Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Thần Tông”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Eruruu (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 66: Dòng 66:
=== Hậu phi ===
=== Hậu phi ===
*[[Hiếu Đoan Hiển hoàng hậu]] Vương Hỷ Thư (孝端顯皇后 王喜姐, 1564 - 1620), người [[Chiết Giang]], cha là Vĩnh Niên bá Vương Vĩ (永年伯 王偉).
*[[Hiếu Đoan Hiển hoàng hậu]] Vương Hỷ Thư (孝端顯皇后 王喜姐, 1564 - 1620), người [[Chiết Giang]], cha là Vĩnh Niên bá Vương Vĩ (永年伯 王偉).
*[[Hiếu Tĩnh hoàng hậu]] Vương thị (1565 - 1611), vốn là cung nhân của Từ Thánh hoàng thái hậu, do dung mạo xinh đẹp được sủng hạnh, khiến bà có thai. Thái hậu biết chuyện, sai người đến khám và thực có thai. Năm [[1582]], sắc phong làm Cung phi (恭妃), sau đó bà sinh ra Trưởng hoàng tử Chu Thường Lạc (朱常洛). Năm [[1605]], cháu nội là Chu Do Hiệu (朱由校) sinh, Từ Thánh thái hậu nhân đó khuyên Vạn Lịch đế tôn phong Vương Cung phi làm [[Hoàng quý phi]]. Khi bà qua đời, được truy phong làm '''Ôn Túc hoàng quý phi''' (温肃皇贵妃), khi Chu Thường Lạc lên kế vị, với dâng thụy hiệu '''Hiếu Tĩnh Ôn Ý Kính Nhượng Trinh Từ Tham Thiên Dận Thánh hoàng hậu''' (孝靖温懿敬让贞慈参天胤圣皇后).
*[[Hiếu Tĩnh Hiển hoàng hậu]] Vương thị (1565 - 1611), vốn là cung nhân của Từ Thánh hoàng thái hậu, do dung mạo xinh đẹp được sủng hạnh, khiến bà có thai. Thái hậu biết chuyện, sai người đến khám và thực có thai. Năm [[1582]], sắc phong làm Cung phi (恭妃), sau đó bà sinh ra Trưởng hoàng tử Chu Thường Lạc (朱常洛). Năm [[1605]], cháu nội là Chu Do Hiệu (朱由校) sinh, Từ Thánh thái hậu nhân đó khuyên Vạn Lịch đế tôn phong Vương Cung phi làm [[Hoàng quý phi]]. Khi bà qua đời, được truy phong làm '''Ôn Túc hoàng quý phi''' (温肃皇贵妃), khi Chu Thường Lạc lên kế vị, với dâng thụy hiệu '''Hiếu Tĩnh Ôn Ý Kính Nhượng Trinh Từ Tham Thiên Dận Thánh Hiển hoàng hậu''' (孝靖温懿敬让贞慈参天胤圣皇后).
*Cung Khác hoàng quý phi Trịnh thị (1565 - 1630), sủng phi của Vạn Lịch đế. Năm [[1586]] tiến phong Hoàng quý phi, bà sinh cho Vạn Lịch ba Hoàng tử và ba Công chúa, nhanh chóng đạt được ngôi vị Phi tần cao nhất Hậu cung. Sau này, cháu nội Hoằng Quang đế nhà [[Nam Minh]] là [[Chu Do Tung]] truy phong bà làm '''Hiếu Ninh Ôn Mục Trang Huệ Từ Ý Hiến Thiên Dụ Thánh hoàng hậu''' (孝寧溫穆莊惠慈懿憲天裕聖皇后).
*[[Hiếu Ninh Hiển Hoàng Hậu ]] Trịnh thị (1565 - 1630), sủng phi của Vạn Lịch đế. Năm [[1586]] tiến phong Hoàng quý phi, bà sinh cho Vạn Lịch ba Hoàng tử và ba Công chúa, nhanh chóng đạt được ngôi vị Phi tần cao nhất Hậu cung, sau khi bà qua đời được truy tôn '''Cung Khác hoàng quý phi''' .Sau này, cháu nội Hoằng Quang đế nhà [[Nam Minh]] là [[Chu Do Tung]] truy phong bà làm '''Hiếu Ninh Ôn Mục Trang Huệ Từ Ý Hiến Thiên Dụ Thánh Hiển hoàng hậu''' (孝寧溫穆莊惠慈懿憲天裕聖皇后).
*Cung Thuận hoàng quý phi Lý thị (? - 1597).
*Cung Thuận hoàng quý phi Lý thị (? - 1597).
*Tuyên Ý Chiêu phi Lưu thị (1557 - 1642).
*Tuyên Ý Chiêu phi Lưu thị (1557 - 1642).

Phiên bản lúc 19:46, ngày 30 tháng 8 năm 2014

Minh Thần Tông
Hoàng đế Trung Hoa
Hoàng đế nhà Minh
Trị vì19/7/157218/8/1620
(48 năm, 30 ngày)
Nhiếp chínhCao Củng, Cao Nghi (1572)
Trương Cư Chính (1572-1582)
Tiền nhiệmMinh Mục Tông
Kế nhiệmMinh Quang Tông
Thông tin chung
Sinh4/9/1563
Mất18 tháng 8 năm 1620(1620-08-18) (56 tuổi) ngày không hợp lệ
Tên húy
Chu Dực Quân
Niên hiệu
Vạn Lịch (萬曆 / 万历): 2/2/157327/8/1620
(47 năm, 207 ngày) [1][2]
Thụy hiệu
Ngắn: Hiển hoàng đế
Đầy đủ: Phạm thiên Hợp đạo Triết túc Đôn giản Quang văn Chương vũ An nhân Chỉ hiếu Hiển hoàng đế
範天合道哲肅敦簡光文章武安仁止孝顯皇帝
Miếu hiệu
Thần Tông (神宗)
Triều đạiNhà Minh (明)
Thân phụMinh Mục Tông

Minh Thần Tông (chữ Hán: 明神宗, 4 tháng 9 năm 156318 tháng 8 năm 1620) là Hoàng đế thứ 14 của nhà Minh. Ông trị vì trong 48 năm, lâu dài nhất trong các vị hoàng đế nhà Minh.

Tiểu sử

Tên lúc sinh là Chu Dực Quân (朱翊鈞), là con trai của Minh Mục TôngHiếu Định hoàng hậu họ Lý.

Năm 1572, Minh Mục Tông băng hà. Chu Dực Quân mới chưa đầy 10 tuổi được lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Vạn Lịch (萬曆), Hoàng thái hậu Lý thị dạy bảo và phụ chính.

Trung thần Cao Củng thấy vậy liền than rằng:...Tại sao lại đứa một thằng nhóc 10 tuổi lên trị vì thiên hạ ?. Thật ra Cao Củng nói vậy vì quá lo lắng cho xã tắc triều Minh và sợ một công việc khó khăn sẽ đè nặng hết lên đầu của thái tử như Chu Dực Quân chứ không có ý gì khác. Thái giám Phùng Bảo đem chuyện này nói lại với tân hoàng đế Vạn Lịch thì nhà vua rất tức giận, cho là Cao Củng có ý chống đói mình làm vua nên định xử phạt Cao Củng. Cao Củng thấy vậy liền liệt kê ra những bậc hoàng đế trước đây đã giết nhầm người tài dẫn đến quốc gia suy yếu rồi sụp đổ. Nhưng Vạn Lịch còn quá nhỏ, không biết phân biệt phải trái nên vẫn giữ nguyên án phạt tử hình cho Cao Củng. Đến ngày thi hành án tử hình thì Cao Củng lại giả vờ bị điên nhưng vẫn bị Vạn Lịch đuổi về quê.

Sau khi Cao Củng đi rồi, Vạn Lịch cũng chẳng được yên thân khi lúc trước khi chết, Mục Tông Long Khánh đế còn giao việc phò tá Vạn Lịch cho vị quan thanh liêm là Trương Cư Chính. Trương Cư Chính là vị thầy rất nghiêm khắc, Vạn Lịch hồi đó cũng khá nể sợ nên đành ăn nói lễ phép với ông ta và tạm thời kiềm chế tật xấu của của mình. Trương Cư Chính được Thái hậu trọng dụng, việc triều chánh diễn ra tốt đẹp, đây gọi là thời kỳ Vạn Lịch trung hưng (萬曆中興).

Vạn Lịch trung hưng

Từ năm 1572 đến năm 1582 là thời kì hưng thịnh của triều Vạn Lịch. Kho lương tích trữ đủ dùng trong hơn 10 năm, quốc khố có hơn 400 vạn lượng vàng.

Năm 1573, Trương Cư Chính một mặt giảm bớt quan lại vô dụng, mặt khác bắt đầu kiểm soát chi phí hoàng thất, bởi vậy đã mang lại nhiều hiệu quả nhất định.

Năm 1577, Trương Cư Chính đề xuất tiến hành đo đạc đất đại trong cả nước, tăng cường sản xuất. Tới năm 1581, Trương Cư Chính hoàn tất việc đo đạc đất đai, tổng số đât đo đạc là 900 vạn khoảnh, nhiều hơn 800 vạn khoảnh thời Minh Hiếu Tông Hoằng Trị. Đồng thời Trương Cư Chính còn trọng dụng hiền tài như Thích Kế Quang, Lý Thành Lương và Vương Sùng Cổ và tìm nhiều chính sách để vỗ về với nhà Bắc Nguyên ở Mông Cổ. Vạn Lịch khen Trương Cư Chính biết dùng người thỏa đáng.

Vạn Lịch đãi chính

Năm 1582, Trương Cư Chính lâm bệnh mà qua đời. Ông ta giao lại quyền triều chính cho Vạn Lịch. Nhưng Vạn Lịch hoàn toàn khác xa lúc còn nhỏ. Ngay sau khi lên nắm quyền, Vạn Lịch trở nên ngang ngược, hống hách. Vì không muốn chấp nhận số phận của mình trong thời gian sống với Trương Cư Chính, Vạn Lịch rất căm giận ông ta và đã sai người về tận quê nhà của Trương Cư Chính bắt và giết hết họ hàng, anh em của Trương Cư Chính, đồng thời xóa bỏ hết những cải cách của Trương Cư Chính. Hành động này của Vạn Lịch được các sử gia đời sau cho là trò bất nghĩa với thầy.

Sau khi Trương Cư Chính mất rồi, không còn ai ngăn cản, Vạn Lịch thả sức ăn chơi. Ông cho khôi phục những chức quan mà Trương Cư chính đã bãi miễn trước đây. Vua tiếp tục cho trọng dụng hoạn quan để ăn chơi trác táng. Vạn Lịch tự vạch ra chế độ sinh hoạt cho riêng mình để tỏ ta uy lực của thiên triều. Ai mà can gián đều bị khép tội phải chết. Vạn Lịch mỗi đêm sau buổi dự triều rất mệt mỏi nên đều về cung uống rượu say khướt đến khuya rồi đánh đập các cung nữ. Vua còn học hút thuốc lá, chơi hoa và chim. Nhà Minh từ đó lại càng suy sụp.

Vạn Lịch còn viện cớ Long thể bất an để không phải tới triều đình. Ông từ chối tất cả các buổi triều kiến. Sứ giả các nước đến cũng không chịu ra gặp mặt. Từ đó các đại thần bắt đầu cởi mũ từ quan, Vạn Lịch cũng không thể hiện sự đau buồn gì, thậm chỉ vua còn cho các quan tự do từ chức. Năm 1602, hiện tượng thiếu quan lại trong triều Minh lên tới đỉnh điểm, vị trí nào cũng thấy thiếu người.

Vì suốt ngày chỉ lo ăn chơi xa xỉ và háo sắc nên sức khỏe của Vạn Lịch ngày một suy nhược, suốt ngày chỉ tiêu tiền cho hoang phí, quốc khố ngày càng cạn kiệt. Khởi nghĩa nông dân bắt đầu nổ ra. Vạn Lịch thường cho những lực lượng rất lớn để đánh dẹp những cuộc khởi nghĩa nhỏ. Như vậy hoàng đế đã tự tiêu hao nhân lực của mình.

Thời Vĩnh Lạc đế trị vì đã xuất hiện mầm mống liên quan tới chủ nghĩa tư bản, kinh tế thị trường bắt đầu đổi mới, khoa học kĩ thuật bắt đầu phát triển nhanh hơn. Nhưng cũng vì thế, Vĩnh Lạc đế bắt đầu đi vào lối sống của người hiện đại, tiêu tiền như bùn rác. Quốc khố sạch trơn. Vạn Lịch đế cũng chứng kiến các nhà truyền đạo Thiên Chúa giáo đầu tiên ở Bắc Kinh, Matteo Ricci. Ông đã mời Ricci về Bắc Kinh ở, Ricci ở đó tới năm 1610 thì mất.

Năm 1616, nhà Hậu Kim tiêu diệt nhà Bắc Nguyên và sai sứ sang nhà Minh giao hảo, lúc đó Nỗ Nhĩ Cáp Xích phát hiện nhà Minh đã suy yếu nên kế hoạch tiêu diệt nhà Minh sắp được thực hiện.

Qua đời

Năm 1620, Vạn Lịch vì hoang dâm vô độ nên đã ngã bệnh và chết ở tuổi 56, ở ngôi 48 năm. Ông được an táng ở Định Lăng trong Minh Thập Tam Lăng. Con của Vạn Lịch là Chu Thường Lạc (朱常洛) lên kế vị ngai vàng, tức Minh Quang Tông.

Gia quyến

Song thân

  • Cha: Minh Mục Tông.
  • Mẹ: Hiếu Định hoàng hậu Lý thị (孝定皇后, ? - 1614), từ vị Quý phi tấn phong thành Từ Thánh hoàng thái hậu (慈圣皇太后). Thái hậu giáo huấn Thần Tông Vạn Lịch đế rất nghiêm, mỗi khi Hoàng đế sai phạm đều bắt quỳ rất lâu. Có lúc bà có ý định phế truất Vạn Lịch. Khi Hoàng đế cai trị còn nhỏ tuổi, bà quyết định tham chính.

Hậu phi

  • Hiếu Đoan Hiển hoàng hậu Vương Hỷ Thư (孝端顯皇后 王喜姐, 1564 - 1620), người Chiết Giang, cha là Vĩnh Niên bá Vương Vĩ (永年伯 王偉).
  • Hiếu Tĩnh Hiển hoàng hậu Vương thị (1565 - 1611), vốn là cung nhân của Từ Thánh hoàng thái hậu, do dung mạo xinh đẹp được sủng hạnh, khiến bà có thai. Thái hậu biết chuyện, sai người đến khám và thực có thai. Năm 1582, sắc phong làm Cung phi (恭妃), sau đó bà sinh ra Trưởng hoàng tử Chu Thường Lạc (朱常洛). Năm 1605, cháu nội là Chu Do Hiệu (朱由校) sinh, Từ Thánh thái hậu nhân đó khuyên Vạn Lịch đế tôn phong Vương Cung phi làm Hoàng quý phi. Khi bà qua đời, được truy phong làm Ôn Túc hoàng quý phi (温肃皇贵妃), khi Chu Thường Lạc lên kế vị, với dâng thụy hiệu Hiếu Tĩnh Ôn Ý Kính Nhượng Trinh Từ Tham Thiên Dận Thánh Hiển hoàng hậu (孝靖温懿敬让贞慈参天胤圣顯皇后).
  • Hiếu Ninh Hiển Hoàng Hậu Trịnh thị (1565 - 1630), sủng phi của Vạn Lịch đế. Năm 1586 tiến phong Hoàng quý phi, bà sinh cho Vạn Lịch ba Hoàng tử và ba Công chúa, nhanh chóng đạt được ngôi vị Phi tần cao nhất Hậu cung, sau khi bà qua đời được truy tôn Cung Khác hoàng quý phi .Sau này, cháu nội Hoằng Quang đế nhà Nam MinhChu Do Tung truy phong bà làm Hiếu Ninh Ôn Mục Trang Huệ Từ Ý Hiến Thiên Dụ Thánh Hiển hoàng hậu (孝寧溫穆莊惠慈懿憲天裕聖顯皇后).
  • Cung Thuận hoàng quý phi Lý thị (? - 1597).
  • Tuyên Ý Chiêu phi Lưu thị (1557 - 1642).
  • Trang Tĩnh Đức phi Hứa thị (? - 1602).
  • Ôn Tĩnh Thuận phi Thường thị (1568 - 1594).
  • Thanh Huệ Thuận phi Lý thị (? - 1623).
  • Hiền phi Ngụy thị.
  • Đoan phi Chu thị.
  • Nghi phi Dương thị.
  • Hi phi Vương thị.
  • Đoan Tĩnh Vinh phi Vương thị.
  • Vinh tần Lý thị.
  • Đức tần Lý thị.
  • Vĩ tần Cảnh thị.
  • Hòa tần Lương thị.

Hậu duệ

Con trai

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Ghi chú chung: Ngày trước năm 1582 là ngày trong lịch Julius, không phải trong lịch Gregory đón trước. Ngày sau năm 1582 là ngày trong lịch Gregory, không phải trong lịch Julius vẫn được dùng ở Anh cho đến năm 1752.
  2. ^ Sau khi Hoàng đế qua đời, niên hiệu Vạn Lịch coi như đã chính thức chấm dứt vào ngày 21 tháng 1 năm 1621 (ngày cuối cùng của năm âm lịch). Tuy nhiên, hoàng đế mới, Minh Quang Tông, đã qua đời chỉ một tháng sau, trước ngày 21 tháng 1 năm 1621, là thời điểm để bắt đầu của niên hiệu Thái Xương. Hoàng đế mới Minh Hy Tông quyết định rằng niên hiệu Vạn Lịch được xem như kết thúc kể từ ngày 27 tháng 8 năm 1620, ngày cuối cùng của tháng 7 âm lịch năm đó theo lịch Trung Quốc, để cho niên hiệu Thái Xương được áp dụng trong 5 tháng còn lại của năm này (xem bài Minh Quang Tông).