóa. Anime ra mắt trên Adult Swim nhưng sớm kết thúc do tỉ suất người xem thấp. Tháng 3 năm 2013, Funimation bắt đầu stream các tập đã cấp phép của họ; Crunchyroll đồng truyền phát vào năm 2014. Funimation cũng bản địa hóa sáu phim đầu tiên, trong khi Discotek Media bản địa hóa crossover đặc biệt với Lupin III, phim tiếp nối, và chọn các phim gần đây, bắt đầu từ Meitantei Conan Episode One. Trong khi đó, manga được bản địa hóa bởi Viz Media, sử dụng các tên nhân vật và tựa đề đã thay đổi của Funimation. Shogakukan Asia đã thực hiện bản địa hóa bản tiếng Anh của manga bằng cách dùng tên Nhật và tựa đề gốc tiếng Nhật. Tại Việt Nam, series anime được trình chiếu trên kênh hình HTV3 từ tháng 12 năm 2009 với phiên bản lồng tiếng Việt. Hiện tại các tập mới của bộ phim này có thể được xem trên kênh Youtube, trên website và trên ứng dụng của Pops Anime.

Các tập tankōbon của manga bán được 230 triệu bản trên toàn thế giới tính đến năm 2018, đứng vị trí thứ năm trong Danh sách manga bán chạy nhất. Năm 2001, manga đoạt giải Giải Manga Shogakukan lần thứ 46 cho hạng mục shōnen. Chuyển thể anime được đón nhận nồng nhiệt và đứng ở top 20 trong các cuộc thăm dò của Animage từ năm 1996 đến 2001. Trong xếp hạng anime truyền hình Nhật Bản, các tập Meitantei Conan đứng trong top 6 hàng tuần. Cả mangaanime đều nhận được các phản hồi tích cực từ giới phê bình về nội dung và các vụ án. Manga được xuất khẩu sang 25 quốc gia, trong khi anime được phát sóng ở 40 quốc gia.

Cốt truyện[sửa | sửa mã nguồn]

Kudo Shinichi, 17 tuổi, là một thám tử học sinh trung học phổ thông rất nổi tiếng, thường xuyên giúp cảnh sát phá các vụ án khó khăn.[2] Trong một lần khi đang theo dõi một vụ tống tiền, đã bị thành viên của Tổ chức Áo đen bí ẩn phát hiện. Chúng đánh gục Kudo Shinichi, làm cậu bất tỉnh và ép cậu uống loại thuốc độc APTX - 4869 mà Tổ chức vừa điều chế nhằm bịt đầu mối "thân phận". Tuy vậy, thứ thuốc đó không giết chết mà lại gây ra tác dụng phụ khiến Shinichi bị teo nhỏ thành một đứa trẻ khoảng 6-7 tuổi[3] Sau đó, Shinichi tự xưng là Edogawa Conan và được Mori Ran - cô bạn thân thời thơ ấu thanh mai trúc mã khi còn là Kudo Shinichi - nhận nuôi và mang về văn phòng thám tử của cha cô là Mori Kogoro. Xuyên suốt series, Conan đã âm thầm hỗ trợ Mori Kogoro phá các vụ án. Đồng thời Conan cũng phải nhập học lớp 1 Tiểu học, nhờ đó mà kết thân với nhiều người và lập ra Đội thám tử nhí.

Về sau một học sinh tiểu học bất đắc dĩ khác tên là Haibara Ai đã vào học lớp của Conan và tiết lộ rằng cô chính là thành viên của Tổ chức với bí danh là Sherry, tên thật là Shiho Miyano và cô chính là người đã tạo ra loại thuốc APTX - 4869 mà Shinichi (Conan) đã bị ép uống, vì muốn thoát khỏi Tổ chức Áo đen nên đã uống viên thuốc đó để tự sát. Kết quả là, thay vì chết thì cơ thể Haibara cũng bị teo nhỏ như Conan nhờ tác dụng phụ của thuốc.[4] Trong vài vụ án liên quan đến Tổ chức Áo đen, Conan đã hỗ trợ các điệp viên của FBICIA.[5]

Năm 2007, Aoyama đã lên kế hoạch cho kết truyện của series nhưng đến hiện tại vẫn chưa ra mắt.[6]

Truyền thông[sửa | sửa mã nguồn]

Manga[sửa | sửa mã nguồn]

Thám tử lừng danh Conan được ra đời vào năm 1994, trong thời kỳ lên ngôi của thể loại manga kỳ bí được xuất bản. Trước đó ít lâu, Thám tử Kindaichi; chương đầu tiên xuất hiện trên tạp chí Weekly Shōnen Sunday của nhà xuất bản Shogakukan vào ngày 19 tháng 1.[7][8][9] Aoyama lấy cảm hứng tác phẩm từ Arsène Lupin, Sherlock Holmes và các phim samurai của Kurosawa Akira.[10] Khi viết kịch bản mỗi chương, ông phải đảm bảo cuộc đối thoại đơn giản và dành trung bình bốn tiếng cho mỗi vụ án mới và mười hai tiếng cho một vụ án phức tạp hơn.[6][11] Anh trai của Aoyama là một nhà khoa học giúp giải quyết "mẹo quảng cáo" trong series.[12] Mỗi vụ án thường kéo dài vài chương (ngoại trừ một vụ ngắn chỉ kéo dài đúng một chương), và được phá giải ở phần kết khi các nhân vật giải thích chi tiết thủ pháp gây án;[13] một cơ sở dữ liệu trực tuyến bao gồm tất cả các vụ án từ manga được thành lập vào năm 2007.[14][15] Năm 2007, Aoyama tiết lộ đã lên kế hoạch về cái kết của truyện nhưng chưa có ý định kết thúc ngay.[6]

Tính tới năm 2023, Meitantei Konan đứng vị trí thứ 24 trong seris manga dài tập nhất, với hơn 1100 chương được phát hành tại Nhật Bản được đăng trên Weekly Shōnen Sunday.[16] Tính đến tháng 1 năm 2024, truyện đã được phát hành đến Vol.102 tại Việt Nam. Các chương truyện sau đó được đóng gói thành tankōbon bởi Shogakukan; tập đầu tiên được phát hành vào ngày 18 tháng 6, 1994.[17] Các trợ lý của Aoyama Gosho cũng viết một tuyển tập series Meitantei Konan thỉnh thoảng được phát hành.[18][19]

Anime[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Danh sách tập phim Thám tử lừng danh Conan (1996 – 2005)
  2. Danh sách tập phim Thám tử lừng danh Conan (2006 – 2015)
  3. Danh sách tập phim Thám tử lừng danh Conan (2016 – nay)

Truyện được chuyển thể thành Anime dài tập bởi TMS Entertainment và Yomiuri Telecasting Corporation, do Kodama Kenji và Yamamoto Yasuichiro đạo diễn [20][21]. Mỗi tập thường kéo dài khoảng 25 phút, tuy nhiên cũng có những tập đặc biệt kéo dài 1 giờ, 2 giờ, hoặc 2,5 giờ. Tập đầu tiên được phát sóng trên Nippon Television Network System (NTV) (Nhật Bản) vào ngày 9 tháng 1 năm 1996 [22][23][24]. Cho đến nay, hơn 1000 tập đã được phát sóng, đưa bộ phim này lên vị trí thứ 6 trong số những phim hoạt hình nhiều tập nhất tại Nhật Bản [25][26]. Ban đầu, khoảng từ tháng 6 năm 1996 đến tháng 10 năm 2006, sau khi phim được chiếu trên truyền hình, Shogakukan sẽ tập hợp chúng lại và phát hành dưới dạng các băng cát sét VHS. 426 tập phim đã được phát hành theo dạng này cho đến khi Shogakukan quyết định ngừng lại để chuyển sang phát hành ở dạng đĩa DVD, bắt đầu từ tập đầu tiên [27]. Để kỉ niệm 15 năm ra mắt, series cũng được cung cấp trên video on demand [28][29]

Tháng 7 năm 2003, nhà xuất bản FUNimation tuyên bố họ sẽ cấp bản quyền phát hành Thám tử lừng danh Conan tại Mỹ, dưới tên gọi "Case Closed", do tên gọi Conan trùng với tên nhân vật của một bộ truyện khác mang tên "Conan the Barbarian" (Conan, Kẻ thô lỗ), mặc dù Conan ở đây chỉ là tên gọi thường như trong trường hợp Conan O'Brien. Phim cũng được ra mắt trong nhiều ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, Đức và Ý [30][31][32]. Trên kênh Cartoon Network trong chương trình Adult Swim 50 tập được Funimation phát sóng vào 24 tháng 5, 2004 do tỉ lệ người xem thấp [33][34]. Kênh truyền hình YTV của Canada đã lên sóng 22 tập phim từ 7 tháng 4 năm 2006 đến 2 tháng 9 năm 2006 [35][36][37]. Funimation đã chiếu series trên kênh Funimation Channel ngay sau khi kênh này thành lập vào tháng 11 năm 2005 và tạm thời được Funimation Channel cung cấp trên Colours TV [38][39]. Một phiên bản tiếng Anh riêng lẻ của Animax Asia ra mắt tại Philippines vào ngày 18 tháng 1 năm 2006, dưới tên Detective Conan [40][41]. Vì Animax không mua thêm bản quyền phát sóng nên phiên bản này chỉ gồm 52 tập [42], sau đó được chiếu đi chiếu lại cho đến ngày 7 tháng 8 năm 2006 thì tạm ngưng phát sóng [43]. Funimation cũng đã phát hành DVD phiên bản gốc từ 24 tháng 8 năm 2004 [44]. Ban đầu, các DVD được phát hành dưới dạng đĩa đơn nhưng sau được phát hành trong hộp chia theo mùa; có tổng cộng 130 tập đã được phát hành.[45]

Tại Việt Nam, anime được Công ty Cổ phần Truyền thông Trí Việt (sau này là TTN Media và nay là Purpose Media) mua bản quyền và phát sóng tại Việt Nam trên kênh HTV3.

Phim điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến năm 2023, đã có 26 movie chủ đề dưạ trên Thám tử lừng danh Conan được công chiếu. Các phim do TMS Entertainment tạo hình và được sản xuất bởi Yomiuri Telecasting Corporation, Nippon Television, ShoPro và Toho.[46] Bảy tập phim đầu tiên được đạo diễn bởi Kodama Kenji, từ tập 8 đến 18 được đạo diễn bởi Yamamoto Yasuichiro, và từ tập 16 trở đi được đạo diễn bởi Shizuno Kobun. Phim được công chiếu định kì vào tháng 4 hàng năm với movie đầu tiên là Thám tử lừng danh Conan: Quả bom chọc trời 1997 và movie thứ 26 Thám tử lừng danh: Tàu ngầm sắt màu đen được công chiếu tại Nhât Bản vào ngày 14-4-2023 là phim với doanh thu cao nhất trong tất cả các movie Thám Tử lừng danh Conan tính tới thời điểm hiện tại. Phim[47] do Yuzuru Tachikawa làm đạo diễn, dựa trên phần kịch bản do Takeharu Sakurai. Tác phẩm do TMS Entertainment chịu trách nhiệm sản xuất và Toho Company, Ltd. đảm nhiệm vai trò phân phối. Lợi nhuận từ doanh thu của phim được Toho tài trợ cho các dự án điện ảnh khác.[48] Mỗi phim được chuyển thể thành truyện tranh phát hành vào quý tư cùng năm.[49][50] Funimation đã phát hành sáu phim đầu tiên phiên bản lồng tiếng Anh DVD ở Khu vực 1 từ 3 tháng 10 năm 2006 đến 16 tháng 2 năm 2010.[51][52]

Thám tử lừng danh Conan: Cơn ác mộng đen tối là movie đầu tiên được công chiếu tại rạp ở Việt Nam vào ngày 5 tháng 8 năm 2016.

Ngoại truyện (OVA)[sửa | sửa mã nguồn]

Hai tập OVA được TMS Entertainment, Nippon Television và Yomiuri Telecasting Corporation sản xuất. Mỗi năm series OVA Shōnen Sunday Original Animation được Weekly Shōnen Sunday đặt hàng.[53] Ban đầu Shōnen Sunday Original Animation nằm trong số phát hành thứ 26 năm 2000 của Weekly Shōnen Sundayvới 11 tập OVA được phát hành vào năm 2011.[54][55] Chín tập OVA đầu tiên sau này được tập hợp thành bốn DVD mang tựa Secret Files được phát hành từ tháng 3 năm 2006 đến 9 tháng 4 năm 2010.[56][57] OVA thứ hai Magic File được phát hành dưới dạng direct-to-DVD. Magic File đầu tiên được phát hành vào ngày 11 tháng 4 năm 2007, gồm 4 tập.[58] Từ Magic File tiếp theo bao nội dung có liên quan đến cốt truyện gốc.[59]

Đặc biệt[sửa | sửa mã nguồn]

Tập đặc biệt phát sóng trên truyền hình hai tiếng với tên Lupin III đối đầu Thám tử Conan (ルパン三世VS名探偵コナン Rupan Sansei Vāsasu Meitantei Konan?) sản xuất bởi TMS Entertainment, Nippon Television và Yomiuri Telecasting Corporation vào ngày 27 tháng 3 năm 2009.[60] Bộ phim được thông báo lần đầu trong số phát hành thứ 9 của Weekly Shōnen Sunday năm 2009.[61] Nội dung kể về Kudo khi còn là thám tử trung học điều tra về cái chết của Nữ hoàng Vespania trong lúc Arsène Lupin III từ series Lupin III đang cố gắng đánh cắp vương miện nữ hoàng. Tập đặc biệt này thu hút đến 19.5% tỉ lệ hộ gia đình xem tại Nhật Bản.[62] VAP đã phát hành trong tập đặc biệt này trong định dạng DVD và đĩa Blu-ray vào ngày 24 tháng 7 năm 2009.[63][64]

Trò chơi điện tử[sửa | sửa mã nguồn]

Một trong những đột phá của Thám tử lừng danh Conan là tham gia vào ngành công nghiệp trò chơi điện tử. Vào ngày 27 tháng 12 năm 1996, Detective Conan: Chika Yuuenchi Satsujin Jiken được Game Boy phát hành.[65] Sau đó, 20 trò chơi cùng với Detective Conan: Kako Kara no Zensōkyoku Prelude được Nintendo DSPlayStation Portable đặt hàng vào mùa xuân 2012.[66] Hiện tại,các trò chơi chính chỉ phát hành tại Nhật Bản mặc dù Nobilis đã bản địa hóa Thám tử Conan: Tsuioku no Gensou cho khu vực PAL.[67] Hầu hết các trò chơi Detective Conan được phát hành trên Game Boy, Sony, WonderSwan và Nintendo DS được Bandai phát triển.[68][65][69][70][71] Banpresto phát triển thương hiệu Thám tử lừng danh trên Game Boy ColorGame Boy Advance còn Marvelous Entertainment phát triển Thám tử Conan: Tsuioku no Gensou.[67][72][73]

CD nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Ono Katsuo đã phổ nhạc và phối khí các bài hát trong hoạt hình Thám tử lừng danh Conan;sau đó phát hành thành nhiều đĩa CD.[20][74][75][76] Hai album có hình gồm các bài hát do diễn viên lồng tiếng nhân vật trong phim thể hiện cũng đã được phát hành.[77][78] Nhiều ca khúc chủ đề được thể hiện bởi các ca sĩ hoặc nhóm dòng nhạc pop như B'z, ZardGarnet Crow. Bốn bài hát đầu được Universal Music Group phát hành và tất cả những ca khúc về sau do Being Inc. phát hành[79][80]

Live Action[sửa | sửa mã nguồn]

Bốn phim live action đặc biệt và một phim truyền hình không dựa trên series này được Yomiuri Telecasting Corporation và TMS Entertainment tạo ra.[81] Hai tập đặc biệt đầu tiên phát sóng vào năm 2006 và 2007 trong phim Oguri Shun thủ vai Kudo Shinichi và Kurokawa Tomoka vai Mori Ran.[81][82] Phim đặc biệt thứ ba và thứ tư được ra mắt vào năm 2011 và 2012 với Mizobata Junpei vai Shinichi và Ran do Kutsuna Shiori đóng.[83] Bảng phân vai này được sử dụng cho tập đặc biệt truyền hình phát sóng từ 7 tháng 7 năm 2011 đến 29 tháng 9 năm 2011.[84][85]

Tin liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lễ kỉ niệm 50 của Weekly Shōnen SundayWeekly Shōnen Magazine, hai công ty đã hợp tác xuất bản tạp chí mười hai tuần một lần gồm các chương truyện của Thám tử lừng danh Conan của Weekly Shōnen SundayThám tử Kindaichi của Weekly Shōnen Magazine.[86] Tạp chí bắt đầu hoạt động từ 10 tháng 4 năm 2008 đến 25 tháng 9 năm 2008.[87][88]

Shogakukan cũng sản xuất nhiều quyển sách được chuyển thể từ series. Năm mươi tập truyện dài được phát hành ở Nhật Bản từ tháng 6 năm 1996 đến tháng 8 năm 2000, bao gồm 143 tập anime đầu tiên, dù nhiều tập được lược bỏ.[89][90][91][92] Năm truyện thêm mang tên 5 Juuyou Shorui (5重要書類?, lit. 5 Important Documents) được xuất bản từ tháng 7 năm 2001 đến tháng 1 năm 2002 và gồm các tập chọn lọc từ tập 162–219.[93][94] Mười ba sách chỉ dẫn chính thức được xuất bản từ tháng 6 năm 1997 đến tháng 4 năm 2009.[95][96] Shogakukan cũng xuất bản các tiểu thuyết,[97] sách về tiêu hoá,[98] sách giáo dục,[99] và sách đố vui.[100]

Bối cảnh lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Conan bắt đầu xuất bản trong "Thập kỷ đã mất", đó là thời kỳ suy thoái kinh tế kéo dài ở Nhật Bản trong những năm 1990 sau khi bong bóng kinh tế của những năm 1980 vỡ. Trong thời kỳ này, Nhật Bản cũng chứng kiến sự gia tăng tội phạm bạo lực do thanh thiếu niên gây ra, đây là một nguyên nhân ngày càng gây lo ngại. Sự hỗn loạn về chính trị và văn hóa trong thời kỳ này đã góp phần khiến Conan trở nên phổ biến rộng rãi ở Nhật Bản, nơi khán giả mong muốn thoát khỏi những cuộc khủng hoảng này. Trò lố "thám tử nhí" đã hồi sinh trong thập kỷ này và vẫn còn phổ biến kể từ đó. Truyện Conan thường được đọc như một cái nhìn lạc quan về khả năng cải thiện xã hội của trẻ em và khơi dậy niềm hy vọng cho tương lai. Các thám tử trưởng thành và cảnh sát trong Conan tỏ ra kém cỏi trong việc phá án và cuối cùng chính Conan và Câu lạc bộ thám tử nhí mới là những người giải quyết các vụ án và truyền cảm hứng cho khán giả nhí làm điều tương tự. Điều này có thể ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ em và thanh niên về cảnh sát và các cơ quan chức năng khác. Nó cũng có thể tạo ra một cái nhìn tích cực về công lý cảnh giác và tình cảm chống cảnh sát ở trẻ em có thể làm suy yếu các nhân vật có thẩm quyền.

Conan có ảnh hưởng rõ ràng từ văn hóa phương Tây và phương Đông, và nó cố gắng hợp nhất hai nền văn hóa này và thể hiện một Nhật Bản hiện đại hóa. Thiết kế của các nhân vật trong Conan được lấy cảm hứng từ phong cách phương Tây, chẳng hạn như bộ quần áo của Conan và Richard hoặc kiểu tóc của Rachel, trong khi hình nền thể hiện phong cảnh Nhật Bản hiện đại, đô thị hóa. Đồng thời, các nhân vật cũng tham gia vào các phong tục truyền thống của Nhật Bản như dùng đũa khi ăn hay cách chào hỏi truyền thống khi nhân vật trở về nhà. Những thực hành này chứng minh cho khán giả thấy rằng hiện đại và truyền thống có thể hoạt động cùng nhau.

Conan sử dụng nhạc pop Nhật Bản (J-pop) trong các bài hát mở đầu và kết thúc. Trước giữa những năm 1990, nhạc anime được coi là thể loại riêng và tách biệt với J-pop. Conan là một trong những chương trình anime đầu tiên đưa J-pop vào chương trình. Kết quả là ngày nay J-pop được sử dụng phổ biến hơn nhiều trong anime và các nghệ sĩ J-pop thường sử dụng anime làm nền tảng quảng cáo cho tác phẩm của họ.

Conan lấy các địa danh của Nhật Bản làm bối cảnh cho nhiều tập phim xuyên suốt bộ phim. Các nhân vật đến thăm các ngôi đền tôn giáo, bãi biển, dãy núi và nhiều địa điểm có thật và hư cấu khác ở Nhật Bản để thể hiện vẻ đẹp tự nhiên và các địa danh lịch sử của đất nước. Các tập phim của Conan cũng bao gồm các yếu tố văn hóa dân gian Nhật Bản như Tengu và Shinigami, cũng như những nhân vật dễ nhận biết hơn trên toàn cầu như người ngoài hành tinh và ma cà rồng. Tuy nhiên, sự tồn tại của những sinh vật này luôn bị vạch trần như một phần trong kế hoạch của tên tội phạm trong một tập phim.

10 sự thật về Conan[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Cha của Shinichi và cha của Kaito Kid từng là đối thủ của nhau. Cha Shinichi cũng chính là người đặt tên KID, đọc từ 1412 – dãy số một nhà báo vô tình tạo ra.
  2. Từng có movie ngoại truyện hợp tác chung với nhân vật giả tưởng Lupin: Lupin đệ tam đối đầu thám tử Conan.
  3. Chung diễn viên lồng tiếng với nhân vật Envy trong Fullmetal Alchemist: Brotherhood.
  4. Cha mẹ Shinichi từng giả dạng là thành viên của tổ chức áo đen và khiến Conan được một pha bất ngờ.
  5. Ran và Shinichi có chung nhóm máu.
  6. Cái tên Conan là sự kết hợp giữa của Arthur Conan Doyle, tác giả Sherlock Holmes. và Edogawa Ranpo, một nhà văn tiểu thuyết nổi tiếng Nhật Bản.
  7. Shinichi rất yêu đá banh, chơi ở vị trí trung vệ và mặc áo số 10.
  8. Conan ca hát rất dở, và là một “tone điếc” chính hiệu.
  9. Detective Conan không phải là tên tiếng Anh duy nhất của Thám tử lừng danh Conan. Các fan nước ngoài đặt tên cho series này là Case Closed.
  10. Các nhân viên FBI là một trong số ít biết rõ danh tính của Conan.

Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Một đoàn tàu có hình nhân vật chính Conan.

Tính tới năm 2013, truyện Thám tử lừng danh Conan bán được hơn 250 triệu bản in trên thị trường toàn cầu đánh dấu là series manga bán chạy nhất thứ 15 [101]. Ở Nhật Bản, các tập riêng lẻ thường xuất hiện trên danh sách các manga bán chạy nhất[102][103].

Đây là bộ truyện bán chạy nhất thứ 19 vào năm 2011 với 2,120,091 bản [104]. Tạp chí Nikkei Entertainment đã liệt kê tác giả bộ truyện vào top 50 người đứng đầu sáng tạo manga được bán từ tháng 1 năm 2010 cho đến số ra tháng 9 năm 2011; Aoyama Gosho, tác giả Thám tử lừng danh Conan xếp hạng thứ 16 với 3,320,000 bản bán ra[105]. Vào năm 2012 là manga thứ 17 bán chạy nhất với 2,430,572 bản [106]. Năm 2013 trở thành manga bán chạy nhất thứ 24 với triệu bản được bán ra [107]. Tác phẩm nhận được Giải Manga Shogakukan lần thứ 46 cho hạng mục shōnen vào năm 2001 [108] và trong cuộc thăm dò trực tiếp đối với công dân Nhật Bản ở giữa độ tuổi hai mươi thì mọi người bình chọn Thám tử lừng danh Conan là một trong ba manga mà mọi người muốn được tiếp tục xuất bản [109][110][111]. Tập đầu tiên bộ truyện từng ba lần xuất hiện trong danh sách top 10 bán chạy ngay sau khi ra mắt [112]. Tập này cũng từng xuất hiện trên danh sách xếp hạng của Diamond Comic Distributors. Các tập xuất bản sau cũng từng xuất hiện trên Danh sách manga nhiều người mua nhất trên New York Times [113][114][115][116]. Ở Pháp, series từng được đề cử cho giải truyện tranh trong Liên hoan Angoulême [117].

Phiên bản hoạt hình chuyển thể từ series cũng khá thành công ở Nhật Bản, hiện nằm trong top 6 xếp hạng truyền hình Nhật Bản mọi thời đại [118][119]. Theo một cuộc bình chọn do tạp chí Animage tổ chức từ năm 1996 đến năm 2001 phim nằm top 20 còn theo một cuộc bình chọn do mạng lưới truyền hình TV Asahi tổ chức vào năm 2005 - 2006 thì phim nằm ở vị trí thứ 23 trong top 100 anime.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Official Website for Case Closed” (bằng tiếng Anh). Viz Media. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2017.
  2. ^ Case Closed FAQ”. Funimation. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2004. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2010.
  3. ^ Aoyama, Gosho (ngày 7 tháng 9 năm 2004). “File 2”. Case Closed. 1. Viz Media. tr. 44. ISBN 1-59116-327-7.
  4. ^ Aoyama, Gosho (ngày 17 tháng 1 năm 1998). “File 8. コードネーム・シェリー” [File 8. Code Name Sherry]. 名探偵 コナン [Detective Conan] (bằng tiếng Nhật). 18. Shogakukan. ISBN ngày 4 tháng 9 năm 125048-3 Kiểm tra giá trị |isbn=: ký tự không hợp lệ (trợ giúp).
  5. ^ Aoyama, Gosho (ngày 18 tháng 7 năm 2007). “File 7. 姉弟” [File 7. Older Sister and Younger Brother]. 名探偵 コナン [Detective Conan] (bằng tiếng Nhật). 58. Shogakukan. ISBN 978-ngày 4 tháng 9 năm 121155-2 Kiểm tra giá trị |isbn=: ký tự không hợp lệ (trợ giúp).
  6. ^ a b c 「名探偵コナン、最終回の構想できている」 [Detective Conan's ending made] (bằng tiếng Nhật). Sankei Shimbun. ngày 2 tháng 10 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2010.
  7. ^ Furukawa, Takuya; Gene, Tim (ngày 25 tháng 3 năm 2008). The Case Closed Casebook: An Essential Guide. DH Publishing. ISBN 978-1-932897-30-2.
  8. ^ “1st issue of Case Closed”. Weekly Shōnen Sunday (bằng tiếng Nhật). Shogakukan. 1994 (5).
  9. ^ Detective Conan Official manga website” (bằng tiếng Nhật). Shogakukan. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2009.
  10. ^ Case Closed- Profiles”. Viz Media. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2009.
  11. ^ “Sankei Shimbun interview translated”. Anime News Network. ngày 2 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2010.
  12. ^ Aoyama, Gosho (tháng 4 năm 2017). Case Closed. 62. Viz Media. tr. 184. ISBN 978-1-4215-8685-4.
  13. ^ Amano, Masanao; Wiedemann, Julius (tháng 9 năm 2004). Manga Design. 1. Taschen. ISBN 978-3-8228-2591-4.
  14. ^ “Database Opens for Every Detective Conan's Case Closed”. Anime News Network. ngày 29 tháng 5 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2009.
  15. ^ Detective Conan database” (bằng tiếng Nhật). Shogakukan. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2010.
  16. ^ Rafael Antonio Pineda (ngày 8 tháng 8 năm 2017). “Detective Conan Is 1st Shonen Sunday Manga to Publish 1,000th Chapter”. Anime News Network. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2019.
  17. ^ Detective Conan Vol. 1” (bằng tiếng Nhật). Shogakukan. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2009.
  18. ^ Detective Conan Special Edition 1” (bằng tiếng Nhật). Shogakukan. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2010.
  19. ^ Detective Conan Special Edition 38” (bằng tiếng Nhật). Shogakukan. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2010.
  20. ^ a b Detective Conan staff” (bằng tiếng Nhật). Yomiuri Telecasting Corporation. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2009.
  21. ^ “Detective Conan”. TMS Entertainment. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2010.
  22. ^ Detective Conan airdates” (bằng tiếng Nhật). Stingray Co. Ltd. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2010.
  23. ^ Detective Conan on Animax” (bằng tiếng Nhật). Animax. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2010.
  24. ^ Detective Conan on YTV” (bằng tiếng Jepang). Yomiuri Telecasting Corporation. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2010.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  25. ^ “YTV: Animation on the Web" (bằng tiếng Nhật). Yomiuri Telecasting Corporation. 18 tháng 2,2010. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2013. Truy cập 29 tháng 3 năm 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= (trợ giúp)
  26. ^ “Detective Conan episode archive” (bằng tiếng Nhật). Yomiuri Telecasting Corporation. Truy cập 5 tháng 12 năm 2010.
  27. ^ “Detective Conan Part 1" (bằng tiếng Nhật). Being Inc. Truy cập 8 tháng 12 năm 2012.
  28. ^ “[Celebrate! 15th anniversary]” (bằng tiếng Nhật). Yomiuri Telecasting Corporation. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2013. Truy cập 27 tháng 11 năm 2010.
  29. ^ “Detective Conan Video on Demand" (bằng tiếng Nhật). Yomiuri Telecasting Corporation. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2012. Truy cập 27 tháng 11 năm 2010.
  30. ^ “Detective Conan by AB International" (bằng tiếng Pháp). AB International. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2013. Truy cập 31 tháng 3 năm 2011.
  31. ^ “Detective Conan by M4E" (bằng tiếng Pháp). M4E. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2011. Truy cập 31 tháng 3 năm 2011.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  32. ^ “Detective Conan "”. Mediaset. Đã bỏ qua văn bản “http://www.webcitation.org/5xbA9Ave6” (trợ giúp); |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  33. ^ "Cartoon Network Upcoming Premieres". Anime News Network. 18 tháng 4 năm 2004. Truy cập 5 tháng 5 năm 2009.
  34. ^ "Adult Swim Anime Plans". Anime News Network. 22 tháng 1 năm 2005. Truy cập 5 tháng 5 năm 2009. line feed character trong |nhà xuất bản= tại ký tự số 11 (trợ giúp)
  35. ^ "Case Closed – Anime on YTV". YTV. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2006. Truy cập 13 tháng 4 năm 2009.
  36. ^ "The Click April 8th – April 14th". Anime News Network. Truy cập 5 tháng 12 năm 2010.
  37. ^ "The Click August 26th – September 1st". Anime News Network. Truy cập 5 tháng 12 năm 2010.
  38. ^ "Funimation Channel". Funimation. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 11 năm 2005. Truy cập 5 tháng 12 năm 2010.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  39. ^ "Funimation Channel Debuts On Dish Network & LA 18". ICv2.com. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2016. Truy cập 5 tháng 12 năm 2010. line feed character trong |tiêu đề= tại ký tự số 45 (trợ giúp)
  40. ^ “Detective Conan on Animax Asia". Animax Asia. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2007. Truy cập 5 tháng 12 năm 2010.
  41. ^ "Animax Philippines schedule" (PDF). Animax Asia. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2006. Truy cập 5 tháng 12 năm 2010.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  42. ^ "Animax FAQ". AXN Asia. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2016. Truy cập 5 tháng 12 năm 2010.
  43. ^ "Animax Philippines schedule” (PDF). Animax Asia. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2006. Truy cập 5 tháng 12 năm 2010.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  44. ^ "Case Closed 2: Deadly Illusions". Barnes & Noble. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2011. Truy cập 5 tháng 5 năm 2009. line feed character trong |nhà xuất bản= tại ký tự số 9 (trợ giúp)
  45. ^ "Case Closed Season 5 Box Set". Barnes & Noble. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2011. Truy cập 28 tháng 11 năm 2010. line feed character trong |nhà xuất bản= tại ký tự số 9 (trợ giúp)
  46. ^ Detective Conan: The Lost Ship in the Sky (bằng tiếng Nhật). Toho. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2010.
  47. ^ Thám tử lừng danh Conan: Tàu ngầm sắt màu đen
  48. ^ Berra, John (ngày 1 tháng 6 năm 2010). “Contemporary Blockbuster”. Directory of World Cinema: Japan. Intellect Ltd. ISBN 978-1-84150-335-6.
  49. ^ Detective Conan Movie: The Time-Bombed Skyscraper Part 1” (bằng tiếng Nhật). Shogakukan. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2010.
  50. ^ Detective Conan Movie: The Lost Ship in the Sky Part 2” (bằng tiếng Nhật). Shogakukan. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2011.
  51. ^ “Case Closed: The Time Bombed Skyscraper - The Movie”. Barnes & Noble. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2010.
  52. ^ “Case Closed Movie 6: The Phantom of Baker Street DVD (Hyb)”. The Right Stuf International. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2010.
  53. ^ “New Conan vs. Kaitō Kid story in mail-away offer to readers”. Anime News Network. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2010.
  54. ^ Weekly Shōnen Sunday (bằng tiếng Nhật). Shogakukan. 2000 (46). |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  55. ^ “『名探偵コナン』特製DVD ~ロンドンからの㊙指令~特製DVD ~ロンドンからの㊙指令~” [Detective Conan Special DVD: The Secret Order from London] (bằng tiếng Nhật). Shogakukan. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2011.
  56. ^ “名探偵コナン Secret File 1” [Detective Conan Secret File 1] (bằng tiếng Nhật). Toho. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2011.
  57. ^ “名探偵コナン Secret File 4” [Detective Conan Secret File 4] (bằng tiếng Nhật). Toho. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2011.
  58. ^ “名探偵コナン Magic File” [Detective Conan Magic File] (bằng tiếng Nhật). Visionare Corporation. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2011.
  59. ^ “名探偵コナン Magic File 2” [Detective Conan Magic File 2] (bằng tiếng Nhật). Visionare Corporation. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2011.
  60. ^ Lupin the 3rd vs. Detective Conan (bằng tiếng Nhật). Nippon Television. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2009.
  61. ^ Weekly Shōnen Sunday (bằng tiếng Nhật). Shogakukan. 2009 (9). |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  62. ^ “Japanese Anime TV Ranking, March 23–29”. Anime News Network. ngày 6 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2011.
  63. ^ Lupin III vs. Detective Conan (DVD)” (bằng tiếng Nhật). Amazon.co.jp. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2010.
  64. ^ Lupin III vs. Detective Conan (Blu-Ray)” (bằng tiếng Nhật). Amazon.co.jp. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2010.
  65. ^ a b Detective Conan: Chika. GameSpot. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2010.
  66. ^ Detective Conan: Prelude from the Past official website” (bằng tiếng Nhật). Namco Bandai Holdings. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2012.
  67. ^ a b “Case Closed: Mirapolis Investigation”. IGN. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2010.
  68. ^ 名探偵コナン 〜夕暮れの皇女〜 [Detective Conan: Twilight Princess] (bằng tiếng Nhật). Bandai. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2010.
  69. ^ 名探偵コナン 最高の相棒 [Detective Conan: Best Partner] (bằng tiếng Nhật). Bandai. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2010.
  70. ^ 名探偵コナン 大英帝国の遺産 [Detective Conan: Legacy of the British Empire] (bằng tiếng Nhật). Bandai. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2010.
  71. ^ Detective Conan: Detective Trainer. IGN. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2010.
  72. ^ Detective Conan 1: Kakakuri Jin Satsujin Jiken. IGN. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2010.
  73. ^ Detective Conan: Nerai Wareta Tantei. IGN. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2010.
  74. ^ 「名探偵コナン」オリジナル・サウンドトラック 4〜急げ!少年探偵団〜 [Detective Conan Original Soundtrack 4 (Let's Go! Detective Boys)] (bằng tiếng Nhật). MSN. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2010.
  75. ^ 名探偵コナンオリジナル サウンドトラック スーパーベスト 2 [Detective Conan: Original Soundtrack Super Best 2] (bằng tiếng Nhật). Universal Music Group. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2010.
  76. ^ Detective Conan TV Original Soundtrack Selection Best. Neowing.co.jp. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2010.
  77. ^ “ぼくがいる〜TVアニメ「名探偵コナン」イメージソングアルバム” [Detective Conan Image Song Album] (bằng tiếng Nhật). Amazon.co.jp. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2010.
  78. ^ 名探偵コナン・キャラクター・ソング集 帝丹小学校に全員集合!! [Detective Conan All Character Best Songs in School] (bằng tiếng Nhật). Amazon.co.jp. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2010.
  79. ^ “胸がドキドキ (Single)” [My Heart Pounds] (bằng tiếng Nhật). Amazon.co.jp. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2010.

    “Feel your Heart (Single)” (bằng tiếng Nhật). Amazon.co.jp. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2010.

    “Step by Step (Single)” (bằng tiếng Nhật). Amazon.co.jp. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2010.

    “迷宮のラヴァーズ (Single)” [Lovers of Labyrinth] (bằng tiếng Nhật). Amazon.co.jp. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2010.

    “Happy Birthday (Single)” (bằng tiếng Nhật). Amazon.co.jp. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2010.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)

  80. ^ Detective Conan Theme Songs” (bằng tiếng Nhật). Being Inc. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2010.
  81. ^ a b Detective Conan: Shinichi Kudo's Written Challenge official website plot” (bằng tiếng Nhật). Yomiuri Telecasting Corporation. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2011.
  82. ^ Detective Conan Drama 2 DVD” (bằng tiếng Nhật). HMV Group. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2011.
  83. ^ “溝端淳平、実写版SPドラマ『名探偵コナン』で"2代目"工藤新一役に抜擢” [Mizohata Juntaira, Detective Conan TV Live action drama, Junpei Mizobata chosen as second generation Kudo] (bằng tiếng Nhật). Oricon. ngày 9 tháng 2 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2011.
  84. ^ “Kudo Shinichi he no Chosenjo episode 1” (bằng tiếng Nhật). Yomiuri Telecasting Corporation. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2011.
  85. ^ “Kudo Shinichi he no Chosenjo episode 13” (bằng tiếng Nhật). Yomiuri Telecasting Corporation. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2011.
  86. ^ “Shōnen Magazine, Shōnen Sunday Mark 50th Anniversary”. Anime News Network. ngày 18 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2010.
  87. ^ 名探偵コナン & 金田一少年の事件簿 [Detective Conan & Kindaichi Case Files] (bằng tiếng Nhật). Amazon.co.jp. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2011.
  88. ^ 名探偵コナン&金田一少年の事件簿(12) [Detective Conan & Kindaichi Case Files (12)] (bằng tiếng Nhật). Kodansha. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2011.
  89. ^ “VS版 名探偵コナン1” [Detective Conan vol.1 (VS version)] (bằng tiếng Nhật). Amazon.co.jp. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2011.
  90. ^ “VS版 名探偵コナン25” [Detective Conan vol.25 (VS version)] (bằng tiếng Nhật). Amazon.co.jp. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2011.
  91. ^ “VS版 名探偵コナン Part II-1” [Detective Conan Part II-1 (VS version)] (bằng tiếng Nhật). Amazon.co.jp. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2011.
  92. ^ “VS版 名探偵コナン Part II-20” [Detective Conan Part II-20 (VS version)] (bằng tiếng Nhật). Amazon.co.jp. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2011.
  93. ^ “VS版 名探偵コナン 5つの重要書類1” [Detective Conan 5 important documents File 1 (VS version)] (bằng tiếng Nhật). Amazon.co.jp. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2011.
  94. ^ “VS版 名探偵コナン 5つの重要書類5” [Detective Conan 5 important documents (VS version) File 5] (bằng tiếng Nhật). Amazon.co.jp. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2011.
  95. ^ 名探偵コナン ミステリーミュージアム [Detective Conan Mystery Museum] (bằng tiếng Nhật). Amazon.co.jp. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2011.
  96. ^ “ラブ・コナン the movie '09” [Conan, Love the movie '09] (bằng tiếng Nhật). Shogakukan. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2011.
  97. ^ 小説 名探偵コナン [Detective Conan novels] (bằng tiếng Nhật). Shogakukan. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2010.
  98. ^ スーパーダイジェストブック 名探偵コナン [Detective Conan super digest books] (bằng tiếng Nhật). Shogakukan. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2010.
  99. ^ 名探偵コナン推理ファイル 人類の謎 [Detective Conan Mystery Human File] (bằng tiếng Nhật). Shogakukan. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2011.
  100. ^ Detective Conan maze book” (bằng tiếng Nhật). Amazon.co.jp. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2011.
  101. ^ “名探偵コナン : 謎の「黒ずくめ」に迫る新章開幕  豪華オールスターで” (bằng tiếng Nhật). Mantan Web. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2012. Truy cập 28 tháng 11, 2013. line feed character trong |ngày truy cập= tại ký tự số 13 (trợ giúp); line feed character trong |tiêu đề= tại ký tự số 25 (trợ giúp); line feed character trong |nhà xuất bản= tại ký tự số 7 (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  102. ^ "2008's Top-Selling Manga in Japan, #1–25". Anime News Network. 19 tháng 12 năm 2008. Truy cập 18 tháng 10 năm 2010.
  103. ^ “Top-Selling Manga in Japan by Volume: 1st Half of 2010". Anime News Network. 2 tháng 6 năm 2010. Truy cập 18 tháng 10 năm 2010. line feed character trong |tiêu đề= tại ký tự số 42 (trợ giúp)
  104. ^ "Top-Selling Manga in Japan by Series:2011". Anime News Network. Truy cập 18 tháng 11 năm 2013.
  105. ^ "Top 50 Manga Creators by Sales Since 2010". Anime News Network. Truy cập 18 tháng 11 năm 2013.
  106. ^ "30 Top-Selling Manga in Japan by Series: 2012". Anime News Network. Truy cập 18 tháng 11 năm 2013. line feed character trong |tiêu đề= tại ký tự số 42 (trợ giúp)
  107. ^ "Top-Selling Manga in Japan by Series: 2013". Anime News Network. 1 tháng 12 năm 2013. Truy cập 1 tháng 1 năm 2014.
  108. ^ “小学館漫画賞:歴代受賞者” [Shogakukan Manga Award: Winners] (bằng tiếng Jepang). Shogakukan. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2009.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  109. ^ “小学館漫画賞: 歴代受賞者 [Shogakukan Manga Award: Winners] (in Japanese)” (bằng tiếng Nhật). Shogakukan. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2015. Truy cập 17 tháng 12 năm 2009. line feed character trong |tiêu đề= tại ký tự số 32 (trợ giúp)
  110. ^ “【男性編】最終回を迎えてほしくないマンガラン キング [(Men's Edition) Which do you not want to see end Manga Poll]” (bằng tiếng Nhật). COBS online. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2013. Truy cập 23 tháng 1 năm 2011. line feed character trong |tiêu đề= tại ký tự số 23 (trợ giúp); line feed character trong |nhà xuất bản= tại ký tự số 5 (trợ giúp)
  111. ^ “【女性編】最終回を迎えてほしくないマンガラン キング [(Women's Edition) Which do you not want to see end Manga Poll]” (bằng tiếng Nhật). COBS online. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2022. Đã bỏ qua văn bản “accessdate23 tháng 1 năm 2011” (trợ giúp); line feed character trong |nhà xuất bản= tại ký tự số 5 (trợ giúp); line feed character trong |tiêu đề= tại ký tự số 23 (trợ giúp)
  112. ^ "Spiegelman's 'No Towers' Tops BookScan List". ICv2. 4 tháng 10 năm 2004. Truy cập 1 tháng 1 năm 2013.
  113. ^ "Best Sellers Manga". The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2011. Truy cập 27 tháng 10 năm 2010.
  114. ^ “Best Seller Manga”. The New York Times. 1 tháng 5 năm 2011. Truy cập 30 tháng 9 năm 2012.
  115. ^ “Best Seller Manga”. The New York Times. 1 tháng 5 năm 2011. Truy cập 30 tháng 9 năm 2012.
  116. ^ “Best Seller Manga”. The New York Times. 1 tháng 5 năm 2011. Truy cập 30 tháng 9 năm 2012.
  117. ^ "Compétition officielle — Sélection Jeunesse 2011" [Official Competition — Youth Selection 2011]” (bằng tiếng Pháp). Angoulême International Comics Festival. Truy cập 2 tháng 1 năm 2011. line feed character trong |nhà xuất bản= tại ký tự số 24 (trợ giúp); line feed character trong |tiêu đề= tại ký tự số 45 (trợ giúp)
  118. ^ "Japanese Anime TV Ranking, April 23–29". Anime News Network. 8 tháng 5 năm 2007. Truy cập 7 tháng 12 năm 2010.
  119. ^ "Japanese Anime TV Ranking, November 22– 28". Anime News Network. 5 tháng 12 năm 2010. Truy cập 7 tháng 12 năm 2010. line feed character trong |tiêu đề= tại ký tự số 41 (trợ giúp)

Xem cho vui thôi

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]