Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cổng thông tin:Lịch sử”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 26: Dòng 26:


</div>
</div>
{{Random portal component|header=[[Chủ đề:Lịch sử/Hình ảnh chọn lọc|Hình ảnh chọn lọc]]|subpage=Hình ảnh chọn lọc|max=18}}
{{Random portal component|header=[[Chủ đề:Lịch sử/Hình ảnh chọn lọc|Hình ảnh chọn lọc]]|subpage=Hình ảnh chọn lọc|max=19}}
{{/box-header|Tham gia|Chủ đề:Lịch sử/Tham gia|}}
{{/box-header|Tham gia|Chủ đề:Lịch sử/Tham gia|}}
{{Chủ đề:Lịch sử/Tham gia}}
{{Chủ đề:Lịch sử/Tham gia}}

Phiên bản lúc 18:12, ngày 21 tháng 2 năm 2017

Cổng tri thức Lịch sử

Lịch sử là môn học về nghiên cứu và phân tích những sự kiện đã xảy ra. Sự kiện bao gồm sự kiện bản thể luận và sự kiện nhận thức luận nên do đó, trong thực tế, chỉ có một số sự kiện lịch sử được xem là "thật". Đa số các nhà nghiên cứu các sự kiện lịch sử này (thường được gọi là sử gia) tin rằng quan điểm hiện tại của chúng ta có thể đổi cách hiểu những sự kiện xưa. Vì thế cách giải thích những sự kiện xưa thay đổi thường xuyên qua các thời kỳ. Những giải thích dựa theo các nguồn gốc "căn bản" – những văn kiện được viết ra vào lúc đó hay gần sau lúc đó – thường được xem là có giá trị nhất.

Lịch sử ít nhất có hai nghĩa. Thứ nhất là sự biến đổi của vật tồn tại trong hiện thực được diễn đạt khác đi và định nghĩa là Lịch sử. Tuy nhiên việc bảo tồn quá trình đó là không có và cuối cùng biến mất. Một ý nghĩa khác của lịch sử là chỉ kết quả ghi chép lại với đối tượng là sự biến chuyển đang dần biến mất đó tức là ghi chép lịch sử. Như vậy cái trước được gọi là nghĩa rộng: toàn thể các sự kiện, cái thứ hai được gọi là sách lịch sử. Các nhà nghiên cứu đều có mong muốn nghiên cứu sâu lịch sử và dự đoán tương lai.

Tuy nhiên cả ghi chép lịch sử cũng không có khả năng ghi lại trung thực toàn bộ những gì diễn ra trong quá khứ vì nó chịu sự chi phối của lượng thông tin và độ chính xác của thông tin mà người chép sử có; phương pháp luận, định kiến chính trị, hệ tư tưởng, nhân sinh quan, các giá trị đạo đức của anh ta và nhất là bối cảnh chính trị xã hội mà anh ta đang sống. Tất cả những yếu tố này trở thành bộ lọc và lăng kính bóp méo sự thật lịch sử. Sử học chỉ là một cách tiếp cận của nhà sử học đối với những sự kiện trong quá khứ chứ không phải là sự phản ánh chính xác những sự kiện đó như chúng từng xảy ra. Edward Hallett Carr trong tác phẩm Lịch sử là gì? đã chỉ ra điều đó. Chính vì vậy các ghi chép trong chính sử bao gồm sự phản tỉnh hay bất lợi cho kẻ thắng thường có độ tin cậy cao hơn.

Kế hoạch bốn bước của Chiến dịch Blau.
Kế hoạch bốn bước của Chiến dịch Blau.

Chiến dịch Blau là mật danh của Kế hoạch tổng tấn công từ mùa hè năm 1942 của quân đội Đức Quốc xã trên toàn bộ cánh Nam của mặt trận Xô–Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai (blau có nghĩa là "xanh" trong tiếng Đức). Ban đầu tên dự định của chiến dịch này là Siegfried, đặt theo tên của một người anh hùng trong thần thoại German. Tuy nhiên Adolf Hitler nhớ đến chiến dịch tấn công trước đó với cái tên hoành tráng, chiến dịch Barbarossa (tên của một hoàng đế nổi tiếng của Đức thế kỉ 12), với kết quả không như mong đợi của nó nên đã đặt một cái tên vừa phải hơn là Blau. Do đó “Chiến dịch Blau” thực chất là tổ hợp các chiến dịch mang tên Blau.

Trong lịch sử quân sự Liên Xô (trước đây) và Nga (hiện nay), nó còn được biết đến với tên gọi “Chiến cục 1942–1943”. Đây là một tổ hợp hoạt động quân sự rất lớn gồm hàng loạt chiến dịch song song và nối tiếp nhau tương tự như Chiến dịch Barbarossa một năm trước đó. Bắt đầu ngày 28 tháng 6 năm 1942 bằng Chiến dịch Voronezh, với thất bại cực kỳ nặng nề ngày 2 tháng 2 năm 1943 tại Trận Stalingrad và kết thúc bằng việc tạm giành được quyền chủ động mong manh trước Trận Kursk, Chiến dịch Blau thể hiện tham vọng rất lớn của nước Đức Quốc xã trong những cố gắng tiêu diệt nhà nước Xô Viết, đối thủ lớn nhất của nước Đức tại Châu Âu; qua đó làm thất bại những nỗ lực tiếp tục chiến tranh của Liên Xô, đánh chiếm nốt phần phía Đông còn lại của vùng công nghiệp Donbass và vựa lúa mỳ lớn nhất của Liên Xô khi đó ở hạ lưu hai con sông ĐôngVolga, cắt đứt và đánh chiếm nguồn dầu mỏ quan trọng của Liên Xô tại Kavkaz, tiến ra Trung–Cận Đông và xa hơn nữa, đến Ấn Độ, thực hiện mưu đồ bá chủ toàn cầu của nước Đức Quốc xã cùng các đồng minh của nó là Nhật Bản và Ý tại các châu lục của “cựu thế giới”. [ Đọc tiếp ]

Chân dung James II do họa sĩ người Pháp Nicolas de Largillière vẽ khoảng năm 1686.

James II và VII (14 tháng 10 năm 163316 tháng 11 năm 1701) là vua của AnhIreland với vương hiệu James II và cũng là vua của Scotland với vương hiệu James VII, từ ngày 6 tháng 2 tháng 1685 tới 11 tháng 12 năm 1688. Ông là vị vua theo Công giáo La Mã cuối cùng cai trị ba vương quốc Anh, ScotlandIreland. James thừa hưởng ngôi báu từ người anh trai Charles II sau khi Charles II qua đời vào năm 1685 mà không có một người con hợp pháp nào. Từ ngày đầu ở ngôi, ngày càng nhiều thành viên của các phe phái chính trị và tôn giáo của Anh chống lại James vì ông quá thân thiện với Pháp, quá xem trọng Công giáo La Mã và việc ông quá chuyên quyền. Sự căng thẳng này bùng nổ khi nhà vua có được một Hoàng thái tử theo Công giáo La Mã là James Francis Edward Stuart, những quý tộc hàng đầu liền kêu gọi vương công William III xứ Orange (con rể và cháu của James) đem quân từ Hà Lan đổ bộ vào Anh. Điều này buộc James chạy khỏi Anh (và vì thế ông bị Quốc hội Anh xem như tự thoái vị) trong cuộc Cách mạng Vinh Quang năm 1688. Nối ngôi ông chính là William, với Vương hiệu William III, đồng cai trị với vợ (và cũng là con gái của James) là Mary II trong thời kỳ gọi là William và Mary từ năm 1689. James sau đó đã có những nỗ lực mạnh mẽ nhằm giành lại ngôi báu với việc ông đổ bộ lên Ireland năm 1689 nhưng ông buộc phải nhanh chóng quay về Pháp mùa hè năm 1690, sau sự kiện lực lượng thân ông là Jacobite bị lực lượng Williamite của William đánh bại tại trận Boyne. Ông trải qua phần đời còn lại như là một người tranh chấp ngai vàng Anh tại một lâu đài ở Pháp dưới sự bảo trợ của người anh họ và đồng minh là vua Louis XIV của Pháp. [ Đọc tiếp ]

Kim tự tháp của Djoser
Kim tự tháp của Djoser

Lịch sử là gì? Là tiếng vang của quá khứ đến tương lai, là sự phản xạ của tương lai về quá khứ.

— Victor Hugo, đại văn hào người Pháp.

Ngày này năm xưa

Thảm họa Chernobyl

26 tháng 4: Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới; ngày Liên hiệp tại Tanzania (1964).

Chân dung Hoàng đế Napoléon Bonaparte, tranh sơn dầu do họa sĩ người Pháp François Gérard vẽ năm 1803.

Ảnh: Jebulon

Tham gia

Chủ đề Lịch sử đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:


Các đề tài

Các thể loại

Trên các dự án Wikimedia