Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mil Mi-24”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1: Dòng 1:
{|{{Infobox aircraft begin
{|{{Infobox aircraft begin
|name= Mi-24, Mi-25, Mi-35
|name= Mi-24, Mi-25, Mi-35
|image= Tập tin:Vietnamese Air Force Mil Mi-24A MRD.jpg
|image= File:Russian Air Force Mil Mi-24PN Dvurekov-6.jpg
|caption=
|caption= Mil Mi-24A Hind-B của [[Không quân Nhân dân Việt Nam]]
|alt=
|alt=
}}{{Infobox aircraft type
}}{{Infobox aircraft type
Dòng 9: Dòng 9:
|national origin= [[Liên Xô]]
|national origin= [[Liên Xô]]
|designer=
|designer=
|first flight= 19 tháng 9, 1969
|first flight= 19 tháng 9 năm 1969
|introduced= 1972
|introduced= 1972
|retired=
|retired=

Phiên bản lúc 14:24, ngày 9 tháng 10 năm 2016

Mi-24, Mi-25, Mi-35
Kiểu Trực thăng chiến đấu với khả năng vận tải
Quốc gia chế tạo Liên Xô
Hãng sản xuất Mil
Chuyến bay đầu tiên 19 tháng 9 năm 1969
Bắt đầu
được trang bị
vào lúc
1972
Tình trạng Đang hoạt động
Trang bị cho Không quân Nga
khoảng 50 quốc gia khác
Được chế tạo 1969 tới nay
Số lượng sản xuất 2.300 (ước lượng)
Phát triển từ Mil Mi-8

Mil Mi-24 là một máy bay trực thăng vũ trang hạng nặng đồng thời có một chút khả năng chở quân bắt đầu hoạt động trong Không quân Xô viết từ năm 1976, sau này là tại các nước cộng hòa và hơn ba mươi quốc gia khác trên thế giới.

Tên hiệu NATO của nó là Hind và các biến thế được định danh với một chữ cái thêm nữa. Các phiên bản xuất khẩu, Mi-25Mi-35, được biểu thị là Hind DHind E. Các phi công Xô viết gọi loại máy bay này là 'Letayushiy tank' (Xe tăng bay). Một tên hiệu thường gặp khác là 'Krokodil' (Cá sấu) — vì hình dạng ngụy trang và thân của nó.[1]

Đặc điểm

Thiết kế chủ chốt của máy bay này được lấy từ loại Mil Mi-8 (Tên hiệu NATO "Hip"), hai động cơ tuốc bin trục (turboshaft) đặt trên đỉnh cung cấp năng lượng cho cánh quạt chính 5 tấm chính giữa thân 17,3 m và một cánh quạt đuôi ba cánh. Các vị trí đặt động cơ khiến máy bay này có kiểu bố trí hai cửa hút gió rất khác biệt. Các phiên bản D và phía trên có đặc điểm buồng lái hai người với một vòm kính buồng lái kiểu "phồng bọt đôi". Các đặc điểm khung sườn khác được lấy từ loại Mi-14 "Haze". Các mấu cứng treo vũ khí được bố trí trên hai cánh ngắn giữa thân (cũng giúp tăng lực nâng), mỗi cánh có ba mấu. Vũ khí trang bị tùy thuộc nhiệm vụ; chúng có thể đảm nhiệm hỗ trợ trên không, chống xe tăng, hay chiến đấu trên không. Thân máy bay được bọc thép tốt và các phiến cánh quạt titan có thể chống lực va chạm từ những viên đạn 0,50 (12,7 mm). Buồng lái được tăng áp để bảo vệ đội bay trong trường hợp sử dụng Vũ khí Hạt nhân, Sinh học, Hóa học. Máy bay sử dụng bộ bánh đáp ba có thể thu vào.

Với mục tiêu thiết kế vừa là máy bay chiến đấu vừa là máy bay chở quân, Mi-24 vừa có khả năng tấn công mạnh lại vừa có khả năng chở quân. Nó không có đối thủ cùng tính năng từ NATO.

Lịch sử chiến đấu

Mi-24P Hind-F của Hoa Kỳ

Mi-24 lần đầu tiên được sử dụng trong chiến đấu bởi các lực lượng Ethiopia trong Chiến tranh Ogaden chống lại quân đội Somali. Những chiếc máy bay trực thăng này đã đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch không vận ồ ạt thiết bị chiến tranh từ Liên Xô, sau khi Liên bang Xô viết thay đổi lập trường cho tới cuối cuộc chiến năm 1977. Những chiếc máy bay này được sử dụng trong cả những cuộc tấn công trên không và mặt đất buộc các lực lượng Somali rút khỏi lãnh thổ Ethiopia vào đầu năm 1978[2].

Loại Mi-24A đã được Không quân Nhân dân Việt Nam sử dụng nhiều trong cuộc chiến tranh này. Mi-24 đã tiêu diệt nhiều căn cứ và tiền đồn Khmer Đỏ cho tới tận năm 1986 khi các lực lượng Khmer Đỏ bị đẩy lùi tới biên giới Thái Lan.

Loại máy bay này được quân đội Liên Xô sử dụng với tần suất cao ở Afghanistan, chủ yếu để không kích các chiến binh Mujahideen. Với những tên lửa tầm nhiệt Stinger của Hoa Kỳ viện trợ cho Mujahideen, trực thăng Mi-8 và Mi-24 đã trở thành các mục tiêu ưa thích của lực lượng phiến loạn.

Các máy bay trực thăng chiến đấu Hind cũng năm trong số 333 máy bay trực thăng bị bắn rơi trong các chiến dịch quân sự tại Afghanistan. Buồng lái Mi-24 được bọc thép tốt và thậm chí có thể chống lại đạn 12,7 mm, nhưng cánh đuôi của Hind vẫn dễ bị hư hại vì không được bọc giáp ở khu vực này.

Khả năng tìm nhiệt của các loại tên lửa phòng không vác vai được sử dụng trong lực lượng Mujahideen cộng với việc Hind' xả quá nhiều khí nóng ngay dưới cánh quạt chính khiến loại máy bay này rất dễ bị trúng đạn. Sau này, điểm yếu đó đã được sửa chữa và một hệ thống cảnh báo tên lửa đã được lắp đặt trên toàn bộ các máy bay trực thăng Mi-4, Mi-8, và Mi-24 Xô viết giúp phi công có cơ hội thoát khỏi tên lửa hay lao xuống đất.

Trong cuộc chiến tranh này, Hind đã chứng minh tính hiệu quả và tin cậy được cả các phi công Xô viết và lực lượng Mujahideen công nhận. Quân Mujahideen thường phải vội vã ẩn nấp khi thấy các pháo sáng chỉ điểm Xô viết xuất hiện. Tên hiệu của Mujahideen cho chiếc Mi-24 là "Cỗ xe của Ma quỷ" vì danh tiếng hiển nhiên của nó[3]. Một trong những lãnh đạo phiến loạn Afghanistan đã có câu nói nổi tiếng "Chúng tôi không sợ lính Xô viết. Chúng tôi sợ những chiếc trực thăng của họ."[cần dẫn nguồn]

Từ năm 1986 Mỹ đã viện trợ tên lửa Stinger cho du kích Afghanistan. Tính trong toàn bộ cuộc chiến thì đã có 74 chiếc Mi-24 bị mất, trong đó 27 chiếc bị bắn hạ bởi Stinger trong thời gian từ 1986 đến 1988[4]

Hind cũng được sử dụng thường xuyên trong Quân đội Iraq trong cả cuộc chiến tranh với nước Iran láng giềng[5]. Trang bị vũ khí hạng nặng của nó là yếu tố chủ chốt gây ra những thiệt hại to lớn cho các lực lượng mặt đất Iran. Trong cuộc chiến này đã xảy ra những cuộc không chiến trực thăng được xác nhận duy nhất trong lịch sử khi người Iraq sử dụng Mi-24 chống lại những chiếc AH-1J SeaCobra (do Hoa Kỳ viện trợ trước cuộc Cách mạng Iran) của Iran. Một chiếc Hind thậm chí đã bắn rơi 1 chiếc máy bay chiến đấu phản lực McDonnell Douglas F-4D Phantom của Iran vào ngày 26 tháng 10 năm 1982.[6]

Hind cũng được quân đội Sandinista sử dụng trong cuộc nội chiến ở thập kỷ 1980.[7][8]

Năm 1982, quân đội Syria có hơn 50 chiếc Mi-24 Hind, một số đã được huy động để chống lại chiến dịch tấn công của Israel ở miền nam Lebanon vào tháng Sáu năm 1982. Mặc dù cuộc xung đột đã không có kết quả tốt cho Syria, nhưng họ đã tỏ ra hài lòng về sự thể hiện của các trực thăng vũ trang của họ khi đã bắn cháy hàng chục xe tăng Israel mà không chịu thiệt hại nào. Mi-24 của Syria tiếp tục chiến đấu trong cuộc nội chiến Lebanon trong phần còn lại của thập niên 1980[9].

Lực lượng gìn giữ hòa bình Ấn Độ (1987-1990) tại Sri Lanka đã sử dụng Hinds khi một biệt đội Không quân Ấn Độ được triển khai tại đó để hỗ trợ các lực lượng vũ trang Ấn Độ và Sri Lanka chống lại các nhóm chiến binh Tamil như Những con hổ giải phóng Tamil (LTTE). Mọi người tin rằng Ấn Độ đã giảm được đáng kể những tổn thất của mình nhờ sự hỗ trợ trên không từ những chiếc trực thăng chiến đấu Hind. Ấn Độ không mất chiếc Hind nào trong cuộc chiến, bởi quân LTTE không có vũ khí tiêu diệt được chúng ở thời điểm đó.[6][10]

Từ ngày 14 tháng 11 năm 1995 tới nay, Không quân Sri Lanka đã sử dụng nhiều chiếc Mi-24 trong cuộc chiến với LTTE. Hiện tại Không quân Sri Lanka sử dụng nhiều phiên bản Mi-24/-35P và Mi-24V/-35. Một số chiếc gần đây đã được nâng cấp với các hệ thống điện tử Israel. Vì LTTE đã được trang bị MANPAD, ít nhất ba chiếc trực thăng đã bị bắn hạ.[10]

Hind đã được người Iraq triển khai nhiều trong cuộc xâm lược Kuwait của họ, tuy nhiên đa số chúng đã được Saddam Hussein cho rút về khi ông nhận thấy sự cần thiết của chúng trong việc bảo vệ chính quyền của mình sau cuộc chiến.

Sau này một số chiếc đã được gửi qua biên giới sang Iran, cùng với nhiều máy bay quân sự khác của Iraq với hy vọng chúng sẽ không bị phá hủy sau những cuộc không kích của Liên quân. Tuy nhiên, tương tự như số phận của nhiều loại máy bay Iraq khác, người Iran đã giữ chúng lại và sử dụng cho mục đích riêng của họ.

Lần đầu tiên xuất hiện tại Croatia năm 1993, 12 chiếc Mi-24 đã được quân đội Croatia sử dụng hiệu quả trong Chiến dịch Bão táp năm 1995 chống lại phe Serbia trong quân đội Nam Tư (JNA) cũ và các lực lượng bán du kích của quân đội Krajina.[cần dẫn nguồn]

Trong cả hai cuộc chiến tại nước cộng hoà Chechnya thuộc Nga, bắt đầu năm 19941999, nhiều chiếc Mi-24 đã được các lực lượng vũ trang Nga sử dụng. Trong cuộc chiến lần 1, tương tự như tại Afghanistan, Mi-24 khó chống lại các chiến thuật du kích của quân phiến loạn. Hàng chục chiếc được cho là đã bị bắn rơi hay lao xuống đất trong các chiến dịch quân sự. Một lý do khác gây ra thiệt hại lớn đó là công tác bảo dưỡng yếu kém với những chiếc trực thăng đã cao tuổi này. Trong cuộc chiến lần 2, việc chuẩn bị kỹ lưỡng hơn đã giảm tổn thất xuống mức tối thiểu.

Các lực lượng đặc biệt của cảnh sát Serbia (JSO) đã sử dụng 2 chiếc Mi-24 chống lại các lực lượng Quân đội giải phóng Kosovo (KLA).[11]

Không quân Sudan đã mua sáu chiếc Mi-24 năm 1995 và sử dụng tại Miền nam SudanNúi Nuba tham chiến với SPLA. Ít nhất hai chiếc đã bị hư hỏng trong sử dụng chứ không phải trong chiến đấu, nhưng có lẽ đã được thay thế. Mười hai chiếc khác được mua năm 2001 [12] và được sử dụng thường xuyên tại khu vực các giếng dầu ở Miền nam Sudan. Mi-24 cũng được triển khai tại Darfur trong giai đoạn 2004-2005.

Một và sau này là ba chiếc Mi-24V do lính đánh thuê Nam Phi sử dụng chống lại quân phiến loạn Mặt trận Cách mạng Thống nhất (RUF)[13]. Năm 1995, lính đánh thuê đã giúp đỡ đẩy lùi RUF khỏi thủ đô, Freetown.[14]

Mi-24V của Macedonia

Các lực lượng vũ trang Macedonia đã sử dụng những chiếc Mi-24V, được Ukraina cung cấp chống lại các chiến binh Albania.[15]

5 chiếc Mil Mi-24 Hind do lính đánh thuê điều khiển hỗ trợ cho các lực lượng chính phủ. Sau này chúng đã bị Quân đội Pháp tiêu diệt trong vụ trả đũa cuộc tấn công vào một căn cứ Pháp gây thiệt mạng 9 binh sĩ.[16]

Lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hiệp quốc đã triển khai các máy bay trực thăng Mi-25/-35 thuộc Không quân Ấn Độ để hỗ trợ cho sứ mệnh. Không quân Ấn Độ đã hoạt động trong khu vực từ năm 2003.[17]

Đội quân Ba Lan tại Iraq đã sử dụng 6 chiếc Mi-24D từ tháng 12 năm 2004. Một chiếc trong số chúng đã đâm xuống đất ngày 18 tháng 7 năm 2006 trong một căn cứ không quân tại Al Diwaniyah. Có lẽ sau chiến dịch này Ba Lan sẽ chuyển giao số trực thăng trên cho Quân đội Iraq.[18]

Phiến quân IS đã sử dụng tên lửa FN-6 của Trung Quốc để bắn hạ trực thăng Mi-35 Iraq do Nga sản xuất ở gần Bayji, tỉnh Salah al-Din, Iraq vào ngày 3/10/2014 bất kể những chiếc trực thăng này đều được lắp hệ thống đối phó hồng ngoại Adron KT-01 AVE Adros. Các phi công của Không quân Iraq chọn lộ trình bay quá đơn giản dọc theo các tuyến đường cố định, kiểu đường bay này rất dễ cho phiến quân dự đoán và phục kích trực thăng bằng tên lửa phòng không vác vai. Việc bắn hạ thành công Mi-35 của IS đã đặt ra những câu hỏi về các biện pháp đối phó của Nga được cài đặt trên loại trực thăng tấn công này. [19]

Không chiến

Buồng lái của Mi-24P

Theo báo chí của Nga thì tuy là trực thăng tấn công mặt đất song Mi-24 đã có một số lần giành chiến thắng trong không chiến, thậm chí nó từng bắn hạ cả máy bay tiêm kích siêu âm F-4 Phantom:

  • Ngày 8/6/1982, theo nguồn tin của Nga ở Li-băng một trực thăng Mi-24 của Syria đã bắn hạ một tiêm kích siêu âm F-4 Phantom của Israel. Chiếc F-4 tấn công chiếc Mi-24 và bị lộ do bức xạ radar trên khoang của chiếc tiêm kích. Chiếc Mi-24 ngoặt về phía đối phương và phóng 2 quả tên lửa không đối không Molniya R-60 từ cự ly 8 km. Cả 2 quả tên lửa đều bắn trúng.[20]
  • Trong Chiến tranh Iran-Iraq, ngày 27/10/1982, một chiếc Mi-24 của Iraq đã bắn rơi một chiếc máy bay tiêm kích siêu âm F-4 Phantom của Iran, tuy nhiên thông tin này không được Iran công nhận[21].
  • Trong Chiến tranh Iran-Iraq, báo Nga đưa tin lần đầu tiên đã diễn ra các trận không chiến giữa trực thăng, chủ yếu là giữa các trực thăng tiến công Mi-24 và АН-1 Cobra bằng tên lửa chống tăng có điều khiển. Ngày 25/2/1984, 3 trực thăng АН-1 của Iran bất ngờ tấn công 3 chiếc Mi-24 của Iraq, các trực thăng AH-1 đã phóng tên lửa chống tăng TOW nhưng bắn trượt. Các phi công Iraq đã tránh được 6 quả tên lửa chống tăng từ AH-1 của Iran, sau đó phóng tên lửa bắn hạ 2 chiếc AH-1 Cobra và hạ gục chiếc AH-1 thứ ba ở cự ly 1,5 km bằng một loạt rocket[22]. Trong suốt cuộc chiến, Iraq tuyên bố Mi-24 đã bắn hạ 10 chiếc AH-1 và 33 máy bay trực thăng các loại khác của Iran, chẳng hạn như Bell UH-1 Hueys, trong khi Iraq bị tổn thất 6 chiếc Mi-24.[23].
  • Theo báo Nga năm 1999, một chiếc Mi-35 (biến thể xuất khẩu của Mi-24) của Serbia đã bắn hạ một trực thăng АН-64D Longbow và một trực thăng vận tải UH-60 Black Hawk của Mỹ tham gia vào chiến dịch giải cứu phi công chiếc tiêm kích F-16 bị bắn rơi. Đáng chú ý là thành tích này được lập trong một trận không chiến ban đêm, mặc dù Mi-35 vốn được sản xuất vào năm 1986 thua kém về trang bị so với chiếc АН-64D hiện đại bắt đầu được đưa vào sản xuất vào năm 1993. Ưu thế duy nhất của Mi-35 là các tên lửa chống tăng có điều khiển Shturm có tầm bắn 7 km. Ở đây, trang bị hiện đại của AH-64 đã làm hại chính nó. Chiếc Apache có radar nhìn vòng, Serbia đã phát hiện được bức xạ của radar này và bí mật tiếp cận theo phương vị đến cự ly 6.700 m và phóng 1 tên lửa Shturm. Sau khi tiêu diệt chiếc Apache, chiếc Mi-35 của Serbia đuổi theo và bắn hạ luôn chiếc UH-60[24].
  • Cũng theo báo Nga thì ngày 22/7/2002, một chiếc Mi-35 của Triều Tiên đã bắn hạ một chiếc AH-64 Apache của Hàn Quốc, thắng lợi đã được xác nhận 100%. Ban đầu, Hàn Quốc phủ nhận việc trực thăng của mình bị bắn hạ và khẳng định rằng, nó rơi là do trục trặc của hệ thống bay bám địa hình. Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ đã tiến hành điều tra độc lập và phát hiện trong các mảnh xác chiếc Apache các thanh volfram được dùng làm mảnh sát thương ở tên lửa của Mi-35[25]

Thông tin về hai trận không chiến của Mi-35 với AH-64 không được nguồn nào khác xác nhận:

  • Theo Hoa Kỳ, chiếc AH-64 Apache duy nhất bị rơi trong cuộc chiến Kosovo ngày 27 tháng 4 năm 1999 trong khi bay huấn luyện tại Albania do một trục trặc ở rotor đuôi[26], không phải trên lãnh thổ Serbia và cũng không do Mi-35 bắn hạ.
  • Chiếc AH-64 Apache đầu tiên của Hàn Quốc chỉ được tiếp nhận vào ngày 8 tháng 6 năm 2016. Thời điểm năm 2002 Hàn Quốc không hề có Apache trong biên chế quân đội nước này.[27]. Trong khi đó Không quân Nhân dân Triều Tiên cho tới ngày nay cũng chưa hề có trong biên chế trực thăng Mi-35 mà chỉ có Mi-24 (phiên bản tiền thân của Mi-35)[28]

Biến thể

Từ khi bắt đầu được thiết kế năm 1968 tới chuyến bay thử đầu tiên của Hind chỉ kéo dài chưa tới mười tám tháng. Những mẫu đầu tiên được chuyển giao cho các lực lượng vũ trang đánh giá năm 1970. Mi-24A (Hind-B) thực sự gặp phải một số vấn đề - chạy nghiêng, các vấn đề về hệ thống kính ngắm và tầm quan sát hạn chế của phi công. Quá trình sửa đổi thiết kế đã cải tiến đáng kể những vấn đề trên.

  • V-24 (Hind) - Phiên bản trực thăng đầu tiên, gồm mười hai nguyên mẫu và một chiếc phát triển. Một mẫu đã được sửa đổi năm 1975 thành A-10 để thực nghiệm tốc độ cao (đạt tới 368 km/h).
  • Mi-24 (Hind-A) - Một phiên bản ban đầu khác là một chiếc trực thăng vũ trang, có thể chở tám lính và ba thành viên đội bay. Nó cũng mang bốn thùng chứa rocket tại bốn mấu cứng dưới cánh, bốn tên lửa chống tăng 9M17 Falanga (AT-2 Swatter) dưới hai thanh treo cánh, bom rơi tự do cộng thêm hai súng máy 12.7-mm lắp trên mũi. Mi-24 (Hind-A) là phiên bản sản xuất đầu tiên.
  • Mi-24A (Hind-B) - Hind-A là phiên bản sản xuất thứ hai. Cả Mi-24 và Mi-24A đều bước vào phục vụ trong Không quân Xô viết năm 1973 hay 1974. Nó không được trang bị súng máy 12.7mm bốn nòng tại mũi.
  • Mi-24U (Hind-C) - Phiên bản huấn luyện không trang bị vũ khí.
Mi-24D Hind-D của Ba Lan
  • Mi-24D (Hind-D) - Phiên bản thường thấy nhất, một loại máy bay chiến đấu đúng nghĩa hơn so với những phiên bản trước, loại đầu tiên được trang bị các hệ thống điện tử cho tên lửa điều khiển chống tăng 9M17 Falanga (AT-2 Swatter). Mi-24D có phần thân trước được thiết kế lại, với hai buồng lái riêng biệt cho phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí. Nó được trang bị một súng máy 12.7-mm bốn nòng phía mũi. Mi-24D có thể mang bốn thùng rocket, bốn tên lửa 9M17 Falanga (AT-2 Swatter) chống tăng cộng thêm bom và các loại vũ khí khác.
  • Mi-24DU - Một số lượng nhỏ Mi-24D đã được chế tạo làm máy bay huấn luyện với hệ thống điều khiển kép.
  • Mi-24V (Hind-E) - Phát triển sau này dẫn tới loại Mi-24V, lần đầu tiên xuất hiện đầu thập niên 1980. Nó được trang bị những tên lửa điều khiển chống tăng thế hệ mới hơn, như (9M114 Kokon, AT-6 Spiral) với những ống phóng. Mười hai tên lửa được treo trên sáu mấu cứng tại cánh.
  • Mi-24P (Hind-F) - Phiên bản chiến đấu thay thế súng máy 12.7mm bằng pháo 30-mm.
  • Mi-24RKR (Hind-G1) - Phiên bản trinh sát, được thiết kế để phát hiện bức xạ, sinh học và hóa học. Loại Mi-24RKR xuất hiện lần đầu tại Thảm họa Chernobyl năm 1986. Cũng được gọi là Mi-24R, Mi-24RRMi-24RKh (Rch).
  • Mi-24K (Hind-G2): Trinh sát quân đội, trực thăng quan sát pháo binh.
  • Mi-24VM - Mi-24V cải tiến với hệ thống điện tử hiện đại hơn cho hoạt động ban đêm, bộ phận đáp mới, cánh ngắn và nhẹ hơn, và những hệ thống vũ khí mới tương thích với các loại tên lửa Ataka, Shturm và Igla-V và một súng chính 23 mm. Bên trong cũng được cải tạo nhằm tăng tuổi thọ và tạo điều kiện bảo dưỡng dễ dàng hơn. Mi-24VM được cho là sẽ bước vào hoạt động năm 2015
  • Mi-24PM - Mi-24P cải tiến sử dụng các công nghệ như Mi-24VM.
  • Mi-24PN - Quân đội Nga đã chọn phiên bản Mi-24 cải tiến này làm máy bay trực thăng tấn công của họ. Phiên bản PN có một TV và một cameraFLIR nằm trong một vòm tròn phía trước. Những thay đổi khác gồm cánh quạt chính và đuôi từ Mi-28 và bánh đáp cố định. Quân đội Nga đã nhận 14 chiếc Mi-24PN năm 2004 và có kế hoạch nâng cấp toàn bộ Mi-24 của họ.[29]
Mi-35 trong lễ kỷ niệm 100 năm lực lượng không quân Nga
  • Mi-24PS: Phiên bản cảnh sát dân sự hay bán quân sự.
  • Mi-24E: Phiên bản nghiên cứu môi trường.
  • Mi-25 - Phiên bản xuất khẩu của Mi-24D.
  • Mi-35 - Phiên bản xuất khẩu của Mi-24V.
  • Mi-24W: Tên định danh Ba Lan cho loại Mi-24V.
  • Mi-35P - Phiên bản xuất khẩu của Mi-24P.
  • Mi-35U - Phiên bản huấn luyện không trang bị vũ khí của Mi-35.
  • Mi-24 SuperHind Mk II - Với những hệ thống điện tử phương Tây do công ty Advanced Technologies and Engineering (ATE) của Nam Phi chế tạo.[30]
  • Mi-24 SuperHind Mk III/IV - Phiên bản cải tiến của Mi-24 với các vũ khí, hệ thống điện tử và phản công điện tử.[31]

Quốc gia sử dụng

Những nước sử dụng Mi-24, Mi-25, và Mi-35
 Afghanistan
 Algérie
 Angola
 Armenia
 Azerbaijan
 Belarus
 Brasil
 Bulgaria
 Burundi
 Burkina Faso
 Chad
Bản mẫu:Country data Congo, Republic of the
 Cộng hòa Dân chủ Congo
 Cuba
 Cyprus
 Cộng hòa Séc
 Djibouti
 Equatorial Guinea
 Eritrea
 Ethiopia
Mi-24 thuộc Không quân Grudia
 Georgia
 Guinea
Mi-24 của Hungaria
 Hungary
Mi-35 Hind Akbar của Không quân Ấn Độ
 India
 Indonesia
 Kazakhstan
 Kyrgyzstan
 Libya
 Macedonia
 Mali
 Mongolia
 Mozambique
 Myanmar
 Namibia
 Niger
 Nigeria
 Bắc Triều Tiên
 Pakistan
 Peru
Mi-24W (V) của Lục quân Ba Lan
 Ba Lan
 Nga
 Rwanda
 Senegal
 Sierra Leone
 Sri Lanka
 Sudan
 Syria
 Tajikistan
 Turkmenistan
 Uganda
Mil Mi-24 của Ukraina
 Ukraina
 Hoa Kỳ
 Uzbekistan
 Venezuela
Mi-24 thuộc Không quân nhân dân Việt Nam
 Vietnam
 Yemen
 Zimbabwe

Từng sử dụng

 Czechoslovakia
 East Germany
 Germany
 Iraq
 Nicaragua
 Slovakia
 Soviet Union

Từ năm 1978 khoảng 2.300 chiếc Hind đã được sản xuất, 600 chiếc cho xuất khẩu.

Tính năng kỹ chiến thuật (Mi-24)

Hình chiếu Mil Mi-24.
Hình chiếu Mil Mi-24.
Cửa cabin
Cấu hình vũ khí mang theo của Mi-24W
Súng máy Yakushev-Borzov YakB-12.7
Mi-35

Dữ liệu lấy từ Indian-Military.org[51]

Đặc điểm tổng quát

  • Kíp lái: 2–3: phi công, sĩ quan hệ thống vũ khí và kỹ thuật viên pilot (tùy nhiệm vụ)
  • Sức chứa: 8 lính hoặc 4 cáng cứu thương hoặc 2400 kg (5.291 lb) hàng hóa
  • Chiều dài: 17,5 m (57 ft 4 in)
  • Đường kính rô-to: 17,3 m (56 ft 7 in)
  • Sải cánh: 6,5 m (21 ft 3 in)) Hiệu suất bay
    Vũ khí
    Vũ khí gắn trong
    • Súng Gatling 12,7 mm Yakushev-Borzov Yak-B cho hầu hết các biến thể. Tối đa 1.470 viên đạn.
    • Pháo GSh-30K nòng kép cố định cho Mi-24P. 750 viên đạn.
    • Pháo nòng kép GSh-23L cho Mi-24VP và Mi-24VM. 450 viên đạn.
    • Súng máy PKB gắn cửa
    Vũ khí gắn ngoài
    • Tổng tải trọng là 1.500 kg.
    • Giá treo trong có thể mang ít nhất 500 kg
    • Giá treo ngoài có thể mang ít nhất 250 kg
    • Giá treo đầu cánh chỉ có thể mang tổ hợp 9M17 Phalanga (Mi-24A-D) hoặc 9K114 Shturm (Mi-24V-F).
    Bom
    • Bom có thể mang tới 500 kg (có thể mang loại ZAB, FAB, RBK, ODAB).
    • Giá treo MBD (có thể là MBD-4 với 4 × FAB-100)
    • Thùng KGMU2V
    Vũ khí đời đầu (sản phẩm tiêu chuẩn Mi-24D)
    Vũ khí thế hệ hai (Mi-24V, Mi-24P và Mi-24D nâng cấp)

    Linh tinh

    Những kỷ lục về tốc độ, tỷ lệ lên, và độ cao đạt được năm 1975 do một nữ phi công thiết lập.[52]

    Xem thêm

    Máy bay liên quan
    Máy bay tương tự

    Tham khảo

    1. ^ Mi-24 Hind "Krokodil", US Centennial of Flight Commission
    2. ^ Cooper, Tom. Ogaden War, 1977-1978. Air Combat Information Group (www.acig.org). Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2007. Không cho phép mã đánh dấu trong: |publisher= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
    3. ^ Mi-24 Hind "Krokodil", U.S. Centennial of Flight Commission website
    4. ^ Yakubovich, Nikolay. Boevye vertolety Rossii. Ot "Omegi" do "Alligatora" (Russia's combat helicopters. From Omega to Alligator).
    5. ^ Arabian Peninsula & Persian Gulf Database from ACIG Journal
    6. ^ a b Greg Goebel, "The Mil Mi-24 Hind & Mi-28 Havoc"
    7. ^ Hind info from Wings Palette
    8. ^ Mil Mi-24 information from Aerospaceweb.org
    9. ^ http://www.faqs.org/docs/air/avhind2.html
    10. ^ a b Indian-Subcontinent Database from ACIG Journal
    11. ^ "More than 20 dead in Kosovo fighting", BBC News, ngày 5 tháng 3 năm 1998
    12. ^ Helicopter acquisition information from Human Rights Watch
    13. ^ "Gunship for Hire", ABC News (Australia), ngày 28 tháng 9 năm 2000
    14. ^ Western & Northern Africa Database from ACIG Journal
    15. ^ Europe & Cold War Database from ACIG Journal
    16. ^ Fred Bridgland, "Ivory Coast descends into chaos and war", The Scotsman, ngày 8 tháng 11 năm 2004
    17. ^ Gautam Datt, "More troops may go to Congo", Defence India ngày 27 tháng 7 năm 2005
    18. ^ "Mi-24 NAD IRAKIEM", Altair.com
    19. ^ [1]
    20. ^ http://vtbrussia.ru/tech/letayushchie-krokodily/. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
    21. ^ http://www.faqs.org/docs/air/avhind2.html
    22. ^ http://vtbrussia.ru/tech/letayushchie-krokodily/. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
    23. ^ http://www.faqs.org/docs/air/avhind2.html
    24. ^ http://vtbrussia.ru/tech/letayushchie-krokodily/. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
    25. ^ http://vtbrussia.ru/tech/letayushchie-krokodily/. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
    26. ^ "Repairs Planned For Army Helicopters". New York Press. 10 tháng 11 năm 1999.
    27. ^ “First AH-64 Apache Guardian arrives in South Korea for army”.
    28. ^ “Korean People's Army Air Force. GlobalSecurity.org”.
    29. ^ Russia Gets More Pretty Super Gunships, strategypage.com
    30. ^ Superhind Mk2 -ATE Group
    31. ^ Superhind MkIV -ATE Group
    32. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa ab ac ad ae af ag ah ai aj ak al am an ao ap aq ar as at au av aw ax ay az ba bb bc bd “World Air Forces 2013” (PDF). Flightglobal Insight. 2013. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2013.
    33. ^ FAB divulga novas imagens dos helicópteros AH-2 Sabre em Porto Velho (bằng tiếng Bồ Đào Nhae), BR: CavokQuản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
    34. ^ “World Air Forces 2004 Pg. 47”. flightglobal.com. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2013.
    35. ^ “Photos: Mil Mi-35P Aircraft Pictures”. Airliners.net. ngày 15 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2012.
    36. ^ “Photos: Mil Mi-24D Aircraft Pictures”. Airliners.net. ngày 29 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2012.
    37. ^ “World Air Forces 2011-12” (PDF). flightglobal.com. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2013.
    38. ^ “Photos: Mil Mi-35M2 Caribe Aircraft Pictures”. Airliners.net. ngày 4 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2012.
    39. ^ “World's Air Forces 1987 pg. 49”. flightglobal.com. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2013.
    40. ^ “Czechoslovak army air force”. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2013.
    41. ^ “World's Air Forces 1987 pg. 50”. flightglobal.com. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2013.
    42. ^ “landstreitkrafte Mil Mi-24”. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2013.
    43. ^ a b “Who Else Used It?”. nationalcoldwarexhibition.org. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2013. Chú thích có tham số trống không rõ: |coauthors= (trợ giúp)
    44. ^ “96+50 East German Air Force Mil Mi-24 – Planespotters.net Just Aviation”. Planespotters.net. ngày 25 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2012.
    45. ^ “World's Air Forces 1987 p. 65”. flightglobal.com. 2013. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2013.
    46. ^ “Foro CatrachoWings”. catrachowings.com. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2013.
    47. ^ "Slovakia Mi-24 were withdrawn from service"
    48. ^ "Vrtuľníky Mi-24 vzlietli v Prešove naposledy"
    49. ^ “World's Air Forces 1987 pg. 86”. flightglobal.com. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2013.
    50. ^ “Soviet Union”. nationalcoldwarexhibition.org. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2013.
    51. ^ “Mil Mi-24, Mi-25, Mi-35 (Hind) Akbar”. Indian-Military.org. ngày 5 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2024. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
    52. ^ Hind Variants

    Đọc thêm

    • Eden, Paul (biên tập). The Encyclopedia of Modern Military Aircraft. London, UK: Amber Books, 2004. ISBN 1-904687-84-9.

    Liên kết ngoài