Miền Bắc (Việt Nam)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Miền Bắc Việt Nam)
Miền Bắc Việt Nam

Miền Bắc Việt Nam là một khái niệm để chỉ vùng địa lý ở phía bắc nước Việt Nam. Tuy nhiên, tùy theo từng thời điểm lịch sử và thói quen sử dụng mà khái niệm này đôi lúc còn được dùng để chỉ các vùng lãnh thổ chính trị khác nhau một cách không chính thức.

Miền Bắc Việt Nam có thể là:

Ngày nay, miền Bắc Việt Nam được hiểu là phần lãnh thổ các tỉnh từ Hà Giang tới Ninh Bình.

Các tiểu vùng[sửa | sửa mã nguồn]

Theo cách phân chia hiện nay thì miền Bắc Việt Nam, còn được gọi là Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh ở phía bắc tỉnh Thanh Hóa.Theo các cách phân chia về địa lý và kinh tế thì miền Bắc gồm các tiểu vùng như sau:

Theo địa lý tự nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng lãnh thổ miền Bắc này được chia thành 3 vùng lãnh thổ nhỏ:

Tây Bắc bộ (bao gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La). Vùng này chủ yếu nằm ở hữu ngạn sông Hồng. Riêng Lào Cai, Yên Bái đôi khi vẫn được xếp vào tiểu vùng đông bắc.
Đông Bắc bộ (bao gồm 9 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.)
Đồng bằng sông Hồng (bao gồm 10 tỉnh thành: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.)

Theo quy hoạch vùng kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Dựa theo các quy hoạch phát triển kinh tế thì trong số 6 Vùng kinh tế - xã hội, miền Bắc gồm có 2 vùng kinh tế - xã hội gồm:

Vùng duyên hải Bắc Bộ (bao gồm 11 tỉnh: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.)
Trung du và miền núi phía bắc (bao gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình). Các trung tâm của khu vực miền núi phía bắc còn lại là các thành phố: Lạng Sơn, Điện Biên Phủ, Sơn La, Lào Cai.

Theo quy hoạch vùng đô thị[sửa | sửa mã nguồn]

Cả nước hiện có 2 vùng quy hoạch đô thị là Vùng Thành phố Hồ Chí Minh ở miền Nam và Vùng Hà Nội ở miền Bắc:

Vùng thủ đô Hà Nội (bao gồm 10 tỉnh, thành: Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc). Thủ đô Hà Nội là đô thị trung tâm của vùng.

Miền núi phía bắc ở cách phân chia thứ hai gồm 2 tiểu vùng Tây Bắc Bộ (không tính Hòa Bình thuộc vùng Hà Nội) và Đông Bắc Bộ (không tính Quảng Ninh thuộc vùng duyên hải Bắc BộThái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang thuộc quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội) theo cách phân chia thứ nhất. Vùng duyên hải Bắc BộHải Phòng là đô thị trung tâm và là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương và 10 đô thị loại 1.

Các khái niệm khác[sửa | sửa mã nguồn]

Các tên gọi khác[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc Triều[sửa | sửa mã nguồn]

Trong chiến tranh Lê – Mạc (1533–1592), Việt Nam được phân chia với nhà Mạc nắm giữ đồng bằng Sông Hồng (Bắc Triều) và nhà Lê kiểm soát miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Định (Nam–Bắc triều (Việt Nam|Nam Triều).

Đàng Ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Đàng Ngoài (Annam ou Ton-kin) ở phía Bắc, màu hồng, thập niên 1770.

Tên gọi này bắt nguồn từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17, với ranh giới xác định là ở phía bắc sông Gianh (nay thuộc Quảng Bình). Do đặc điểm cả hai vùng lãnh thổ tuy trên thực tế thuộc 2 chính quyền khác nhau, nhưng về danh nghĩa vẫn cùng một quốc gia Đại Việt. Tên gọi Đàng Ngoài thường được dùng để chỉ vùng do chúa Trịnh kiểm soát, vốn nằm gần Trung Quốc hơn nên mới có tên gọi này. Giai đoạn này, các thương nhân ngoại quốc thường dùng tên gọi Tonkin, Tonquin, Tongkin hoặc Tongking để chỉ vùng lãnh thổ này.

Bắc Hà[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi Bắc Hà xuất hiện cùng thời với tên gọi Đàng Ngoài. Nó có nghĩa đơn giản là phía bắc con sông, ở đây hàm ý chỉ con sông Gianh. Tuy nhiên, tên gọi này sử dụng phổ biến hơn tên gọi Đàng Ngoài vào cuối thế kỷ 18 và được sử dụng cho đến đầu thế kỷ 19.

Bắc Thành[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi Bắc Thành dùng để chỉ một đơn vị hành chính cấp cao hơn tỉnh, được vua Gia Long đặt ra từ năm 1802. Vùng lãnh thổ của Bắc Thành gồm 11 trấn (5 nội trấn và 6 ngoại trấn), tương đương cấp tỉnh, tính từ khu vực Ninh Bình trở lên phía bắc. Tổng trấn đầu tiên của Bắc Thành là Nguyễn Văn Thành. Danh xưng Bắc Thành được sử dụng cho đến tận năm 1831, khi vua Minh Mạng bãi bỏ cơ quan hành chính này.

Bắc Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc Kỳ là tên gọi thừa hưởng từ tên gọi Bắc Thành từ năm 1831, tuy nhiên chỉ còn ý để chỉ vùng lãnh thổ thuộc Bắc Thành quản lý trước kia, vì các trấn đã được vua Minh Mạng đổi thành tỉnh và đặt dưới sự cai quản trực tiếp của triều đình. Sau khi người Pháp chiếm được quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, họ đã sử dụng tên gọi Tonkin để chỉ vùng lãnh thổ này.

Bắc Bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Sau cuộc đảo chính Pháp tại Đông Dương ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân đội Nhật đã tuyên bố trao lại quyền độc lập cho Đế quốc Việt Nam. Song song với quá trình thanh lập chính phủ, vua Bảo Đại cũng cho phân vùng lãnh thổ V

Tên gọi Bắc Bộ được sử dụng lâu dài cho đến ngày nay.

Bắc Phần[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi Bắc Phần ra đời vào khoảng năm 1949, sau khi chính phủ Pháp và cựu hoàng Bảo Đại ký thỏa ước thành lập Quốc gia Việt Nam. Quốc gia Việt Nam được phân thành 3 đơn vị hành chính cấp Phần, là một cấp cao hơn tỉnh, đứng đầu là một Thủ hiến do Quốc trưởng chỉ định. Vùng lãnh thổ Bắc Phần tương ứng với vùng lãnh thổ của Bắc Bộ vào năm 1945.

Sắc lệnh số 143-A/TTP của Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 23/10/1956 đã thay đổi cách gọi Bắc Việt, Trung Việt, Nam Việt thời Quốc gia Việt Nam thành ba vùng tương ứng là Bắc Phần, Trung Phần, Nam Phần. Tên gọi này không được phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sử dụng.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cooke, Nola; Li, Tana; Anderson, James A. biên tập (2011). The Tongking Gulf Through History. Philadelphia, PA: University of Pennsylvania Press. ISBN 978-0812243369.