Bước tới nội dung

Ngữ hệ Dravida

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Hệ ngôn ngữ Dravidia)
Ngữ hệ Dravida
Phân bố
địa lý
Nam Á, chủ yếu tại Nam Ấn Độ và bắc Sri Lanka
Phân loại ngôn ngữ họcMột trong những ngữ hệ chính trên thế giới
Tiền ngôn ngữDravida nguyên thủy
Ngữ ngành con
  • Bắc
  • Trung
  • Nam
ISO 639-2 / 5:dra
Linguasphere:49= (phylozone)
Glottolog:drav1251[1]
{{{mapalt}}}
Phân bố của những phân nhóm ngôn ngữ Dravida:

Ngữ hệ Dravida là một ngữ hệ được nói chủ yếu ở Nam Ấn Độ, một số phần tại Đông và Trung Ấn Độ, cũng như tại miền Bắc Sri Lanka và vài khu vực nhỏ ở Pakistan, Nam Afghanistan, Nepal, Bangladesh, và các cộng đồng hải ngoại ở MalaysiaSingapore. Những ngôn ngữ Dravida với lượng người nói lớn nhất là tiếng Telugu, Tamil, KannadaMalayalam.

Dù có ý kiến cho rằng ngôn ngữ Dravida được những người di cư đưa đến Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ tư (bốn) TCN[2][3][4] hay thậm chí sớm hơn,[5] ta không thể dễ dàng liên hệ ngữ hệ Dravida với các ngữ hệ khác.[6]

Những bản chữ khắc chữ ngôn ngữ Dravida đã được ghi nhận, chúng có niên đại cổ nhất là thế kỷ II TCN. Chỉ hai ngôn ngữ Dravida không có mặt ở Ấn Độ: tiếng Brahui tại Pakistantiếng Dhangar, có thể xem là phương ngữ tiếng Kurukh, tại Nepal. Những địa danh có tên Dravida dọc bờ biển Ả Rập và sự ảnh hưởng của hệ Dravida lên các ngôn ngữ Indo-Arya, như tiếng Marathi, Konkan, Gujarat, MarwarSindh, cho thấy rằng ngôn ngữ Dravida có lẽ từng phổ biến rộng rãi hơn trên tiểu lục địa Ấn Độ.[7][8]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Các ngôn ngữ Dravida là hậu duệ của tiếng Dravida nguyên thủy. Các học giả đều tương đối thống nhất về cách phân loại các ngôn ngữ này. Họ đồng ý rằng có bốn nhóm: Bắc, Trung (Kolami–Parji), Trung-Nam (Telugu–Kui) và Nam. Có những phân loại gộp nhóm Trung và Trung-Nam vào cùng một nhóm. Phân loại bên dưới là phân loại của Krishnamurti.[9] Những ngôn ngữ có địa vị chính thức tại Ấn Độ được tô đậm.

Dravida nguyên thủy 
 Nam 
 Nam (SD I)
 (Tamil) 
 Tamil-Malayalam [10]

Tamil

Malayalam

 Kodagu 

Kodava

Kurumba

Kota

Toda

 Kannada–Badaga 

Kannada

Badaga

 Tulu 

Koraga

Tulu (gồm tiếng Bellari?)

Kudiya

 Trung-Nam (SD II) 
 (Telugu–Kui) 
 Gond–Kui 
 Gond 

Gond

Madiya

Muria

Pardhan

Nagarchal

Khirwar

Konda

Mukha-Dora

Kui

Kuvi

Koya

Manda

Pengo

 Telugu 

Telugu

Chenchu

 Trung  
 (Kolami–Parji) 

Naiki

Kolami

Ollari (Gadaba)

Duruwa

 Bắc 
 Kurukh–Malto 

Kurukh (Oraon, Kisan)

 Malto 

Paharia Kumarbhag

Paharia Sauria

Brahui

Thêm vào đó, Ethnologue liệt kê nhiều ngôn ngữ Dravida chưa phần loại rõ ràng: tiếng Allar, Bazigar, Bharia, Malankuravan (có thể là một phương ngữ tiếng Malayalam), Vishavan, Mala Malasar, Malasar, Thachanadan, Ullatan, Kalanadi, Kumbaran, Kunduvadi, Kurichiya, Attapady Kurumba, Muduga, PathiyaWayanad Chetti.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Dravidian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Namita Mukherjee; Almut Nebel; Ariella Oppenheim; Partha P. Majumder (tháng 12 năm 2001), “High-resolution analysis of Y-chromosomal polymorphisms reveals signatures of population movements from central Asia and West Asia into India” (PDF), Journal of Genetics, Springer India, 80 (3): 125–35, doi:10.1007/BF02717908, PMID 11988631, truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2008, ... Gần đây hơn, khoảng 15.000-10.000 năm trước hiện tại (ybp), khi nông nghiệp phát triển ở khu vực Trăng lưỡi liềm Màu mỡ từ Israel qua bắc Syria đến tây Iran, đã có một làn sóng di cư về phía đông nữa của con người (Cavalli-Sforza et al., 1994; Renfrew 1987), này nhiều khả năng họ cũng đã đến Ấn Độ. Làn sóng này được mặc nhiên công nhận rằng đã mang ngôn ngữ Dravida vào Ấn Độ (Renfrew 1987). Sau đó, ngữ hệ Ấn-Âu (Arya) đã đến vào Ấn Độ vào khoảng 4.000 ybp...[liên kết hỏng]
  3. ^ Dhavendra Kumar (2004), Genetic Disorders of the Indian Subcontinent, Springer, ISBN 1-4020-1215-2, truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2008, ... The analysis of two Y chromosome variants, Hgr9 and Hgr3 provides interesting data (Quintan-Murci et al., 2001). Microsatellite variation of Hgr9 among Iranians, Pakistanis and Indians indicate an expansion of populations to around 9000 YBP in Iran and then to 6,000 YBP in India. This migration originated in what was historically termed Elam in south-west Iran to the Indus valley, and may have been associated with the spread of Dravidian languages from south-west Iran (Quintan-Murci et al., 2001)....
  4. ^ Andronov (2003), tr. 299.
  5. ^ Tamil Literature Society (1963), Tamil Culture, 10, Academy of Tamil Culture, truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2008, ... together with the evidence of archaeology would seem to suggest that the original Dravidian-speakers entered India from Iran in the fourth millennium BC...
  6. ^ Avari (2007).
  7. ^ Erdosy (1995), tr. 271.
  8. ^ Edwin Bryant, Laurie L. Patton (2005), The Indo-Aryan controversy: evidence and inference in Indian history, p. 254
  9. ^ Krishnamurti (2003), tr. 21.
  10. ^ “Dravidian languages History, Grammar, Map, & Facts”. Encyclopedia Britannica. Truy cập 17 tháng 9 năm 2024.