Bước tới nội dung

Cúp bóng đá châu Á 2027

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ AFC Asian Cup 2027)
Cúp bóng đá châu Á 2027
كأس آسيا 2027
Biểu tượng giá thầu
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàẢ Rập Xê Út
Thời gian15 tháng 1 – 8 tháng 2 năm 2027
Số đội24 (từ 1 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu10 (tại 4 thành phố chủ nhà)
2023
2031

Cúp bóng đá châu Á 2027 (tiếng Anh: 2027 AFC Asian Cup; tiếng Ả Rập: كأس آسيا 2027‎) sẽ là lần thứ 19 của Cúp bóng đá châu Á, giải vô địch bóng đá nam quốc tế bốn năm một lần của châu Á do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) được tổ chức tại Ả Rập Xê Út. Giải đấu sẽ có sự tham gia của 24 đội tuyển quốc gia, bao gồm cả đội chủ nhà Ả Rập Xê Út. Đây là lần đầu tiên Ả Rập Xê Út tổ chức giải đấu này và là lần thứ 3 liên tiếp giải đấu tổ chức tại các quốc gia Trung Đông.

Giải đấu sẽ diễn ra với chu kỳ 4 năm như thường lệ, sau khi giải đấu năm 2023 bị hoãn sang năm 2024 do nhiệt độ mùa hè cao ở Qatar.

Qatar là đương kim vô địch khi lên ngôi hai lần liên tiếp vào năm 20192023.

Lựa chọn chủ nhà[sửa | sửa mã nguồn]

AFC xác nhận rằng các hiệp hội thành viên sau đây bày tỏ mong muốn đăng cai Cúp bóng đá châu Á 2027 trước hạn chót ngày 30 tháng 6 năm 2020[1] và họ đã đưa ra những lá thư cam kết cần thiết vào tháng 11.[2] Chủ nhà dự kiến sẽ được công bố tại Đại hội AFC vào năm 2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19 tại châu Á, xác nhận chọn chủ nhà vào năm 2022, thậm chí có thể là năm 2023.[3][4] Qatar đã nộp đơn đăng cai Asian Cup 2027, tuy nhiên sau khi Trung Quốc rút đăng cai Asian Cup 2023, Qatar đã được chọn thay thế, và họ sẽ buộc phải hủy kế hoạch chạy đua đăng cai giải đấu năm 2027, do một quốc gia không được đăng cai 2 kỳ Asian Cup liên tiếp, vào ngày 5 tháng 12 năm 2022, Ấn Độ, 1 trong 2 quốc gia còn lại tham gia đấu thầu đăng cai đã rút hồ sơ dự thầu, khiến cho Ả Rập Xê Út trở thành quốc gia dự thầu duy nhất đăng cai Cúp bóng đá Châu Á năm 2027. Vào ngày 1 tháng 2, AFC chính thức trao quyền đăng cai giải đấu cho Ả Rập Xê Út và quốc gia này lần đầu tiên tổ chức giải đấu.[5]

Quốc gia dự thầu Thông tin chung
Ả Rập Xê Út Ả Rập Xê Út Vào ngày 6 tháng 2 năm 2020, Ả Rập Xê Út đã nộp hồ sơ đăng cai tổ chức Asian Cup 2027. Nếu thành công, đây sẽ là lần đầu tiên Asian Cup được đăng cai tổ chức tại Ả Rập Xê Út.[6]

Vòng loại[sửa | sửa mã nguồn]

Hai vòng đầu tiên của vòng loại sẽ đóng vai trò là một phần của vòng loại châu Á cho Giải vô địch bóng đá thế giới 2026. Đội chủ nhà Ả Rập Xê Út sẽ nghiễm nhiên có suất tham dự Cúp bóng đá châu Á 2027, nhưng họ cũng sẽ tham gia các vòng loại để giành vé tham dự Giải vô địch bóng đá thế giới 2026. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của FIFA cho phép số suất từ World Cup 2026 đã được thay đổi từ 32 đội như trước đây lên 48 đội[7] và AFC thay đổi từ 4,5 suất lên 8,5 suất vé, AFC quyết định thay đổi thể thức để đảm bảo cho các đội bóng tham dự vòng loại.[8]

Quần đảo Bắc Mariana, nơi hiệp hội bóng đá đã trở thành thành viên AFC đầy đủ thứ 47 trong Đại hội lần thứ 30 của liên đoàn vào ngày 9 tháng 12 năm 2020,[9] đủ điều kiện tham dự giải đấu vòng loại chỉ dành cho Cúp bóng đá châu Á.

Các đội tuyển được vượt qua vòng loại[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển Tư cách của
vòng loại
Ngày của
vòng loại
Tham dự
chung kết
Tham dự
cuối cùng
Thành tích tốt
nhất lần trước
 Ả Rập Xê Út Chủ nhà 1 tháng 2 năm 2023 12 2023 Vô địch (1984, 1988, 1996)
 Qatar Nhất bảng A (vòng 2) 26 tháng 3 năm 2024 12 2023 Vô địch (2019, 2023)
 Iran Nhất bảng E (vòng 2) 26 tháng 3 năm 2024 16 2023 Vô địch (1968, 1972, 1976)
 Iraq Nhất bảng F (vòng 2) 26 tháng 3 năm 2024 11 2023 Vô địch (2007)
 UAE Nhất bảng H (vòng 2) 26 tháng 3 năm 2024 12 2023 Á quân (1996)
 Úc Nhất bảng I (vòng 2) 26 tháng 3 năm 2024 6 2023 Vô địch (2015)
 Uzbekistan Nhì bảng E (vòng 2) 26 tháng 3 năm 2024 9 2023 Hạng tư (2011)
 Nhật Bản Nhất bảng B (vòng 2) 2 tháng 4 năm 2024 11 2023 Vô địch (1992, 2000, 2004, 2011)
 Hàn Quốc Nhất bảng C (vòng 2) 6 tháng 6 năm 2024 16 2023 Vô địch (1956, 1960)
 Oman Nhất bảng D (vòng 2) 6 tháng 6 năm 2024 6 2023 Vòng 16 đội (2019)
 Jordan Nhất bảng G (vòng 2) 6 tháng 6 năm 2024 6 2023 Á quân (2023)
 Bahrain Nhì bảng H (vòng 2) 6 tháng 6 năm 2024 8 2023 Hạng tư (2004)
 Palestine Nhì bảng I (vòng 2) 6 tháng 6 năm 2024 4 2023 Vòng 16 đội (2023)
 Kuwait Nhì bảng A (vòng 2) 11 tháng 6 năm 2024 11 2015 Vô địch (1980)
 CHDCND Triều Tiên Nhì bảng B (vòng 2) 11 tháng 6 năm 2024 6 2019 Hạng tư (1980)
 Trung Quốc Nhì bảng C (vòng 2) 11 tháng 6 năm 2024 14 2023 Á quân (1984, 2004)
 Kyrgyzstan Nhì bảng D (vòng 2) 11 tháng 6 năm 2024 3 2023 Vòng 16 đội (2019)
 Indonesia Nhì bảng F (vòng 2) 11 tháng 6 năm 2024 6 2023 Vòng 16 đội (2023)

Địa điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là địa điểm thi đấu vòng chung kết Cúp bóng đá châu Á 2027:[10]

Riyadh
Sân vận động Thành phố Thể thao Nhà vua Fahd Sân vận động Đại học Nhà vua Saud Sân vận động Thành phố Thể thao Hoàng tử Faisal bin Fahd Sân vận động Qiddiya Sân vận động mới Riyadh
Sức chứa: 80,000
(nâng cấp)
Sức chứa: 25,000 Sức chứa: 44,500
(nâng cấp)
Sức chứa: 40,000
(xây mới)
Sức chứa: 40,000
(xây mới)
Jeddah Dammam Khobar
Sân vận động Thành phố Thể thao Nhà vua Abdullah Sân vận động Hoàng tử Abdullah Al Faisal Sân vận động mới Dammam Sân vận động Hoàng tử Mohamed bin Fahd Sân vận động Hoàng tử Saud bin Jalawi
Sức chứa: 65,000 Sức chứa: 27,000
(nâng cấp)
Sức chứa: 40,000
(xây mới)
Sức chứa: 25,226
(nâng cấp)
Sức chứa: 24,440
(nâng cấp)

Tiếp thị[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà tài trợ[sửa | sửa mã nguồn]

Bản quyền phát sóng[sửa | sửa mã nguồn]

Các đài truyền hình trên toàn thế giới đã mua được bản quyền giải đấu bao gồm:

Lãnh thổ Chủ bản quyền Tham khảo
 Iraq Al-Rabia'a
 Nhật Bản DAZN
 MENA (exc. IRN, IRQ, KSA, and UAE) beIN Sports
 Qatar Al Kass
 Ả Rập Xê Út Shahid and SSC [13]
 Hàn Quốc Coupang Play [14]
 UAE AD Sports and Starzplay
Việt Nam K+ [15][16]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Five Member Associations express interest to host 2027 AFC Asian Cup”. AFC. ngày 1 tháng 7 năm 2020.
  2. ^ “All five Member Associations remain in contention to host AFC Asian Cup 2027”. AFC. ngày 13 tháng 11 năm 2020.
  3. ^ “COVID-19 effect: Selection for 2027 AFC Asian Cup host postponed to 2022”. The New Indian Express. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ Kunti, Samindra (31 tháng 3 năm 2022). “India's Patel says credentials to host 2027 Asian Cup should not be underestimated”. Inside World Football. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên 2027host
  6. ^ “Saudi Arabia bids for 2027 AFC Asian Cup”. Inside the Games. 6 tháng 2 năm 2020.
  7. ^ “Unanimous decision expands FIFA World Cup to 48 teams from 2026”. FIFA. 10 tháng 1 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2017.
  8. ^ “Asia's pathway to the FIFA World Cup 2026 and AFC Asian Cup™ 2027 confirmed”. AFC. 1 tháng 8 năm 2022.
  9. ^ “AFC Congress approves NMIFA's membership”. AFC. ngày 9 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2021.
  10. ^ “04 Stadiums”. AFC Asian Cup 2027 Bid Book (PDF). Saudi Arabian Football Federation. 28 tháng 12 năm 2020. tr. 38.
  11. ^ “AFC and KONAMI sign new sponsorship and licensing deal”. the-AFC (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2024.
  12. ^ “AFC and Qatar Airways announce global partnership”. the-AFC (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2024.
  13. ^ Nicholson, Paul (6 tháng 4 năm 2021). “Saudi Sports Company wins AFC media rights in regional new deal”. Inside World Football. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2021.
  14. ^ “AFC confirms media rights deal for the 2025-2028 cycle with Korea Republic's Coupang Play”. the-AFC (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
  15. ^ “K+ sở hữu bản quyền các giải bóng đá của AFC”. vnExpress. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
  16. ^ “AFC teams up with Canal+ Group in Vietnam for the 2025-2028 cycle”. the-AFC (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2024.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]