Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sumer”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Zanyhe (thảo luận | đóng góp)
n Đã lùi lại sửa đổi của 123.24.255.24 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Hugopako
Thẻ: Lùi tất cả Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 17: Dòng 17:
Tới cuối thiên niên kỷ 4 trước Công nguyên, Sumer được chia thành khoảng hơn một tá [[thành bang]] độc lập, được ngăn cách bởi các con kênh và các bức tường biên giới bằng đá. Một thành bang có trung tâm là một ngôi đền được dành cho vị nam hay nữ thần bảo trợ đặc biệt của mình và được cai trị bởi một thầy tu tổng trấn ([[ENSI|ensi]]) hay một vị vua ([[LUGAL|lugal]]) người có quan hệ sâu sắc với các địa điểm tôn giáo của thành bang.
Tới cuối thiên niên kỷ 4 trước Công nguyên, Sumer được chia thành khoảng hơn một tá [[thành bang]] độc lập, được ngăn cách bởi các con kênh và các bức tường biên giới bằng đá. Một thành bang có trung tâm là một ngôi đền được dành cho vị nam hay nữ thần bảo trợ đặc biệt của mình và được cai trị bởi một thầy tu tổng trấn ([[ENSI|ensi]]) hay một vị vua ([[LUGAL|lugal]]) người có quan hệ sâu sắc với các địa điểm tôn giáo của thành bang.


Năm thành bang "đầu tiên" được cho là theo chế độ vua thời [[Danh sách vua Sumer|tiền Triều đại]]:
Năm thành bang "đầu tiên" được cho là theo chế độ vua thời [[Danh sách vua Sumer|tiền Triều đại]]:
# [[Eridu]] (''Tell Abu Shahrain'')
# [[Eridu]] (''Tell Abu Shahrain'')
# [[Bad-tibira]] (có thể là ''Tell al-Madain'')
# [[Bad-tibira]] (có thể là ''Tell al-Madain'')

Phiên bản lúc 04:29, ngày 7 tháng 3 năm 2019

Một phần của loạt bài về
Lịch sử Iraq
Chi tiết từ Cổng Ishtar
Iraq cổ đại
Iraq cổ
Iraq Trung cổ
Iraq hiện đại
Cộng hòa Iraq

Sumer (từ tiếng Akkad Šumeru; tiếng Sumer 𒆠𒂗𒂠 ki-en-ĝir15, nghĩa như "vùng đất của những vị vua văn minh" hay "quê hương"[note 1])[1] là một nền văn minh cổ và cũng là vùng lịch sử ở phía nam Lưỡng Hà, Nam Iraq ngày nay, ở thời kỳ đồ đồng đáthời kỳ đồ đồng sớm. Dù những dấu tích lịch sử sớm nhất trong vùng không lâu quá khoảng năm 2900 trước Công nguyên, các nhà sử học hiện đại đã đánh giá rằng Sumer lần đầu có người định cư thường xuyên khoảng trong giai đoạn 4500 và 4000 trước Công nguyên bởi một nhóm người phi Semitic có thể hoặc không nói ngôn ngữ Sumer (đưa ra những cái tên thành phố, sông ngòi, những việc làm cơ bản, vân vân, làm bằng chứng).[2] Những người tiền sử phỏng đoán này hiện được gọi là "người tiền-Euphrates" hay "người Ubaid",[3] và được cho là đã phát triển từ văn hóa Samarra ở phía bắc Mesopotamia (Assyria).[4][5][6][7] Người Ubaid là lực lượng văn minh đầu tiên tại Sumer, biết thoát nước các đầm lầy để làm nông nghiệp, phát triển thương mại, và thành lập các ngành công nghiệp, gồm cả kéo sợi, thuộc da, gia công kim loại, nghề nề và làm đồ gốm.[3] Tuy nhiên, một số học giả như Piotr Michalowski và Gerd Steiner, bác bỏ ý tưởng về một ngôn ngữ tiền-Euphrates hay một phụ ngôn ngữ. Họ và những người khác đã cho rằng, ngôn ngữ Sumer ban đầu là ngôn ngữ của những người săn bắn và đánh cá, sống tại vùng đầm lầy và ven biển phía đông Ả Rập, và là một phần của văn hóa Ubaid.[8]

Nhà Sumer học Samuel Noah Kramer đánh giá "Không bộ tộc nào đã đóng góp vào nền văn hóa nhân loại nhiều hơn người Sumer" nhưng tuy nhiên chỉ gần đây chúng ta mới có được sự hiểu biết về sự tồn tại của nền văn hóa cổ này.[9] Nền văn minh Sumer hình thành trong giai đoạn Uruk (thiên niên kỷ 4 trước Công nguyên), tiếp tục tới các giai đoạn Jemdat Nasr và Sơ Triều đại. Trong thiên niên kỷ 3 trước Công nguyên, một sự cộng sinh văn hóa gần gũi đã phát triển giữa người Sumer (nói một ngôn ngữ phân lập) và những người nói tiếng Akkad Semit, bao gồm rất nhiều người nói cả hai thứ tiếng.[10] Ảnh hưởng của người Sumer trên người Akkad (và ngược lại) là rõ ràng ở mọi khu vực, từ mượn từ vựng ở quy mô lớn, tới cú pháp, hình thái học, và âm vị học.[10] Điều này đã khiến các học giả gọi tiếng Sumer và tiếng Akkad ở thiên niên kỷ 3 trước Công nguyên là một sprachbund (liên minh ngôn ngữ).[10] Sumer bị các vị vua nói tiếng Semit của Đế chế Akkad chinh phục khoảng năm 2270 trước Công nguyên (biên niên sử rút gọn), nhưng tiếng Sumer vẫn tiếp tục như một ngôn ngữ thần thánh. Người Sumer bản xứ giành lại quyền cai trị trong khoảng một thế kỷ ở thời Triều đại thứ ba của Ur (Phục hưng Sumer) thế kỷ XXI tới thế kỷ XX trước Công nguyên, nhưng ngôn ngữ Akkad vẫn tiếp tục được sử dụng. Thành phố Eridu của Sumer, trên bờ biển vịnh Ba Tư, là thành phố đầu tiên của thế giới, nơi ba nền văn hóa khác nhau hòa trộn, văn hóa của những người nông dân Ubaid, sống trong những ngôi nhà xây bằng gạch bùn và biết làm thủy lợi; văn hóa của người chăn nuôi du mục Semit sống trong những lều trại màu đen và đi chăn các đàn cừu hay dê; và văn hóa của người dân đánh cá, sống trong những chiếc lều bằng sậy tại các đầm lầy, những người có thể đã là tổ tiên của người Sumer.[11]

Thặng dư lương thực có được từ nền kinh tế này cho phép cư dân của vùng định cư ở một nơi, thay vì du cư như những người săn bắt hái lượm. Nó cũng cho phép một mật độ dân số lớn hơn nhiều, và vì thế lại cần có một nguồn nhân công lớn và sự phân công lao động với nhiều thợ thủ công và nghệ sĩ chuyên nghiệp. Cùng lúc đó, việc sử dụng quá mức đất canh tác có thủy lợi dẫn tới sự tạo muối của đất, và một cuộc khủng hoảng Malthus dẫn tới suy giảm dân số tại vùng Sumer, khiến nó dần bị vượt qua bởi người Akkad ở miền trung Lưỡng Hà.

Sumer là địa điểm phát triển chữ viết thời kỳ đầu, phát triển từ một giai đoạn tiền chữ viết ở giữa thiên niên kỷ 4 trước Công nguyên tới chữ viết đích thực ở thiên niên kỷ 3 trước Công nguyên (xem Giai đoạn Jemdet Nasr).

Nguồn gốc tên gọi

Thuật ngữ "người Sumer" là cái tên thường được đặt cho nhóm người định cư phi Semit ở phía nam Lưỡng Hà, Sumer, bởi người Akkad Semit. Người Sumer tự gọi mình là ùĝ saĝ gíg-ga (chữ hình nêm: 𒌦 𒊕 𒈪 𒂵), theo ngữ âm uŋ saŋ giga, nghĩa đen "người đầu đen".[12] Từ Shumer trong tiếng Akkad có thể thể hiện cái tên địa lý trong tiếng địa phương, nhưng sự phát triển âm vị đã dẫn tới việc thuật ngữ šumerû trong tiếng Akkad không chắc chắn.[1][13] Từ Shinar trong tiếng Hebrew, từ Sngr trong tiếng Ai Cập, và Šanhar(a) trong tiếng Hittite, đều chỉ tới vùng phía nam Lưỡng Hà, có thể là những biến thể phía tây của Shumer.[13]

Các thành bang tại Lưỡng Hà

Bản đồ Sumer

Tới cuối thiên niên kỷ 4 trước Công nguyên, Sumer được chia thành khoảng hơn một tá thành bang độc lập, được ngăn cách bởi các con kênh và các bức tường biên giới bằng đá. Một thành bang có trung tâm là một ngôi đền được dành cho vị nam hay nữ thần bảo trợ đặc biệt của mình và được cai trị bởi một thầy tu tổng trấn (ensi) hay một vị vua (lugal) người có quan hệ sâu sắc với các địa điểm tôn giáo của thành bang.

Năm thành bang "đầu tiên" được cho là theo chế độ vua thời tiền Triều đại:

  1. Eridu (Tell Abu Shahrain)
  2. Bad-tibira (có thể là Tell al-Madain)
  3. Larsa (Tell as-Senkereh)
  4. Sippar (Tell Abu Habbah)
  5. Shuruppak (Tell Fara)

Các thành bang lớn khác:

  1. Uruk (Warka)
  2. Kish (Tell Uheimir & Ingharra)
  3. Ur (Tell al-Muqayyar)
  4. Nippur (Afak)
  5. Lagash (Tell al-Hiba)
  6. Girsu (Tello or Telloh)
  7. Umma (Tell Jokha)
  8. Hamazi 1
  9. Adab (Tell Bismaya)
  10. Mari (Tell Hariri) 2
  11. Akshak 1
  12. Akkad 1
  13. Isin (Ishan al-Bahriyat)

(1địa điểm không chắc chắn)
(2một thành bang phía ngoài ở phía bắc Lưỡng Hà)

Các thành bang nhỏ (từ nam ra bắc):

  1. Kuara (Tell al-Lahm)
  2. Zabala (Tell Ibzeikh)
  3. Kisurra (Tell Abu Hatab)
  4. Marad (Tell Wannat es-Sadum)
  5. Dilbat (Tell ed-Duleim)
  6. Borsippa (Birs Nimrud)
  7. Kutha (Tell Ibrahim)
  8. Der (al-Badra)
  9. Eshnunna (Tell Asmar)
  10. Nagar (Tell Brak) 2

(2một thành bang phía ngoài ở phía bắc Lưỡng Hà)

Ngoài Mari, vốn nằm hoàn toàn 330 km (205 mi) phía tây bắc Agade, nhưng được xếp vào danh sách vua vì có theo "chế độ nhà vua" ở thời kỳ Tiền Triều đại II, và Nagar, một tiền đồn phía ngoài, những thành phố này đều nằm trong đồng bằng phù sa Euphrates-Tigris, phía nam Baghdad ở vùng hiện nay là Bābil, Diyala, Wāsit, Dhi Qar, Basra, Al-MuthannāAl-Qādisiyyah các khu vực tổng trấn của Iraq.

Lịch sử

Các thành bang Sumer nổi lên nắm quyền lực trong các giai đoạn tiền sử UbaidUruk. Lịch sử bằng chữ viết của người Sumer có từ thế kỷ XXVII trước Công nguyên và trước đó, nhưng dữ liệu lịch sử vẫn còn chưa sáng tỏ cho tới đầu giai đoạn Tiền Triều đại III, khoảng thế kỷ XXIII trước Công nguyên, khi một hệ thống chữ viết âm tiết cổ được phát triển, đã cho phép các nhà khảo cổ học đọc được những dữ liệu lịch sử và văn bản thời đó. Sumer cổ đại kết thúc với sự trỗi dậy của Đế chế Akkad ở thế kỷ XXIII trước Công nguyên. Tiếp theo giai đoạn Gutium, có một thời kỳ Phục hưng Sumer ngắn ở thế kỷ XXI trước Công nguyên, bị ngắt đoạn chỉ sau một thời gian ngắn ở thế kỷ XX trước Công nguyên bởi những cuộc xâm lược của người Amorite Semit. "Triều đại Isin" Amorite tồn tại tới khoảng năm 1700 trước Công nguyên khi Lưỡng Hà được thống nhất dưới sự cai trị của Babylonia. Người Sumer cuối cùng bị hấp thụ vào trong dân số Akkad (Assyria-Babylonia).

Bát Samarra, tại Pergamonmuseum, Berlin. Chữ thập ngoặc ở giữa được khôi phục lại.[14]

Bản mẫu:Disputed-inline

Giai đoạn Ubaid

Giai đoạn Ubaid được đánh dấu bằng một phong cách riêng biệt với những bình gốm sơn chất lượng cao trải dài suốt Lưỡng Hà và vịnh Ba Tư. Trong thời gian này, khu định cư đầu tiên ở nam Lưỡng Hà được thành lập tại Eridu (Chữ hình nêm: NUN.KI), khoảng năm 5300 trước Công nguyên, bởi những người đã mang theo họ văn hóa Hadji Muhammed, lần đầu áp dụng nông nghiệp có thủy lợi. Có lẽ nền văn hóa này xuất xứ từ văn hóa Samarra từ phía bắc Lưỡng Hà. Người ta không biết liệu họ có phải là những người Sumer trên thực tế hay không, những người đồng nhất với văn hóa Uruk sau này. Eridu tiếp tục là một trung tâm tôn giáo quan trọng khi nó dần bị vượt qua về kích cỡ bởi thành phố Uruk lân cận. Câu chuyện trao me (những quà tặng văn minh) cho Inanna, vị nữ thần của Uruk và là vị thần tình yêu và chiến tranh, bởi Enki, vị thần khôn ngoan và là thần đứng đầu Eridu, có thể phản ánh sự dịch chuyển này trong quyền bá chủ.[15] Có lẽ nền văn hóa buổi đầu này là một hỗn hợp của ba ảnh hưởng văn hóa riêng biệt: những người nông dân trồng trọt, sống trong những ngôi nhà phên trát đất hay bằng gạch đất sét và thực hiện nông nghiệp có tưới tiêu; những người săn bắn-đánh bắt sống trong những ngôi nhà bằng sậy bện và trên những hòn đảo tại các đầm lầy (Proto-Sumerians); và những người du mục tiền-Akkad sống trong các lều trại màu đen.[16]

Giai đoạn Uruk

Sự chuyển tiếp khảo cổ từ giai đoạn Ubaid tới giai đoạn Uruk được đánh dấu bởi sự dần chuyển đổi từ những bình gốm sơn được sản xuất tại gia trên một bàn xoay tốc độ thấp sang số lượng lớn những loại bình gốm không sơn được sản xuất hàng loạt bởi những chuyên gia trên những bàn xoay tốc độ cao.

Tới thời điểm giai đoạn Uruk (khoảng 4100–2900 trước Công nguyên), khối lượng hàng hóa trao đổi được vận chuyển dọc theo những con kênh và những con sông phía nam Lưỡng Hà đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh nhiều thành bang phân tầng xã hội có những ngôi đền ở trung tâm lớn (với dân số hơn 10,000 người) nơi các cơ quan hành chính tập trung sử dụng những nhân công chuyên nghiệp. Người ta khá chắc chắn rằng trong giai đoạn Uruk các thành bang Sumer bắt đầu sử dụng nhân công nô lệ bị bắt từ quốc gia vùng đồi núi, và có bằng chứng rộng rãi về những nô lệ bị bắt giữ làm công nhân trong những văn bản thời kỳ đầu. Các đồ thủ công, thậm chí các tập thể của văn minh Uruk này đã được tìm thấy trên một khu vực rộng lớn — từ núi TaurusThổ Nhĩ Kỳ tới Địa Trung Hải ở phía tây, và xa về phía đông tới tận Trung Iran.[17]

Nền văn minh giai đoạn Uruk được xuất khẩu bởi các thương nhân và thực dân Sumer (như nền văn minh được tìm thấy tại Tell Brak), đã có ảnh hưởng trên những dân tộc xung quanh, họ dần phát triển các nền văn hóa và kinh tế của riêng mình với khả năng tương đương. Các thành phố của Sumer không thể duy trì các thuộc địa ở xa xôi bằng lực lượng quân sự.[17]

Các thành phố Sumer trong giai đoạn Uruk có lẽ theo thần quyền và dường như được đứng đầu bởi một vị vua thầy tu (ensi), được hỗ trợ bởi một hội đồng nguyên lão, gồm cả nam giới và phụ nữ.[18] Nhiều khả năng là hệ thống bách thần sau này của Sumer được dựa theo cấu trúc chính trị này. Có ít bằng chứng về bạo lực thể chế hay những binh sĩ chuyên nghiệp trong giai đoạn Uruk, và các thị trấn nói chung đều có tường bao. Trong giai đoạn này Uruk trở thành thành bang đô thị hóa cao nhất thế giới, lần đầu tiên có dân số vượt quá 50.000 người.

Danh sách những vị vua Sumer gồm cả những Triều đại thời kỳ đầu của nhiều thành bang nổi tiếng từ giai đoạn này. Bộ tên đầu tiên trên danh sách là những vị vua được cho là đã cai trị trước khi có một cơn lũ lớn diễn ra. Những cái tên ban đầu này có thể là tưởng tượng, và bao gồm một số nhân vật thần thoại và huyền thoại như AlulimDumizid.[19]

Sự kết thúc giai đoạn Uruk trùng với dao động Piora, một giai đoạn khô hanh khoảng từ năm 3200–2900 trước Công nguyên đánh dấu sự kết thúc của một thời kỳ ẩm ướt dài, giai đoạn khí hậu ấm hơn từ khoảng 9.000 tới 5.000 năm trước, được gọi là giai đoạn thời tiết thuận lợi Holocen.[20]

Giai đoạn Tiền Triều đại

Giai đoạn Tiền Triều đại bắt đầu khoảng năm 2900 trước Công nguyên và bao gồm những nhân vật huyền thoại như EnmerkarGilgamesh — những người được cho là đã cai trị một thời gian ngắn trước khi có những dấu tích lịch sử khoảng năm 2700 trước Công nguyên, khi hệ thống âm tiết hiện đã có thể giải mã bắt đầu phát triển từ những chữ tượng hình thời kỳ đầu. Trung tâm văn hóa của Sumer vẫn ở phía nam Lưỡng Hà, dù những nhà cai trị đã lập tức bắt đầu mở rộng tới những vùng xung quanh và những nhóm người Semitic đã chấp nhận hầu hết văn hóa Sumer vào văn hóa của họ.

Vị vua Triều đại đầu tiên trong danh sách vua Sumer, người có tên được biết đến từ nhiều nguồn huyền thoại là Etana, vị vua thứ 13 của Triều đại thứ nhất của Kish. Vị vua đầu tiên được xác nhận qua bằng chứng khảo cổ là Enmebaragesi của Kish (khoảng thế kỷ XXVI trước Công nguyên), người có tên cũng được đề cập đến trong sử thi Gilgamesh — dẫn tới sự suy đoán rằng chính Gilgamesh có thể đã là một vị vua lịch sử của Uruk. Như Sử thi Gilgamesh cho thấy, giai đoạn này gắn liền với sự gia tăng bạo lực. Các thành bang được xây tường bao, và gia tăng về kích cỡ khi những ngôi làng không được bảo vệ ở phía nam Lưỡng Hà biến mất. (Gilgamesh được cho có liên quan tới việc xây tường bao quanh Uruk).

Triều đại thứ nhất của Lagash

Mảnh bia chim kền kền của Eannatum

Khoảng 2500–2270 trước Công nguyên. Triều đại của Lagash, dù không có trong danh sách vua, được minh chứng rõ thông qua nhiều công trình quan trọng và nhiều khai quật khảo cổ.

Dù có thời gian tồn tại ngắn, một trong những đế chế đầu tiên được biết đến trong lịch sử là đế chế Eannatum của Lagash, người đã sáp nhập trên thực tế toàn bộ Sumer, gồm cả Kish, Uruk, Ur, và Larsa, và hạ bậc thành bang Umma, một đối thủ lớn của Lagash, xuống mức chư hầu. Ngoài ra, vương quốc của ông mở rộng tới những phần của Elam và dọc theo vịnh Ba Tư. Ông dường như đã sử dụng khủng bố như một chính sách - bia chim kền kền của ông đã được tìm thấy, thể hiện cách đối xử bạo lực với những kẻ thù. Đế chế của ông sụp đổ một thời gian ngắn sau khi ông chết. Ông nổi tiếng về chính sách chủ tâm sử dụng "khủng bố" như một vũ khí chống lại những kẻ thù.[21]

Sau này, Lugal-Zage-Si, vị vua thầy tu của Umma, đã lật đổ sự thống trị của Triều đại Lagash trong vùng, sau đó chinh phục Uruk, biến nó thành thủ đô của mình, và tuyên bố thành lập một đế chế trải dài từ vịnh Ba Tư tới Địa Trung Hải. Ông là vị vua cuối cùng là người Sumer trước khi vị vua người Semit Sargon của Akkad xuất hiện.[11]

Đế chế Akkad

Khoảng 2270–2083 trước Công nguyên (biên niên sử rút gọn)

Ngôn ngữ Akkad Semit lần đầu được chứng thực trong những cái tên riêng của các vị vua của Kish khoảng năm 2800 trước Công nguyên,[22] được lưu giữ trong những danh sách vua sau này. Có những văn bản được viết hoàn toàn bằng tiếng Akkad cổ có niên đại từ khoảng năm 2500 trước Công nguyên. Việc sử dụng tiếng Akkad cổ lên tới đỉnh điểm trong thời cai trị của Sargon Vĩ đại (khoảng năm 2270–2215 trước Công nguyên), nhưng thậm chí khi ấy hầu hết các văn bản hành chính tiếp tục được viết bằng tiếng Sumer, ngôn ngữ được những người chép thuê sử dụng. Gelb và Westenholz phân biệt ba giai đoạn của tiếng Akkad cổ: giai đoạn thời kỳ tiền Sargon, giao đoạn đế chế Akkad, và giai đoạn "Phục hưng Tân-Sumer" tiếp theo nó. Tiếng Akkad và tiếng Sumer cùng tồn tại như những ngôn ngữ địa phương trong khoảng một nghìn năm, nhưng vào khoảng năm 1800 trước Công nguyên, tiếng Sumer trở thành ngôn ngữ văn học nhiều hơn và chủ yếu quen thuộc với các học giả và những người viết thuê. Thorkild Jacobsen đã cho rằng có ít sự ngắt quãng trong tính tiếp nối lịch sử giữa các giai đoạn tiền và hậu Sargon, và rằng có quá nhiều sự nhấn mạnh vào quan niệm về một sự xung đột "Semitic và Sumer".[23] Tuy nhiên, điều chắc chắn là tiếng Akkad cũng được áp đặt một thời gian ngắn tại các vùng lân cận của Elam trước đó bị chinh phục bởi Sargon.

Giai đoạn Gutium

Khoảng 2083–2050 trước Công nguyên (biên niên sử rút gọn)

Triều đại thứ hai của Lagash

Gudea của Lagash

Khoảng 2093–2046 trước Công nguyên (biên niên sử rút gọn)

Sau sự suy tàn của Đế chế Akkad dưới bàn tay của người Gutium, một nhà cai trị người Sumer khác, Gudea của Lagash, nổi lên và tiếp tục thực hiện những ước muốn thần thánh của các vị vua Sargonid. Giống Triều đại Lagash trước đó, Gudea và những hậu duệ của ông cũng khuyến khích phát triển nghệ thuật và để lại một số lượng đồ vật khảo cổ lớn.

Phục hưng Sumer

Đại Ziggurat của Ur, gần Nasiriyah, Iraq

Khoảng 2047–1940 trước Công nguyên (biên niên sử rút gọn)

Sau này, Triều đại thứ ba của Ur dưới sự cai trị của Ur-NammuShulgi, mà sức mạnh mở rộng tới tận miền bắc Lưỡng Hà, là sự "Phục hưng Sumer" vĩ đại cuối cùng, nhưng khi ấy khu vực này đã trở nên Semit nhiều hơn là Sumer, với sự nổi lên nắm quyền của những người Akkad nói tiếng Semit, và làn sóng người Martu Semit (Amorites) tràn vào, trong bối cảnh nhiều trung tâm quyền lực địa phương cạnh tranh lẫn nhau bao gồm Isin, Larsa, và Babylon. Cuối cùng Babylon thống lĩnh phía nam Lưỡng Hà trở thành Đế chế Babylon, giống như Đế chế Assyria đã từng thực hiện ở phía bắc. Ngôn ngữ Sumer tiếp tục được coi là ngôn ngữ của giới tăng lữ được dạy trong các trường học ở Babylon và Assyria, cũng như tiếng Latin được dùng trong giai đoạn Trung cổ, khi chữ hình nêm vẫn được sử dụng.

Suy tàn

Giai đoạn này nói chung diễn ra trùng khớp với một sự dịch chuyển dân số lớn từ phía nam tới phía bắc Lưỡng Hà. Về sinh thái học, sản lượng nông nghiệp của các vùng đất Sumer bị ảnh hưởng vì độ mặn ngày càng tăng của đất. Tình trạng mặn hóa đất trong vùng này đã được ghi nhận từ lâu như một vấn đề nghiêm trọng. Những vùng đất được tưới tiêu kém, trong một khu vực khí hậu khô cằn với tỷ lệ bốc hơi cao, dẫn tới việc tích tụ muối hòa tan trong đất, cuối cùng làm giảm mạnh sản lượng nông nghiệp. Trong các giai đoạn Akkad và Ur III, đã có sự dịch chuyển từ trồng lúa mì sang lúa mạch là loại cây chịu muối tốt hơn, nhưng điều này là không đủ, và trong giai đoạn từ năm 2100 tới 1700 trước Công nguyên, ước tính dân số trong khu vực này đã giảm tới ba phần năm.[24] Điều này làm suy yếu mạnh sự cân bằng quyền lực trong vùng, làm giảm vị thế các khu vực nói tiếng Sumer, và vì thế khiến những khu vực nói tiếng Akkad trở nên mạnh hơn. Vì vậy, tiếng Sumer chỉ còn lại là một thứ ngôn ngữ dùng trong văn họctôn giáo, tương tự như vị thế của tiếng Latin ở châu Âu thời Trung Cổ.

Sau một cuộc xâm lược của người Elam và cướp bóc Ur trong thời cai trị của Ibbi-Sin (khoảng 1940 trước Công nguyên), Sumer nằm dưới sự cai trị của người Amorites (bắt đầu giữa thời kỳ đồ đồng). Nền độc lập của các quốc gia Amorites ở các thế kỷ XX và XVIII trước Công nguyên được gọi tóm tắt là "Triều đại của Isin" trong danh sách các vị vua Sumer, chấm dứt với sự nổi lên của Babylon dưới sự cai trị của Hammurabi khoảng năm 1700 trước Công nguyên.

Dân cư

Những người nông dân đầu tiên từ Samarra di cư tới Sumer, và xây dựng các điện thờ cùng các khu định cư tại Eridu.

Người Sumer là giống người phi Semit, và nói một ngôn ngữ cô lập; một số nhà ngôn ngữ tin rằng họ có thể tìm thấy một ngôn ngữ nền bên dưới tiếng Sumer, những cái tên của một số thành phố lớn của Sumer không phải từ tiếng Sumer, cho thấy những ảnh hưởng của những dân cư từ trước đó.[25] Tuy nhiên, bằng chứng khảo cổ cho thấy sự tiếp nối rõ ràng, không bị ngắt quãng từ thời Tiền giai đoạn Ubaid (5300 – 4700 trước Công nguyên C-14) của những khu định cư phía nam Lưỡng Hà. Người Sumer đã định cư ở đây canh tác trên những mảnh đất trong vùng đã được họ làm màu mỡ bằng trầm tích phù sa hai con sông TigrisEuphrates.

Một số nhà khảo cổ học cho rằng những người nói tiếng Sumer là những nông dân đã di cư xuống từ phía bắc, sau khi hoàn thiện hệ thống tưới tiêu nông nghiệp ở đó [lưu ý không có sự thống nhất giữa các học giả về nguồn gốc của người Sumer]. Bình gốm Ubaid ở phía nam Lưỡng Hà đã được kết nối thông qua đồ gốm chuyển tiếp Choga Mamivới đồ gồm của văn hóa giai đoạn Samarra (khoảng 5700 – 4900 trước Công nguyên C-14) ở phía bắc, người đầu tiên thực hiện một hình thức tưới tiêu nông nghiệp nguyên thủy dọc theo trung bộ sông Tigris và các phụ lưu của nó. Sự kết nối được nhìn thấy rõ nhất tại Tell Awayli (Oueilli, Oueili) gần Larsa, được người Pháp khai quật vào thập niên 1980, nơi tám cấp sản phẩm gốm tiền Ubaid giống với đồ gốm Samara. Những người nông dân tràn xuống về phía nam Lưỡng Hà bởi họ đã phát triển một tổ chức xã hội với đền đài làm trung tâm để huy động nhân lực và kỹ thuật cho việc kiểm soát thủy lợi, cho phép họ tồn tại và thịnh vượng trong một môi trường khác biệt.[cần dẫn nguồn]

Những người khác đã cho rằng một sự tiếp nối của người Sumer, từ những truyền thống săn bắn – đánh bắt bản xứ, đi liền với những sự tụ tập hai mặt của người Ả rập được tìm thấy ở ven biển Ả rập. Chính người Sumer tuyên bố có quan hệ họ hàng với người Dilmun, liên kết với Bahrein tại vịnh Ba Tư. Giáo sư Juris Zarins tin rằng người Sumer có thể đã từng là người sống tại vùng vịnh Ba Tư trước khi nó bị ngập vào cuối Thời kỳ băng hà.[26]

Văn hóa

Đời sống gia đình và xã hội

Một bản tái dựng của Bảo tàng Anh về chiếc mũ và vòng cổ của phụ nữ trong một số ngôi mộ Sumer

Ở giai đoạn Sumer sớm (ví dụ như Uruk), những chữ tượng hình nguyên thủy cho thấy[27] rằng

  • "Có rất nhiều bình gốm, và các hình thức bình, bát và đĩa rất đa dạng; có những bình riêng biệt cho mật ong, bơ, dầu và rượu, có lẽ được làm từ quả chà là, và một loại bình có vòi ở một phía. Một số bình có chân, và được đặt trên những cái giá chân chéo; những chiếc khác có đáy phẳng, và được đặt trên khung hình vuông hay chữ nhật. Các bình đựng dầu – và có lẽ cả những loại bình khác – được gắn kín bằng đất sét, đúng như kiểu ở Ai Cập thời kỳ đầu. Các bình và đĩa đá được làm theo kiểu bình, đĩa đất sét, và những chiếc giỏ được bện bằng cói hay da."
  • "Đầu có đeo một vòng lông chim. Giường, ghế đã được sử dụng, với những chiếc chân khắc giống với chân bò đực. Có những nơi để đốt lửa và bệ thờ, và rõ ràng cũng có ống khói."
  • "Dao, khoan, nêm và một dụng cụ trông giống với một cái cưa đã xuất hiện, trong khi giáo, cung, tên và dao găm (nhưng không có kiếm) đã được sử dụng trong chiến tranh."
  • "Những chiếc bàn được dùng để viết, và đồng, vàng và bạc đã được các thợ rèn chế tác. Những chiếc dao găm lưỡi kim loại tay cầm gỗ đã được đeo, và đồng đã được tán thành tấm, trong khi những chiếc vòng cổ và chuỗi hạt được làm bằng vàng."
  • Một trò chơi bàn cờ của người Sumer
    "Thời gian được tính theo lịch mặt trăng."

Có những bằng chứng đáng chú ý cho thấy người Sumer yêu âm nhạc, thứ dường như đã là một phần quan trọng của tôn giáo và đời sống dân sự tại Sumer. Đàn lyres khá phổ biến tại Sumer, một trong những ví dụ đáng chú ý nhất là những chiếc đàn lyres của Ur.

Những đoạn văn khắc miêu tả những cuộc cải các của vua Urukagina của Lagash (khoảng 2300 trước Công nguyên) nói rằng ông đã xóa bỏ phong tục đa phu cũ trong vương quốc của mình, quy định một phụ nữ có nhiều chồng sẽ bị ném bằng những viên đá trên đó có viết rõ tội lỗi của bà/cô ta.[28]

Dù phụ nữ được bảo vệ theo luật Sumer muộn và có thể có được vị trí cao hơn tại Sumer so với tại các nền văn minh đồng thời khác, văn hóa vẫn do đàn ông thống trị. Bộ luật Ur-Nammu, bộ luật cổ nhất loại đó từng được phát hiện, có niên đại từ thời Ur-III "Phục hưng Sumer", cho thấy đại cương về cấu trúc xã hội trong luật Sumer muộn. Bên dưới lu-gal ("người đàn ông vĩ đại" hay đức vua), tất cả thành viên xã hội thuộc về một trong hai trạng thái căn bản: "lu" hay người tự do, và nô lệ (nam giới, arad; phụ nữ geme). Con trai của một lu được gọi là một dumu-nita cho tới khi lấy vợ. Một phụ nữ (munus) đi từ khi còn là một cô gái (dumu-mi), tới người vợ (dam), sau đó nếu sống lâu hơn người chồng, một quả phụ (numasu) và có thể tái hôn.

Ngôn ngữ và chữ viết

Bảng chữ viết thời kỳ đầu ghi lại việc phân phát bia, 3100-3000 trước Công nguyêm

Những khám phá khảo cổ học quan trọng nhất tại Sumer là một số lượng lớn các bảng đất sét với các chữ hình nêm. Chữ viết của Sumer là ví dụ cổ nhất về chữ viết trên trái đất. Dù những bức tranh – có nghĩa là chữ tượng hình – được dùng đầu tiên, những biểu tượng sau này đã được lập ra để biểu hiện các âm tiết. Các đoạn sậy hình tam giác hay hình nêm được dùng để viết trên những tấm bảng đất sét ẩm. Một lượng lớn lên tới hàng trăm nghìn văn bản bằng tiếng Sumer vẫn còn tồn tại, như những bức thư cá nhân hay thư giao dịch thương mại, hóa đơn, các danh sách từ vựng, luật pháp, thánh ca, lời cầu nguyện, các câu chuyện, những ghi chép hàng ngày, và thậm chí cả những thư viên đầy những tấm bảng đất sét. Những ghi chép tại các đền đài và những văn bản trên các vật thể khác nhau như những bức tượng hay các viên gạch cũng rất phổ biến. Nhiều văn bản vẫn còn nhiều bản sao bởi chúng được sao chép liên tục bởi những người chép thuê trong quá trình học nghề. Tiếng Sumer tiếp tục là ngôn ngữ của tôn giáo và pháp luật ở Lưỡng Hà một thời gian dài sau khi những người nói tiếng Semitic đã ở vị thế thống trị. Ngôn ngữ Sumer nói chung được coi như một ngôn ngữ cô lập trong ngôn ngữ học bởi nó không thuộc một ngữ hệ nào từng biết; tiếng Akkad, trái lại thuộc nhánh Semit của ngữ hệ Phi-Á. Đã có nhiều nỗ lực bất thành để liên kết tiếng Sumer với các nhóm ngôn ngữ khác. Nó là một ngôn ngữ chấp dính; nói cách khác, các hình vị ("đơn vị nghĩa") được thêm vào nhau để tạo ra các từ, không giống như các ngôn ngữ phân tích trong đó các hình vị chỉ hoàn toàn được thêm vào với nhau để tạo ra câu.

Hiện nay việc hiểu các văn bản tiếng Sumer có thể là khó khăn thậm chí với cả các chuyên gia.[cần dẫn nguồn] Khó nhất là những văn bản thời kỳ đầu, mà trong nhiều trường hợp không có được cấu trúc ngữ pháp đầy đủ của ngôn ngữ.

Trong thiên niên kỷ 3 trước Công nguyên họ đã phát triển một sự cộng sinh cấu trúc rất gần gũi giữa người Sumer và người Akkad, bao gồm cả việc phát triển rộng của tình trạng sử dụng hai ngôn ngữ.[10] Sự ảnh hưởng của tiếng Sumer trên tiếng Akkad (và ngược lại) có bằng chứng rõ nét trong tất cả các lĩnh vực, từ việc mượn từ vựng ở cấp độ lớn, tới cú pháp, hình thái, và hội tụ âm vị.[10] Điều này đã khiến các học giả coi tiếng Sumer và tiếng Akkad ở thiên niên kỷ 3 trước Công nguyên như một sprachbund (liên minh ngôn ngữ).[10]

Tiếng Akkad dần thay thế tiếng Sumer như ngôn ngữ nói ở khoảng cuối thiên niên kỷ 3 đầu thiên niên kỷ 2 trước Công nguyên,[29] nhưng tiếng Sumer tiếp tục được sử dụng như một ngôn ngữ thần thánh, nghi lễ, văn học và khoa học tại BabyloniaAssyria cho tới thế kỷ thứ I.[30]

Tôn giáo

Điêu khắc tạ ơn Tell Asmar 2750-2600 trước Công nguyên

Người Sumer tin vào thuyết đa thần hay niềm tin ở nhiều thần linh. Không có một hệ thống thần linh cho toàn thể đế quốc; mỗi thành bang có vị thần bảo trợ, đền đài và vị vua thầy tu riêng biệt. Người Sumer có lẽ là những người đầu tiên ghi lại những đức tin của mình, có thể là cảm hứng cho hầu hết những thần thoại Lưỡng Hà, tôn giáo, và chiêm tinh học sau này.

Người Sumer thờ phụng:[cần dẫn nguồn]

  • An là vị thần vào mọi lúc, tương đương với "thiên đường" – quả thực, từ "an" trong tiếng Sumer có nghĩa "trời" và vợ của thần là Ki, có nghĩa "đất".
  • Enki ở phía nam tại đền ở Eridu. Enki là vị thần từ tâm, người cai trị những vùng nước sâu bên dưới mặt đất, một người chữa bệnh và là bạn của con người và trong thần thoại Sumer được cho là đã trao nghệ thuật, khoa học và các cách thức văn minh cho con người; cuốn sách luật đầu tiên được cho là do thần tạo ra,
  • Enlil, lãnh chúa của vùng đất linh hồn, ở thành phố phía bắc Nippur. Những món quà của thần cho loài người được cho là những câu thần chú và bùa phép mà những linh hồn tốt hay xấu buộc phải tuân theo,
  • Inanna, sự phong thần của Sao Kim, tức là sao mai (phía đông) và sao hôm (phía tây), tại đền (chung với An) ở Uruk,
  • Thần mặt trời Utu tại Larsa ở phía nam và Sippar ở phía bắc,
  • Thần mặt trăng Sin tại Ur.
Bách thần Sumer sớm Akkad

Các vị thần này có lẽ là những vị thần chính nguyên thủy;[cần dẫn nguồn] có hàng trăm các vị thần nhỏ hơn khác. Các vị thần Sumer vì thế có liên quan tới những thành phố khác nhau và tầm quan trọng tôn giáo của họ thường hòa trộn và lẫn với những quyền lực chính trị của các thành phố đó. Các vị thần được cho là đã tạo ra con người từ đất sét để phục vụ họ. Nếu các đền/vị thần cai trị mỗi thành phố thì đó là cho mục đích tồn tại và cùng có lợi của hai bên – các đền tổ chức các dự án lớn cần nhiều nhân công cho thủy lợi nông nghiệp. Các công dân có trách nhiệm lao động cho đền và họ có thể được miễn bằng cách trả bạc từ cuối thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Các cộng đồng nông nghiệp có đền là trung tâm ở Sumer có một sự ổn định xã hội cho phép họ tồn tại qua bốn nghìn năm.

Người Sumer tin rằng vũ trụ gồm một đĩa phẳng được bao quanh bởi một chiếc vòm. Kiếp sau của người Sumer liên quan tới việc rơi xuống một cõi âm tối tăm và trải qua sự vĩnh hằng trong một sự tồn tại khốn khổ như một Gidim (ma).[31]

Các Ziggurat (đền Sumer) gồm một sân trước, với một cái ao ở giữa làm nơi tẩy rửa.[32] Đền có một gian giữa ở trung tâm với các hành lang dọc theo mỗi cạnh. Phía ngoài các hành lang là những phòng cho các thầy tu. Ở một đầu cuối sẽ có bục và một bảng gạch bùn để hiến tế động vật và thực vật. Các kho thócnhà kho thường được đặt ở gần đền. Sau một thời gian người Sumer bắt đầu đặt các ngôi đền trên đỉnh một cấu trúc nhiều lớp được xây trên một loạt những vùng đất cao, khiến xuất hiện phong cách Ziggurat.[33]

Nông nghiệp và săn bắt

Người Sumer đã chấp nhận một phương thức đời sống nông nghiệp có lẽ sớm ngay từ khoảng năm 5000 - 4500 trước Công nguyên, họ đã thể hiện một số kỹ thuật nông nghiệp cơ bản, bao gồm thủy lợi có tổ chức, trồng cấy tập trung trên quy mô lớn, chuyên canh có sử dụng cày và sử dụng nhân công chuyên nghiệp dưới sự quản lý quan liêu. Sự cần thiết phải quản lý đền cùng với sự tổ chức này đã dẫn tới sự phát triển của chữ viết (khoảng 3500 trước Công nguyên).

Từ những ngôi mộ hoàng gia của Ur, được làm từ đá xanh da trời và vỏ sò, thể hiện thời gian thái bình

Trong giai đoạn Sumer Uruk sớm, những chữ tượng hình nguyên thủy cho thấy cừu, , gia súc, và lợn đã được thuần hóa. Họ dùng bò đực làm súc vật thực hiện những công việc nặng và lừa hay súc vật họ ngựa làm phương tiện vận chuyển chính và "áo quần cũng như chăn len được làm từ len hay lông động vật.... Bên cạnh nhà là một khu vườn có rào trồng cây và các loại thực vật khác; lúa mì và có lẽ các loại ngũ cốc khác đã được gieo trên các cánh đồng, và shaduf (cần múc nước) đã được dùng cho mục đích tưới tiêu. Các loại cây cũng được trồng trong chậu hay trong bình."[27]

Một bản kê về việc phân chia lúa mạch được cấp hàng tháng cho những người trưởng thành và trẻ em được viết bằng chữ hình nêm trên bảng đất sét, viết vào năm thứ tư của Vua Urukagina, khoảng 2350 trước Công nguyên

Người Sumer thực hiện các kỹ thuật tưới tiêu tương tự như kỹ thuật được dùng tại Ai Cập.[34] Nhà nhân loại học người Mỹ Robert McCormick Adams nói rằng sự phát triển thủy lợi đi liền với sự đô thị hóa,[35] và rằng 89% dân số sống trong các thành phố.[36]

Họ trồng lúa mạch, đậu xanh, đậu lăng, lúa mì, chà là, hành, tỏi, rau diếp, tỏi tâymù tạc. Người Sumer đánh bắt nhiều loại cá và săn bắt linh dương.[37]

Nông nghiệp Sumer phụ thuộc nhiều vào thủy lợi. Thủy lợi được thực hiện bằng cách sử dụng shaduf, kênh, mương, sông đào, đập nước, và hồ chứa. Những trận lụt lớn thường xuyên của sông Tigris, và ở mức độ nhỏ hơn, của sông Euphrates, có nghĩa các con kênh cần đường tu sửa thường xuyên để loại bỏ phù sa, và cần thay thế thường xuyên các cột mốc và đá bao. Chính phủ yêu cầu các cá nhân phải làm việc trên các con kênh theo kiểu lao dịch, dù người giàu có thể xin được miễn.

Như được biết từ "Almanac Nông dân Sumer", sau mùa lụt và sau Xuân phânAkitu hay Tết năm mới, những người nông dân sẽ dùng kênh để làm ngập ruộng của mình và sau đó tháo nước. Rồi họ dùng bò dẫm và diệt cỏ dại. Sau đó họ dùng cuốc chim kéo trên cánh đồng. Sau khi khô, họ cày, bừa, và cào đất ba lần, và nghiền vụn đất bằng cuốc chim, trước khi gieo hạt. Không may thay, tốc độ bốc hơi nước cao khiến cánh đồng ngày càng tăng độ mặn. Tới giai đoạn Ur III, những người nông dân đã chuyển từ lúa mì sang lúa mạch, loại cây chịu mặn tốt hơn, làm cây trồng chính của mình.

Người Sumer thu hoạch vào mùa xuân với những tổ ba người gồm một thợ gặt, một người buộc lúa, và một người lượm.[38] Những người nông dân sau đó sẽ dùng máy đập, do bò kéo, để tách các hạt ngũ cốc khỏi thân và sau đó dùng xe kéo để nghiền hạt. Rồi họ sảy hạt/hỗn hợp trấu.

Kiến trúc Sumer

Đồng bằng Tigris-Euphrates không có khoáng vật và cây gỗ. Các cấu trúc Sumer được làm bằng gạch bùn phẳng-lồi, không được trộn với vữa hay xi măng. Những công trình bằng gạch bùn cuối cùng sẽ xuống cấp, vì thế chúng định kỳ bị phá hủy, san bằng và xây lại trên cùng địa điểm. Công việc xây dựng liên tục này dần khiến cốt của các thành phố cao lên, vì thế trở nên cao hơn đồng bằng xung quanh. Kết quả là những ngọn đồi, được gọi là các tell, xuất hiện trên khắp Cận Đông cổ đại.

Theo Archibald Sayce, những chữ tượng hình nguyên thủy của người Sumer thời kỳ đầu (ví dụ như Uruk) cho thấy rằng "Đá rất hiếm, nhưng đã được cắt thành khối và con dấu. Gạch là vật liệu xây dựng thông thường, và các thành phố, pháo đài, đền và nhà cửa đều được xây bằng gạch. Thành phố có các ngọn tháp và được xây trên những bục nhân tạo; nhà cửa cũng có một phần trông giống như tháp. Nhà có một cửa có bản lề, và có thể được mở bằng một kiểu khóa; cổng thành phố lớn hơn và dường như được làm hai lớp. Các viên đá móng – hay gạch – của một ngôi nhà tôn phong bởi một số vật thể được chôn bên dưới chúng."[27]

Các công trình ấn tượng và nổi tiếng nhất của Sumer là các ziggurat, những bục bệ lớn có nhiều lớp đỡ các ngôi đền. Những con dấu hình trụ của Sumer cũng thể hiện những ngôi nhà được xây dựng từ lau sậy không giống như những ngôi nhà được xây dựng bởi người Arab đầm lầy ở phía nam Iraq cho tới tận năm 400. Người Sumer cũng phát triển khung vòm, cho phép họ thực hiện một kiểu mái vòm khỏe. Họ xây nó bằng cách làm nhiều nhịp cuốn. Các ngôi đền và cung điện Sumer sử dụng các kỹ thuật và vật liệu tiên tiến hơn,[cần dẫn nguồn] như trụ ốp tường, hốc tường, bán cột, và đinh đất sét.

Toán học

Người Sumer đã phát triển một hệ thống đo lường phức tạp vào khoảng năm 4000 trước Công nguyên. Hệ thống đo lường tiên tiến này dẫn tới sự ra đời của số học, hình học, và đại số. Từ khoảng năm 2600 trước Công nguyên trở về sau, người Sumer đã viết nhiều bảng tính nhân trên những bảng đất sét và đã giải các bài hình học và bài tính chia. Những dấu vết sớm nhất của chữ số Babylon cũng có từ giai đoạn này.[39] Giai đoạn khoảng năm 2700–2300 trước Công nguyên chứng kiến sự xuất hiện lần đầu của bảng tính, và một bảng gồm các cột liên tục phân định các trật tự liên tục của độ lớn của hệ thống số lục phân.[40] Người Sumer là những người đầu tiên sử dụng một hệ thống số giá trị vị trí. Cũng có bằng chứng mang tính chất giai thoại rằng người Sumer có thể đã sử dụng một kiểu thước trượt trong việc tính toán thiên văn học. Họ là người đầu tiên tính ra diện tích của một hình tam giác và thể tích của một khối trụ.[41]

Kinh tế và thương mại

Hóa đơn bán một nô lệ nam và một ngôi nhà tại Shuruppak, tấm thẻ Sumer, khoảng 2600 trước Công nguyên

Những khám phá về obsidian tại những vị trí xa xôi ở Anatolialapis lazuli từ Badakhshan ở đông bắc Afghanistan, những hạt từ Dilmun (Bahrain hiện tại), và nhiều con dấu có ký tự Thung lũng Indus cho thấy một mạng lưới thương mại cổ đại rất lớn tập trung quanh khu vực vịnh Ba Tư.

Sử thi Gilgamesh nhắc tới thương mại với những vùng đất xa xôi với những hàng hóa như gỗ là thứ khan hiếm ở Lưỡng Hà. Đặc biệt, cây tuyết tùng từ Liban được ưa chuộng. Việc tìm thấy nhựa thông trong mộ Hoàng hậu Puabi tại Ur, cho thấy nó đã được mua về từ xa xôi tận Mozambique.

Người Sumer sử dụng nô lệ, dù họ không phải là một thành phần chính của nền kinh tế. Nữ nô lệ làm những việc như dệt, ép, xay, và công việc vận chuyển.

Những người thợ làm đồ gốm Sumer trang trí các bình gốm bằng sơn dầu tuyết tùng. Họ dùng một chiếc khoan cần cung để tạo ra lửa cần thiết cho việc nung đồ gốm. Công việc nề và kim hoàn của người Sumer được biết đã sử dụng alabaster (calcit), ngà voi, sắt, vàng, bạc, carnelian, và đá xanh.[42]

Quân sự

Những chiếc xe ngựa thời kỳ đầu tiêu chuẩn của Ur, khoảng 2600 trước Công nguyên
Các đội hình chiến trận trên một mảnh bia kền kền

Những cuộc chiến tranh hầu như liên tục giữa các thành bang Sumer trong 2000 năm đã giúp phát triển các kỹ thuật và công nghệ chiến tranh của Sumer tới một mức độ cao. Cuộc chiến đầu tiên được ghi chép đầy đủ là cuộc chiến giữa Lagash và Umma vào khoảng năm 2525 trước Công nguyên trên một chiếc bia được gọi là bia kền kền. Nó thể hiện vị vua của Lagash chỉ huy một đội quân Sumer gồm chủ yếu là bộ binh. Những lính bộ binh mang giáo, đội mũ trụ đồng và mang các tấm khiên bằng da hay liễu gai. Những người cầm giáo được thể hiện trong đội hình giống với đội hình phalanx, vốn đòi hỏi việc huấn luyện và kỷ luật; điều này cho thấy rằng người Sumer có thể đã sử dụng các chiến binh chuyên nghiệp.

Quân đội Sumer sử dụng xe bò đã được đã được đóng yên để bắn đá. Những chiếc xe chiến thời kỳ đầu này hoạt động kém hiệu quả trong chiến trận hơn so với những bản thiết kế sau này và một số người đã cho rằng chúng chủ yếu chỉ được dùng như phương tiện vận tải, dù những người trên xe có được trang bị rìu chiến và thương. Xe chiến của người Sumer gồm một thiết bị có hai hay bốn bánh được điều khiển bởi một đội hai người và được đóng yên cho bốn người bắn đá. Chiếc xe có một giỏ đan và bánh xe có thiết kế ba mảnh chắc chắn.

Các thành phố Sumer được bao quanh bởi các bức tường phòng thủ. Người Sumer đã tham gia vào các cuộc bao vây giữa các thành bang của họ, nhưng những bức tường làm bằng gạch bùn cũng có thể ngăn chặn một số kẻ thù.

Công nghệ

Những ví dụ về công nghệ của người Sumer bao gồm: bánh xe, chữ hình nêm, số họchình học, các hệ thống thủy lợi, những con tàu Sumer, lịch mặt trăng mặt trời, đồng, da, cưa, đục, búa, trụ chống, hàm thiếc, đinh, ghim, nhẫn trang sức, cuốc, rìu, dao, mũi giáo, đầu mũi tên, kiếm, hồ dính, dao găm, túi da đựng nước, túi, yên ngựa, giáp, ống tên, xe chiến, bao kiếm, giầy, dép sandal, lao mócbia. Người Sumer có ba kiểu tàu chính:[cần dẫn nguồn]

  • Tàu buồm chế tạo liên kết được dính với nhau bằng tóc, có lớp bitumen chống thấm nước
  • Tàu da được chế tạo từ da động vật và sậy
  • Tàu mái chèo gỗ, thỉnh thoảng được con người hay động vật đi theo hai bờ kéo ngược dòng

Di sản

Bằng chứng về các phương tiện có bánh xe đã xuất hiện từ giữa thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên, gần đồng thời tại Lưỡng Hà, Bắc Kavkaz (văn hóa Maikop) và Trung Âu. Bánh xe ban đầu ở hình thức bánh xe gốm. Ý tưởng mới nhanh chóng dẫn tới các phương tiện có bánh xe và bánh xe xay. Sau chữ tượng hình Ai Cập, hệ thống chữ hình nêm của Sumer là hệ thống cổ thứ hai đã được giải mã (tình trạng của những hệ thống chữ viết còn cổ hơn như các biểu tượng Jiahucác tấm thẻ Tartaria còn gây tranh cãi). Người Sumer là một trong số những nhà thiên văn học đầu tiên, vẽ bản đồ sao vào các chòm sao, nhiều chòm sao vẫn còn tồn tại trong hoàng đạo và cũng được người Hy Lạp cổ đại công nhận.[43] Họ cũng nhận biết được năm hành tinh có thể quan sát thấy bằng mắt thường.[44]

Người Sumer đã phát minh và phát triển số học bằng cách sử dụng nhiều hệ thống số khác nhau bao gồm cả một hệ thống cơ số hỗn hợp với một hệ thống thập phân và lục phân có thể thay thế lẫn nhau. Hệ thống lục phân này trở thành hệ thống số tiêu chuẩn tại Sumer và Babylon. Có thể họ đã phát minh ra các đội hình quân sự và đưa ra những sự phân chia căn bản giữa bộ binh, kỵ binh, và cung thủ. Họ đã phát triển các hệ thống hành chính và luật pháp được biết tới sớm nhất, cùng với các tòa án, nhà tù và những hồ sơ của chính phủ. Những thành bang thật sự đầu tiên đã xuất hiện ở Sumer, gần như đồng thời với những thực thể tương tự ở những nơi hiện là SyriaLiban. Nhiều thế kỷ sau khi phát minh chữ hình nêm, việc sử dụng chữ viết đã mở rộng ra khỏi phạm vi các chứng nhận nợ/thanh toán và các bảng kiểm kê đã lần đầu được áp dụng, khoảng năm 2600 trước Công nguyên, để gửi thông tin và gửi thư, cho lịch sử, huyền thoại, toán học, ghi chép thiên văn học và các mục đích khác. Cùng với sự phổ biến của chữ viết, những trường học chính thức đầu tiên đã được thành lập, thường với sự đỡ đầu của một đền chính của một thành bang.

Cuối cùng, người Sumer đã đưa tới sự khởi đầu trong việc thuần hóa với nông nghiệpthủy lợi trên quy mô lớn. Lúa mì Emmer, lúa mạch, cừu (khởi đầu là cừu rừng), và gia súc (khởi đầu là bò rừng) là những loài đầu tiên được trồng cấy và nuôi trên quy mô lớn.

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ ĝir15 có nghĩa "quê hương, địa phương", trong một số trường hợp "quý tộc"(ĝir NATIVE (7x: Old Babylonian) từ The Pennsylvania Sumerian Dictionary). Nghĩa đen, "vùng đất của những lãnh chúa thổ dân (địa phương, quý tộc)". Stiebing (1994) là "Vùng đất của những lãnh chúa sáng láng" (William Stiebing, Ancient Near Eastern History and Culture). Postgate (1994) coi en thay thế cho eme "ngôn ngữ", dịch "vùng đất nói tiếng Sumeria" (John Nicholas Postgate (1994). Early Mesopotamia: Society and Economy at the Dawn of History. Routledge (UK).. Postgate tin rằng nó giống như eme, 'ngôn ngữ', trở thành en, 'lãnh chúa', qua đồng hóa phụ âm.)

Tư liệu tham khảo

  1. ^ a b “Sumerian Questions and Answers”. Sumerian.org. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2012.
  2. ^ Bertman, Stephen (2003). Handbook to life in ancient Mesopotamia. Facts on File. tr. 143. ISBN 978-0-8160-4346-0.
  3. ^ a b “Sumer (ancient region, Iraq)”. Britannica Online Encyclopedia. Britannica.com. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2012. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “britannica” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  4. ^ Kleniewski, Nancy; Thomas, Alexander R (ngày 26 tháng 3 năm 2010). “Cities, Change, and Conflict: A Political Economy of Urban Life”. ISBN 978-0-495-81222-7. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  5. ^ Maisels, Charles Keith (1993). “The Near East: Archaeology in the "Cradle of Civilization". ISBN 978-0-415-04742-5. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  6. ^ Maisels, Charles Keith (2001). “Early Civilizations of the Old World: The Formative Histories of Egypt, the Levant, Mesopotamia, India and China”. ISBN 978-0-415-10976-5. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  7. ^ Shaw, Ian; Jameson, Robert (2002). “A dictionary of archaeology”. ISBN 978-0-631-23583-5. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  8. ^ Margarethe Uepermann (2007), "Structuring the Late Stone Age of Southeastern Arabia" (Arabian Archaeology and Epigraphy Arabian Archaeology and Epigraphy Volume 3, Issue 2, pages 65–109)
  9. ^ Kramer, Samuel Noah (1972), "Sumerian mythology: A study of spiritual and literary achievement in the third millennium BC"
  10. ^ a b c d e f Deutscher, Guy (2007). Syntactic Change in Akkadian: The Evolution of Sentential Complementation. Oxford University Press US. tr. 20–21. ISBN 978-0-19-953222-3.
  11. ^ a b Leick, Gwendolyn (2003), "Mesopotamia, the Invention of the City" (Penguin)
  12. ^ W. Hallo, W. Simpson (1971). The Ancient Near East. New York: Harcourt, Brace, Jovanovich. tr. 28.
  13. ^ a b K. van der Toorn, P. W. van der Horst (tháng 1 năm 1990). “Nimrod before and after the Bible”. The Harvard Theological Review. 83 (1): 1–29. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Nimrod” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  14. ^ Stanley A. Freed, Research Pitfalls as a Result of the Restoration of Museum Specimens, Annals of the New York Academy of Sciences, Volume 376, The Research Potential of Anthropological Museum Collections pages 229–245, December 1981.
  15. ^ Wolkstein, Dianna and Kramer, Samuel Noah "Innana: Queen of Heaven and Earth".
  16. ^ Leick, Gwendolyn (2001), "Mespotamia: the Invention of the City" (Allen Lane)
  17. ^ a b Algaze, Guillermo (2005) "The Uruk World System: The Dynamics of Expansion of Early Mesopotamian Civilization", (Second Edition, University of Chicago Press)
  18. ^ Jacobsen, Thorkild (Ed) (1939),"The Sumerian King List" (Oriental Institute of the University of Chicago; Assyriological Studies, No. 11.)
  19. ^ Jacobsen, Thorkild (1939) "Sumerian King List" (Univ of Chicago)
  20. ^ Lamb, Hubert H. (1995). Climate, History, and the Modern World. London: Routledge. ISBN 0-415-12735-1
  21. ^ Roux, Georges (1993), "Ancient Iraq" (Penguin)
  22. ^ Roux, Georges "Ancient Iraq" (Penguin Harmondsworth)
  23. ^ Toward the Image of Tammuz and Other Essays on Mesopotamian History and Culture by T. Jacobsen
  24. ^ Thompson, William R.; Hay, ID (2004). “Complexity, Diminishing Marginal Returns and Serial Mesopotamian Fragmentation” (PDF). Journal of World Systems Research. 10 (3): 612–652. doi:10.1007/s00268-004-7605-z. PMID 15517490.
  25. ^ Karen Rhea Nemet-Nejat (ngày 30 tháng 9 năm 1998). Daily life in ancient Mesopotamia. Greenwood Publishing Group. tr. 13. ISBN 978-0-313-29497-6. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2011.
  26. ^ [1]
  27. ^ a b c Sayce, Rev. A. H. (1908). The Archaeology of the Cuneiform Inscriptions (ấn bản 2). London, Brighton, New York: Society for Promoting Christian Knowledge. tr. 98–100.
  28. ^ Gender and the Journal: Diaries and Academic Discourse p. 62 by Cinthia Gannett, 1992
  29. ^ Woods C. 2006 "Bilingualism, Scribal Learning, and the Death of Sumerian". In S.L. Sanders (ed) Margins of Writing, Origins of Culture: 91-120 Chicago
  30. ^ Campbell, Lyle (2007). A glossary of historical linguistics. Edinburgh University Press. tr. 196. ISBN 978-0-7486-2379-2. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  31. ^ Gods, Demons, and Symbols of Ancient Mesopotamia. Google Books. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2012.
  32. ^ Leick, Gwendolyn (2003), Mesopotamia: The Invention of the City' (Penguin)
  33. ^ Crawford, Harriet (1993), "Sumer and the Sumerians" (Cambridge University Press, (New York 1993)), ISBN 0-521-38850-3.
  34. ^ Mackenzie, Donald Alexander (1927). Footprints of Early Man. Blackie & Son Limited.
  35. ^ Adams, R. McC. (1981). Heartland of Cities. University of Chicago Press.
  36. ^ http://cniss.wustl.edu/workshoppapers/gatpres2a.pdf[liên kết hỏng]
  37. ^ Tannahill, Reay (1968). The fine art of food. Folio Society.[cần số trang]
  38. ^ By the sweat of thy brow: Work in the Western world, Melvin Kranzberg, Joseph Gies, Putnam, 1975
  39. ^ Duncan J. Melville (2003). Third Millennium Chronology, Third Millennium Mathematics. St. Lawrence University.
  40. ^ Ifrah 2001:11
  41. ^ Anderson, Marlow; Wilson, Robin J. (ngày 14 tháng 10 năm 2004). Sherlock Holmes in Babylon: and other tales of mathematical history. Google Books. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2012.
  42. ^ Diplomacy by design: Luxury arts and an "international style" in the ancient Near East, 1400-1200 BCE, Marian H. Feldman, University of Chicago Press, 2006, pp. 120-121
  43. ^ Gary Thompson. “History of Constellation and Star Names”. Members.optusnet.com.au. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2012.[nguồn không đáng tin]
  44. ^ “Sumerian Questions and Answers”. Sumerian.org. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2012.

Đọc thêm

Ascalone, Enrico. 2007. Mesopotamia: Assyrians, Sumerians, Babylonians (Dictionaries of Civilizations; 1). Berkeley: University of California Press. ISBN 0-520-25266-7 (paperback).
Bottéro, Jean, André Finet, Bertrand Lafont, and George Roux. 2001. Everyday Life in Ancient Mesopotamia. Edingurgh: Edinburgh University Press, Baltimore: Johns Hopkins University Press.
Crawford, Harriet E. W. 2004. Sumer and the Sumerians. Cambridge: Cambridge University Press.
Leick, Gwendolyn. 2002. Mesopotamia: Invention of the City. London and New York: Penguin.
Lloyd, Seton. 1978. The Archaeology of Mesopotamia: From the Old Stone Age to the Persian Conquest. London: Thames and Hudson.
Nemet-Nejat, Karen Rhea. 1998. Daily Life in Ancient Mesopotamia. London and Westport, Conn.: Greenwood Press.
Kramer, Samuel Noah (1963). The Sumerians: Their History, Culture and Character. University of Chicago Press. ISBN 0-226-45238-7.
Kramer, Samuel Noah. Sumerian Mythology: A Study of Spiritual and Literary Achievement in the Third Millennium BC.
Roux, Georges. 1992. Ancient Iraq, 560 pages. London: Penguin (earlier printings may have different pagination: 1966, 480 pages, Pelican; 1964, 431 pages, London: Allen and Urwin).
Schomp, Virginia. Ancient Mesopotamia: The Sumerians, Babylonians, And Assyrians.
Sumer: Cities of Eden (Timelife Lost Civilizations). Alexandria, VA: Time-Life Books, 1993 (hardcover, ISBN 0-8094-9887-1).
Woolley, C. Leonard. 1929. The Sumerians. Oxford: Clarendon Press.

Liên kết ngoài

Địa lý
Ngôn ngữ

Bản mẫu:Syria và Lưỡng Hà cổ đại

Bản mẫu:Các chủ đề Iraq