Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 16: Dòng 16:
<div style="text-align:center; padding-bottom:12px;">{{purge|'''Xem những thay đổi mới'''}}</div>
<div style="text-align:center; padding-bottom:12px;">{{purge|'''Xem những thay đổi mới'''}}</div>


<div style="float:left; width:55%;">
<div style="float:left; width:50%;">


{{Random portal component|header=''Bài viết chọn lọc''|subpage=Bài viết chọn lọc|max=11|seed=10}}
{{Random portal component|header=''Bài viết chọn lọc''|subpage=Bài viết chọn lọc|max=11|seed=10}}
Dòng 26: Dòng 26:
</div>
</div>


<div style="float:right; width:44%"> <!-- This margin should be right of the above -->
<div style="float:right; width:50%"> <!-- This margin should be right of the above -->


{{Random portal component|header=''Hình ảnh chọn lọc|subpage=Hình chọn lọc|max=28|seed=27}}
{{Random portal component|header=''Hình ảnh chọn lọc|subpage=Hình chọn lọc|max=28|seed=27}}

Phiên bản lúc 07:57, ngày 6 tháng 2 năm 2010

Trang Chính   Bản đồ

Chủ đề Chiến tranh thế giới thứ hai

Tổng quan các mặt trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
Tổng quan các mặt trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1937 hoặc 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng MinhTrục (phát-xít). Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực. Nó là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại.

Các chiến sự đã xảy ra tại Đại Tây Dương, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương và phần lớn của Đông ÁĐông Nam Á. Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5, 1945 nhưng vẫn còn tiếp diễn tại châu Á cho đến khi Nhật đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Sau cuộc chiến, châu Âu bị chia ra làm hai phái: một phía chịu ảnh hưởng phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, còn phía kia chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước chịu sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ được phục hồi kinh tế sau khi nhận được viện trợ từ Kế hoạch Marshall trong khi các nước kia trở thành các nước cộng sản phụ thuộc Liên Xô. Tây Âu liên kết đồng minh trong Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương, trong khi các nước Đông Âu liên kết đồng minh theo Hiệp ước Warszawa. Các liên minh này đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Lạnh sau này. Tại châu Á, sự chiếm đóng Nhật Bản của quân đội Hoa Kỳ đã Tây hóa nước này, trong khi Trung Quốc bị chia ra thành hai nước: nước cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Trung Hoa Dân quốc tại Đài Loan. [ Đọc tiếp ]

Bài viết chọn lọc

Chiến tranh Xô-Đức là cuộc chiến giữa Liên XôĐức Quốc Xã thời Thế chiến thứ hai. Ở Liên Xô trước đây hoặc nước Nga ngày nay cuộc chiến này còn được gọi là Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, tên gọi này lấy theo tên trong lời hiệu triệu của Stalin trên radio gửi đến nhân dân Xô Viết vào ngày 3 tháng 7 năm 1941, hoặc nó còn được gọi là cuộc Chiến tranh thần thánh. Tại Đức hoặc Phương Tây cuộc chiến tranh này thường được gọi là Chiến tranh Xô–Đức hay đơn giản là Mặt trận phía đông vì thực chất đây là giai đoạn quan trọng nhất của cuộc chiến ở mặt trận phía đông châu Âu trong Thế chiến thứ hai. Đây là cuộc chiến giữa Đức Quốc Xã cùng các đồng minh chính là Romania, Hungary, Ý, Phần Lan chống lại Liên bang Xô Viết, về sau Liên Xô cho thành lập quân đội các nước Ba Lan, Tiệp Khắc bên phía mình để chiến đấu trên lãnh thổ các quốc gia này và làm nòng cốt xây dựng quân đội các quốc gia này sau chiến thắng. Vào cuối năm 1944 và đầu năm 1945, khi quân đội Xô Viết tiến vào Romania, Hungary, các nước này đã quay sang chống lại Đức Quốc Xã và gia nhập Liên minh chống Phát xít.

Cuộc chiến này bắt đầu từ ngày 22 tháng 6 năm 1941 khi Wehrmacht (Quân đội Đức Quốc Xã) theo lệnh Adolf Hitler xoá bỏ hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau Liên Xô-Đức, 1939 và tấn công bất ngờ Liên bang Xô Viết, và cuộc chiến này kết thúc ngày 9 tháng 5 năm 1945 khi đại diện Đức Quốc Xã ký kết biên bản đầu hàng không điều kiện Quân đội Xô Viết và các lực lượng của Liên minh chống Phát xít sau khi Quân đội Xô Viết đánh chiếm thủ đô Đức Berlin.

Sau chiến tranh Liên Xô trở thành một trong hai siêu cường thế giới, toàn bộ Đông Âu rơi vào khu vực kiểm soát của nước này và nước Đức bị phân đôi thành Cộng hoà Dân chủ ĐứcCộng hoà Liên bang Đức.


Thiết bị và phương tiện được chọn

North American P-51D Mustang Tika IV thuộc Liên đội Tiêm kích 361, sơn ký hiệu tấn công trong Trận Normandie.
North American P-51 Mustang là một kiểu máy bay tiêm kích Hoa Kỳ một chỗ ngồi tầm xa được đưa vào sử dụng trong không lực các nước Đồng Minh vào các năm giữa của Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiếc P-51 trở nên một trong những kiểu máy bay nổi tiếng và được biết đến nhiều nhất trong cuộc chiến tranh.

Được thiết kế, chế tạo và bay thử chỉ trong vòng 117 ngày, P-51 thoạt tiên phục vụ cho Không quân Hoàng gia Anh như một máy bay tiêm kích-ném bom và trinh sát, trước khi chuyển sang vai trò máy bay tiêm kích hộ tống ném bom bên trên lãnh thổ Đức, giúp duy trì ưu thế trên không của phe Đồng Minh từ đầu năm 1944. Nó cũng tham gia ở mức độ hạn chế chống lại Đế quốc Nhật Bản trên Mặt trận Thái Bình Dương. Mustang bắt đầu tham gia Chiến tranh Triều Tiên như là máy bay tiêm kích chủ yếu của lực lượng Liên Hợp Quốc, nhưng nhanh chóng được bố trí lại trong vai trò tấn công mặt đất sau khi bị vượt qua bởi những máy bay tiêm kích phản lực đời đầu. Tuy vậy, nó vẫn được giữ lại phục vụ trong một số lực lượng không quân cho đến đầu những năm 1980.

Cho dù là một máy bay có giá thành chế tạo thấp, Mustang lại là một kiểu máy bay nhanh, được chế tạo tốt và rất bền bỉ. Phiên bản cuối cùng P-51D của chiếc tiêm kích một chỗ ngồi này được trang bị động cơ 12 xy-lanh Packard V-1650-3, có siêu tăng áp hai tầng hai tốc độ, một phiên bản do Packard chế tạo của kiểu động cơ Rolls-Royce Merlin huyền thoại, và trang bị sáu súng máy M2 Browning 12,7 mm (0,50 in).

Sau Thế Chiến II và Chiến tranh Triều Tiên, nhiều chiếc Mustang được chuyển sang sử dụng dân sự, đặc biệt là trong các cuộc đua hàng không. Danh tiếng Mustang đạt đến mức mà, vào giữa những năm 1960, nhà thiết kế John Najjar của hãng xe Ford đã đề nghị cái tên máy bay tiêm kích đó cho mẫu xe thể thao Ford Mustang.


Bài viết kỳ này

Nagasaki - trước và sau vụ nổ bom nguyên tử.
Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki là sự kiện hai quả bom nguyên tử được Quân đội Hoa Kỳ, theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai vào những ngày gần cuối của Đệ nhị thế chiến tại Nhật Bản. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.

Có nhiều nguyên nhân khiến con số chính xác người thiệt mạng không thống nhất. Các số liệu khác nhau bởi được thống kê vào các thời điểm khác nhau. Rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả của phóng xạ. Cũng có những áp lực làm con số bị phóng đại hoặc giảm thiểu vì lý do tuyên truyền chính trị. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.

Vai trò của hai vụ nổ đối với việc nước Nhật đầu hàng, cũng như hậu quả và các giải thích cho việc thả bom vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, quan điểm đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Với nước Nhật, dư luận cho rằng chúng là không cần thiết và hành vi chống lại dân thường là vô đạo đức.

Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Khối Đồng minh và ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính thức chấm dứt Thế chiến thứ hai.


Hình ảnh chọn lọc

Trên đường tấn công đảo san hô Makin ngày 10 tháng 11 năm 1943, chiếc F6F Hellcat này thuộc phi đội VF-2 bị tai nạn khi hạ cánh trên sàn đáp chiếc Enterprise.

Chiếc Grumman F6F Hellcat (Mụ Phù Thủy) là một kiểu máy bay tiêm kích hậu duệ của F4F Wildcat, nhưng là một thiết kế hoàn toàn mới chỉ chia sẽ sự tương tự của dòng Wildcat.


Nhân vật lịch sử

Thống chế Erwin Rommel năm 1942.
Erwin Johannes Eugen Rommel (nghe) (15 tháng 11, 1891 – 14 tháng 10, 1944) (còn được biết đến với tên Cáo Sa mạc, Wüstenfuchs, nghe), là một trong những thống chế Đức nổi tiếng nhất thế chiến thứ hai.

Là một sĩ quan nổi tiếng ở thế chiến thứ nhất, Rommel được tặng thưởng huân chương Pour le Mérite vì những chiến công của ông ở mặt trận Ý. Trong thế chiến thứ hai, Rommel nổi bật lên trong vai trò chỉ huy của Sư đoàn Ma (Sư đoàn Thiết giáp số 7 của Đức) trong cuộc tấn công nước Pháp năm 1940 của Đức. Tiếp đó, Rommel nắm giữ vai trò chỉ huy liên quân Ý Đức, một vai trò mà ông đã thực hiện thành công đến nổi nó mang lại cho ông biệt danh Cáo Sa mạc (Wüstenfuchs) và được công nhận rộng rãi là chỉ huy quân sự giỏi nhất ở địa hình sa mạc. Sau đó, ông chỉ huy lực lượng phòng thủ của Đức trong trận Normandie.

Rommel là một chỉ huy hào hiệp và nhân đức, ngược hẳn với hình tượng chung về Phát xít Đức. Quân đoàn Châu Phi (Afrikakorps) của Rommel hoàn toàn không bị cáo buộc bất cứ tội ác chiến tranh nào. Ngoài ra, ông còn nhiều lần cứng rắn từ chối những lệnh yêu cầu ông phải hành quyết lính và người Do thái bị bắt giữ ở mọi mặt trận mà ông chỉ huy.

Ở cuối thế chiến thứ hai, Rommel tham gia vào phong trào chống đối Adolf Hitler, nhưng phản đối âm mưu mưu sát ông này năm 1944. Vì sự dính dáng của Rommel nhưng đồng thời cũng vì danh tiếng quá lớn của ông, Hitler buộc Rommel phải tự sát thay vì hành quyết ông. Sau khi mất, Rommel được chôn cất với đầy đủ các nghi thức dành cho chỉ huy quân sự cấp cao, nhưng lý do thực sự cho cái chết của ông là một bí ẩn mãi tới tận khi Tòa án Nürnberg được mở.


Bạn có biết...

Bạn có biết...
Bạn có biết...

Các nước tham chiến

Thể loại

Không có thể loại con

Diễn biến chiến sự

Châu Âu

Chiến trường châu Âu (1939-1945)
  Đồng MinhLiên Xô từ năm 1941
  Liên Xô đến năm 1941
  Nước trung lập

Châu Á-Thái Bình Dương

Chiến trường châu Á-Thái Bình Dương (1937-1945)
  Đồng MinhLiên Xô từ năm 1941
  Liên Xô đến năm 1941
  Nước trung lập

Các mốc sự kiện chính

Chiến tranh thế giới thứ hai
Mặt trận Sự kiện chính Khía cạnh khác Thành phần

Mở đầu

Mặt trận chính

Tổng quát

1939

1940

1941

1942

1943

1944

1945

xem thêm...

Ảnh hưởng dân thường và tội ác chiến tranh

Hậu quả

Đồng Minh

xem thêm...

Phe Trục

xem thêm...

Các tài liệu khác

Thể loại  · Chủ đề · Dự án
 Từ điển ·  Thông tin ·  Danh ngôn ·   Văn kiện và tác phẩm ·  Hình ảnh và tài liệu ·  Tin tức

Tham gia

Chủ đề Chiến tranh thế giới thứ hai đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:


Chủ đề liên quan

Bản mẫu:Cổng tri thức Wikipedia

Cổng tri thức Wikipedia