Lolicon

Một phần của loạt bài |
Manga và anime |
---|
![]() |
Cá nhân tiêu biểu |
Chung |
Liên quan |
![]() |
Lolicon (ロリコン rorikon), cũng được roman hóa là lolikon hoặc rorikon, là một thuật ngữ đề cập đến những người có niềm yêu thích với những nhân vật bé gái (hoặc có ngoại hình như bé gái), cũng như những xuất bản phẩm có chứa yếu tố này. Thuật ngữ lolicon là một từ ghép của cụm từ "Lolita complex". Manga lolicon hay anime lolicon là một thể loại của manga và anime trong đó nhân vật bé gái thường được diễn tả là "khêu gợi theo kiểu dễ thương" (ero kawaii), khá giống với phong cách nghệ thuật trong shoujo manga (manga dành cho thiếu nữ).[1][2][3][4]
Bên ngoài Nhật Bản, lolicon ít được sử dụng phổ biến hơn và thường dùng như là từ để chỉ thể loại. Thuật ngữ này liên quan đến cuốn sách Lolita của Vladimir Nabokov, nội dung của cuốn sách kể về một người đàn ông trung niên bị ám ảnh tình dục với một bé gái mười hai tuổi. Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên ở Nhật Bản vào những năm 1970 để để diễn tả những doujinshi có nội dung khiêu dâm đề cập đến những bé gái.
Luật pháp đã được ban hành ở nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm cả ở Nhật Bản, quy định nội dung rõ ràng việc nuôi dưỡng, quản lí những nhân vật bé gái hoặc có ngoại hình như bé gái. Một số quốc gia, như Vương quốc Anh, việc sở hữu xuất bản phẩm có yếu tố lolicon là điều bất hợp pháp.[5] Các nhóm phụ huynh và công dân ở Nhật Bản đã tổ chức để hướng tới sự kiểm soát mạnh mẽ hơn và luật pháp chặt chẽ hơn đối với manga lolicon và các phương tiện truyền thông tương tự khác. Các nghiên cứu về người hâm mộ lolicon nói rằng họ bị thu hút bởi tính thẩm mỹ của sự dễ thương hơn là tuổi của các nhân vật,[6] và những người sưu tập văn hóa phẩm có yếu tố lolicon thường là những người sống xa cách với xã hội.[7][8][9]
Định nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]
Lolicon là từ ghép của "Lolita complex", một thuật ngữ bắt nguồn từ tiểu thuyết Lolita (1955) của Vladimir Nabokov. Thuật ngữ này bắt đầu du nhập vào Nhật Bản thông qua bản dịch The Lolita Complex của Russell Trainer (1966, chuyển ngữ năm 1969).[10] Mặc dù lolicon rõ ràng có nguồn gốc liên quan đến tình dục, nhưng nét nghĩa của thuật ngữ này có thể được người hâm mộ sử dụng một cách khác biệt từ thập niên 1970 đến đầu thập niên 1980. Akagi Akira gán cho từ này nét nghĩa là niềm yêu thích đối với những gì "dễ thương" và "nữ tính" trong anime và manga hơn là sự hấp dẫn tình dục đối với những bé gái.[11] Nagayama Kaoru lập luận tương tự rằng lolicon thiên về sự hấp dẫn đối với "những thứ dễ thương" hơn là đối với những bé gái.[12] Những nhà phê bình người Nhật khác diễn tả rằng lolicon là ham muốn đối với những nhân vật "giống như trong manga", "dễ thương", "tròn trịa", và "2D" (thế giới ảo), đối nghịch với "3D" (thế giới thực).[13]
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- Thần tượng nhí – trẻ em hoặc thanh thiếu niên trẻ tuổi sớm theo đuổi sự nghiệp người mẫu chụp ảnh
- Phong cách Lolita – phong cách thời trang và văn hóa Nhật Bản
- Shotacon – tương tự với lolicon dành cho nam giới, tập trung vào các nhân vật cậu bé nhỏ tuổi
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Darling, tr.82
- ^ McCarthy, Helen và Jonathan Clements (1999). Hướng dẫn làm phim hoạt hình khiêu dâm. Woodstock, NY: Nhìn ra Báo chí. Xem trang 43, trên phim hoạt hình lolikon.
- ^ Feitelberg, Rosemary (ngày 22 tháng 6 năm 2007). “On the drawing board. (Lehmann Maupin gallery)”. Women's Wear Daily. tr. 13. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2012.
His paintings include a garter-wearing prepubescent maid and a knock-kneed girl in a panty-exposing pose—apparent references to his Lolita complex, or what manga and anime followers refer to as being a 'lolicon.'
- ^ Connolly, Julian (2009). A reader's guide to Nabokov's "Lolita". Studies in Russian and Slavic literatures, cultures and history . Academic Studies Press. tr. 169. ISBN 1-934843-65-2.
- ^ Lightfoot, Gareth (ngày 19 tháng 10 năm 2014). “Middlesbrough man creates legal history after being convicted of possessing illegal images of cartoon children”. gazettelive. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2018.
- ^ Shigematsu, Setsu (1999). “Dimensions of Desire: Sex, Fantasy and Fetish in Japanese Comics”. Trong Lent, J.A. (biên tập). Themes and Issues in Asian Cartooning: Cute, Cheap, Mad and Sexy. Bowling Green, OH: Bowling Green State University Popular Press. tr. 129–130. ISBN 978-0-87972-779-6.
- ^ Ito, K. (1992). “Cultural Change and Gender Identity Trends in the 1970s and 1980s”. International Journal of Japanese Sociology. 1: 79–98. doi:10.1111/j.1475-6781.1992.tb00008.x.
- ^ Shigematsu, Setsu (1999). “Dimensions of Desire: Sex, Fantasy and Fetish in Japanese Comics”. Trong Lent, J.A. (biên tập). Themes and Issues in Asian Cartooning: Cute, Cheap, Mad and Sexy. Bowling Green, OH: Bowling Green State University Popular Press. tr. 138. ISBN 978-0-87972-779-6.
- ^ Goode, Sarah D. (2009). “Paedophiles online”. Understanding and addressing adult sexual attraction to children: a study of paedophiles in contemporary society. Taylor & Francis. tr. 29. ISBN 978-0-415-44625-9. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2011.
- ^ Takatsuki 2010, tr. 6.
- ^ Akagi, Akira (1993). “Bishōjo shōkōgun: Rorikon to iu yokubō” [The Bishōjo Syndrome: The Desire Called Lolicon]. New Feminism Review. 3: 230–234.
- ^ Nagayama, Kaoru (2014). Zōho eromanga sutadīzu: "Kairaku sōchi" toshite no manga nyūmon [Erotic Manga Studies, Expanded Edition: An Introduction to Manga as a "Pleasure Apparatus"]. Tokyo: Chikuma Shobō. tr. 83. ISBN 9784480431691.
- ^ Galbraith 2019, tr. 21.
Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- Alt, Matt (23 tháng 6 năm 2011). “I Don't Wanna Grow Up, 'Cause Maybe if I Did... I'd Have to Date 3D Adults Instead of 2D Kids”. Néojaponisme. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2020.
- Hinton, Perry R. (2014). “The Cultural Context and the Interpretation of Japanese 'Lolita Complex' Style Anime” (PDF). Intercultural Communication Studies. 23 (2): 54–68. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2021.
- Kinsella, Sharon (2006). “Minstrelized girls: male performers of Japan's Lolita complex”. Japan Forum. 18 (1): 65–87. doi:10.1080/09555800500498319. S2CID 144822744.
- McNicol, Tony (27 tháng 4 năm 2004). “Does comic relief hurt kids?”. The Japan Times. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
- Nobis, James G. (2017). “Lolicon: Adolescent Fetishization in Osamu Tezuka's Ayako”. Trong Heimermann, Mark; Tullis, Brittany (biên tập). Picturing Childhood: Youth in Transnational Comics. Austin: University of Texas Press. tr. 148–162. ISBN 978-1-4773-1162-2.
- Otake, Tomoko (5 tháng 5 năm 2017). “Professor Examines Lolita Complex by First looking at His Own Experience”. The Japan Times. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
- Sarrazin, Stephen (2010). “Ero-Anime: Manga Comes Alive”. Manga Impact: The World of Japanese Animation. London: Phaidon Press. tr. 262. ISBN 978-0-714-85741-1. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
- Sousa, Ana Matilde (2018). “Against Teleology: Nostalgia and the Vicissitudes of Connectedness in Pharrell Williams's Music Video It Girl”. Mechademia. 11 (1): 147–165 [152]. doi:10.5749/mech.11.1.0147. JSTOR 10.5749/mech.11.1.0147. S2CID 201736938.
- Thompson, Jason (2007). Manga: The Complete Guide. New York: Ballantine Books & Del Rey Books. tr. 450. ISBN 978-0-345-48590-8.
- Zank, Dinah (2010). “Kawaii vs. rorikon: The Reinvention of the Term Lolita in Modern Japanese Manga”. Trong Berninger, Mark; Ecke, Jochen; Haberkorn, Gideon (biên tập). Comics as a Nexus of Cultures: Essays on the Interplay of Media, Disciplines and International Perspectives. Jefferson, N.C.: McFarland & Company. tr. 211–222. ISBN 978-0-7864-3987-4.
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
Tư liệu liên quan tới Lolicon tại Wikimedia Commons