Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bạch Tuyết (nghệ sĩ cải lương)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 40: Dòng 40:
'''Bạch Tuyết''' (sinh ngày 24 tháng 12 năm 1945) là nữ nghệ sĩ [[cải lương]] danh tiếng, được mệnh danh là "''Cải lương chi bảo''". Bà cũng là [[Tiến sĩ]] Nghệ thuật Cải lương đầu tiên của Việt Nam tại hai viện hàn lâm Anh Quốc và Bulgaria với đề tài "Sự thích nghi của nghệ thuật sân khấu dân tộc cổ truyền của các quốc gia Đông Nam Á với điều kiện sinh hoạt hiện đại của khán giả thế kỷ thứ 21", được [[Nhà nước Việt Nam]] tôn vinh danh hiệu [[Nghệ sĩ Nhân dân]].
'''Bạch Tuyết''' (sinh ngày 24 tháng 12 năm 1945) là nữ nghệ sĩ [[cải lương]] danh tiếng, được mệnh danh là "''Cải lương chi bảo''". Bà cũng là [[Tiến sĩ]] Nghệ thuật Cải lương đầu tiên của Việt Nam tại hai viện hàn lâm Anh Quốc và Bulgaria với đề tài "Sự thích nghi của nghệ thuật sân khấu dân tộc cổ truyền của các quốc gia Đông Nam Á với điều kiện sinh hoạt hiện đại của khán giả thế kỷ thứ 21", được [[Nhà nước Việt Nam]] tôn vinh danh hiệu [[Nghệ sĩ Nhân dân]].


Bà còn viết lời [[vọng cổ]] cho các bài [[tân nhạc]] với bút danh là '''Nguyễn Thị Khánh An'''<ref>{{Chú thích web|url=https://plo.vn/van-hoa/hoi-hop-vo-cai-luong-ngoi-nha-khong-co-dan-ong-760221.html|tiêu đề=Hồi hộp vở cải lương 'Ngôi nhà không có đàn ông'|nhà xuất bản=[[Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh (báo)|PLO]]|ngày tháng = ngày 16 tháng 3 năm 2019}}</ref>.
Bà còn viết lời [[vọng cổ]] cho các bài [[tân nhạc]] với bút danh là '''Nguyễn Thị Khánh An'''<ref>{{Chú thích web|url=https://plo.vn/van-hoa/hoi-hop-vo-cai-luong-ngoi-nha-khong-co-dan-ong-760221.html|tiêu đề=Hồi hộp vở cải lương 'Ngôi nhà không có đàn ông'|nhà xuất bản=[[Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh (báo)|PLO]]|ngày tháng = ngày 16 tháng 3 năm 2019}}</ref>.


==Thân thế, sự nghiệp và giải thưởng==
==Thân thế, sự nghiệp và giải thưởng==

Phiên bản lúc 11:01, ngày 13 tháng 5 năm 2021

Nghệ sĩ Nhân dân
Bạch Tuyết
Cải lương Chi Bảo
Biệt danhCải lương chi bảo
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Thị Bạch Tuyết
Ngày sinh
24 tháng 12, 1945 (78 tuổi)
Nơi sinh
An Phú, An Giang, Liên bang Đông Dương
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộcKinh
Nghề nghiệp
  • Diễn viên sân khấu
  • Nhà viết kịch
  • Diễn viên điện ảnh
  • Nhà nghiên cứu
Gia đình
Bố mẹ
Nguyễn Phúc Châu (1916–2014), Nguyễn Thị Xuân Ly (1916 - 1955)
Chồng
Học vịTiến sĩ nghệ thuật học
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú (1988)
Nghệ sĩ Nhân dân (2012)
Sự nghiệp âm nhạc
Bút danhNguyễn Thị Khánh An
Tác phẩmTập nhạc "Bay qua đỉnh mặt trời" nhà xuất bản trẻ 8/1991, Tập nhạc "Trăm năm nỗi niềm"
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1971–1973, 2018
Vai diễnCô hiệu trưởng trong Thạch Thảo
Tác phẩm"Như Hạt Mưa Sa" - "Như giọt sương khuya" - 15 Trường ca Cải Lương Phật Giáo.
Sự nghiệp sân khấu
Vai tròDiễn viên
Thể loạiCải lương
Vai diễnCô Lựu trong Đời cô Lựu
Dương Vân Nga trong Thái hậu Dương Vân Nga
Thúy Kiều trong Kim Vân Kiều
Tần nương trong Tần nương thất
Giải thưởng
Giải Thanh Tâm
1963 Diễn viên triển vọng
1965 Diễn viên xuất sắc

Ảnh hưởng bởi

Bạch Tuyết (sinh ngày 24 tháng 12 năm 1945) là nữ nghệ sĩ cải lương danh tiếng, được mệnh danh là "Cải lương chi bảo". Bà cũng là Tiến sĩ Nghệ thuật Cải lương đầu tiên của Việt Nam tại hai viện hàn lâm Anh Quốc và Bulgaria với đề tài "Sự thích nghi của nghệ thuật sân khấu dân tộc cổ truyền của các quốc gia Đông Nam Á với điều kiện sinh hoạt hiện đại của khán giả thế kỷ thứ 21", được Nhà nước Việt Nam tôn vinh danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

Bà còn viết lời vọng cổ cho các bài tân nhạc với bút danh là Nguyễn Thị Khánh An[1].

Thân thế, sự nghiệp và giải thưởng

Bà tên thật là Nguyễn Thị Bạch Tuyết, sinh 24 tháng 12 năm 1945 tại làng Khánh Bình, Châu Ðốc (nay thuộc xã Khánh An, huyện An Phú), tỉnh An Giang. Từ thuở còn đi học đã bộc lộ năng khiếu ca, ngâm, thường được các thầy cô đưa lên trình diễn trong những đêm văn nghệ.

Mồ côi mẹ khi 9 tuổi (1955), và bắt đầu đi hát ở những nhà hàng ca nhạc bằng những bài tân nhạc như "Nắng đẹp miền Nam", "Làng tôi", "Tiếng còi trong sương đêm",...

Cũng như những bạn cùng lứa, Bạch Tuyết rất hâm mộ Thanh Nga. Trong một lần gặp gỡ, Thanh Nga nhận xét rằng Bạch Tuyết rất có khiếu hát cải lương,Thanh Nga nói với Bạch Tuyết rằng "Em đi hát đi, chứ mặt em mà đi hát thì em nổi tiếng dữ lắm", lời khích lệ đó là một trong những động lực đưa bà đến với nghiệp hát xướng.

Năm 1960, Bạch Tuyết vào học trường nội trú của các ma-sơ Công giáo, thời gian này, bà giao du học hỏi với nhiều nghệ sĩ, trong đó có soạn giả Điêu Huyền.[2] Nhờ đó, tên tuổi của bà dần được xuất hiện trên các đài phát thanh, trên báo chí. Điêu Huyền nhận bà làm con nuôi, cho gia nhập đoàn Kiên Giang, sự kiện này giúp đỡ bà rất nhiều trong bước đường sau này.

Năm 1961, đoàn Kiên Giang diễn vở "Lá thắm chỉ hồng", cô đào chính tới trễ, khiến Bạch Tuyết bất ngờ được giao vai cô lái đò Lệ Chi, diễn xuất của bà khiến khán giả hết sức ngạc nhiên. Sau đó là vở "Kiếp chồng chung", "Suối mơ rền áo cưới",... Bà được Út Trà Ôn mời về đoàn Thống Nhất, với vở "Tiếng hát Muồng Tênh", tên tuổi bà bắt đầu nổi.

Tuy đi hát, nhưng bà lại rất thích đi học. Đang hát và nổi tiếng với Đoàn Thống Nhất, thì bà nghỉ nửa năm để ôn thi Tú Tài.[2] Sau này, bà cũng nhiều lần đang hát thì nghỉ ngang như thế để đi học.[2]

Cuối năm 1962, bà vào đoàn Bạch Vân. Năm sau, được nhận Giải Thanh Tâm cho Diễn viên triển vọng.

Năm 1964, bà về hát cho đoàn Dạ Lý Hương, hợp tác với các soạn giả danh tiếng bấy giờ là Hà TriềuHoa Phượng, tài năng của bà càng được khẳng định. Năm sau, vở Tần Nương Thất đã mang lại cho bà huy chương vàng giải Thanh Tâm cho nghệ sĩ xuất sắc.

Năm 1966, Hùng Cường gia nhập đoàn Dạ Lý Hương, cùng với Bạch Tuyết tạo thành một cặp đôi hoàn hảo trong mắt khán giả. Bà ở lại đoàn Dạ Lý Hương thêm 2 năm nữa.

Sau năm 1968, tình hình chiến tranh lan rộng, bà ngừng hát một thời gian. Đến năm 1971, bà cùng với Hùng Cường mở gánh hát Hùng Cường – Bạch Tuyết (sau này đổi thành Đoàn ca kịch Bạch Tuyết), diễn các vở kinh điển như: Trăng thề vườn thúy, Má hồng phận bạc, Cung thương sầu nguyệt hạ. Gánh hát này được rất đông người hâm mộ, tuy nhiên, do không biết cách quản lý, sau một thời gian đã ngưng hoạt động. Sau đó bà chuyển sang học Luật.

Năm 1985 (40 tuổi), Bạch Tuyết bước vào giảng đường đại học và có được bằng Cử nhân Ngữ văn.

Năm 1988, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú, cũng năm này bà tốt nghiệp khoa đạo diễn ở Viện Hàn lâm Sân khấu và Điện ảnh tại Sofia.

Năm 1995, bà bảo vệ luận án Tiến sĩ với đề tài "Sự thích nghi của nghệ thuật sân khấu dân tộc cổ truyền của các quốc gia Đông Nam Á" và trở thành tiến sĩ nghệ thuật Cải lương đầu tiên của Việt Nam. Với tư cách Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn phát triển văn hóa – văn hóa dân tộc của Trường Đại học Bình Dương, bà đã tổ chức nhiều chương trình sân khấu có giá trị về nghệ thuật dân tộc. Hằng tháng, trung tâm này kết hợp cùng Đài Truyền hình Bình Dương thực hiện chương trình “Chân dung đối thoại” với mục đích phổ biến, đề cao văn hóa nghệ thuật dân tộc.

Luôn đau đáu với sự nghiệp phát triển cải lương, bà ôm ấp kế hoạch xây dựng những “trường ca cải lương” và âm thầm bắt tay vào viết những trường ca chuyển thể từ tác phẩm Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Bút quan hoài (Á Nam Trần Tuấn Khải),… Hiện tác phẩm chuyển thể Kinh Pháp Cú thành trường ca cải lương của bà với nhiều bài bản dễ nhớ, dễ hát, dễ thuộc đã được tái bản nhiều lần qua hình thức VCD, được khán giả đón nhận và khen ngợi… [3]

Năm 2012, bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân ở lần xét duyệt thứ 7 (năm 2011).

Những người bà có dịp ca diễn chung: Thanh Sang, Bảo Quốc, Ngọc Giàu, Thanh Tuấn, Lệ Thủy, Diệp Lang, Minh Phụng, Minh Vương, Hùng Cường, Út Bạch Lan, Thái Châu, Tấn Tài, Út Trà Ôn,... Bà từng diễn chung với nhiều kép, nhưng người đóng chung với bà để lại ấn tượng sâu sắc là Hùng Cường. Họ đã tạo nên cặp đôi "sóng thần" cực kỳ nổi tiếng vào thập niên 1960.[4]

Diễn viên

Những vai diễn

Bà có rất nhiều vai diễn trên sân khấu cải lương, những vai nổi tiếng của bà: Kiều Nguyệt Nga, Thái hậu Dương Vân Nga, cô Lựu,... Thủ Cung Sa

  • Âm mưu và tình yêu (vai Linh Lan)
  • Ba người mẹ (vai Từ Ngũ)
  • Bụi đời (vai Si-môn)
  • Chiếc hổ phù (vai Thái phi)
  • Chiêu Quân cống Hồ (vai Hoàng hậu)
  • Cho trọn cuộc tình (vai Thuý An)
  • Chung Vô Diệm (vai Chung Vô Diệm)
  • Chuyện tình Hàn Mạc Tử (vai Mộng Cầm)
  • Cung thương sầu nguyệt hạ (vai Thuý Kiều)
  • Dạ Hương (vai Dạ Hương)
  • Dang dở (vai Ngân Tâm)
  • Dấu chân cỏ dại (vai bà Sương)
  • Dốc đời (vai bà Phương)
  • Dốc sương mù (vai Ỷ Lan)
  • Dưới cội bồ đề (vai Hoa)
  • Đài Trang (vai Đài Trang)
  • Đêm tiễn đưa (vai Hà)
  • Đồ Lư công chúa (vai Đồ Lư)
  • Đoạn kết một cuộc tình (vai bà Hoa)
  • Đoạn tuyệt (vai Loan)
  • Đời cô Lựu (vai cô Lựu)
  • Dung Lệ (vai Dung Lệ)
  • Giấc mộng đêm xuân(vai Cô 2 Xuân)
  • Gió giao mùa (vai Hoa Lệ Tuyền)
  • Giọt lệ cung phi (vai Phù Dung)
  • Giọt máu chung tình(vai Bạch Thu Hà)
  • Giọt máu quân vương (vai Trương Quỳnh Như)
  • Hằng Nga Hậu Nghệ (vai Hằng Nga)
  • Hoa Mộc Lan tùng chinh (vai Hoa Mộc Lan)
  • Hoàng hậu của hai vua (vai Dương Vân Nga)
  • Hoàng hôn màu nước mắt (vai bà Tư Lành)
  • Hương trầm cho mẹ (vai Diệu Tường)
  • Khi hoa anh đào nở (vai Công Chúa)
  • Kim Vân Kiều (vai Thúy Kiều)
  • Lá sầu riêng (vai cô Ba)
  • Lá thắm chỉ hồng (vai Lệ Chi)
  • Lan và Điệp (vai Thúy Liễu)
  • Lâm Sanh Xuân Nương (vai Lâm mẫu)
  • Lệnh của bà (vai Lưu)
  • Lỡ bước sang ngang (vai Cẩm Nhung)
  • Lục Vân Tiên (vai Kiều Nguyệt Nga)
  • Lưu Kim Đính (vai Lưu Kim Đính)
  • Lý Chiêu Hoàng (vai Lý Chiêu Hoàng)
  • Má hồng phận bạc (vai Thúy Kiều)
  • Mái tóc kỷ niệm (vai Thu)
  • Một chồng (vai bà Ngân)
  • Một kiếp phong trần (vai Điệp)
  • Mùa thu lá bay (vai Hàn Ni)
  • Mùa thu trong mắt mẹ (vai bà Thảo)
  • Mưa rừng (vai Tuyền)
  • Nạn con rơi/Gieo gió (vai Cừu)
  • Nắng sớm mưa chiều (vai Bích)
  • Ngôi nhà không có đàn ông (vai bà Hậu)
  • Nguyệt Khuyết (vai bà Xinh)
  • Những mãnh đời (vai Lệ Thu)
  • Niềm đau của cát (vai Ngọc)
  • Nữ chúa một đêm (vai Huyền)
  • Nữ hoàng về đêm (vai Kiều Trang)
  • Nửa đời hương phấn (vai Diệu) (sau này khi diễn lại là vai The/Hương)
  • Pha lê và cát bụi (vai Phượng)
  • Quân vương và thiếp (vai Tô Kim Đài)
  • Sài Gòn thác bạc (vai Giao)
  • San Hậu (vai Phụng Cơ)
  • Sóng hoàng hôn (vai Thơ)
  • Sở Vân (vai Sở Vân)
  • Sơn nữ Phà Ca (vai Phà Ca)
  • Sương khuya lạnh lùng (vai Mai)
  • Sương mù trên non cao (vai Tú Anh)
  • Tam Tạng thỉnh kinh (vai Cao Thuý Lan)
  • Tấm lòng của mẹ (vai bà Huyện)
  • Tần Nương Thất (vai Tần nương)
  • Thái hậu Dương Vân Nga (vai Thái hậu)
  • Thanh xà-Bạch xà (vai Bạch Trân Nương)
  • Thuý Kiều (vai Thúy Kiều)
  • Thương trường (vai bà Diệu Lộc)
  • Thượng hoàng Trần Nhân Tông (vai An Tư)
  • Tình chú Thoòng (vai Lan)
  • Tình xa nghĩa lạ (vai Thế Ngọc)
  • Tóc mai sợi vắn (vai bà Hạnh)
  • Trăng thề vườn thúy (vai Thúy Kiều)
  • Trò đời (vai bà Hậu)
  • Trường kịch 20 năm (vai Cúc)
  • Trường tương tư (vai Phượng Tường)
  • Tuyệt tình ca (vai Lê Trường An)
  • Xử án Trần Thế Mỹ (vai Tần Hương Liên)
  • Yêu người điên (vai Liên Dung)
  • Yêu người say (vai Ánh Nga)

CD, băng nhạc

  • Kim Vân Kiều
  • Kinh Pháp Cú
  • Đức Phật Thích ca
  • Kiều Nguyệt Nga
  • Đời cô Lựu
  • Thái hậu Dương Vân Nga
  • Mùa thu lá bay
  • CD Cải Lương Thính Phòng 1 "Tân cổ nhạc Trịnh". Cải lương thính phòng 2 "Gợi giấc mơ xưa"

Các bài tân cổ giao duyên, vọng cổ

  • 24 giờ phép (Tân nhạc: Trúc Phương; cổ nhạc: Loan Thảo)
  • 100 phần trăm
  • Bạch Thu Hà (Tác giả: NSND Viễn Châu)
  • Bông hồng cài áo (Tân nhạc: Phạm Thế Mỹ; cổ nhạc: Nguyễn Thị Khánh An)
  • Chuyến tàu hoàng hôn (Tân nhạc: Hoài Linh, Minh Kỳ; cổ nhạc: Nguyễn Thị Khánh An)
  • Chuyến xe thơ mộng
  • Dạ cổ hoài lang (Tác giả: Cao Văn Lầu)
  • Đau xót lý chim quyên (Tân nhạc: Vũ Đức Sao Biển; lời vọng cổ: Nguyễn Thị Khánh An)
  • Đêm Gành hào nghe điệu hoài lang (Nhạc: Vũ Đức Sao Biển)
  • Đón xuân này nhớ xuân xưa (Nhạc: Châu Kỳ; lời vọng cổ: Loan Thảo)
  • Dương Quý Phi (Sáng tác: NSND Viễn Châu)
  • Giết người anh yêu (Nhạc: Vinh Sử; lời vọng cổ: NSND Viễn Châu)
  • Giọng ca dĩ vãng (Tân nhạc: Bảo Thu; cổ nhạc: Loan Thảo)
  • Hoa tím em cài lên áo chiến
  • Kẻ ở miền xa (Tân nhạc: Trúc Phương; cổ nhạc: Loan Thảo)
  • Lối mộng thiền xưa (Tác giả: Nguyễn Thị Khánh An)
  • Miền nhớ (Tác giả: Lê Duy Hạnh)
  • Món quà giáng sinh (Sáng tác: Loan Thảo)
  • Núm ruột quê hương (Sáng tác: Hải Đăng)
  • Thêu áo như lai (Tác giả: Nguyễn Thị Khánh An)
  • Thương màu áo lam (Tân nhạc: Vũ Ngọc Toản; cổ nhạc: Nguyễn Thị Khánh An)
  • Tình ca đất phương Nam (Tân nhạc: Vũ Đức Sao BiểnLư Nhất Vũ – Lê Giang; cổ nhạc: Nguyễn Thị Khánh An)
  • Tình ca quê hương (Nhạc: Việt Lang; lời vọng cổ: Nguyễn Thị Khánh An)
  • Tình sầu (Nhạc: Trịnh Công Sơn; lời vọng cổ: Nguyễn Thị Khánh An)
  • Xin anh giữ trọn tình quê (Tân nhạc: Duy Khánh; cổ nhạc: Loan Thảo)
  • Xin đừng trách anh
  • ...

Những phim tham gia

Soạn giả

Với bút danh: Nguyễn Thị Khánh An

Bài tân nhạc do bà viết lời vọng cổ

Hơn 300 bài tân cổ do bà tự sáng tác.

  • Bông hồng cài áo
  • Thêu áo như lai
  • Thương màu áo lam
  • Miền nhớ
  • Tình ca đất phương Nam
  • Chuyến tàu hoàng hôn
  • Mưa nửa đêm
  • Tình ca quê hương
  • Chuyến tàu hoàng hôn
  • Đau xót lý chim quyên
  • Trăng về thôn dã
  • ...

Tuồng cải lương do bà soạn

  • Ba người mẹ (kịch bản: Khưu Ngọc)
  • Dấu chân cỏ dại (kịch bản: Nguyễn Chí Trung, chyển thể cải lương: Nguyễn Thị Khánh An)
  • Đài Trang
  • Đêm của bóng tối (kịch bản: Lê Chí Trung)
  • Dung Lệ
  • Hoàng hậu của hai vua (kịch bản: Lê Duy Hạnh)
  • Hương trầm cho mẹ (kịch bản: Khưu Ngọc)
  • Một chồng (Tiểu thuyết: Ngọc Linh, chuyển thể cùng Hồ Công Thành)
  • Mùa thu trong mắt mẹ
  • Ngôi nhà không có đàn ông (kịch bản: Ngọc Linh, chyển thể cải lương: Nguyễn Thị Khánh An)
  • Tình xa nghĩa lạ

Đời tư

  • Bà từng tìm cách quyên sinh 3 lần nhưng bất thành.
  • Bà từng quy y Tam bảo Phật giáo với pháp danh Diệu Lộc tại chùa Sắc Tứ (Tiền Giang) do Sư bà Thông Huệ quy y. Bà học Thiền với hòa thượng Thiền sư Thích Thanh Từ (Thiền phái Trúc Lâm yên tử)
  • Bà kết hôn lần đầu tiên với danh thủ bóng đá Phạm Huỳnh Tam Lang năm 1967. Cuộc hôn nhân tan vỡ năm 1974 vì lý do riêng tư. Hai người không có con chung. Dù ly dị nhưng sau này 2 người vẫn dành cho nhau những lời tốt đẹp.
  • Sau khi ly dị, cũng trong năm 1974, bà lập gia đình lần thứ 2 với ông Charles - Nguyễn Văn Đức, một Việt kiều quốc tịch Pháp. Hai người có với nhau 1 người con trai tên Bảo Giang Valery Bauduin, hiện đang làm việc ở Mỹ. Hiện tại bà có 3 cháu nội trai đang học tập sinh sống tại Mỹ.

Riêng bà vẫn giữ quốc tịch Viẹt Nam.

Chú thích

  1. ^ “Hồi hộp vở cải lương 'Ngôi nhà không có đàn ông'. PLO. ngày 16 tháng 3 năm 2019.
  2. ^ a b c Hoàng Kim (ngày 30 tháng 10 năm 2011). “Giải Thanh Tâm Ngày ấy... bây giờ - Kỳ 1: "Cải lương chi bảo" Bạch Tuyết”.
  3. ^ “NSƯT Bạch Tuyết: "Tôi trân trọng mỗi một khoảnh khắc trong đời".
  4. ^ “Bạch Tuyết – Hùng Cường: Cặp đôi cải lương "sóng thần" huyền thoại”. VietNamNet. ngày 2 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2017.
  5. ^ “NSND Bạch Tuyết tái xuất màn ảnh rộng sau 45 năm vắng bóng”. Dân Trí. ngày 3 tháng 7 năm 2018.

Liên kết ngoài

Tham khảo