Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Chiêu Hoàng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n →‎top: replaced: uơng → ương using AWB
Dòng 51: Dòng 51:
}}
}}
[[Tập tin:Toda No. 16 元豐通寶.png|nhỏ|Tiền cuối thời Lý đầu thời Trần.]]
[[Tập tin:Toda No. 16 元豐通寶.png|nhỏ|Tiền cuối thời Lý đầu thời Trần.]]
'''Lý Chiêu Hoàng''' ([[chữ Hán]]: 李昭皇 [[Tháng 9]], [[1218]] - [[Tháng 3]], [[1278]]) còn gọi là '''Lý Phế hậu''' (李廢后) hay '''Chiêu Thánh Hoàng hậu''' (昭聖皇后), là [[hoàng đế]] thứ 9 và cũng là cuối cùng của triều đại [[nhà Lý]], trị vì từ năm [[1224]] đến năm [[1225]]. Bà là [[nữ hoàng]] duy nhất của [[lịch sử Việt Nam]], nhưng không phải vua bà đầu tiên, nếu như tính nữ vuơng [[Trưng Trắc]].<Ref>[https://vnexpress.net/thoi-su/chuyen-it-biet-ve-nu-hoang-duy-nhat-o-viet-nam-3343070.html Chuyện ít biết về nữ hoàng duy nhất ở Việt Nam]</ref><ref>Lý Chiêu Hoàng là vị Nữ hoàng duy nhất nhưng không phải là vị vua là nữ duy nhất, bởi trước đó [[Hai Bà Trưng|Trưng Trắc]] đã lên làm [[Nữ vương]].<br>Việc này có thể giải thích như sau: "Nữ Vương" và "Nữ hoàng" đều có nghĩa là vị [[quân chủ]] mang giới tính nữ, nhưng [[Hoàng đế]] thì lớn hơn [[Vương]]. Trưng vương là Nữ vương, còn Chiêu Hoàng là Nữ hoàng, cả hai bà đều là người duy nhất mang tước hiệu của mình, nhưng cả hai bà đều là Nữ quân chủ của lịch sử Việt Nam.</ref> Đặc biệt hơn, bà được chính vua cha [[Lý Huệ Tông]] ra chỉ truyền ngôi, dù bên trong là sự sắp đặt đầy cưỡng ép của Điện tiền Chỉ huy sứ [[Trần Thủ Độ]], đang nắm quyền lực trong triều, cũng là chú họ bên ngoại của bà.
'''Lý Chiêu Hoàng''' ([[chữ Hán]]: 李昭皇 [[Tháng 9]], [[1218]] - [[Tháng 3]], [[1278]]) còn gọi là '''Lý Phế hậu''' (李廢后) hay '''Chiêu Thánh Hoàng hậu''' (昭聖皇后), là [[hoàng đế]] thứ 9 và cũng là cuối cùng của triều đại [[nhà Lý]], trị vì từ năm [[1224]] đến năm [[1225]]. Bà là [[nữ hoàng]] duy nhất của [[lịch sử Việt Nam]], nhưng không phải vua bà đầu tiên, nếu như tính nữ vương [[Trưng Trắc]].<ref>[https://vnexpress.net/thoi-su/chuyen-it-biet-ve-nu-hoang-duy-nhat-o-viet-nam-3343070.html Chuyện ít biết về nữ hoàng duy nhất ở Việt Nam]</ref><ref>Lý Chiêu Hoàng là vị Nữ hoàng duy nhất nhưng không phải là vị vua là nữ duy nhất, bởi trước đó [[Hai Bà Trưng|Trưng Trắc]] đã lên làm [[Nữ vương]].<br>Việc này có thể giải thích như sau: "Nữ Vương" và "Nữ hoàng" đều có nghĩa là vị [[quân chủ]] mang giới tính nữ, nhưng [[Hoàng đế]] thì lớn hơn [[Vương]]. Trưng vương là Nữ vương, còn Chiêu Hoàng là Nữ hoàng, cả hai bà đều là người duy nhất mang tước hiệu của mình, nhưng cả hai bà đều là Nữ quân chủ của lịch sử Việt Nam.</ref> Đặc biệt hơn, bà được chính vua cha [[Lý Huệ Tông]] ra chỉ truyền ngôi, dù bên trong là sự sắp đặt đầy cưỡng ép của Điện tiền Chỉ huy sứ [[Trần Thủ Độ]], đang nắm quyền lực trong triều, cũng là chú họ bên ngoại của bà.


Năm [[1225]], Chiêu Hoàng được Trần Thủ Độ sắp xếp nhường ngôi cho Trần Cảnh ([[Trần Thái Tông]]), triều đại nhà Lý cai trị Đại Việt hơn 200 năm đã chính thức kết thúc. Sau khi nhượng vị, Chiêu Hoàng trở thành [[hoàng hậu|Chiêu Thánh hoàng hậu]] của Thái Tông cho đến khi bị phế truất vào năm [[1237]] (lúc đó Chiêu Hoàng 19 tuổi), vì bấy giờ bà không sinh được con nối dõi. [[Thuận Thiên (công chúa)|Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu]], người kế vị ngôi hoàng hậu sau đó, chính là chị ruột của bà.
Năm [[1225]], Chiêu Hoàng được Trần Thủ Độ sắp xếp nhường ngôi cho Trần Cảnh ([[Trần Thái Tông]]), triều đại nhà Lý cai trị Đại Việt hơn 200 năm đã chính thức kết thúc. Sau khi nhượng vị, Chiêu Hoàng trở thành [[hoàng hậu|Chiêu Thánh hoàng hậu]] của Thái Tông cho đến khi bị phế truất vào năm [[1237]] (lúc đó Chiêu Hoàng 19 tuổi), vì bấy giờ bà không sinh được con nối dõi. [[Thuận Thiên (công chúa)|Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu]], người kế vị ngôi hoàng hậu sau đó, chính là chị ruột của bà.

Phiên bản lúc 11:06, ngày 26 tháng 6 năm 2019

Lý Chiêu Hoàng
李昭皇
Vua Việt Nam
Tập tin:LýChiêuHoàng.jpg
Tượng thờ Lý Chiêu Hoàng tại Đền Rồng
Nữ hoàng Đại Việt
Tại vị1224 - 1225
Nhiếp chínhTrần Thủ Độ
Tiền nhiệmLý Huệ Tông
Kế nhiệmTriều đại Lý sụp đổ Trần Cảnh(Nhà Trần)
Hoàng hậu Đại Việt
Tại vị1225 - 1237
Tiền nhiệmHoàng hậu đầu tiên của nhà Trần
Nhà Lý: Thuận Trinh Hoàng hậu
Kế nhiệmHiến Từ Thuận Thiên Hoàng hậu
Thông tin chung
SinhTháng 9, 1218
Thăng Long
MấtTháng 3, 1278
Cổ Pháp
An tángrừng Báng
Phu quânTrần Thái Tông
Lê Phụ Trần
Hậu duệ
Tên húy
Lý Thiên Hinh (李天馨)
Niên hiệu
Thiên Chương Hữu Đạo (天彰有道)
Tước hiệuChiêu Thánh công chúa
Chiêu Hoàng
Hoàng hậu
Triều đạiNhà Lý
Thân phụLý Huệ Tông
Thân mẫuLinh Từ Quốc mẫu
Tiền cuối thời Lý đầu thời Trần.

Lý Chiêu Hoàng (chữ Hán: 李昭皇 Tháng 9, 1218 - Tháng 3, 1278) còn gọi là Lý Phế hậu (李廢后) hay Chiêu Thánh Hoàng hậu (昭聖皇后), là hoàng đế thứ 9 và cũng là cuối cùng của triều đại nhà Lý, trị vì từ năm 1224 đến năm 1225. Bà là nữ hoàng duy nhất của lịch sử Việt Nam, nhưng không phải vua bà đầu tiên, nếu như tính nữ vương Trưng Trắc.[1][2] Đặc biệt hơn, bà được chính vua cha Lý Huệ Tông ra chỉ truyền ngôi, dù bên trong là sự sắp đặt đầy cưỡng ép của Điện tiền Chỉ huy sứ Trần Thủ Độ, đang nắm quyền lực trong triều, cũng là chú họ bên ngoại của bà.

Năm 1225, Chiêu Hoàng được Trần Thủ Độ sắp xếp nhường ngôi cho Trần Cảnh (Trần Thái Tông), triều đại nhà Lý cai trị Đại Việt hơn 200 năm đã chính thức kết thúc. Sau khi nhượng vị, Chiêu Hoàng trở thành Chiêu Thánh hoàng hậu của Thái Tông cho đến khi bị phế truất vào năm 1237 (lúc đó Chiêu Hoàng 19 tuổi), vì bấy giờ bà không sinh được con nối dõi. Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu, người kế vị ngôi hoàng hậu sau đó, chính là chị ruột của bà.

Sau năm 1258, ở tuổi 40, bà tái giá lấy Lê Phụ Trần, một viên tướng có công cứu giúp Thái Tông. Hai người sống với nhau hơn 20 năm và sinh được 1 trai là Thượng vị hầu Lê Tông và 1 gái là Ứng Thụy công chúa Ngọc Khuê. Bà qua đời ngay sau Thái Tông khoảng 1 năm.

Thân thế

Chiêu Hoàng ban đầu có tên là Lý Phật Kim (李佛金), sau đổi là Lý Thiên Hinh (李天馨) là con gái thứ hai của Lý Huệ TôngLinh Từ Quốc mẫu Trần thị, sinh vào tháng 9 năm Mậu Dần (1218) tại kinh đô Thăng Long, Đại Việt, tước hiệu là Chiêu Thánh công chúa (昭聖公主). Mẹ bà là Linh Từ Quốc mẫu, là em gái ruột của Trần Thừa (cha của Trần CảnhTrần Liễu).

Bà có một chị gái là Thuận Thiên công chúa, sau được gả cho Khâm Minh Đại vương Trần Liễu, là con trưởng của Trần Thừa và là anh trưởng của Trần Cảnh.

Hoàng đế cuối cùng

Nhà Lý đã suy yếu từ thời ông nội Lý Chiêu Hoàng là Lý Cao Tông. Đến khi cha bà là Lý Huệ Tông lên ngôi, thì chính quyền nhà Lý đã quá suy yếu, để các thế lực khác tranh chấp. Khi bà được sinh ra thì mẹ bà, Thuận Trinh Hoàng hậu Trần thị, em gái của Trần Tự KhánhTrần Thừa đã là Hoàng hậu.

Năm Giáp Thân, Kiến Gia năm thứ 14 (1224), tháng 10, Lý Huệ Tông không có con trai, ông phải lập Chiêu Thánh công chúa làm Hoàng thái nữ (皇太女), rồi truyền ngôi, đổi niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo (天彰有道), với tôn hiệu là Chiêu Hoàng (昭皇).

Năm Ất Dậu, Thiên Chương Hữu Đạo năm thứ 2 (1225), họ Trần do nắm quyền hành, lần lượt được ban tước quan trọng cho con em trong họ. Trần Bất Cập là cháu gọi Trần Thủ Độ bằng chú được phong Cận Thị thự Lục cục Chi hậu[3], Trần Thiêm làm Chi Ứng cục, Trần Cảnh làm Chính thủ.

Trần Cảnh là con quan Thái úy Trần Thừa, mới 8 tuổi được đưa vào hầu gần Chiêu Hoàng. Trần Cảnh cùng gần tuổi với Chiêu Hoàng, được Chiêu Hoàng gần gũi, yêu mến, hay trêu đùa. Trần Thủ Độ lấy dịp đó dựng nên cuộc hôn nhân giữa Chiêu Hoàng và Trần Cảnh rồi chuyển giao triều chính bằng cách để Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng. Từ đó, nhà Trần được thành lập.

Năm Ất Dậu (1225), ngày 21 tháng 10 (tức ngày 22 tháng 11 dương lịch), Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh. Ngày 11 tháng 12 năm ấy (tức ngày 10 tháng 1 năm 1226), Chiêu Hoàng bỏ hoàng bào mời Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế ở điện Thiên An, dựng lên nhà Trần, sử gọi là Trần Thái Tông.[4] Chiêu Hoàng được Thái Tông phong làm Hoàng hậu.

Từ đây, nhà Lý hoàn toàn chấm dứt sau 216 năm cai trị.

Đại Việt sử ký toàn thư

Đại Việt Sử ký Toàn thư chép:

Đại Việt sử lược

Sự việc do Đại Việt sử lược chép lại khác đi so với Toàn thư. So với Toàn thư, Đại Việt sử lược là sách xưa hơn (vào khoảng thời Trần, còn Toàn thư là thời Hậu Lê) nên thông tin cũng rất đáng tham khảo. Sách này lại giáng tước vị hoàng gia của nhà Trần thành tước Vương.

Theo đó, Lý Chiêu Hoàng lên ngôi vào tháng 6 năm Ất Dậu (năm 1225) và nhường ngôi vào tháng 11, chỉ vỏn vẹn gần nửa năm trên ngai vàng.

Sự việc Phùng Tá Chu khuyên can không được ghi chi tiết ở Toàn thư, tuy nhiên khi ghi chép về sự việc nhường ngôi thì Ngô Sĩ Liên có phê rằng: "Các quan bấy giờ không ai nghĩ gì đến xã tắc, để cho Phùng Tá Chu viện dẫn việc Lữ hậu và Vũ hậu làm cớ mà thành ra việc Chiêu Hoàng nhường ngôi cho họ Trần, ấy là người có tội với họ Lý." Điều này chứng tỏ thông tin Phùng Tá Chu dẫn việc Lữ hậu Võ hậu ảnh hưởng chuyện Huệ Tông quyết định chọn Trần Cảnh làm rể của Đại Việt sử lược là chính xác.

Hoàng hậu Đại Việt

Bị phế truất

Sau khi nhường ngôi, Lý Chiêu Hoàng được phong làm Hoàng hậu, trở thành vị Hoàng hậu trẻ tuổi nhất trong lịch sử, vì khi đó bà mới 7 tuổi. Bà chung sống với Thái Tông Hoàng đế hơn 10 năm, tình cảm khá sâu sắc, được Thái Tông rất yêu thương và kính trọng.

Năm Quý Tỵ, Thiên Ứng Chính Bình thứ 2 (1233), Lý Hoàng hậu hạ sinh ra Thái tử Trần Trịnh (陳鄭), nhưng Thái tử chết ngay sau khi sinh không lâu[5].

Năm Đinh Dậu, Thiên Ứng Chính Bình thứ 6 (1237), Thái sư Trần Thủ Độ cùng Thiên Cực công chúa lo sợ huyết thống hoàng gia bị đứt đoạn, nên ép Thái Tông phải bỏ Lý Thiên Hinh để lấy chị dâu là Thuận Thiên công chúa đang có thai 3 tháng. Thái Tông Hoàng đế phản đối, đang đêm trốn khỏi kinh thành để lên gặp sư Phù Vân ở Yên Tử nương nhờ. Thái sư vừa dỗ vừa gây sức ép, cuối cùng hoàng đế cũng phải chịu nghe theo.

Thuận Thiên công chúa được lập làm Hoàng hậu thay thế. Lý Thiên Hinh bị giáng làm Chiêu Thánh công chúa, không rõ hành trạng của bà trong thời gian sau khi bị giáng tước.

Vì chuyện này, Hoài vương Trần Liễu nổi loạn ở sông Cái, nhiều năm nhiều tháng không ngừng. Cuối cùng, Trần Liễu đến xin Thái Tông tha tội, hai anh em ôm nhau khóc thảm thiết, tuy nhiên Trần Thủ Độ dựa vào tội trạng của Liễu mà giáng Liễu làm An Sinh vương (安生王), được ban các vùng Yên Sinh, Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Hưng, Yên Bang làm ấp thang mộc. Những tướng sĩ, quân lính đi theo làm loạn đều bị xử tử.

Tái giá với Lê Phụ Trần

Năm Mậu Ngọ, Nguyên Phong năm thứ 8 (1258), sau cuộc chiến với quân đội Mông Cổ vào năm 1258, Trần Thái Tông gả Chiêu Thánh công chúa cho Ngự sử đại phu Lê Phụ Trần, một thuộc tướng dòng dõi của Lê Đại Hành. Lê Phụ Trần vốn tên Lê Tần (黎秦), người Ái Châu, con của danh tướng Lê Khâm có công giúp Trần Thái Tổ đánh dẹp Hoài Đạo vương Nguyễn Nộn.

Chiêu Thánh công chúa sống với Lê Phụ Trần được 20 năm, sinh ra con trai là Thượng vị hầu Lê Tông, con gái là Ứng Thụy công chúa Lê Ngọc Khuê. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư của nhà Hậu Lê chê trách nặng lời việc vua Trần Thái Tông mang bà là vợ cũ gả cho Lê Phụ Trần là bầy tôi.

Ở Từ Sơn (Bắc Ninh) vẫn còn câu ca dao thác lời Chiêu Hoàng trách Trần Cảnh về việc này:

Trách người quân tử bạc tình
Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao![6]

Qua đời

Đầu năm Mậu Dần, niên hiệu Bảo Phù thứ 6 (1278), tháng 3, Chiêu Thánh công chúa qua đời, thọ 61 tuổi[7]. Bà qua đời sau gần 1 năm tròn so với Trần Thái Tông (qua đời năm 1277).

Tương truyền, bà về thăm quê Cổ Pháp (Bắc Ninh) thì qua đời tại đó, tóc bà vẫn đen nhánh, môi vẫn đỏ như son, má vẫn tươi như hoa đào[8]. Bà được táng ở bìa rừng Báng, phía tây Thọ Lăng Thiên Đức. Bà được người đời sau lập đền thờ, gọi là Long miếu (đền Rồng). Sở dĩ Chiêu Hoàng không được thờ chung tại đền Đô mà phải thờ riêng vì bà là người bị xem là có tội với dòng họ Lý khi để mất nhà Lý[8].

Sách Việt sử tiêu án có chép lại thuyết dân gian rằng bà đã nhảy hồ tự sát. Nguyên văn: "Bà Chiêu Thánh mất. Bà đã bị giáng là Công chúa, rồi gả cho Phụ Trần, khi ấy mất đã 61 tuổi. Hiện nay ở tỉnh Bắc Giang, có đầm Minh Châu, giữa đầm có phiến đá to, người ta truyền lại rằng: Bà Chiêu Thánh cắp hòn đá nhảy xuống đầm mà chết, trên bờ đầm có miếu Chiêu Hoàng. Đó là thổ dân nơi đó bênh vực hồi mộ cho bà Chiêu Hoàng mà đặt ra thuyết ấy."

Đền thờ của bà hiện nay tại Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, (tỉnh Bắc Ninh), còn gọi là Đền Rồng. Tháng 1 năm 2009, đền được nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Tháng 4 năm 2009, đền đã bị đập bể hoàn toàn để chuẩn bị xây dựng mới, gây đau lòng cho người dân[9].

Nhà thơ Tản Đà có bài thơ Vịnh Lý Chiêu Hoàng như sau:

Quả núi Tiên Sơn có nhớ công
Mà em đem nước để theo chồng
Ấy ai khôn khéo tài dan díu
Những chuyện hoa tình có biết không?
Một gốc mận già[10] thôi cũng phải
Hai trăm năm lẻ thế là xong
Hỏi thăm sư cụ chùa Chân Giáo[11]
Khách khứa nhà ai áo mũ đông

Quan hệ với Trần Bình Trọng

Sử sách không ghi chép giữa bà với Trần Bình Trọng có quan hệ ruột thịt gì hay không, ngoài yếu tố Bình Trọng là con cháu hậu duệ vua Lê Đại Hành, còn Phụ Trần thì mang họ Lê.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng Lê Phụ Trần là cha của Trần Bình Trọng và Trần Bình Trọng có thể là con của Lê Phụ Trần với Lý Chiêu Hoàng[12]. Nếu đúng là như vậy, thì Lý Chiêu Hoàng là một tổ mẫu nhiều đời của Trần Minh Tông, cháu 4 đời của Trần Thái Tông, vì mẹ của Minh Tông là Chiêu Từ Thái hậu, con gái của Trần Bình Trọng cùng Thụy Bảo công chúa, một người con gái lớn của Trần Thái Tông.

Tham khảo

  • Nhiều tác giả (2006), Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn, Nhà Xuất bản Hà Nội.
  • Lê Thái Dũng (2008), Giở trang sử Việt, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chú thích

  1. ^ Chuyện ít biết về nữ hoàng duy nhất ở Việt Nam
  2. ^ Lý Chiêu Hoàng là vị Nữ hoàng duy nhất nhưng không phải là vị vua là nữ duy nhất, bởi trước đó Trưng Trắc đã lên làm Nữ vương.
    Việc này có thể giải thích như sau: "Nữ Vương" và "Nữ hoàng" đều có nghĩa là vị quân chủ mang giới tính nữ, nhưng Hoàng đế thì lớn hơn Vương. Trưng vương là Nữ vương, còn Chiêu Hoàng là Nữ hoàng, cả hai bà đều là người duy nhất mang tước hiệu của mình, nhưng cả hai bà đều là Nữ quân chủ của lịch sử Việt Nam.
  3. ^ Chức chi hậu ở sáu cục của Cận Thị thự, là thự giữ việc hầu cận Hoàng đế.
  4. ^ “Nhà Lý (21/11/1009-10[20]/1/1226)- Xây dựng và bảo vệ đất nước”.
  5. ^ Đại Việt sử ký toàn thư - kỷ nhà Trần, Thái Tông Hoàng đế: "Quý Tỵ, Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 2 [1233]; Hoàng thái tử Trịnh mất. (Xét phép chép sử: Hoàng thái tử sinh, tất phải chép rõ ngày, tháng, năm sinh; khi mất cũng thế. Đây chỉ chép khi mất, có lẽ là vừa mới sinh đã chết ngay, nên không chép ngày tháng sinh).
  6. ^ Tuyển tập Nguyễn Tường Phượng, Nhà Xuất bản Văn học, 1996, tr. 585.
  7. ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư: Bản kỷ - Kỷ nhà Trần: Thánh Tông Hoàng đế
  8. ^ a b Lê Thái Dũng, sách đã dẫn, tr. 69.
  9. ^ Vụ đập nát để xây mới đền thờ Lý Chiêu Hoàng... trên báo Thanh Niên ra ngày 12 tháng 4 năm 2009.
  10. ^ Mận là chữ Lý, ám chỉ nhà Lý đã suy.
  11. ^ Chùa Chân Giáo là nơi Lý Huệ Tông đi tu sau khi bị Trần Thủ Độ ép rời ngôi.
  12. ^ Trần Bá Chi (2005), "Bàn thêm về sự nghiệp cứu nước và hậu duệ của Lê Hoàn", trong cuốn Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn, Nhà Xuất bản Hà Nội.

Xem thêm

Liên kết ngoài