Thảo luận Thành viên:Sholokhov/Khác

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 11 năm trước bởi Trungda trong đề tài Gươm/Kiếm

Tướng quốc[sửa mã nguồn]

Tôi chỉ có thể giải thích cho bạn điều này. Hai chức "tướng" cầm quân và "tướng" coi việc văn (chính trị) viết khác nhau, đều đọc là tướng. Để phân biệt, các dịch giả VN thống nhất dịch là "tướng quân" để chỉ viên quan võ phụ trách quân sự (hình như chữ tướng này giống tướng trong cờ tướng), còn "tướng quốc" để chỉ vị quan văn coi chính trị, quyết sách của quốc gia (ông này gần vua hơn và to hơn ông cầm quân).

Còn thừa tướng và Tể tướng tôi không biết thật rõ. Bạn thử hỏi bác Meotrangden là người biết chữ Hán, chắc sẽ có câu trả lời rõ.--Trungda (thảo luận) 11:20, ngày 15 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn có thể cho tôi đường dẫn tới bảng tên gọi qua các thời chứ? Tôi muốn xem nó thế nào. Điều này liên quan mật thiết tới "quan chế Trung Hoa", mà bạn biết đó, quan chế ngay ở VN cũng mỗi thời có khác, nên là oải rồi! :D--Trungda (thảo luận) 11:23, ngày 15 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Xin được trao đổi thêm: Trong hai bạn có bạn nào đã chơi cờ tướng chưa? Các bạn xem bộ quân cờ tướng (bẳng nhựa) hiện nay thì thấy ngay. Chữ tướng (văn - chính sự) có chữ "nhật". Chữ tướng (cầm quân) là chữ kia. --Двина-C75MT 16:09, ngày 15 tháng 9 năm 2009 (UTC)--Trả lời


Tể tướng và Thừa tướng[sửa mã nguồn]

Vì thấy bạn và Trung da bí về hai khái niệm này nên tôi mạn phép được trao đổi:

Tể tướng: Chức vụ cao nhất, hàm "nhất phẩm" (chính ngạch nhất phẩm) trong triều đình phong kiến Việt Nam (tương đương với Thái tể trong triều đình phong kiến Trung Quốc (đời nhà Thanh gọi là Trung Đường). Vị trí trong triều đình: chỉ đứng sau vua, ngang hàng với Thái sư, Thái úy, Thái phó. Chức vụ này được áp dụng khi triều đình cần có người đủ năng lực để lãnh đạo khi vua (hoặc hoàng đế) vì lý do nào đó không đủ khả năng điều hành đất nước nhưng chưa thể thay vua mới được. Khi đó, tể tướng được thay mặt vua để thực hiện quyền tài phán tối cao.
Thừa tướng: Chức vụ quan trọng có hàm cao nhất là "tòng nhất phẩm" (phụ ngạch nhất phẩm) trong triều đình phong kiến; xếp dưới tam thái (thái sư, thái úy, thái phó). Có quyền hạn và trách niệm tổ chức, điều hành công việc của lục bộ: lại, lễ, binh, hình, hộ, công; (tương tự như thủ tướng ở các nước có chế độ tổng thống nửa quyền). Thừa tướng thừa hành mệnh lệnh của vua (hoặc hoàng đế), không có quyền tài phán tối cao. --Двина-C75MT 16:05, ngày 15 tháng 9 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Tiêu bản dự án truyện tranh[sửa mã nguồn]

Ở Wikipedia tiếng Anh, độ quan trọng và chất lượng bài viết cũng do các thành viên của dự án xếp. Tôi thấy có dự án số bài quan trọng top rất nhiều (ví dụ dự án kiến trúc gần 500 bài) nhưng nhiều dự án chỉ khoảng 20 bài. Với dự án Paris, tôi xếp chất lượng A cho các bài nội dụng bao quát chủ đề và có chú thích đầy đủ, B cho các bài đã nhiều thông tin, C là các bài ngắn hơn nhưng cũng đáp ứng phần nào cho nhu cầu tra cứu.

Việc sắp xếp này chỉ là chuyện "nội bộ" của từng dự án, mục đích cuối cùng là tăng chất lượng các bài viết, đặc biệt những bài quan trọng. Vì vậy tôi nghĩ nó hoàn toàn có thể tùy thuộc ở các bạn. Nếu các bạn xếp quá nhiều bài vào đặc biệt quan trọng, sự quan tâm đến những bài đó sẽ ít đi. Nếu các bạn dễ dàng "cho điểm" A thì điểm A sẽ mất giá trị. Chỉ có một "danh diệu" bài viết chọn lọc là duy nhất có giá trị trong cộng đồng Wiki vì nó đã được cộng đồng bình chọn. Hy vọng dự án truyện tranh của các bạn sẽ có thêm nhiều bài như vậy.--Paris (thảo luận) 12:18, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

P/S: Dự án địa điểm lịch sử bên Wiki tiếng Anh, họ xếp các địa điểm được biết trên toàn thế giới vào top-importance, các địa điểm ở mức độ quốc gia vào high-importance... Tôi đọc lâu rồi nên không nhớ lắm. Sholokhov thử xem lại và áp dụng tương tự cho dự án truyện tranh.--Paris (thảo luận) 12:19, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re: Torrent[sửa mã nguồn]

Tôi chưa bao giờ mở lên BitTorrent nhưng có nhiều bạn bè quen với nó, cũng như Kazaa về trước. Tôi thích nhạc cổ điển và xưa đến nay sử dụng nhiều cái phần mềm nguồn mở, nên không cần torrent làm gì. :^)

Ở nước Mỹ, các ISP hay throttle kết nối để tránh bị người tải torrent tràn ngập, hoặc chặn BitTorrent hẳn, và họ đôi khi đóng tải khoản của những người lạm dụng nhiều nhất. Có lẽ ít người bị ngắt kết nối, vì các ISP muốn giữ khách; có nhiều ISP khác cạnh tranh. Tôi chưa nghe đến người nào bị phạt chỉ vì sử dụng BitTorrent, vì ở đây hệ thống đó không phải trái luật. Tuy nhiên: nếu người nào tải xuống phim hay nhạc dùng BitTorrent hay mạng nào khác, họ vẫn phải cẩn thận vì RIAAMPAA có thể kiện mình nhiều tiền dễ sợ để làm gương. Dĩ nhiên tình trạng ở các nước kia khác với Mỹ.

Ngày nay tên BitTorrent hình như đồng nghĩa với vi phạm bản quyền, nhưng mới đầu (lúc mà Kazaa vẫn phổ biến) cộng đồng nguồn mở, bao gồm Linux và Mozilla, cũng sử dụng nó rất nhiều để cung cấp phần mềm cho người không có kết nối cao tốc.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 04:11, ngày 17 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chú thích[sửa mã nguồn]

Theo tôi hiểu thì theo thông lệ quốc tế độ tin cậy của tài liệu tham khảo giá trị nằm ở tác giả là ai, (và cũng là để ghi nhận công sức tác giả) nên người ta thường đặt tên tác giả tại chú thích, chứ không đặt tên sách (tất nhiên là vẫn có ngoại lệ). Nếu một tác giả có nhiều đầu sách thì người ta đặt thêm năm, ví dụ Hilary Clinton, 1995, tr 235; Hilary Clinton, 1998, 546. Nếu hãn hữu lắm có người năng suất quá, một năm ra được mấy đầu sách thì mới phải dùng đến chước ghi cả tên sách, và giữ cả tên tác giả. Rotceh (thảo luận) 09:29, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nếu như chỉ có duy nhất 1 tác giả tên như vậy, và tên sách đã được liệt kê trong phần tài liệu tham khảo thì cách đặt chú thích như bạn nói phù hợp rồi. Rotceh (thảo luận)

Nên để lại cả hai (tác giả và tác phẩm) vì lẽ: Có tác giả ít nổi tiếng nhưng lại có những quyển sách được đánh giá cao; một phần có thê họ xuất thần cho ra tác phảm ấy, hoặc họ chỉ là chủ biên nhưng sách đuợc cả một tập thể tác giả cùng viết (trong đó có thể có tác giả nổi tiếng nhưng lại không đứng chủ biên) và được cả một hội đồng khoa học thẩm định. Còn tác giả nổi tiếng thì đương nhiên rồi. --Двина-C75MT 12:00, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Sholokhov có thể xem qua en:Wikipedia:Citing sources#How to present citations. GV (thảo luận) 12:19, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Triều Tiên[sửa mã nguồn]

Tôi không biết tiếng Triều, nhưng căn cứ theo tiếng Anh, nếu ở en.wiki gọi Joseon Dynasty thì có thể dịch tương đương là nhà Triều Tiên.

Ban đầu tôi cũng băn khoăn, nhưng nghĩ kỹ thì ko có vấn đề lớn. Tống, Minh, Kim... cũng là tên triều đại được gọi thành tên nước. Trong lịch sử là những nhà Tống, nhà Kim, nhà Liêu, nhà Minh nhưng trong quan hệ với các nước xung quanh ta vẫn thấy những "nước Tống", "nước Kim", "nước Liêu"... Tôi chưa có điều kiện lục lại sách LS Hàn Quốc từng đọc, nhưng cái tên Triều Tiên ngày nay có thể chỉ là lấy tên 1 triều đại cổ xưa làm tên nước mà thôi. Khó khăn cho chúng ta là ko biết tiếng bản địa để tìm đến gốc gác, tôi tạm hiểu như vậy.

Gọi vương triều Triều Tiên thực ra cũng không sai vì ta vẫn nghe thấy những "vương triều Hán" = nhà Hán, "vương triều Tống" = nhà Tống, vương triều Trần = nhà Trần...

Theo tôi nên lấy tên nào ngắn - tôi thì tôi dùng nhà, còn tên kia đổi hướng tới đó.

Khái niệm "Vương quốc" nặng về lãnh thổ, có vẻ không tương đương với khái niệm "dòng họ, triều vua cai trị".--Trungda (thảo luận) 18:18, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi chưa vội đổi tên, vì thấy trong bài Vương quốc Triều Tiên nêu khái niệm "là 1 vương quốc" chứ ko phải "1 triều đại". Bài "vương quốc Triều Tiên" như cách nghĩ của tôi, sẽ nặng về nội dung sự thay đổi (phát triển, mở rộng hoặc thu hẹp) về lãnh thổ của nước này dưới tên gọi Triều Tiên (và ta cũng hiểu với nhau rằng đó chính là vương quốc dưới cái thời nhà Triều Tiên cai trị). Còn bài nhà Triều Tiên nặng về khái quát: chính trị, quân sự, văn hóa, kinh tế, bảng các vua... như những nhà Lý, nhà Tống và ... nhà Kayani (nghiêm túc chớ hiểu sai nhé :D) nữa. Tôi nghĩ rằng Vương triều Triều Tiên và nhà Triều Tiên là 1 (bài đổi hướng nhau), còn "vương quốc Triều Tiên" là 1 bài khác. Chưa rõ có hợp lý ko?--Trungda (thảo luận) 18:31, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời


Tổ[sửa mã nguồn]

Mà Khov có nghĩ Thế Tổ là vua khai quốc ko?--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 15:37, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC) về GV thì đề nghị bạn hãy che hết wiki và tài liệu rồi bắt tiên sinh ấy đọc làu làu về Hán Vũ Đế, Thạch Lặc, Thạch Hổ, Thiên hoàng Đại Chính, v.v...; nội dung Kinh Thánh; các khái niệm khalip, sultan, emir, khedive, v.v...; các thành phố Hawaii, Kếp Tao xem sao?--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 15:54, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tổ, Tông[sửa mã nguồn]

Tôi chỉ có thể nói với bạn... 3/4 sự thật thôi (nhưng vẫn là sự thật!:D) vì tôi không biết chữ Hán để dò đến gốc như bác Meotrangden và cũng không nhớ đã đọc điều tôi biết tại đâu.

Tổ và Tông gần nghĩa nhau, như Đế; Tổ mang nghĩa khởi nghiệp (ko biết chữ Hán nên ko soi được ra 100% là vậy). Đúng là với nhiều triều đại thì "Tổ" là "đặc quyền" của ông khai quốc, nhưng một số ít hơn các triều đại lại có hơn 1 "Tổ".

Lạm phát nhiều hơn cả hình như là nhà Nguyễn (3 Tổ liền nhau - dĩ nhiên ko tính các ông "truy tôn"). Nhà Minh có 2 Tổ nhưng Tổ thứ 2 lại sau 1 Đế (ko miếu hiệu). Tôi phỏng chừng rằng con cháu Chu Đệ muốn nói cha mình là người tái sinh nhà Minh lần thứ 2 (và ko đặt miếu hiệu cho Doãn Văn).

Một lưu ý nữa là nhà Bắc Chu có Chu Vũ Đế là vua thứ 3 nhưng được tôn là Cao Tổ trong khi 2 vua đầu (bị quyền thần) chỉ là "Tông". Rõ ràng là ai xuất sắc (như cách chúng ta từng thảo luận, gọi là "xứng Đại Đế" của triều đại đó) thì được gọi Tổ.

Song nói đi phải nói lại, đó là ý muốn của người kế tục (truy tôn, dâng miếu hiệu) chứ mấy ông "Tổ" đó có tự xưng như thế khi còn sống đâu?

Chuyện thay "Đế" bằng "Tông" và "Tổ" (thụy bằng miếu) bắt đầu từ thời Đường. Không rõ có phải thời đó có Hiến pháp thay đổi cách gọi không (:D) mà tự dưng lại đổi như vậy, dù rằng trước đó các vua Hán, Tấn và Thập lục quốc cũng đã có miếu hiệu rồi nhưng không gọi mà chỉ gọi bằng thụy.

Tôi nhận thấy rằng lý do có thể nằm ở độ dài. Trước thời Đường, các thụy hiệu thường ngắn (2-3 chữ) nên được ưu tiên gọi; đến thời Đường bắt đầu "quý hồ đa", "nhồi nhiều mỹ tự sợ thiếu", kiểu như Thần Nghiêu Đại Thánh Đại Quang hiếu hoàng Đế (Lý Uyên đấy), cho nên mọi người phát ngán, gọi sang Tông và Tổ cho nhanh. Mà cũng lạ, sao miếu hiệu thì không có những "Thần Nghiêu Đại Thánh Đại Quang... Tông" nhỉ? Tôi cũng chưa hiểu.--Trungda (thảo luận) 16:11, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn về mấy chữ Hán. Tôi càng hiểu rằng: rõ ràng Đế giá trị hơn Tổ/Tông vì đó là cung bậc ngôi vị và nếu là tôi, tôi thích Đế hơn (:D). Đọc bảng kê miếu, thụy các vua chúa Trung Quốc thì thấy rằng: không ít nước thời Thập lục quốc hoặc Ngũ đại Thập quốc chỉ xưng vương nhưng vẫn có thụy hiệu Tông/Tổ (kiểu như các chúa Trịnh). "Ăn nhau" là đế hay vương! Hiển nhiên rằng các vua chư hầu (phiên vương) thời bình không có miếu hiệu, chỉ các vua "ly khai" thời loạn, lập nước riêng mới có. Vậy thì cũng là Tề vương, nhưng Tề vương thời loạn lại "sang" hơn Tề vương thời bình (vì con cháu có thể tự ý mà tôn)!
Vậy là ta có thêm vài % sự thật nữa, tuy chưa được 100% nhưng vẫn là sự thật hẳn hoi, bạn thấy "định lý K" sai không? :)))--Trungda (thảo luận) 16:32, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Góp lời với Trungda, Tổ là 祖, Tông là 宗, đều dùng để chỉ tổ tiên, nhưng tổ xếp trước tông (tổ tông) - tổ là đầu tiên (thủy tổ), tông là cốt rễ. Tông còn một biến thể nữa là Tôn, vì đời nhà Nguyễn húy chữ Tông, ví dụ Lý Thái Tông họ đổi thành Lý Thái Tôn, Tông giáo thành tôn giáo. GV (thảo luận) 16:36, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Cái sự "kiêng cữ" đó thật tai hại. Tông thất dễ hiểu hơn hẳn tôn thất, tông giáo so với tôn giáo cũng vậy. Còn các miếu hiệu "tôn" thì bị mất hẳn uy nghi.--Trungda (thảo luận) 16:53, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Không phải xấu, chỉ là "ko vẻ vang" thôi (loại "khoanh tay rủ áo).--Trungda (thảo luận) 17:04, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhân xưng[sửa mã nguồn]

Về trường hợp Lê Bá Dương và theo quan điểm trung lập của Wikipedia tôi cho rằng bạn có lý. Tuy nhiên theo cá nhân tôi đại từ nhân xưng về nhân vật còn phụ thuộc văn cảnh. Bài Oyama Masutatsu tôi thực hiện ngày xưa, sử dụng đại từ nhân xưng tùy theo tuổi tác của nhân vật (cậu, chàng, ông), nhưng giả sử nàng Kiều trong Truyện Kiều, sẽ vẫn mãi mãi là "nàng" dù khi tái hồi Kim Trọng có khi đã đủ tuổi để gọi bằng "bà":D. Việt Hà (thảo luận) 15:41, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhưng "bà" Vương Thuý Kiều là nhân vật văn học chứ không phải có thật. Giống như là "Sao ta mãi gọi là em khi đất nước đặt tên cho rừng" vậy :D Tích Lan nhân (thảo luận) 16:31, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cảm ơn Sholokhov bổ sung thêm đoạn tâm sự của Lê Bá Dương rất hợp với logic của nội dung phần "Nghĩa cử thả hoa". Việc đổi từ "anh" sang "ông" cá nhân tôi thì không thấy thú lắm:D, nhưng tôi không có ý kiến gì vì nó cũng phù hợp với Wikipedia và tuổi tác của nhân vật hiện thời, vả lại "ông" vẫn là đại từ rung tính nhất. Việt Hà (thảo luận) 11:35, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bắt giò Tích Lan nhân một cái. Vương Thúy Kiều cũng là nhân vật có thật nhưng không được hay ho như trong truyện của Tố Như tiên sinh. 123.18.99.28 (thảo luận) 01:10, ngày 30 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Kou-chan vs Kouta-kun[sửa mã nguồn]

Không phải tên Nhật nào cũng có thể viết tắt tuy viết tắt là cách thức gọi thân mật (hoặc với dụng ý nghệ thuật khác ví dụ thể hiện cảm thức thẩm mĩ mà giới trẻ Nhật hiện nay gọi là "kawaii" chảng hạn).

Nếu gặp -chan, -kun trong văn bản, cá nhân tôi sẽ luôn giữ nguyên mà không nhất thiết dịch ra. Cũng giống như nhà xuất bản tiếng Nhật có đuôi sha, Kodansha chẳng hạn, vẫn có thể là "Nhà xuất bản Kodansha". Việt Hà (thảo luận) 15:52, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Khi tôi đọc manga hay xem drama Nhật cũng thích nghe có -san, chan, kun, sama, sensei hơn là trống không (tất nhiên cũng chỉ biết những đuôi quen thuộc này thôi :D). Ít nhất từ đó cũng biết được thái độ của người nói đối với người được nhắc đến. Mà một số trang dịch manga trên mạng sang tiếng Việt cũng thường để nguyên mấy đuôi như vậy. Adia (thảo luận) 01:43, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tần[sửa mã nguồn]

Đây là 1 bước đệm giữa Chu và Hán. Không thấy nhắc tới hoàng hậu của Thủy Hoàng là ai, kể cả những sủng phi cũng không luôn. Sử ký chép Hồ Hợi chôn luôn các cung nhân của Thủy Hoàng vào mộ, nhưng cũng chỉ nói "các", không nêu số lượng và đặc biệt không thấy nhắc tên bất cứ ai là "đặc biệt" được quan tâm trong cung cấm. Phải chăng sau vụ giết Lao Ái và Lã Bất Vi, lại đày Triệu Cơ, trái tim ông này đã hóa đá và không còn thực sự yêu thương 1 người đàn bà nào nữa? Tôi đọc Sử ký xong cũng không thấy khớp tình tiết nào với việc 1 số người sau này nói ông này hoang dâm.

Một tình tiết nữa là Thủy Hoàng là người của công việc, ham công tiếc việc, "1 ngày chưa đọc xong 1 thạch (10 đấu sách, làm = thẻ tre) công văn thì chưa ngủ". Bạo chúa mà được thế kể cũng là đáng trọng hơn nhiều minh quân sau này.

Hay cũng phải chăng ko khoái sắc nữa mà quay sang du lịch 4 phương cho khuây khỏa đến nỗi chết giữa đường?

Quay lại chuyện danh hiệu, con các ông này không phải hoàng tử mà lại vẫn gọi = công tử như các chư hầu thời Đông Chu. Bình thường, con thiên tử nhà Chu đã được gọi bằng "vương tử" rồi, còn con hoàng đế Chính lẽ ra đã phải là hoàng tử. Vậy mà con trưởng Phù Tô vẫn chỉ là "công tử", sao mà quá lạ lùng?

Hạng Vũ thì không thấy nhắc con cái và Ngu Cơ cũng không có ngôi hậu, đến Lưu Bang mới bắt đầu thấy "ban bệ" đầy đủ như các triều đại sau này.--Trungda (thảo luận) 04:57, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hình xe tăng húc đổ cổng dinh Độc Lập[sửa mã nguồn]

Mình vừa bổ sung rồi. Hy vọng Ctmt không phản đối và Lưu Ly không "bắt giò". --Двина-C75MT 16:36, ngày 29 tháng 9 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Hay lắm! Bạn quả là có kinh nghiẹm hơn mình rất nhiều. --Двина-C75MT 16:44, ngày 29 tháng 9 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Các bộ trong triều đình phong kiến[sửa mã nguồn]

Nhân các bạn trao đổi về "The latter" và "Minister of Finance", tôi xin phép góp chuyện:

  • The latter: có nghĩa là sau cùng, gần đây nhất, hiện hành. Vì đây là tính từ nên trước nó phải có một danh từ, Nếu danh từ đó chỉ chức vụ thì có thể dịch là "đương chức" hoặc "đương nhiệm". Ví dụ: "Tỉnh trưởng đương nhiệm", "Vị vua đuơng triều".
  • Minister of Finance: nghĩa hiện đại là Bộ trưởng tài chính. Thời xưa có sáu bộ:
- Bộ Binh: Lực luợng vũ trang
- Bộ Hình: Điều tra, truy tố, xét xử (như hệ thống tư pháp)
- Bộ Lễ: Lễ nghi, văn hoá, giáo dục
- Bộ Công: Thủ công nghiệp và thương nghiệp
- Bộ Lại: Tổ chức các bộ, chuyen lo việc tuyển chọn, bổ nhiệm quan lại.
- Bộ Hộ: Hộ tịch, hộ khẩu, dân số (dưới thời Lý-Trần kiêm quản nông nghiệp do chế độ điền trang thái ấp)
Do đó "Minister of Finance" tương ứng với "Công bộ thuợng thư" không phải là "Hộ bộ thượng thư". Đôi điều trao đổi. --Двина-C75MT 12:49, ngày 29 tháng 9 năm 2009 (UTC)--Trả lời
Thành viên:Minh Tâm-T41-BCA sai. Vấn đề tài chính thuộc quyền quản lý của Hộ bộ chứ không phải Công bộ. 123.18.99.28 (thảo luận) 01:17, ngày 30 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ministry of Finance[sửa mã nguồn]

Không phải Bộ Hộ hay Bộ Công. Tôi xem sách của GS Cát Kiếm Hùng (TQ) thì chức Bộ trưởng Bộ này là Thượng thư Độ chi (Quản lý chi tiêu, được chú là "như Bộ trưởng Tài chính"). Chức Thượng thư Độ chi được nhắc đến thời Lưỡng Tấn Nam Bắc triều. Tôi đang "loanh quanh" trong khoảng 700 năm trước và sau công nguyên nên không rõ sau này còn chức đó trong triều đình TQ thời Tống trở đi hay không; còn ở VN từ nhà Lý không thấy nhắc tới chức này. Tôi cũng không rõ có Bộ Độ chi hay không. Tương tự, nghe nhắc đến chức Thiếu phủ là phụ trách thu thuế khóa trong nước (Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế) nhưng tên cơ quan ông ta đứng đầu cụ thể là gì thì dường như mỗi thời gọi 1 cách. Cái này có lẽ lại phải chuyên gia chữ Hán tra cứu mới ra.--Trungda (thảo luận) 17:24, ngày 29 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mình cũng đắn đo về cái này. Thường thì ở Trung Quốc và Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII, người ta ghép việc tài chính vào Bộ Công quản lý. Đến thời nhà Nguyễn mới có chức quan "quản khố" chuyên coi kho bạc, quan "thương bạc" chuyên coi việc thuế má nhưng lại không có hàm bộ trưởng. --Двина-C75MT 17:41, ngày 29 tháng 9 năm 2009 (UTC)--Trả lời
Quay lại trang thảo luận của tôi đi. May có Ashitagaarusa đã lý giải giúp rồi.--Trungda (thảo luận) 17:57, ngày 29 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bác Meotrangden vắng hơi lâu, mấy tuần này không thấy lên wiki.--Trungda (thảo luận) 18:11, ngày 29 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Vụ này nhắc tôi nhớ đến 1 dự án khá lớn đối với sử Trung Quốc và các nước khác như bạn và Ti2008 đang chinh chiến, tại wiki nói chung, với sử các nước hay ít ra là khu vực, về từng lĩnh vực trong từng thời kỳ/triều đại như trong sử VN là: Hành chính Đại Việt thời Lý, Nông nghiệp Đại Việt thời Lê Sơ, thương mại Đại Việt thời Mạc... Rất thiết thực để tra cứu và so sánh từng thời, nếu mỗi lần chúng ta gặp những chuyện như thế này. Nhưng làm rất khó khăn, vì không có tư liệu, nhất là tư liệu một cách hệ thống.--Trungda (thảo luận) 18:22, ngày 29 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thư giãn[sửa mã nguồn]

Trên trang đó còn nhiều cái buồn cười lắm, từ từ mà đọc nhe.--King Fahd/Dammam (thảo luận) 08:47, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

còn cái này nữa nè.--King Fahd/Dammam (thảo luận) 08:56, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Chọn cách sống là việc riêng của mỗi người. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Thế mới thành cuộc đời được. Chứ xã hội mà lại cứ hàng dọc, hàng ngang thẳng tắp như bên chúng mình thì chẳng có gì mà nói nữa. Tuy nhiên, mình dùng cách chọn lựa của nguời Việt Nam theo cách: "đi với bụt thì mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy". Đó là về hình thức. Việc lựa chọn phải tính đến hiệu quả. Mình có một nguyên tắc là phương tiện phục vụ mục đích, không bao giờ mục đích lại đi phục vụ phuơng tiện cả, Phương Tây ăn bánh mỳ, Việt Nam ăn cơm, kết quả đều là "no bụng" cả thôi. --Двина-C75MT 09:25, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)--Trả lời
Bạn nói đúng như một sỹ quan tuyên huấn trong quân đội, mà không phải sỹ quan tuyên huấn nào cũng diễn đạt được như vậy. Riêng về chuyện xếp hàng thì nếu bạn xem phim "Em bé Hà Nội:"; ban sẽ thấy rằng người Bắc VN đã có thói quen xếp hàng từ lâu. Chính mình cũng đã phải dùng chiếc mũ cối bộ đội để xếp hàng từ bốn giờ sáng để mua được 100g thịt bạc nhạc cho con trai nhỏ. Rất bực là vì nhũng bức xúc trước những thiếu thốn trong thời bao cấp đã gần như xóa bỏ thói quen này. Bạn thấy đấy, trên wwiki có cả đống thảo luận kiều chen ngang --Двина-C75MT 14:08, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)--Trả lời
Ngoài cái "chủ nghĩa cá nhân hoang dã mà Kohv vừa nói đến, còn có một thứ nũa: "Chủ nghĩa tập thể cào bằng" và phát triển thành "chủ nghĩa cá nhân núp bóng tập thể". --Двина-C75MT 15:51, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)--Trả lời
Chính thế đấy, mìh thấy một số vị BQV đang hành xử theo cách này. Tuy nhiên, bạn nên nhớ là người Việt Nam đã quá thành thạo trong việc: "đi với Bụt, mặc áo cà sa, đi với Ma, mặc áo giấy" nên phải cẩn thận khi xem xét, kẻo dễ bị nhầm. Khov đã xem phim "Mặt nạ" có Jim Carry đóng vai chính chưa. Phương Tây siêu hơn Việt Nam nhiều khi đúc kết hiện tượng đóng nhiều vai trong đời sống thực, (tương tự như nhiều nick trên wiki). --Двина-C75MT 16:13, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Sultan[sửa mã nguồn]

Cắt nghĩa theo cách xưng danh hiệu của các vua, thì vua 1 nước kiểu Trung Hoa có thể trải dài từ "đế" qua "vương" - "công" - "hầu" - "bá" - "tử" tới "nam", thậm chí "quân". Không tùy thuộc vào quy mô mà phần nhiều do ý chí của vị vua đó. Viên Thuật đất nhỏ 2 quận như 1 tước bá hoặc hầu thời Chu, nhưng xưng đế vì khát làm Đế quá. Đó là tiếp theo ý kiến của Shlokhov: Sultan không ánh xạ 100% với Vương hay Đế.

Cắt nghĩa theo khái niệm tương đương: thì Khalip giống Đế, êmia giống chư hầu (từ "nam" tới "công" tùy nước nhỏ hay lớn). Cho nên có thể coi "êmia của các êmia" (amîr al-umarâ’) là bá chủ chư hầu như Ngũ Bá. Không thèm làm êmia cũng không muốn tranh khalip, thêm nữa sau này có người với danh hiệu sultan làm cái việc quyền thần như chúa Trịnh hay Tào Tháo lấn át hoàng đế (khalip), thì có thể coi ngang với “vương”.

Dường như sultan bản chất giống amîr al-umarâ’, nhưng về cái tên thì nghe “sang” hơn => 1 danh hiệu mới ra đời.

Cần lưu ý rằng chức vị này ra đời trong thời kỳ chuyển tiếp, với hoàn cảnh vốn chỉ có các danh hiệu khalip và emia, đại emia tồn tại. Do đó cắt nghĩa “vương” có thể coi là tương đương; mà cắt nghĩa “bá vương” (bảo rằng giống như Hạng Vũ) cũng không sai, vì Hạng Vũ xưng hiệu trong bối cảnh hết Chu đầu Tần: phổ biến tước vương tới ít nhất 7 nước rồi, mà Hạng Vũ thì ko muốn mang tiếng tranh Đế với Mễ Tâm.

Thú thực, tôi định viết mấy đoạn trên đây vào chỗ bạn mời, nhưng tôi viết đến đây và lật xem bài khalip thì thấy nội dung na ná những gì mình hiểu nên chỉ trao đổi riêng mấy điều đó với bạn. Tôi cho rằng cứ dùng phiên âm khalipsultan, đây là 2 khái niệm bên nước Hồi giáo, có thể chú thêm sultan tương đương "Vương" còn khalip tương đương đế. Người nào cần tìm hiểu sâu hơn sẽ bấm vào từng mục từ để phân biệt rõ sultan giống/ khác vương ở phương Đông và King ở phương Tây ra sao. Tôi từng thấy có sách dịch hẳn chức tướng lĩnh ở nước Nga cổ đại là "Lạc Hầu" - theo tôi hơi ẩu (người Nga mà gọi Lạc nghe rất chối), lẽ ra chỉ dùng từ chung chung "tướng" hoặc phiên âm và giải thích thêm là "tương đương Lạc hầu ở nước Văn Lang cổ".--Trungda (thảo luận) 17:12, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi chịu, nếu tham gia được thì tôi đã tham gia rồi. GV (thảo luận) 17:19, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Chắc bạn nhầm chút: có phải bạn định copy đoạn trên này vào thảo luận:sultan chứ không phải bài đó chứ?
Thứ nữa, tôi đọc bài và nhận thấy: sultan thì tương đương vương, nhưng vợ ông ta, kỳ lạ thay, lại ngang "Queen" hơn là "Hậu". Vợ "King" là "Queen", nhưng VN đã dịch "nữ hoàng" thực ra không tương đương. Có vẻ như phụ nữ hoàng tộc cũng bị tư tưởng "trọng nam khinh nữ" đè nén nên bị "nghèo danh hiệu". Bạn xem: Vợ "vương" nhà Chu cũng là Hậu, nhưng đến thời có hoàng đế rồi thì vợ Đế cũng chỉ là hậu (không có danh hiệu cao hơn - Tần Thủy Hoàng ích kỷ không đặt ra danh hiệu mới cho vợ nhỉ!). Nói trở lại chuyện cũ: vợ vua Chu Vương thiên tử là hậu, còn vợ vương thời có đế xuống hàng phi <=> vợ King mà dịch "hoàng hậu", cũng Queen (khi cầm quyền cai trị, ko King) lại dịch nữ hoàng rõ ràng là dịch kiểu "thoát nghĩa" mà thôi (lẽ ra là nữ vương). Các khái niệm này đã quen mất rồi không chẻ ra mà tách nghĩa cho thật sát.
Còn nữa, sultan mang nghĩa "quyền lực", người xưng hiệu này làm quyền thần chẳng phải là quá hợp hay sao!--Trungda (thảo luận) 17:34, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

êmia nữa chắc đủ bộ để người đọc hiểu trọn vẹn hơn về danh hiệu vua chúa các nước Hồi giáo. Tôi nghĩ một số sách VN không nêu thấu đáo điều này và những chỗ như thế này chính là cái ưu việt hơn của wiki.--Trungda (thảo luận) 17:39, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tùy bạn thôi. Vì tôi mới tiếp cận sang Tây Á, được xem những thông tin cơ bản và liên hệ trở lại với phương Đông để đối chiếu, tạm có mấy ý kiến nho nhỏ. Chính tôi (và tôi tin cả bạn và Ti2008) cũng mong có ngày "thông" 3 kênh: Đông - Tây - Hồi, tức là có những đối chiếu và so sánh, mổ xẻ thật đã với nhau về khái niệm, về con người (vua - tướng, hoàng tộc), về vương quốc và nhóm vương quốc - khu vực từng thời kỳ. Có thể từ đó có những sự tương thích kỳ thú. Cần xanh hóa nhiều chỗ đỏ nữa để đạt tới điều này.--Trungda (thảo luận) 17:51, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhưng phải công nhận rằng: chính các vua phương Đông ít lệ thuộc tôn giáo nhất. Các chức danh "hệ Khalip" hay "hệ Emperor" đều có liên quan tới tôn giáo, còn "hệ đế vương" thì tuyệt nhiên không. Một ông vua trọng 1 tôn giáo nào đó, đến ông sau không theo nữa thì thôi.--Trungda (thảo luận) 18:01, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chính xác. Đúng người để hỏi đấy.--Trungda (thảo luận) 18:04, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Câu và Cấu[sửa mã nguồn]

Tôi không rõ tên nào thông dụng hơn. Nhưng ở wikipedia tiếng Việt đang đặt tên là Cao Cấu Ly cơ mà. --Khốttabít (thảo luận) 18:09, ngày 24 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Còn tôi thì chưa rõ vì sao 句 lại được phiên âm là "câu" hoặc "cấu" mà không phải "cú". --Khốttabít (thảo luận) 18:15, ngày 24 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi đã hỏi thành viên VietLong xem thế nào. --Khốttabít (thảo luận) 18:20, ngày 24 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trong các từ điển Hán Việt thường có cả 3 âm: câu (tương ứng với gōu), cấu (tương ứng với gòu), và cú (tương ứng với jù). Muốn biết là Cao Cấu Ly, Cao Câu Ly hay Cao Cú Ly thì phải xem người Trung Quốc đọc như thế nào, hoặc tra từ điển Trung Quốc xem họ phiên hay chú âm thế nào. Tôi cũng đã từng đọc thấy có sách phiên là Cao Cú Ly, nhưng không rõ âm nào chuẩn nhất. Tương tự như vậy, 嘉峪關 được người Trung Quốc đọc và phiên là Jiāyùguān, cho nên phải là Gia Dụ Quan. Chữ 峪 có 2 âm: yù và gù (âm cũ) nên các cụ xưa không biết bên Trung Quốc họ dùng âm nào, vậy là có sách phiên là Gia Cốc Quan. Hay ông Tăng Âm Quyền chứ không phải Tăng Ấm Quyền (hay thậm chí Tằng Ấm Quyền) vì ta biết có pinyin là Zēng Yīnquán (xem Thảo luận:Tăng Âm Quyền).--Nguyễn Việt Long (thảo luận) 18:52, ngày 24 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi tín nhiệm VietLong và tin tưởng zh.wp, nên tôi không phản đối chút nào nếu Sholokhov đổi tên bài Cao Cấu Ly thành Cao Câu Ly. Nhân tiện, vì thấy Sholokhov có xu hướng ủng hộ cách dùng phiên âm Hán Việt cho các tên gọi của khu vực ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, nên tôi hơi thắc mắc là sao bạn không theo tập quán này một cách nhất quán, và cũng là để cho tên mục từ ngắn gọn, bằng cách gọi tên vua của Triều Tiên, Cao Ly, tam quốc Triều Tiên theo trật tự tên nước+thụy hiệu. Chẳng hạn, gọi là Cao Ly Thái Tổ có hơn là Thái Tổ nhà Cao Ly không? Tôi thấy các wp cho các ngôn ngữ Á Đông như Trung và Nhật đều theo cách này.--Khốttabít (thảo luận) 11:00, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Cao Câu Ly đi. Chơi luôn.--Khốttabít (thảo luận) 11:01, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi vừa soát một lượt các bài liên quan đến Cao Câu Ly thì phát hiện ra có nhiều kinh hoàng cách gọi nước này. Tên phiên âm Hán Việt loạn lên đã đành. Tên phiên âm Latinh cũng loạn luôn.--Khốttabít (thảo luận) 12:58, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re 桜[sửa mã nguồn]

Đây là chữ Nhật dạng kanji, không phải chữ Hán. Khẳng định không phải chữ Hán, vì tra google chỉ thấy xuất hiện trong tiếng Nhật: http://www.google.com/search?hl=en&rls=com.microsoft:en-US&rlz=1I7GGLL_vi&q=%E6%A1%9C&start=0&sa=N. Nó được giản lược theo kiểu Nhật, mà chữ Hán gốc là 櫻, bộ mộc, âm HV là anh, trong cụm từ chỉ hoa anh đào (http://zh.wikipedia.org/wiki/%E6%A8%B1%E8%8A%B1; http://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa_anh_%C4%91%C3%A0o). --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 12:02, ngày 26 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quốc ca Liên Xô 1977[sửa mã nguồn]

Bản dịch tiếng Anh (từ tiếng Nga) chắc là bản được dùng để dịch ra bản tiếng Việt, còn nếu dịch Nga-Việt, se xcó một số chỗ khác. Tạm thời tôi thấy cả hai bản đều có mấy chỗ chưa chuẩn lắm như sau:

  • Đoạn 1/Câu 3 và câu 4: Bản tiếng Việt đảo câu không hợp lý: Hai câu này dịch xuôi đi phải là: "Tổ quốc Xô Viết thống nhất và hùng mạnh được tạo nên bởi ý chí và nguyện vọng của nhân dân,". Bản tiếng Việt sai khi thêm chữ muôn năm. Bản tiếng Anh phỏng dịch thành ra "our Soviet land!" cũng sai vì không có trong nguyên tác tiếng Nga. Trong nguyên tác không có cụm từ "Нас Советский Союз". Bản tiếng Anh còn dịch sai cụm từ "bởi ý chí và nguyện vọng của nhân dân" thành "bởi cuộc đấu tranh của con người".
  • Đoạn 2: Câu 2: "Và Lê nin vĩ đại đã dẫn đường" (Câu này, bản Anh dịch thừa, bản tiếng Việt cũng thừa theo) Câu 3, từ правое dịch là "đích thực" gần đúng nghĩa hơn là "chính đáng" (bản tiếng Việt). Câu 4, hoàn toàn không có từ "tình yêu". Toàn bộ bốn câu này đúng ra phải là: "Ánh mặt trời tự do xuyên qua giông tố/ và Lê nin vĩ đại đã dẫn đường/ đưa nhân dân tiến lên đến quyền năng đích thực/ trong lao động được ghi vào kỳ tích".
  • Đoạn 3: Bản tiếng Việt cũng có những cụm đảo ngữ không thích hợp. Toàn bộ bốn câu này dịch xuôi xẻ sẽ là: "Với chiến thắng của lý tưởng cộng sản bất diệt/Chúng ta thấy tương lai của đất nước mến yêu/Dưới màu đỏ của lá cờ Tổ Quốc/Chúng ta sẽ mãi mãi trung thành". Bản tiếng Anh biến từ "lá cờ" (Flag) thành từ "biểu ngữ" (banner), dịch từ "Отчизны" (Tổ quốc) ra từ "fluttering" (nhẹ nhàng bay).
  • Đoạn điệp khúc: Câu 1, bản Việt ngữ dịch được: "Vinh quang thay Tổ quốc tự do của chúng ta". Bản tiếng Anh cũng đúng khi dịch sát nghĩa hơn với hai cụm từ: "Vinh quang thuộc về người, Tổ quốc tự của chúng ta". Câu 2, cụm từ "Дружбы народов" dịch theo đúng ngữ cảnh là "Tình đoàn kết giữa các dân tộc". Cả câu này là "Thành trì vững chắc của tình đoàn kết các dân tộc"; (bản tiếng Việt "theo chân" bản tiếng Anh, dịch word by word nên mới thành ra như vậy). Câu 3, "Đảng của Lê Nin, sức mạnh của nhân dân". Bản tiếng Anh thừa từ "Oh!" Chắc là có dụng ý vì từ Party trong tiếng Anh vừa có nghĩa là Đảng, vừa có nghĩa là một bữa tiệc, bữa liên hoan. Câu 4: Đúng ra phải là: "Đưa chúng ta tới thành công của chủ nghĩa Cộng sản". Bản Việt không để ý đến nghĩa "thành công của từ "торжеству". Bản Anh dịch từ "ведёт" thành từ "lead" cũng tạm được. --Двина-C75MT 12:29, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Anti-commnunism[sửa mã nguồn]

Đang có một xu hướng bôi nhọ Hồ Chí Minh trên các phwong tiện thông tin. điển hình là hai cái này:

1-Phim "Sự thật về Hồ Chí Minh".
2-Tiểu thuyết "Đỉnh cao chói lọi" của Dương Thu Hương.

Vừa rồi, có một thành viên dã đưa tiểu thuyết này và mục "Văn thơ" trong bài Hồ Chí Minh. Tôi đang xem dư luận phản ứng kiểu gì. Rất có thể sau đây, các Anti-communist sẽ đưa thêm mục "Điện ảnh", "Sân khấu" gì gì đó. Bạn nên nhớ giùm tôi rằng, trước hết, chống đám Anti-communist này là để bảo vệ cho vi.wiki khỏi bị rơi vào trường hợp của "Yahoo blog 360 độ" trước đây chứ không phải không trung lập hoặc vì lợi ích của riêng một ai. --Двина-C75MT 08:04, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Tiện đây, xin thông báo cho Sholokhov biết rằng người Nga đã cấm cửa các thành viên từ vi.wiki sang sửa vào các bài về chiến tranh thế giới thứ hai của họ cho đến hết năm 2013. Người Anh cũng làm như vậy tại các bài này cho đến hết tháng 12 năm 2009. Còn người Đức thì đã rút sao bài "Zweiter Weltkrieg" của họ. Theo một số thảo luận mà tôi đọc được trong các bài này, phần lớn họ (trong đó có cả người Đức) chỉ trích rất dữ cách viết của các thành viên vi.wiki tại bài Chiến tranh thế giới thứ hai của vi.wiki. Ý kiến chung của họ là có nhiều đoạn, các thành viên vi.wiki xuyên tạc lịch sử một cách "vô liêm sỉ" (cách dùng từ của người Nga, tôi tạm hiểu theo cách VN). --Двина-C75MT 08:15, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Động cơ của Stalin[sửa mã nguồn]

Có gì đâu, tôi đã nêu trong thảo luận rồi đấy. Nhiều thành viên không chỉ tham gia wikipedia mà họ còn có chỗ trên cả mấy tờ web BBC, RFI, và mấy tờ web nữa kia. Nghĩa là khi lúc nào ở vi.wikipedia hay ở Việt Nam có gì "hot" là họ xúm vào ngay. Bài này đăng ở BBC có chủ đích của nó là kỷ niệm 70 năm ngày bắt đầu chiến tranh thế giới thứ hai (1/9/1939 - 1/9/2009). Nhưng tổng quát về cuộc chiến tranh đâu chẳng thấy, chỉ thấy "kích đểu". Ai bảo rằng BBC trung lập? Chiến tranh thông tin mà lại. Giờ thì Khov đã hiểu Huy Phúc nói wiki là cỗ máy tẩy não là như thế nào chưa. Mà chẳng riêng wiki, tất cả các phương tiện thông tin đều có thể trở thành "cỗ máy tẩy não" trong thời đại ngày nay. --Двина-C75MT 07:53, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

BBC[sửa mã nguồn]

Cái đó dễ hiểu. Nếu bạn đã nghe và đọc BBC dưới nhãn quan của một người không nghiên cứu thì chắc chắn đến 99% là bạn sẽ cảm thấy nó trung lập (vì không tung hô hay hạ bệ ai cả). Hơn nữa, họ dùng phương pháp "giả arcademi" để thuyết phục thính/độc giả. (Mình có may mắn được nghe BBC từ năm 1970; nghe trộm thôi; thời đó, Công an mà biết thì chết đòn). Nhưng đối với những người đã tiếp cận những thông tin sâu sắc hơn, đầy đủ hơn như bạn thì sẽ bóc ngay đuợc cái vỏ "trung lập" giả tạo của họ. Tuy nhiên, BBC chắc chắn không hướng tới các thính/độc giả như bạn. Họ hướng tới những người cả tin, tin vì thiên kiến, tin vì bất mãn hơn là hướng tới các arcademist như bạn. --Двина-C75MT 08:17, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)-- Tôi vừa phát hiện ra một điều: Có thể họ làm như vậy đối với ta là vì trong bài Chiến tranh thế giới thứ hai của vi.wiki không hề có một dòng nào nhắc đến cuộc Chiến tranh Xô-Đức, đường dẫn đến bài này cũng không có, trong khi lại có đến hai đường dẫn đến hai bài về Liên Xô xâm lược Ba Lan. Tôi nghĩ họ tức giận cũng có lý và phải sửa lại một đường dẫn đến Chiến tranh Xô-Đức. Bạn thấy cái lập luận của Cao Xuân Kiên nguy hiểm đến mức nào chưa --Двина-C75MT 08:28, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Cám ơn đã hỏi thăm[sửa mã nguồn]

Tôi vẫn khỏe. Cám ơn! ^_^ Chả là đang bận học và viết văn quá nên chưa thể làm gì.

Nghiêu Thuấn[sửa mã nguồn]

Đó là phỏng đoán của tôi về việc này, mà thời Nghiêu Thuấn vẫn là thị tộc thôi. Nhưng cũng khó xảy ra vì mấy thế hệ đó cách nhau tới vài trăm năm.--Trungda (thảo luận) 02:47, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lý Nghĩa Mẫn[sửa mã nguồn]

Bên en.wiki chỉ thấy nói là nô lệ, ko thấy nói tàn bạo. Mà nô lệ đã sai. Thứ nữa bên tiếng Việt có trích theo bài báo Tuổi trẻ về "cháu 6 đời Lý Dương Côn - theo gia phả...". Cái gia phả Á Đông xưa nay vẫn có chuyện. Trong chưa đầy 50 năm mà có tới cháu 6 đời thì quá vô lý. Hoặc giả, tôi đặt giả thiết (lại cũng chưa có bác sử gia nào lên tiếng) rằng "6 đời" là sự luân phiên kế tục tập ấm dòng họ kiểu anh chết em thay, thậm chí cháu chết chú thay thành ra 6 lượt (như kiểu 6 đời vua nhưng chỉ có 2-3 thế hệ), còn Mẫn chỉ là cháu khoảng 3 đời của Côn.--Trungda (thảo luận) 04:12, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cả "nô lệ" lẫn "tàn bạo" đều không có nguồn gì bên đó, chúng ta không chấp.--Trungda (thảo luận) 04:23, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời


Giao thương[sửa mã nguồn]

Nếu đủ thông tin thì tôi nghĩ nên làm, chỉ sợ không phải thời nào cũng đủ tin như vậy. Trước mắt có thể làm với thương mại Đàng Ngoài, Đàng Trong hoặc thời Mạc, còn trước đó đối tác chỉ có mỗi người đại láng giềng nên lập ra vô ích:D--Trungda (thảo luận) 12:06, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chắc chưa nhiều và đa phương được như vậy, ít ra là theo tài liệu để lại. Tôi vẫn đang thu thập và ra bài dần các thể loại xen kẽ, chứ liền tù tì chắc ai cũng chán diễn 1 món.--Trungda (thảo luận) 12:27, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sử Tàu[sửa mã nguồn]

Tôi đã gặp 1 trường hợp tương tự, tâm sự cùng bạn luôn:

Cách đây chừng 6 năm, dạo sách cổ sử Tàu do các nhà biên tập hiện đại tổng hợp lại được dịch và xuất bản ở VN bắt đầu phổ biến, tôi bắt đầu để ý. Nhưng xem trong dòng sách này, phải xem kỹ mới mua hoặc dùng, vì có những tình tiết rất khó chấp nhận. Ví dụ trường hợp 1 quyển về các vị hoàng đế Tàu của NXB Văn hóa TT hẳn hoi, nhưng có đoạn trong bài về Hãn Mông Kha, đại khái thế này:

Sau khi diệt Đại Lý, năm 1258, ông sai Ngột Lương Hợp Thai mang quân đánh An Nam. Quốc vương Trần Hiệu (tên ngoại giao với phương bắc của Trần Thái Tông, không - dại gì mà - xưng tên thật là Cảnh) đầu hàng. Thế là ông đã tạo được thế bao vây với Nam Tống...

BẠn có chấp nhận được đoạn trên không? Tôi không hiểu vì sao dịch giả Vũ An Chương có thể dịch nguyên 1 câu như thế mà cho xuất bản, không những sai kiến thức (Ngột Lương Hợp Thai bị tống cổ về Vân Nam chứ nhà Trần đâu có để quân Mông đánh chiếm?) mà còn trầm trọng về chính trị.

Nhưng tôi đoán biết, ông tác giả hiện đại cũng chỉ viết theo Sử phương bắc và dịch giả An Chương cũng chỉ biết dịch nguyên văn ra chứ không biết chế biến đi 1 chữ nào. Thực ra, có thể nhà Nguyên căn cứ vào việc "nộp cống xưng thần" của nhà Trần mà viết "quốc vương An Nam đầu hàng" cho có danh dự "thiên triều" mà thôi, và tất cả dừng lại ở đó. Vấn đề là ông tác giả hiện đại ko rõ vô tình hay cố ý thêm mấy chữ "tạo thế vây Nam Tống" thì sai toét, vì quân Mông chạy thục mạng về Vân Nam rồi, làm sao lấy An Nam làm chỗ mở mặt trận thứ 2 để đánh Tống nữa?

Bạn thấy không, cũng là sách tử tế, nguồn uy tín đó bạn, và tôi đồ rằng bên en.wiki họ cũng lập luận kiểu này. Cho nên tôi đọc rất nhiều sách nhưng chỉ dùng những gì tin được và tại sao tôi có nhiều sách nhưng "dự án sử Tàu" không triển khai nhanh như ý định ban đầu. Và chắc bạn cũng dễ dàng liên hệ với các trường hợp tương tự kiểu như nguồn tin được xem là "đủ uy tín" như BBC, nhưng cứ tin theo mà dùng hoặc tin theo mà tư duy theo đó là đi hàng ngàn dặm chứ không phải chỉ 1 dặm:D--Trungda (thảo luận) 17:35, ngày 5 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tributary state là nước chư hầu - nước triều cống, về nghĩa trong trường hợp này không sai khi nhà Trần đã "nộp cống xưng thần". Khi "thiên triều" đã được "thần phục trên danh nghĩa" thì sử có thể viết để tôn lên. Dầu sao chữ bạn đọc đó còn chưa "gai" như chữ tôi xem mà tôi đã chép ở trên.--Trungda (thảo luận) 18:00, ngày 5 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hoàng tộc[sửa mã nguồn]

"Trùm" nhất là chúa Nguyễn Phúc Chu như bạn nói, và vua Minh Mạng.--Sultan Suleiman the Magnificent (Thảo luận) 16:25, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Còn thời đó làm gì có "kế hoạch hoá". Bạn hệ thống lại các bài Ahmed I, Osman II hay Murad IV đi sẽ thấy...--Sultan Suleiman the Magnificent (Thảo luận) 16:32, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
Nếu bạn có dịp đến Trung Đông, đọc bài Suleiman I sẽ thấy có hiện tượng con chúa bị chết.--Sultan Suleiman the Magnificent (Thảo luận) 16:34, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bên Ptolemaios có vua Ptolemaios II lấy chị lớn còn kinh hơn D: Cũng nhờ bạn thắc mắc sao Shah Jahan có đến 5.000 cung tần. Mấy vua Á Đông xưa nhiều thê thiếp thế là chuyện thường.--Sultan Suleiman the Magnificent (Thảo luận) 16:35, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhiều con cháu được xem là cách để duy trì sự vững mạnh của dòng họ. Tôi xem trong Đông Chu liệt quốc (có hư cấu nhưng những thứ khuôn phép lễ giáo chắc ko bịa) thì con vợ lớn nhưng nhỏ tuổi coi con vợ thứ nhưng lớn là "thứ huynh". Hiển nhiên mấy ông "thứ huynh" phải xếp sau ông em con vợ cả trong thừa kế ngôi vị - về lý thuyết là vậy, còn phụ thuộc vào người cha quyết định nữa. Viên Thiệu với Viên Thuật cũng vậy, Thiệu lớn nhưng là con a hoàn, Thuật nhỏ nhưng là con vợ chính, nên Thuật khinh Thiệu.

Vua lấy vợ nhiều tuổi hơn thì cũng là bình thường. Kể thêm có Đường Thái Tông và Tiêu hậu - vợ cũ của Dạng Đế, Minh Hiến Tông và Vạn Trinh Nhi... họ đều hơn nhau > 10 năm. Có nhiều lý do khiến những người phụ nữ này có sức hút với nhà vua.

Phương Đông nhiều vợ nhiều con và chết sớm khá phổ biến.

Kỷ lục hơn ông vua bạn nói có Tề Cao Đế Tiêu Đạo Thành chỉ hơn Tề Vũ Đế Tiêu Trách 13 tuổi. Mà lưu ý rằng ông Thành sinh Trách khi còn là dân thường, chưa có ngôi cao chức trọng.--Trungda (thảo luận) 16:43, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Giống y hệt Đài nhân: IP này khen Phong trào Cần Vương các cụ Phan Bội Châu, chống Pháp,... song lại chống Cộng. Mà này, Huy Phúc là ai vậy? phúc Du?--Sultan Suleiman the Magnificent (Thảo luận) 16:45, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sĩ hoạn[sửa mã nguồn]

Tôi không rõ nguyên văn tiếng Hán thế nào. Sĩ hoạn có bao gồm sĩ (phu)hoạn (quan) không hay chỉ là 1 từ chỉ tầng lớp trí thức? Bên VN ít thấy mâu thuẫn cao đến như kiểu Hà Tiến - Trương Nhượng bên Tàu và cũng ít thấy hoạn quan VN gây hại. Ngược lại những hoạn quan VN như Lý Thường Kiệt, Hoàng Ngũ Phúc, Phạm Bỉnh Di, Dương Chấp Nhất, Lê Văn Duyệt đều là năng thần. Dường như hoạn quan VN rất "biết đạo". Từ xa xưa ở TQ hình thành lực lượng sĩ tộc. Bạn có thể xem bài nhà Tấn có 1 phần sĩ tộc để rõ hơn. Khi có điều kiện tôi sẽ viết bài riêng về sĩ tộc thời Lưỡng Tấn.--Trungda (thảo luận) 15:04, ngày 10 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

VN thì hẳn ko có rồi. Còn TQ thì dường như tôi chỉ thấy tác quái như Trương Nhượng hay Đông Xưởng của Ngụy Trung Hiền cũng đã kinh; thời Đường cũng có nhưng đại thể hội này thống nhất chữ ko chia bè; chia 3 phe 4 đảng như vậy dường như chỉ Triều Tiên có. Xứng đáng có bài riêng!--Trungda (thảo luận) 15:23, ngày 10 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
Vấn đề là: vì sao hoạn quan nắm được quyền? Đầu tiên phải do vua trao, sau đó nó "cầm tịt" lấy không nhường cho ai nữa. Vua tin nhầm người thì hoạn quan mới tác quái được. Vua tin đúng người thì hoạn quan ko tác quái. Vậy => Nhìn tổng quát vua chúa VN sáng suốt hơn... :)).--Trungda (thảo luận) 15:40, ngày 10 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
Lại vỗ tay!--Trungda (thảo luận) 15:40, ngày 10 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Văn hóa Hán[sửa mã nguồn]

Tây Cống vẫn chưa chịu. Thành viên này có lẽ có liên hệ với thành viên Tranxuanphat, người cứ nằng nặc đòi thêm đoạn Hán tự (nguyên tự + giải nghĩa) vào tên quốc hiệu "Việt Nam" và nhiều bài khác. Trong khi dó tiếng Hoa thì chỉ có không quá 5% cộng đồng người Việt (kể cả ở Việt Nam và hải ngoại) dùng. Mình vừa có thêm ý kiến với mấy anh sùng Hán này. --Двина-C75MT 06:36, ngày 13 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Ngoài ra, gọi là "khu vục văn hóa Hán" cũng sai, ở đây, người ta chỉ chịu "ảnh huởng" (tác động, tiếp biến) chứ không phải sao chép, không theo khuôn mẫu Văn hóa Hán. Nhưng hình như các vị ấy vẫn chưa hiểu: "khu vực ảnh hưởng" làn thế nào. --Двина-C75MT 06:39, ngày 13 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Chính xác. Vấn đề nằm ở chỗ đến thế kỷ thứ 19, VN ta vẫn còn dùng chữ Hán trong giao dịch. Ngay như Hiệp ước Pháp Thanh về biên giới thì bản được tống đạt cho triều đình nhà Nguyễn vẫn là bản chữ Hán. Tuy nhiên, vấn đề không phải ở thời gian, mà là ở chỗ này: Đúng, tôi có chịu ảnh hưởng của anh, nhung tôi không sao chép của anh. Tôi cũng từ ngữ của anh (có thể cải biên đôi chút => chữ nôm) nhưng phát âm khác và cách giải nghĩa là của tôi. Vì vậy, gọi "Khu vực văn hóa chữ Hán" là hoàn toàn sai; gọi là "Khu vực văn hóa Hán" lại càng sai nốt. Đây đúng ra chỉ là: "Khu vực ảnh huởng văn hóa Trung Hoa". Thế thôi. --Двина-C75MT 07:11, ngày 13 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Tôi đồng ý với bác chuyện này, chỉ góp ý tí là chữ Nôm nhà mình hổng vay mượn ý nghĩa gì của tụi Hán hết, chỉ là mượn mấy bộ thủ của nó để chế chữ mình thôi, còn nghĩa và âm thì hoàn toàn thuần Việt:).Đại Nam Việt (thảo luận) 13:56, ngày 19 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
1- Từ điển chính thức của Việt Nam không có mục từ này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam: Vũ Khiêu, Phan Ngọc, Phạm Đức Dương, Huỳnh Khái Vinh... đều gọi là: "Khu vực ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa".
2- Về trận Austerliszt, có hai tác phẩm đánh giá tương đôi khách quan: Eduardo Tarles. Napoleon Bonaparte và Lev Tolsstoi. Chiến tranh và hòa bình. --Двина-C75MT 07:23, ngày 13 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Lỗi trong Bản mẫu:Trả lời: Chưa nhập tên thành viên.: Policy for Han-Nom characters[sửa mã nguồn]

Please note that the major precondition of the 4 cases I mentioned is "In historical case". So I think your opinion is right. Maybe we don't have to annotate Chu-Han after words like "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam". But there's one thing I hope to make clear, is there any law in Vietnam clearly prescribe that Chu-Han and Chu-Nom are abolished? If not, maybe we need to reconsider the Han-Nom annotation after Chu-Quoc-ngu.--서공·Tây Cống·セイコゥ (ㄊㄛㄦㄎ) 17:04, ngày 13 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lỗi trong Bản mẫu:Trả lời: Chưa nhập tên thành viên. I don't think it is not acceptable to add Han-Nom information only within the annotations, if there's no law officially prescribe that Chu-Han and Chu-Nom are abolished. The similar case happens in Korean Wikipedia. Actually modern Korean also don't use Chu-Han (Hanja) so frequently like Chinese or Japanese, but they still keep to add Chu-Han information after their articles, maybe because that Hanja is not officially abolished. Wikipedia is to let people know the right things they don't know, how do you think?--서공·Tây Cống·セイコゥ ( ㄊㄛㄦㄎ ) 04:11, ngày 14 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lỗi trong Bản mẫu:Trả lời: Chưa nhập tên thành viên. Could you please list the scholars names and their original texts? Moreover, Thành viên:Khốttabít has already provided us some references about the term "Khu vực văn hóa chữ Hán", please take a look at here:

And the followings are some documents contained the phrase "Khu vực văn hóa chữ Hán" Rgds.--Khốttabít (thảo luận) 14:28, ngày 30 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

--서공·Tây Cống·セイコゥ (ㄊㄛㄦㄎ) 07:13, ngày 14 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mình đã giải đáp cho Tây bằng hai điều luật tại trang thảo luận của bài khu vực văn hoá chữ Hán. --Двина-C75MT 13:53, ngày 14 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Trận Trường Bình[sửa mã nguồn]

Trước thời Hán, rất ít thấy sử ghi các cuộc điều tra dân số vì từng nước chư hầu không phản ảnh điều này. Tôi đã có tài liệu của các chuyên gia hiện đại phản ánh về thiệt hại các trận đánh giữa thất hùng thời Chiến Quốc, có thời gian sẽ bổ sung cho bài đó. Với quân số gần 50 vạn thì dân số chắc không thể dưới 1,5 triệu trở lên.--Trungda (thảo luận) 07:08, ngày 15 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mỗi nước chính sách 1 khác, mỗi đời vua 1 nước cũng có chính sách khác nhau, khi tổng động viên thì tất cả đàn ông 14-60 tuổi bị điều ra.--Trungda (thảo luận) 07:40, ngày 15 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Racism[sửa mã nguồn]

1- Mình đã nói thẳng với hai IP này trong thảo luận của bài. Dù sao thì Pro MK quả là một nhà ngoại giao bẩm sinh, đã xoa dịu hai ông này để họ không nổi khùng lên mà phá phách.
2- Năm 1978, Liên Xô đưa quân vào Afghanistan mà cho đến bây giờ vẫn không rõ ai là người có trách nhiệm ra lệnh. Bộ trưởng Quốc phòng Dmitry Fyodorovich Ustinov nói rằng đó là lệnh miệng của Brezhnev, có đưa ra băng ghi âm là bằng chứng nhưng ông này chối, lấy cớ rằng mình đang ốm (năm đó, quả thật Brezhnev bị đột quỵ lần đầu tiên do tai biến mạch máu não nhưng qua được). Tuy nhiên, Bộ Chính trị Liên Xô sau khi thảo luận thấy chiến dịch này cũng có lợi cho mặt Nam Liên Xô nên bỏ qua không truy cứu. Tuy nhiên, đến thời Gorbachov (1986) thì quân đội Liên Xô đã thiệt hại rất nặng vì cuộc chiến du kích của Taliban được CIA và Anh tài trợ. Gorbachov kiên quyết lật lại vụ này và quy lỗi cho 110 ủy viên TW đã thiếu trách nhiệm trong công việc hệ trọng của Đảng và kiên quyết cho rút quân khỏi Afghnistan.
3- Cũng năm 1978 bắt đầu có mầm mống xung đột sắc tộc giữa Armenia và Azerbaizhan khi họ tranh nhau tỉnh tự trị Nakhichevan thuộc Azerbaizhan nhưng lại nằm tách rời bởi Armenia và nguời Armenia đòi chủ quyền vùng này. Để dẹp yên chuyện, người Liên Xô đã dùng vũ lực. Mầm mống cuộc xung đột Kavkaz giữa các nước CH Xô Viết vùng này bắt đầu từ đó và đến năm 1984 thì nổ ra vụ Nagorny Karabak cũng vì lý do tưong tự. --Двина-C75MT 08:06, ngày 21 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời
Năm 1978 ở vùng Baltic không xảy ra chuyện gì cả. Người Châu Âu không có thói quen dùng vũ lực tranh giành với nhau những chuyện vụ vặt, vài mẩu đất, vài thửa ruộng như ở phương Đông. Nếu cần, họ cũng dùng nhưng phải vì những mục tiêu to lớn hơn, dáng giá hơn gấp nhiều lần kia. Thứ nữa, họ có khả năng thích nghi cao, dưới chế độ nào họ cũng sống được chứ không "nhớ dai thù lâu" như ngưuời phương Đông. Sau này, khi cùng mấy bạn Nga khi xem lại các thước phim tài liệu mà phương Tây (chủ yếu là CNN) quay và đưa lên truyền hình vè các sự kiện ở Tallin, Riga và Vinius; mình có hỏi thì mấy bạn ấy trả lời đại ý là: "Sao nguời Việt chúng mày cả tin thế. Ở đó ngoài mấy cuộc biểu tình nhỏ của mấy anh quá khích ra thì dân chúng chẳng mấy để ý. Nhà nước Liên Xô đổ như cái cây đã mục, có mấy ai quan tâm đâu". Và một cậu đại úy chỉ cho mình xem cái khuôn hình đầy chặt hàng vạn người nhưng thật ra chỉ có khoảng trăm người đuợc ghép lại cho nhiều lên". Đấy. Tuyên truyền đấy. --Двина-C75MT 08:57, ngày 21 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Liên Xô kiểu mới[sửa mã nguồn]

Bên ru wiki (liên kết từ en wiki sang) chỉ có bài tên là Союзное государство России и Белоруссии, nghĩa là Lien minh nhà nước Nga và Belorussia thôi. Hai nước vẫn có quốc kỳ riêng, quốc huy riêng, chưa hề có quốc kỳ chung, quốc huy chung. Do đó không thể dịch là "Nhà nước liên bang" như United Stade của nguời Anh và người Mỹ được. Mình đã đọc qua bản en thấy xen lẫn các tài liệu thấy có rất nhiều trang web tự tạo, rất nhiều khả năng là tài liệu ngụy tạo. Mấy cái ảnh về cờ và quốc huy bên en cũng là đồ giả. Qua đây cho thấy, phương Tây vẫn không ngừng bịa đặt về Liên Xô trước đây và nước Nga cũng như các đồng minh của họ hiện nay. --Двина-C75MT 08:57, ngày 24 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Bên ru họ viết rằng đây chỉ là liên minh giữa hai nhà nước Nga và Belorussia đuợc thiết lập từ thời Elsin thôi, cũng có ủy ban làm việc chung nhưng mọi quyét định vẫn phải đựoc cả hai quốc hội (Quốc hội Belorussia và Duma Nga phê chuẩn, hai nước vẫn có đồng tiền riêng, quân đội riêng, ngoại giao riêng. Vè sau (từ 1995 trở đi) cơ cấu này được mở rộng thành "Cộng đồng các quốc gia độc lập" chứ không phải Nhà nước Liên bang như ben en và fr dịch (tiếng Nga: Союз có thể dịch là liên kết, liên hợp, liên hiệp, cũng có thể dịch là cộng đồng. Còn Liên bang thì phải là Федерация kia) --Двина-C75MT 09:23, ngày 24 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Bên en nói là cờ và quốc huy là những thứ mới đang được đề xuất. Do đó cách nói của Minh Tâm-T41-BCA (phương Tây vẫn không ngừng bịa đặt về Liên Xô trước đây và nước Nga cũng như các đồng minh của họ hiện nay) là thiên kiến rõ nét. 222.252.188.77 (thảo luận) 10:54, ngày 25 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
Khov thấy đấy, mò vào thảo luận của bạn và tôi để "tìm", rồi lại mò sang tận bên en: xem để biện hộ cho cái việc đăng thông tin chưa được công bố của họ. Thế mà còn bảo là người ta thiên kiến. Mình thấy tìm sự trung lập thực sự trên wiki (cũng như ngoài đời) đúng là đốt đuốc tìm chân lý giữa ban ngày. Mình đã trả lời tại trang thảo luận của ông này. --Двина-C75MT 11:55, ngày 25 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

P/s Chính IP 222.252.188.77 này viết bài Bức thư của những người Cô Dắc vùng Zaporozhsi gửi vua Thổ Nhĩ Kỳ đấy Đó là tên ban đầu, sau đó chuyển hướng đến Bức thư của những Zaporozhsi gửi vua Thổ Nhĩ Kỳ. --Двина-C75MT 12:08, ngày 25 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Cái cờ và quốc huy này chắc chắn là xạo vì cả hai nước Nga và Belorussia chưa bao giờ công bố nó. Thứ nữa, đến nay, hai nhà cầm quyền của hai nước này không thấy nhắc lại dự án đó. Họ vẫn chỉ là hai quốc gia độc lập có liên minh với nhau chứ không phải tồn tại dưới một nhà nước chung. --Двина-C75MT 13:03, ngày 25 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Ông này vừa "bốc hoả" vì Ti đổi tên bài của ông ta. Mình cũng chẳng chấp. Để thì giờ làm việc khác có ích hơn. --Двина-C75MT 15:16, ngày 25 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Cách t/l của cái IP vô danh này làm mình nhớ tới 2 T/v Huy Phúc vào Đào Công Khai.--Ti-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 15:26, ngày 25 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tên người theo nước. Cái này họ cũng làm như tiếng Anh hay tiếng Pháp nhưng thêm một thứ gọi là "cách" để chỉ ngữ cảnh, nghĩa là vị thế của từ đó trong câu (ở vị trí trạng từ, phó từ, ở thế bị động hay chủ động), do đó cái đuôi của nó rất hay bị nhầm (ví dụ, cách 6 có đến 4 đuôi: om, em, ov, ev). Về tiếng Nga, việc sử dụng cách là rắc rối nhất nên mình cũng dốt nhất. Cái này, mình đã thừa nhận trong thảo luận với Yursky rồi. --Двина-C75MT 02:22, ngày 26 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Re: some questions[sửa mã nguồn]

Hoa Kỳ không có "kỳ thi vào đại học". Các cơ sở giáo dục đại học xét tuyển sinh viên dựa trên kết quả học tập ở bậc trung học, điểm các bài thi chuẩn hóa (standardized tests, ví dụ: en:SAT; học sinh tự thu xếp lấy test, do các công ty giáo dục tổ chức suốt năm), bài luận (essay), hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ cộng đồng, và phát triển kỹ năng lãnh đạo v.v... Chuyện sách giáo khoa ở bậc trung học thì tôi không rành lắm. Nhưng có vẻ là như thế này: Chương trình học (curriculum) thì mỗi trường, mỗi học khu (school district), mỗi tiểu bang... có thể có quy định khác nhau. Giáo viên tùy vào yêu cầu của chương trình mà chọn sách. Sách thường do các tác giả độc lập viết, các công ty xuất bản... chứ không biên soạn theo kiểu như ở VN mình. (Lúc nào làm bài Giáo dục Hoa Kỳ tôi sẽ kiểm tra lại những thông tin này và đưa vào bài). Zaahuu (thảo luận) 07:22, ngày 16 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hầu hết các standardized tests (như SAT, TOEFL, TOEIC, GRE v.v..) do en:Educational Testing Service (ETS) tổ chức, đây là một tổ chức tư nhân, phi vụ lợi. ETS có nhiều trung tâm và cơ sở được ủy quyền (thường đặt trong các university, college,...) khắp Hoa Kỳ và nhiều nước khác. Zaahuu (thảo luận) 07:37, ngày 16 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Là một người đã từng học bật tiểu học, trung học, rồi đại học tại Hoa Kỳ, cho tôi nói thêm: tại Hoa Kỳ việc cai quản giáo dục là quyền của mỗi tiểu bang chứ không phải là quyền của chính phủ liên bang. Mỗi tiểu bang có quyền lập chương trình giảng dạy (curriculum), phát thảo những điều học sinh nên được học, rồi mỗi học khu (school district, gần tương đương một quận) có quyền chọn sách vở để dạy cho học sinh. Những sách vở (do các học giả tư nhân viết) đạt đủ tiêu chuẩn sẽ được học khu chọn để dạy. Còn việc thi đại học là trách nhiệm của mỗi học sinh. Họ phải tự tìm hiểu thủ tục xin nhập học tại các trường mà họ muốn vào, và đăng ký những kỳ thi mà trường đó nhận (thường là SAT, ACT cho đại học và GRE, LSAT, MCAT, GMAT, v.v. cho cao học). NHD (thảo luận) 00:40, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Một KV chọi 1 sư đoàn[sửa mã nguồn]

Mình thấy đã thấy ngờ ngợ ngay từ khi Khov báo tin đầu tiên về trận này, quả nhiên không sai. Khi mình tra lại sách "Nhũng người Xô Xiết chúng tôi" của nhà văn, nhà báo Boris Polevoi xuất bản từ năm 1956 thì có chuyện này thật, các bản in tái bản sau đó, người ta đã cắt bỏ (mà cũng có thể chính Polevoi cắt) vì vô lý quá. Khov đừng đưa sự kiện này vào Trận Reisainyai nhé, kẻo xí hổ lắm. --Двина-C75MT 05:16, ngày 13 tháng 12 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Kể từ khi Pyotr đại đế qua đời, triều đình Nga rơi vào khủng hoảng lãnh đạo. Mặc dù các đại quý tộc Nga có tinh thần dân tộc rất cao nhưng các nước phong kiến phương Tây vẫn thao túng được triều đình Nga. Có tài liệu lịch sử cho rằng Pevel 1 đã bỏ mặc bà Ekaterina II bị ốm đến chết, Sau đó chính ông ta cũng bị ám sát. Tóm lại, các cuộc ""đảo chính trong cung" rốt cuộc đã làm suy yếu nước Nga. Kể cả Alexandr I cũng bị hoàng đế Áo Hapsburg và hoàng đế Phổ Fridrich đệ nhị chi phối, còn một loạt các tướng tá Phổ và Áo bất tài trong bộ tham mưu của Barklay do Toly nữa. Đầu năm 1913, sau khi được tặng huân chưong chữ thập Georghi và bị cách chức vì phản đối việc đưa quân đội Nga vượt biên giới, có dư luận cho rằng Kutuzov bị ám sát nhưng đến nay, chưa có bằng chứng xác thực kết luận việc này. Người ta vẫn cho rằng ông chết vì già. Còn đám tướng tá Áo Phổ thì vui mừng trong bụng vì đã loại được một đối thủ nặng ký. Tuy nhiên, có lẽ vì nghĩ lại lời khuyên của Kutuzov mà năm 1815, Alexandr I đã không đưa quân Nga tham gia trận Waterlo. --Двина-C75MT 07:07, ngày 13 tháng 12 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Bác MT có nhầm lẫn: vua Friedrich Đại đế đã qua đời năm 1786, trước cả Ekaterina II. Xin nói thêm là ông vua này chưa làm "hoàng đế" bao giờ, nước Đức khi đó đã thống nhất đâu?--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 08:33, ngày 22 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nam Tư và Hungary[sửa mã nguồn]

  • Hungary đã định bứt khỏi khối Đông Âu từ năm 1956 nhưng Hoa Kỳ lúc đó chùn tay (sợ chiến tranh hạt nhân) nên hỏng. Đến thời Ianos Kada có cải cách, phát triển công nghiệp điện tử, cơ khí tinh xảo, ô tô, thiết bị y tế... cho tư nhân mở doanh nghiệp nhưng vẫn là nửa vời. Tuy có làm ăn với phương Tây nhưng vẫn phải theo phân công trong khối CEB. Mặc dù vậy, sau khi cải cách triệt để và bỏ đường lối XHCN, Hungary vẫn là nước ổn định nhất trong khối Đông Âu sau khi Liên Xô "buông".
  • Nam Tư còn bứt khỏi khối Đông Âu sớm hơn. Vì sau chiến tranh, Tito quyết định thi hành chính sách kinh tế độc lập, làm ăn với phương Tây qua mặt Liên Xô nên Liên đoàn những người Cộng sản Nam Tư bị Stalin khai trừ khỏi khối Đông Âu vào năm 1949. Trung Quốc của Mao cũng hùa theo và chửi Nam Tư là theo "chủ nghĩa xét lại". Nhưng chính nhờ thoát khỏi cái ô Xô Viết mà Nam Tư đã tự lực phát triển kinh tế tốt, thành quả thu được hơn hẳn những anh dựa vào Liên Xô. Sau này khối CEB phải làm hòa với Nam Tư. Mặc dù được đưa trở lại khối CEB nhưng kinh tế Nam tư vẫn rất độc lập, khong bị phụ thuộc vào Liên Xô. Cái dở của Nam Tư là để Hoa Kỳ và Anh can thiệp quá sâu vào chính trị nội bộ đồng thời cũng có vấn đề xung đột sắc tộc rất nặng giống như Liên Xô cũ. Và cuối cùng, hàng ngũ lãnh đạo Nam Tư hậu Tito cũng có chuyện phân hoá, đấu đá nội bộ kịch liệt, mất đoàn kết nên nhân tâm ly tán, liên bang tan rã.
  • Phải thừa nhận rằng thời kỳ Xô Viết cũng như thời kỳ Mao cầm quyền ở Trung Quốc, đường lối đối nội đối ngoại của các nước lớn này rất "tả" và có cả "chủ nghĩa sô vanh", thậm chí nhiều mặt cực đoan. Nhiều nước XHCN sớm có tư tưởng độc lập bị họ coi như phản bội (trường hợp Liên Xô đối xử với Hungari 1956, Tiệp Khắc 1968 và Trung Quốc đối xử với Việt Nam năm 1979). --Двина-C75MT 04:40, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Nam Tư không có biên giới chung với Liên Xô. Muốn vào Nam Tư, Liên Xô phải mượn đường qua Romania hoặc Hungary, việc đó rất phức tạp vì sẽ làm phát sinh mâu thuẫn giữa các nước này. Mặt khác, vào năm 1949, Liên Xô còn "ngại" bom nguyên tử của Mỹ (giữa năm 1949, Liên Xô mới thử thành công Bom nguyên tử). Còn khối quân sự Warszawa thì mãi đến năm 1955 mới đuợc thành lập. Thế đấy, nếu Hungary làm cùng lúc với Nam Tư thì chắc thoát. --Двина-C75MT 02:39, ngày 21 tháng 1 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Mình đã nói ở trên rồi đấy: Công nghiệp điện tử, cơ khí tinh xảo, dược phẩm, thiết bị y tế, xe bus hạng sang, toa xe điện ngầm, chế tạp máy móc hạng nhẹ. --Двина-C75MT 03:44, ngày 21 tháng 1 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Bạn có tin nhắn mới
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, Sholokhov. Bạn có tin nhắn mới tại trang thảo luận của Vinhtantran.
Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}} hoặc {{ha}}.

Re: Sylvia Lim[sửa mã nguồn]

Nếu tôi nhớ không nhầm thì người Singapore, Hồng Kông, và Đài Loan có các tên Tây phương viết tên đó trước: cho nên tên bà sẽ là Sylvia Lim Swee Lian, nhưng trong tiếng Việt nên ưu tiên tên Hán. NHD (thảo luận) 06:17, ngày 21 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ chỉ nên dùng Lâm Thụy Liên, như bên zh.wiki. Xem Thể loại:Diễn viên Hồng Kông, Thể loại:Ca sĩ Hồng Kông, hầu hết các nhân vật đó đều có tên Tây phương. NHD (thảo luận) 02:10, ngày 22 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Re: en:Chung Cheng High School[sửa mã nguồn]

Cái này thì liên quan đến việc dịch tên riêng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt. "High School" là "Trường Trung học". Zaahuu (thảo luận) 17:19, ngày 22 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Trung-Mỹ bắt tay[sửa mã nguồn]

Đúng là như thế, cái này mình đã đề cập đến trong bài Chiến cục năm 1972 tại Việt Nam, đỉnh điểm là thỏa thuận ngầm kèm theo Tuyên bố chung Thượng Hải tháng 2 năm 1972. Cái này gợi cho mình nhớ đến số phận của Ba Lan trong Hiệp ước Xô-Đức, của Tiệp Khắc trong Hiệp ước Munchen--Двина-C75MT 12:09, ngày 29 tháng 1 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Chiến dịch Mãn Châu (1945) đã đi vào giai đoạn cuối, quân Quan Đông đã đầu hàng, chỉ còn chút xíu ở Bắc Triều Tiên thôi. Đầu tuần sau, mình sẽ bay đi Smolensk ngay. Nhân thể, rất cảm ơn Khov đã ủng hộ cho bài Zhukov. Lúc nào rảnh rỗi, hai ta và Ti sẽ cùng Upgreat bài Kutuzov. Khov viết bài này khá đạt. Ngoài ra, sau khi Dự án Chiến tranh thế giới thứ hai hoàn thành (ở mặt trận Xô-Đức), mình sẽ quay lại Việt Nam với mảng 1960-1968 và Chiến lược ngoại giao của VNDCCH trong chiến tranh Việt Nam. --Двина-C75MT 13:16, ngày 29 tháng 1 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Bài Thiên hoàng Minh Trị bạn viết tốt: có "khen", có "chê", tôi luôn nghiêng về "khen" nhưng vẫn thích đọc bài. Cố gắng viết giống thế!--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 14:05, ngày 29 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn đã quan tâm lo lắng. Đúng là nặng thật nhưng cứ đi chắc từng bước thì sẽ đến đích thôi. Ngạn ngữ Nga có câu: "Bước ngắn sẽ đi được xa". Còn Lenin thì bảo: "Hãy bắc từng cây cầu nhỏ, chúng ta sẽ đi đến mục tiêu cuối cùng". --Двина-C75MT 08:53, ngày 1 tháng 2 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Cảm ơn bạn, mình cứ đang "âm thầm" làm thôi. Sẽ có đủ mà không cần tuyên bố trước làm gì. --Двина-C75MT 09:01, ngày 1 tháng 2 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Rostov[sửa mã nguồn]

Ở Việt Nam có hai loại sách tiếng Việt dùng khác nhau. Sách tiếng Việt do Liên Xô cũ xuất bản thường dùng: "Rôxtốp trên sông Đông". Sách Việt thuần chỉ thường dùng "Rôxtốp" hoặc "Rostov". --Двина-C75MT 08:34, ngày 22 tháng 2 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Đúng thế, Rostov na Donu (Ростов-на-Дону) và Rostov Yaroslavsky (Ростов-Ярославский). Người Nga gọi như thế để phân biệt. Tuy nhiên, người Việt Nam rất ít biết đến Rostov của tỉnh Yaroslav. --Двина-C75MT 09:32, ngày 22 tháng 2 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Được thế thì còn gì bằng:D. --Двина-C75MT 09:50, ngày 22 tháng 2 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Tiếng Nga[sửa mã nguồn]

Thực ra thì tiếng Nga cùng với nhiều thứ tiếng Slave khác có cơ sở từ tiếng Hy Lạp cổ, pha trộn ngôn ngữ bản địa, một số yếu tố của ngôn ngữ Bắc Âu (Viking), ngôn ngữ latin, ngôn ngữ Batư. Bài viết này chỉ nói đến việc các dân tộc thuộc Liên Xô trước đây muốn phục hồi lại bản sắc dân tộc của mình và sự e dè đối với tiếng Nga chứ không phản ánh tâm lý sợ Nga (Vì nếu sợ Nga, có thể họ phải dùng tiếng Nga. "Sợ" mà). Cái mà họ không ưa chính là sự áp đặt văn hóa thời Xô Viết mà đã có lần mình trao đổi với Khov. Tất nhiên, đây chỉ là một phản ứng ngược chiều thái quá. Dù sao thì với tư cách là một cường quốc, tiếng Nga vẫn cần đuợc học tập để giao tiếp với họ và nghiên cứu các tài liệu của họ. --Двина-C75MT 02:00, ngày 25 tháng 2 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Năm Cam[sửa mã nguồn]

Chính xác là như vậy, có đến hơn 50 cán bộ, chiến sĩ CATPHCM (kể cả 2 trong số 4 Phó giám đốc và cựu Giám đốc Bùi Quốc Huy) đã bị Năm Cam và tay chân "mua" ở các mức độ khác nhau. Nếu để CA TPHCM biết thì Năm Cam "sổng" mất. --Двина-C75MT 06:08, ngày 27 tháng 2 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Quân chủ lập hiến[sửa mã nguồn]

Thực ra chính thể Nhật Bản dưới thời Minh Trị không hoàn toàn là quân chủ lập hiến mà phải gọi đúng là quân chủ nhị nguyên. Đây là hình thức chính thể mà theo đó nguyên thủ quốc gia (ở đây là Nhật hoàng) có quyền lực hạn chế ở nhánh lập pháp (nhánh này được giao cho Nghị viện) nhưng lại rộng ở lĩnh vực hành pháp. Trong chính thể này, hoàng đế vẫn có quyền, thậm chí là lớn chứ không phải là "bù nhìn" như trong chính thể quân chủ lập hiến tại Anh, Nhật (sau năm 1947). Về các quyền của Thiên hoàng trong hiến pháp 1889 của Nhật Bản, điều 1 nói rõ "chỉ có 1 dòng Thiên hoàng liên tục trị vì nước Nhật từ trước đến nay" và "Thiên hoàng là thần thánh bất khả xâm phạm", cụ thể Thiên Hoàng có quyền chỉ huy quân đội, có quyền tuyên chiến, giảng hòa, kí kết hòa ước (vai trò nguyên thủ quốc gia), có quyền đình chỉ quốc hội, giải tán và triệu tập hạ nghị viện, Thiên hoàng có quyền ra chiếu lệnh tương đương sắc luật, tu chỉnh hiến pháp (vai trò lập pháp), các bộ trưởng trong nội các chịu trách nhiệm trước Thiên hoàng, thay vì chịu trách nhiệm trước Quốc hội (quyền hành pháp). Phân tích như vậy để Ti và Sholokhov hiểu.--Prof MK (thảo luận) 16:19, ngày 6 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thực ra thuật ngữ quân chủ lập hiến thường bị đánh đồng với quân chủ đại nghị. Nói đến quân chủ lập hiến, người ta lại thường nghĩ ngay đến các vị vua bù nhìn mà quên đi một hình thức của chính thể này là quân chủ nhị nguyên như mình phân tích ở trên. Quyền lực của Thiên Hoàng được hiến pháp quy định như vậy là rất lớn nhưng thực tế bị hạn chế bởi thế lực của giới tài phiệt và quân phiệt Nhật. Tuy nhiên, còn 1 điểm nữa mà ít ai nhắc đến vì vị trí của Thiên hoàng là sự thống trị về tinh thần và kinh tế. Thiên Hoàng là chủ sở hữu một lượng tài sản rất lớn và là người đứng đầu Thần đạo.--Prof MK (thảo luận) 16:49, ngày 6 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời
  • Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư VN (bảo Thiên hoàng là người ban "Chính thể thư" và Minh Trị Duy Tân được thực hiện dưới ngọn cờ của ông) và cụ Nguyễn Hiến Lê, sau năm 1889 Nhật là quốc gia quân chủ lập hiến, tài liệu đáng tin cậy! Thập đại tùng thư cũng đáng tin cậy luôn! (theo tiêu chí kiểm chứng nguồn của Wikipedia)
  • Nhưng cũng theo cụ Nguyễn Hiến Lê, Có thể đó là một lý do quan trọng. Lý do chính là Minh Trị Thiên Hoàng sáng suốt, nhiệt tầm vì quốc gia dân tộc,..., vậy thảo luận của Prof MK cũng mang tính thuyết phục. Tài liệu của cụ Nguyễn Hiến Lê thì quá đáng tin cậy (theo tiêu chí kiểm chứng nguồn của Wikipedia)! Cụ viết khách quan, cả Pyotr Đại đế và Thiên hoàng Minh Trị cụ đều ca ngợi. (theo cảm tính mình)
  • Giám chắc Thiên hoàng Minh Trị phải có quyền hơn Sultan của đế quốc Ottoman vào giai đoạn Ba vị Pasha, thậm chí Thiên Hoàng có quyền ko nhỏ.--Meiji-tennō (Thảo luận, đóng góp) 16:33, ngày 6 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đúng vậy đấy! Mà có vẻ quốc vương Rama IX rất được nhân dân Thái Lan tôn trọng về mặt tinh thần, phải ko nhỉ? Nhưng dù sao thì Thiên Hoàng trước năm 1947 cũng có quyền lớn hơn Sultan vào giai đoạn Ba vị Pasha. Lúc đó Sultan đúng là 1 figurehead, còn cái thời absolute monarchy của đế quốc Ottoman kết thúc. Nhưng nạn để ý nhé, năm 1914 Sultan ko đồng ý liên minh với Đức, nhưng chính ông lại là người kêu gọi Thánh chiến đấy!--Meiji-tennō (Thảo luận, đóng góp) 05:49, ngày 7 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hán-văn vs Hoa-ngữ[sửa mã nguồn]

Theo tôi biết thì trước năm 1975 trong Nam người Việt không ai gọi tiếng Tàu là Trung-văn cả. Nếu học cổ-văn thì là học chữ Hán hay Hán-văn, Hán-ngữ. Ban D trung-học đệ-nhị cấp là học Hán-văn. Còn học tiếng Hoa thì là Hoa-ngữ, tức là một ngoại-ngữ chứ không đồng-nghĩa với Hán-văn. Danh-từ "Trung-văn" có lẽ do người Trung-hoa ngày nay muốn dùng thay thế "Hán-văn" vì nó xóa bỏ ý-niệm chủng-tộc; đúng ra Trung-hoa có bốn giống dân chính: Hán, Mông, Hồi, Tạng. Danh-từ Hán-ngữ ắt gây cảm-tưởng nó riêng của người Hán trong khi "Trung-văn" cho họ cơ-hội thống-nhất các dân-tộc lại một mối. Trở lại vấn-đề thời VNCH tôi không có số-liệu nhưng có lẽ người Việt không mấy người học tiếng Hoa (trừ phi nhu-cầu buôn bán) cho dù có một số học chữ Hán. Trường-hợp này giống như các sĩ-tử nước ta ngày xưa viết chữ Hán thì được nhưng không nói được và cũng không đọc báo của họ được vì ngữ-pháp cổ-văn không giống như kim-văn tiếng Tàu nên không thể hiểu được. Ngay cả người Tàu nếu không học cổ-văn cũng không thể đọc các thư-tịch cũ của chính họ được. Duyệt-phố (thảo luận) 07:48, ngày 10 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

宋慶[sửa mã nguồn]

宋慶 nên dịch thành Tống Khánh (nghĩa chủ đạo) thay vì Tống Khương. Meotrangden (thảo luận) 12:21, ngày 10 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Khương, Khanh chỉ có 1 âm, với Khương là trợ từ, còn tổng thể là Khánh (danh từ, động từ). Tên của ông là danh từ nên phải phiên thành Khánh mới có ý nghĩa. Meotrangden (thảo luận) 12:28, ngày 10 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đại Việt[sửa mã nguồn]

Đương nhiên các vua chúa rất sợ dân chúng "hoài cổ" sẽ quên ai đang cai trị. Vấn đề tôn Quang Trung hạ Nguyễn Ánh bạn có thể xem Hải ngoại huyết thư của Phan Bội Châu viết năm 1906.--Trungda (thảo luận) 02:02, ngày 11 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Russia, Rus, Nga[sửa mã nguồn]

Русь (Rus): Có nguồn gốc từ Ros (tiếng Thụy Điển) hay Ρως (tiếng Hy Lạp) để chỉ một bộ lạc người Varyak (Βάραγγοι, Vaeringjar), tức nhánh Đông Slav. Ở Tây Âu tên gọi Russia có từ thế kỷ 11, do người ta đã dùng tên gọi này để chỉ công tước của người Rus. Đầu thế kỷ 12 trong các văn kiện của Giáo hoàng đã xuất hiện tên gọi Russia. Rus tên Trung văn 羅斯/罗斯, phiên âm Hán Việt là La Tư. Tên dân tộc/ngôn ngữ Nga hiện nay là Русский.

Ở đế quốc Byzantin, bắt nguồn từ Ρως (Ros) --> tên gọi "Rosia" (Ρωσία) lần đầu tiên được Constantine VII (905-959, hoàng đế Byzantin) sử dụng vào khoảng giữa thế kỷ 10. Từ Россия là Rosia mà ra và nó là tên gọi chính thức được áp dụng khi Pyotr I lên ngôi hoàng đế năm 1721.

Nga La Tư là phiên dịch từ Россия qua tiếng Mông Cổ (OROS) sang tiếng Trung, xem Nga La Tư trên baike.baidu.com, do tiếng Mông Cổ ít có từ nào bắt đầu với phụ âm R, do đó phải mượn nguyên âm O thêm vào. Nguyên âm O đọc trong tiếng Mông Cổ/Hán gần giống é --> tiếng Trung: 俄 (bính âm: é) --> Hán Việt: Nga. Meotrangden (thảo luận) 04:57, ngày 15 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hội xã[sửa mã nguồn]

Chính xác. Hội xã hay kaisha là công ty. --Ashitagaarusa (thảo luận) 04:31, ngày 26 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Re: Joseph Cao[sửa mã nguồn]

Cái này thì nên xét trên các nguồn tiếng Việt dùng tên nào phổ biến hơn và ông dùng tên nào khi nói chuyện bằng tiếng Việt. Nhìn lướt qua Google thì thấy tên "Cao Quang Ánh" phổ biến hơn nhiều, nhưng website tiếng Việt của ông dùng tên "Joseph Cao Quang Ánh". Tôi ủng hộ dùng tên "Joseph Cao" hay "Cao Quang Ánh", chứ tên "Joseph Cao Quang Ánh" rườm rà, và chỉ nên dùng tên thánh cho những giới chức công giáo. NHD (thảo luận) 18:19, ngày 26 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Поющие гитары[sửa mã nguồn]

Hình này mang giấy phép của hình không tự do được sử dụng hợp lý trong bài Поющие гитары (Ban Nhạc Ghitar). Đây là ban nhạc VIA của vùng Donbass. Mình thích nhạc POP của Liên Xô (cũ) và Đông Âu (cũ) hơn vì nó mềm mại và phần nhiều phản ánh khát vọng lạc quan, giai điệu mang tính trữ tình nhiều hơn và pha trộn cả Folklor. Còn Rock của Đông Âu và Nga hiện nay thì phần nhiều quá ầm ĩ, một số nhạc phẩm thiên về xu hướng "phá phách", số khác thì "bi quan", nói tóm lại là nhiều tác phẩm phản ánh tâm lý "bế tắc", "chán đời". Chỉ một số ít có tư tưởng bứt phá tiến bộ nhưng cách thể hiện khá lạ lẫm trong giai điệu, tiết tấu và cả ca từ. --Двина-C75MT 06:33, ngày 1 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Полюшко-поле[sửa mã nguồn]

Tên bài này dịch ra tiếng Việt có thể là "Cánh đồng nhỏ" hay "Chiến trường nhỏ". Viết đúng là Polyushko Pole (không phải "ye"). --Двина-C75MT 09:45, ngày 1 tháng 4 năm 2010 (UTC)-- Mình nhầm chữ với chữ e (có hai chấm) là Yo. Đúng "e" là Ye. --Двина-C75MT 11:28, ngày 1 tháng 4 năm 2010 (UTC)-- Mình đã giải nghĩa tiếp vĩ ngữ "yushko", bổ sung xong toàn bộ 15 khổ thơ của Gushev và dịch ra tiếng Việt, bổ sung cả dàn nhạc của André Rieu chơi bài này trong "đêm trắng" nhân dịp kỷ niệm 300 thành phố Sankt Peterburg. --Двина-C75MT 03:23, ngày 2 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Trần Anh Kim[sửa mã nguồn]

Không biết Pts có phải Phó tiến sỹ không, nhưng về việc CHXHCN Việt Nam đựoc kết nạp (chứ không phải thừa hưởng) vào Liên Hợp Quốc tháng 9 năm 1977 thì cả thế giới này đều rõ. Hay Pts cố tình tỏ ra không biết. --Двина-C75MT 15:36, ngày 3 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Việt Nam vào Liên Hợp Quốc[sửa mã nguồn]

Năm 1953, Liên Hợp Quốc do bộ tam Hoa Kỳ, Anh, Pháp thao túng nên vẫn để nguyên cho chính quyền của thủ tướng Nguyễn Văn Xuân (từ thời Bảo Đại) nắm chiếc ghế này. Chính quyền ông Diệm thừa hưởng nó. Năm 1975, CHXHCN Việt Nam mới nộp đơn xin gia nhập Liên hợp quốc và phải qua mấy vòng đàm phán đa phương và song phương (giống như gia nhập WTO) mới được xét và chấp nhận vào tháng 9 năm 1977. --Двина-C75MT 15:52, ngày 3 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Tội phạm[sửa mã nguồn]

Nếu bạn xem kỹ pháp điển của Hoa Kỳ hoặc Bộ luật hình sự của Nga thì bạn sẽ thấy họ không bao giờ dùng cách nói tắt như người Việt Nam hay dùng trong các tài liệu tuyên truyền. Vì pháp luật học nói chung và hình sự học nói riêng cũng là một khoa học cho nên phải đối sử với nó một cách khoa học. Trong khoa học, không có sự tiện thể như trong đời sống hàng ngày. --Двина-C75MT 16:05, ngày 3 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Nhà Tống[sửa mã nguồn]

Xem lịch sử quân sự của nó thì rõ. Nhưng nếu kết luận là triều đại nhục nhã nhất thì chưa chắc, vì còn nhà Hậu Tấn của Thạch Kính Đường tôn "rợ" Liêu làm cha và cắt đất cầu viện. Tống còn đánh dẹp được Thập quốc để thống nhất, Hậu Tấn lại ko làm gì được Thập quốc. Tống còn tồn tại được lâu, thậm chí sau đòn chí tử ở Sự kiện Tĩnh Khang 1127 vẫn được lòng người nhớ mà thờ thêm 150 năm nữa... Chỉ nguyên việc tồn tại được 360 năm thì Tống đã hơn nhiều nhà - chớ bảo là họ nhục nhã nhất. Tôi đồng tình với mọi người tự đưa ý kiến cá nhân nhận xét, nhưng cần trên cơ sở xem xét toàn thể, xuyên suốt chiều dài và nhìn nhiều lĩnh vực.

VN "hiền" hay ko hiền? Thử soi lại những nước láng giềng đã "bắt nạt" Tống xưa kia nhé: Liêu này, Tây Hạ này, Đại Lý này, Kim này, Nguyên này. Hiện giờ họ nằm ở đâu? Trừ Đại Nguyên Càn Qua quá rộng, còn lại đều trong bản đồ TQ! Còn láng giềng nhỏ bé Đại Việt ngày ấy, bây giờ ở đâu? Chắc Sho biết rồi. VN biết điều, biết lẽ phải chứ không hiền!:D--Trungda (thảo luận) 04:22, ngày 4 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đó là bàn về VN, láng giềng của TQ "ngày ấy bây giờ". Còn như tính riêng với Tống thì quả như Sho nói: sai lầm lớn nhất chính là liên Mông diệt Kim (vốn tưởng dùng rợ này diệt rợ kia là thượng sách).--Trungda (thảo luận) 04:52, ngày 4 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đâu? Tài liệu nào nói triều Tống là triều đại nhục nhã nhất?--سلیمان یکم (Thảo luận, đóng góp) 06:00, ngày 4 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tiếng Nga[sửa mã nguồn]

Chữ "е" trong tiếng Nga, nếu có chữ "b" (dấu mềm) đứng trước nó "bе" thì đọc gần như "i" (đọc lướt). Nếu không có dấu mềm "b" nhưng lại là trọng âm (âm chính trong từ đa âm tiết) thì đọc là "ye", nếu không phải là trọng âm thì chỉ đọc như "e". --Двина-C75MT 03:08, ngày 25 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Biết làm sao được, cũng như ngữ pháp tiếng Việt quy định phải viết "Nghe", không được viết "Nge", viết "Liên" mà không viết "Lyên". Mặc dù phát âm chẳng khác gì nhau. Trong tiếng Nga, chữ Э thường được dùng ở âm tiết đầu, ít khi được dùng ở giữa một cụm đa âm tiết. Giống như chữ Latin dùng để ghi âm tiếng Việt, chữ Slave dùng trong tiếng Nga ghi lại thói quen phát âm của họ. --Двина-C75MT 04:56, ngày 25 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Swallowtail butterfly[sửa mã nguồn]

Họ này (Papilionidae) trong tiếng Việt gọi là họ Bướm phượng, giống như Trung văn (凤蝶科=Phượng điệp khoa, với phượng là con phượng trong cặp phượng hoàng, điệp là con bướm, khoa = họ). Meotrangden (thảo luận) 02:45, ngày 9 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hungary[sửa mã nguồn]

Không thể gọi đây là một cuộc cách mạng mà là một cuộc bạo loạn do các yếu tố sau đây:

  • Vô tổ chức, tự phát và ô hợp, không có tổ chức lãnh đạo, không có mục đích, không có cương lĩnh.
  • Hành động của Imre Nagy không phải là một hành động cứu vãn trận tự mà là đẩy đất nước vào cảnh hỗn loạn hơn nữa.
  • Không có nhận vật CIA hay bất kỳ nhân vật nào có mặt trong cuộc nổi loạn ở Hungary 1956 cũng là điều dễ hiểu vì họ bất ngờ trước quy mô của cuộc nổi loạn cũng như sự "non tay" của ban lãnh đạo Hungary và cũng không kịp chuẩn bị trước con bài chính trị của mình. Cái này phương Tây đã rút kinh nghiệm khi họ "giật dây" vụ Tiệp Khắc 1968 và vụ Ba Lan 1980.

Zhukov không muốn có một "đám cháy" bên trong khối Warshava, ông không muốn dùng bạo lực nhưng khi nghị quyết của Bộ Chính trị đưa ra thì ông (với tư cách Bộ trưởng quốc phòng, một Đảng viên phải chấp hành. Người chủ trương dùng vũ lực là Mikhail Suslov và Molotov, Zhokov là người ủng hộ. Tôi tìm mãi trong bài về chú thích câu nói của Zhukov về việc rút quân nhưng chẳng thấy tài liệu nào kiểm chứng câu nói này. Có thể đặt {{fact}} ở chỗ đó được. --Двина-C75MT 13:23, ngày 28 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Các nước Đông Âu nói chung không biết rút kinh nghiệm và chính Liên Xô lại cũng không biết rút kinh nghiệm. Đối với các nước Đông Âu thì họ mất cảnh giác đến mức để nước ngoài nhúng tay quá sâu vào nội bộ mình. Ngay cả Gorbachov cũng để cho điệp viên CIA là Yakovlev hoành hành trong điện Kremly (xem Giáo chủ bên trong điện Kremly). Nhìn chung thì đấu tranh chính trị giống đấu tranh quân sự, anh nào biết rút kinh nghiệm từ thất bại của mình và của đối phương, xác suất thắng cao hơn. --Двина-C75MT 13:35, ngày 28 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Đúng là Nam Tư có được mẩu Triest ấy. Thực ra thì không giống Liên Xô, Nam Tư được Srbya tuyên bố thành lập năm 1929 từ 6 nước khác nhau đều là đất cũ của Đế quốc Áo - Hung. I. B. Tito chỉ tiếp quản thành quả đó. Tuy nhiên, đối với người Nga, việc có được một đồng minh mạnh ở Balkan là rất cần thiết để ngăn chặn ảnh hưởng của Anh và Hoa Kỳ. --Двина-C75MT 12:36, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Cải bắp thảo[sửa mã nguồn]

Cải bắp thảo hay cải thảo là nhóm cây trồng pekinensis của Brassica rapa (loài này có nhiều nhóm cây trồng), còn nhóm cây trồng chinensis cũng của loài này là cải thìa hay cải trắng hoặc cải rổ tàu (còn có danh pháp cũ là B. chinensis). Do đó cải bắp thảo tương ứng với bài Napa cabbage. Meotrangden (thảo luận) 01:18, ngày 30 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Trang bị[sửa mã nguồn]

Trang phục chinh chiến của VN thời trước TK 18 thì chưa thấy sách nào ghi cụ thể (hoặc tôi chưa tiếp cận được), nhưng tôi đoán rằng đến thời độc lập (từ TK 10), có tổ chức hẳn hoi thì chí ít cũng có trang phục chứ không đến nỗi cởi trần.--Trungda (thảo luận) 09:49, ngày 3 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Các triều đình đều lập ra Cục bách công và điều động thợ đến sản xuất ra đồ dùng cho triều đình và binh lính - như thế chắc chắn là bao cấp. Còn truyện tranh thì không nên dùng làm căn cứ suy luận..., ở đó người ta chỉ vẽ theo ước đoán; thậm chí ảnh hưởng từ thời trước luôn có những "câu cửa miệng" như địch nhiều ta ít, địch mạnh ta yếu...--Trungda (thảo luận) 09:59, ngày 3 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi sắp ăn cơm rồi, chưa thể sửa được. Bạn lưu ý rằng "Lịch sử bằng tranh" từng là một tài liệu mà Kayani đưa ra, ko thể dựa vào đó được đâu :D--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 10:10, ngày 3 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đề nghị[sửa mã nguồn]

Có người đề nghị viết thêm phần V-E Day cho Ngày chiến thắng tại đây. Cái này thì phải nhờ Khov lấy từ bên en và fr thôi (chắc hai wiki này viết nhiều hơn cả). Cứ dịch đi, mình sẽ hiệu đính cho. --Двина-C75MT 01:07, ngày 10 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Chẳng là vì Nguyễn Hữu Dụng cho là chưa cân, nói ít về đồng minh quá, chẳng lẽ mình lại bảo Dụng xem en wiki có gì thêm thì trợ giúp:D. Tuy nhiên, còn có một cái này: Victory over Japan Day bên en viết rất khá và dung lương tương đối đằm tay. Còn bản fr của V-E Day thì mình cũng dịch và bê một phần vào bài rồi. Cũng chẳng khá hơn bản en là bao nhiêu. Không hiểu sao bên en không quan tâm mấy đến Ngày chiến thắng ở châu Âu nhỉ. Trong khi cả Liên Hợp Quốc đều quan tâm. Còn một việc nữa, Minh Huy thông báo hạn chế tham gia wiki, không rõ chuyện cụ thể thế nào, xem tại đây --Двина-C75MT 06:27, ngày 10 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Chuyện về hài cốt của Hitler thì lắm lời đồn đại lắm, báo chí lúc nói thế này lúc bảo thế kia, cả chuyện nghi ngờ rằng Hitler mãi sau này mới chết già nữa. Tuy nhiên, mình biết chắc một điều rằng Cục Lưu trữ của FSB (KGB trước đây) đang giữ hộp sọ của Hitler với chiếc răng sâu được hàn bởi một bác sỹ Đức, ông này đã xác nhận đúng là Hitler. Mình chỉ biết có vậy. Phải chờ đến lúc người Nga giải mật tài liệu mới rõ được. --Двина-C75MT 06:27, ngày 10 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Xem cái này thì thấy Châu Âu và Bắc Mỹ tổ chức cũng lớn đấy chứ, thế mà các bố bên en, fr chẳng thấy quan tâm mấy. --Двина-C75MT 06:33, ngày 10 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Vừa có vụ này, Khov đã xem qua chưa?

Quà tặng từ nước Nga[sửa mã nguồn]

Các bạn Nga vừa tặng mình Bộ đĩa hát về Chiến tranh giữ nước vĩ đại, có kèm theo một máy đĩa kiểu cũ dùng đĩa nhựa. Trân trọng mời Sholokhov và các bạn cùng thưởng thức. --Двина-C75MT 05:11, ngày 2 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Hèn gì! Mình thấy Aleksandr II được gọi vậy, lúc đầu mình liên tưởng đến chữ "Tsar" và hiểu "Sasha" như "Hoàng thượng"/"cưng cưng" vậy! Lúc ông hấp hối thì Dolgorukov có chạy đến và nói vậy. Còn cái "Nga hoàng Sasha III" thì mình nhầm, nhưng chắc Công chúa Dagmar hoặc Nikolai II có nói thế :))--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 05:13, ngày 2 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời
Trang đó là một diễn đàn lớn, muốn nghe được phải tải file MP3 về. Xem qua các ý kiến trao đổi thì thấy dù sao đa số người Nga vẫn rất quý trọng lịch sử Xô Viết của mình chứ không như một số giới tuyên truyền đưa tin một chiều. Nhớ về một cái vĩ đại đã mất để làm một cái gì vĩ đại hơn thế là lẽ tự nhiên của sự phát triển. À mà Khov thấy cái máy quay đĩa họ làm giống không. Y hệt như cái máy mà bố mình mua về từ Leningrad năm 1972. --Двина-C75MT 06:00, ngày 2 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Lúc tạm dừng, nó mô phỏng cái đĩa nhựa mà kim safir chạy trên đó hay phát ra tiếng lạo xạo như mưa rào. Khov nghe chiếc đĩa thứ tư cũng thấy có tiếng này ngay trong bài hát/ bản nhạc. Nó gây ấn tựong mạnh cho những người thỉnh thoảng hay "hoài cổ" như mình. --Двина-C75MT 06:26, ngày 2 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Muốn nghe kiểu nhảy bài, bấm Песни sau đó, chọn bài. Muốn nghe cả một đĩa bấm Альбом và chọn từng đĩa. Tiếc là bộ đĩa chỉ có 4 chiếc. --Двина-C75MT 06:31, ngày 2 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Tuyệt vời (Крaснaя), Helmut Lotti (Phần Lan) hát Quốc ca Nga rất đạt, anh ta đã làm mềm hóa bớt giai điệu và ca từ, nhất là khúc mở đầu của mỗi đoạn. Những người có cầu vai không sao, vạch mà có hình tròn là phù hiệu riêng của những diễn viên, nghệ sĩ phục vụ trong quân đội Nga, ăn lương khá cao theo nghề, được bận quân phục nhưng không phong hàm. Liên Xô trước đây và Nga hiện nay không có chế độ quân nhân chuyên môn kỹ thuật như Việt Nam. --Двина-C75MT 13:16, ngày 2 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Bệng ngứa thích nói cách mạng suông[sửa mã nguồn]

Bệnh này do Lê Nin chỉ ra khá phổ biến ở những người nói nhiều làm ít, nói mà không làm. Ngoài ra nó còn chỉ những người không đánh giá đúng tình hình, "tiền phong chủ nghĩa", hô hào chung chung, giáo điều. Đương nhiên, nó là hình thức che đậy bệnh cơ hội, bè phái, ninh hót, bợ đỡ, mất dân chủ. Đó là căn bệnh cùng loại với một bệnh khác mà Lê Nin gọi là "ấu trĩ cộng sản", có thể hiểu là "thiếu hiểu biết về chủ nghĩa cộng sản". Ngay cả một số người mặc dù là đảng viên cộng sản nhưng không chịu học tập, rèn luyện, cũng mắc bệnh này khá nặng. --Двина-C75MT 10:31, ngày 29 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời

малоросійств[sửa mã nguồn]

Mình không thạo biết tiếng Ukraina nhưng theo phát âm qua tiếng Nga thì dịch là: "Tiểu Nga" (мало = nhỏ; російс = Nga). Trong các sách cũ bằng tiếng Việt trước năm 1975 cũng thường gọi Ukraina là "Tiểu Nga", Belorussia là "Bạch Nga". --Двина-C75MT 10:22, ngày 5 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Hungary 1956[sửa mã nguồn]

Các bạn có biết tại sao lúc đó phương Tây không dám chứa chấp Irme Nagi không ? Chỉ có một lý do: Trước sau, Irme Nagy vẫn là người cộng sản (Người của Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Hungary). Chỉ khác những người cộng sản khác ở chỗ ông ta chọn mô hình xã hội chủ nghĩa theo kiểu Hungary, không chọn mô hình rập khuôn kiểu Xô Việt. Giống như Hồ Chí Minh đã chọn mô hình XHCN của riêng Việt Nam, không theo Liên Xô, không theo Trung Quốc. Tôi đã có ý kiến tại đây. Mọi đánh giá theo ý chủ quan cá nhân nhằm liệt Irme Nagy vào loại người theo phe thân phương Tây đều không có cơ sở. --Двина-C75MT 07:51, ngày 16 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Không chỉ Imre Nagy mà còn một số khác nữa. Ngay cả Hồ Chí Minh những năgm 1930-1935 cũng bị chính các đồng chí của ông quy là phần tử cải lương, dân tộc chủ nghĩa. --Двина-C75MT 10:55, ngày 16 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Có ít nhất ba nguyên nhân:
  • Bệnh ấu trĩ và hẹp hòi.
  • Bệnh kiêu ngạo cộng sản (bệnh này bị Lê Nin bài xích không nương tay), tự cho hình mẫu của mình là nhất, độc tôn mô hình Xô Viết.
  • Tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng cầm quyền. --Двина-C75MT 11:04, ngày 16 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Đó là thói tả khuynh của phong trào cộng sản (Liên Xô, Quốc tế thứ ba) thời đó!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 13:26, ngày 16 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đúng hơn là phái tả khuynh trong phong trào này (một phái thôi, không phải là tất cả). Le nin cũng gọi đây là "bệnh ấu trĩ tả khuynh". --Двина-C75MT 09:06, ngày 18 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Stalin ngoại tình[sửa mã nguồn]

Thứ nhất, nói ông ta ngoại tình là không đúng. Vì vợ chết rồi, ông ta trở thành "trai chưa vợ".
Thứ hai, chuyện bạn bè đi xem hát cũng (chưa - MT viết thiếu - Sholokhov sửa chữa) phải đến mức sâu đậm như chuyện "lên giường".
Thứ ba, sau khi xuất bản cuốn này 2 tháng, Phó giám đốc Nhà xuất bản CAND bị cách chức, giáng xuống làm trưởng phòng vì duyệt xuất bản tài liệu chưa qua thẩm định. Một trưởng phòng tại Cục xuất bản của Bộ Văn hóa thông tin (tên khi đó) cũng bị cách chức. --Двина-C75MT 01:06, ngày 19 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Подмосковные Вечера[sửa mã nguồn]

Cái này dịch là "Chiều Maskva". Tên một bài hát của Soloviev Sedoy. --Двина-C75MT 09:02, ngày 15 tháng 8 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Dịch đúng nghĩa thì "Вечера" là chiều muộn (khoảng sau 17 giờ). Người Phương Tây coi thời gian này là bắt đầu buổi tối. Vì vào mùa hè, tại các nước nằm ở vĩ độ cao, buổi chiều thường kéo dài đến 20 giờ mới tắt nắng. Thế nên dịch "Подмосковные Вечера" là "Chiều Maskva" là hợp với ngữ cảnh khi Solovyev Sedoy đặt tên cho bài hát này. --Двина-C75MT 06:57, ngày 16 tháng 8 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Sự sụp đổ của Liên Xô[sửa mã nguồn]

Hai tháng trước, Sholokhov có hỏi mình về những căn bệnh chết người của Đảng CS Liên Xô. Mình đã tìm được các tài liệu tổng hợp về nguyên nhân sự sụp đổ của Liên Xô tại đây. Khov có thể tham khảo. --Двина-C75MT 04:50, ngày 26 tháng 8 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Bạn phán đoàn đúng, mình bận quá mức. --Двина-C75MT 01:13, ngày 27 tháng 8 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Liên Xô từ thời sau năm 1960 đến năm 1983 không có người ăn xin, họ được tập trung vào các trại tế bần. Còn nạn móc túi trên xe Bus, Troley Bus và Metro cũng rất hiếm. Từ năm 1984, trở đi, khi khủng hoảng kinh tế bùng phát, các tệ nạn này phát triển, bắt đầu từ những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, mất mùa và xung đột sắc tộc. Đến những năm 1986-1987, khủng hoảng kinh tế xã hội lan rộng và nhất là từ 1989 khủng hoảng kinh tế lan sang cả khủng hoảng chính trị thì tệ nạn xã hội (nói chung chứ không chỉ móc túi và ăn xin) không còn là điều xa lạ ngay tại Moskva, Leningrad và thủ đô các nước cộng hòa thuộc Liên Bang. --Двина-C75MT 05:58, ngày 28 tháng 8 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Thêm một tài liệu về nguyên nhân sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô. --Двина-C75MT 08:50, ngày 12 tháng 9 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Stalin mà ghét sùng bái cá nhân?[sửa mã nguồn]

Tôi thật khó tin cái chuyện Minh Tâm nói với Sholokhov là Stalin ghét tệ sùng bái cá nhân!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 08:53, ngày 12 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi đòi tư liệu tham khảo cơ, nhưng nếu là tư liệu thuần túy của Liên Xô thì tôi chỉ tạm tin mà thôi, vì ai chả tuyên truyền thần thánh hóa phe mình được? Nhưng tôi tin chắc là bậc thầy cách mạng vô sản Karl Marx đã chỉ trích tệ sùng bái cá nhân!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 09:06, ngày 12 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
"Sùng bái cá nhân" là một căn bệnh của Đảng Cộng sản Liên Xô nhưng không phải tất cả họ đều mắc bệnh này. Không phải tự nhiên mà có sự sùng bái cá nhân. Nguồn gốc của nó là lợi ích và đặc quyền cá nhân, kiểu như "Hòa Thân" sùng bái "Càn Long" nhằm mục đích được ban phát nhiều đặc quyền đặc lợi hơn người khác. Sự sùng bái đó chỉ diễn ra với người được sùng bái khi người được sùng bái mang lại lợi ích đặc quyền cho người sùng bái (gián tiếp hoặc trực tiếp). Còn khi không đạt được mục đích lợi ích đặc quyền, kẻ sùng bái chuyển sang suy tôn một đối tượng khác có khả năng đem lại lợi ích đặc quyền và lợi ích đặc quyền đó lớn hơn cái cũ. Do đó, người được sùng bái, được tâng bốc nhiều khi trở thành nạn nhân của chính tệ nạn ấy và thường chịu thiệt hại nhiều hơn. Trong tài liệu lên án "tệ sùng bái cá nhân Stalin" của Khrushov không có một đoạn nào nói Stalin thích người ta tâng bốc mình. Khrushov chỉ phê phán Stalin đã không hành động tích cực để ngăn chặn tệ nạn đó. Tuy nhiên, khi cả một số đông người theo xu hướng này đã tạo nên một luồng dư luận rất lớn theo hướng đó và át cả những thông tin ngược chiều. Vì thế, Ti khó tin cũng là điều dễ hiểu. Thật ra thì Stalin không phải "ghét sùng bái cá nhân" như Ti nói. Ông ta chỉ không ưa (không thích) việc người ta tâng bốc mình thôi. Từ chỗ "không ưa" đến chỗ "ghét" là một khoảng cách dài. Và điều chính mà Khrushov phê phán Stalin là ở chỗ Stalin đã không vượt qua khoảng cách đó để coi "tệ sùng bái cá nhân" là nguồn gốc của tai họa phải tiễu trừ. --Двина-C75MT 09:21, ngày 12 tháng 9 năm 2010 (UTC)--Trả lời
À há, à há! Vậy mà, rõ chính Khrushchyov cũng từng ca ngợi Stalin lên chín tầng mấy cơ đấy !--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 09:24, ngày 12 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Điều mà Ti vừa nói đến được gọi là sự "lắt léo" trong chính trị. Người ta làm một việc gì đó đều có mục đích. Nếu không hùa theo lán sóng tâng bốc Stalin khi Stalin còn sống, chưa chắc Khrushov đã còn có thể tồn tại chứ chưa nói đạt được vị trí cao. Điều đáng chú ý là chỉ 4-5 năm sau khi lên cầm quyền, chính Khrushov lại không tiễu trừ được tệ nạn tâng bốc mình và trở thành "tù nhân" của tệ nạn ấy. Brezhnev về cuối đời sau này cũng vậy và cả Gorbachov cũng không thoát được. --Двина-C75MT 09:31, ngày 12 tháng 9 năm 2010 (UTC)-Trả lời
Dạ thưa sếp, bữa nào em đãi sếp một chầu bia ạ!
OK! Tội gì mà ko?
Em sẽ đãi sếp tất cả những gì mà em có được...
:D :D :D :D :D--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 09:47, ngày 12 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cái này gọi là "há miệng mắc quai" đấy. --Двина-C75MT 09:56, ngày 12 tháng 9 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Có cả những người trước đây đã từng tâng bốc Stalin và cả những người mới được Khrushov cất nhắc. Nguyên nhân sâu xa nhất của tệ này là quy luật quan hệ "cống nạp - ban phát" vốn hình thành cùng với "quyền lực xã hội". --Двина-C75MT 09:59, ngày 12 tháng 9 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Белорусская партия объединённых левых «Справедливый мир»[sửa mã nguồn]

Tên đúng của tổ chức này là "Đảng Vì hoà bình Belarus". Tíếng Anh dịch thêm là "Belarusian Party of United Leftists – A Just World" (Đảng cánh tả Vì một thế giới Belarus) là không đúng. Vì khác với tiếng Anh, từ "мир" trong tiếng Nga (Belarus, Ukraina...) vừa có nghĩa là "hoà bình", vừa có nghĩa là "thế giới". Trong ngữ cảnh này, "мир" là "Hoà bình". Cũng không có gì làm lạ bởi vì từ đầu thế kỷ 20, rất nhiều tài liệu của người Nga có từ "Vì hoà bình" bị dịch sai sang tiếng Anh là "Vì thế giời" làm cho rất nhiều người lầm tưởng rằng người Nga có dã tâm xâm lược toàn thế giới. --Двина-C75MT 04:02, ngày 4 tháng 9 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Ở ngữ cảnh này thì "hoà bình" là nghĩa phù hợp hơn, (thể hiện ở các tiêu chí mục đích và tôn chỉ trong điều lệ Đảng này). Để rõ nghĩa hơn, có thể dịch đầy đủ là "Đảng Vì một nền hoà bình chân chính của Belarus". --Двина-C75MT 08:55, ngày 4 tháng 9 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Khov lên mạng check thử bài Ai no Niwa nghe thử xem:) -- ClanKeytalk-butions 16:02, ngày 4 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Planetarian: Chiisana Hoshi no Yume (không phải phim mà là visual novel) đang định viết, tuy nhiên nó chỉ sử dụng ké chứ không phải nhạc chính gốc -- ClanKeytalk-butions 01:34, ngày 5 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Link youtube trong phim (do fan làm, tuy ghép không hợp cảnh, cảnh thật trong visual novel chỉ có một đoạn rất ngắn) [3] -- ClanKeytalk-butions 01:38, ngày 5 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
"калектывізму": Không có từ này trong từ điển phổ thông. Mình đoán theo một thuật ngữ tiếng Nga: "Chủ nghĩa chọn lọc", "trường phái chọn lọc", "tư tưởng chọn lọc". --Двина-C75MT 16:11, ngày 5 tháng 9 năm 2010 (UTC)--Trả lời
калектывізм (tiếng Belarus) = коллективизм (tiếng Nga) = collectivism (tiếng Anh) = chủ nghĩa tập thể hay tinh thần tập thể (tiếng Việt), tùy theo ngữ cảnh. Meotrangden (thảo luận) 01:06, ngày 6 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Võ thuật[sửa mã nguồn]

1. Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn coi trọng phát triển võ thuật chứ không bài xích cực đoan như Trung Quốc. Tuy nhiên, trước năm 1986 ở Việt Nam và trước năm 1975 ở miền Bắc Việt Nam, tư nhân không được phép mở các "lò" huấn luyện võ thuật. Chỉ có ba ngành được phép huấn luyện võ thuật là Quân đội, Công an và Thể dục thể thao. Sau đổi mới, tư nhân được phép mở các cơ sở dạy võ thuật. Theo pháp luật việc mở "lò dạy võ" phải đăng ký quản lý với chính quyền, người huấn luyện phải có giấy phép hành nghề do cơ quan quản lý cấp và tuân thủ một số thủ tục pháp luật khác.
2. Việt Nam không bài xích tôn giáo cũng như luôn khuyến khích học cái hay, cái tốt của văn hóa nước ngoài, trong đó có cả Nho giáo. Cái gì không phù hợp với phong tục, tập quán, thuần phong, mỹ tục của Việt Nam thì không dùng chứ không bài xích. --Двина-C75MT 09:32, ngày 19 tháng 9 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Đúng là Mao Trạch Đông thật độc tài, cực đoan, sô-vanh!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 14:29, ngày 19 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Polyushko Polye phiên bản J-Pop[sửa mã nguồn]

Mình có phiên bản này do Origa_Shinori Honoo (Nhật) hát, không biết có phải là phiên bản mà Khov nhắc đến không. Nếu là phên bản khác thì chắc là một phiên bản đã modifier về lời, còn về các giai điệu cơ bản hàu như không thay đổi. Thực ra cũng chẳng có vấn đề gì lớn vì trong thời kỳ Xô Viết, đã có đến ba, bốn phiên bản lời khác nhau rồi. --Двина-C75MT 06:45, ngày 2 tháng 10 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Trong một đĩa nhạc (đĩa than khổ 35 cm, tốc độ 33 vòng phút) của hãng Melodia (Liên Xô) xuát bản tháng 4 năm 1970 có phiên bản đầy đủ 10 khổ do Dàn hợp xướng Quân đội Liên Xô trình bày. Đến giờ, mình đã để mất cái đĩa ấy và cũng không biết tìm lại nó ở đâu nữa. --Двина-C75MT 07:32, ngày 2 tháng 10 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Origa_Shinori Honoo người Nhật gốc Nga (chẳng biết mấy đời nữa :D). Còn về tiết tấu thì chẳng thành vấn đề đâu, người Nga khi hát cũng "nuốt âm, nuốt chữ" như một số nước phương Tây. Bạn cứ thử tập là được. --Двина-C75MT 18:27, ngày 2 tháng 10 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Re: Nhà khách[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ một công ty lớn cỡ nào đi nữa cũng không thể nào có một ngôi nhà riêng cho mọi nơi các nhân viên công tác. Tôi đi công tác cũng phải ở khách sạn thôi mặc dù công ty rất lớn và có văn phòng ở rất nhiều nơi. Tiếng Anh có cụm từ en:corporate housing để chỉ đến các nhà cửa cho nhân viên ở, nhưng thường dài hạn hơn. NHD (thảo luận) 04:37, ngày 6 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi không biết trong tiếng Anh có cụm từ nào chỉ đến nhà cửa của chính phủ dành cho các viên chức khi họ đi công tác. Tôi nghĩ là họ vẫn cũng đi khách sạn thôi. Có cụm từ en:public housing hay "government housing" nhưng nó chỉ đến nhà của chính phủ cấp cho dân ở. NHD (thảo luận) 06:59, ngày 6 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Generation name[sửa mã nguồn]

Người Việt gần như không có khái niệm này, ngoại trừ con cháu của vua Minh Mạng (các tên đệm theo thế hệ như Miên, Hồng, Ưng, Bửu, Vĩnh, Bảo, Quí, Định, Long, Trường, Hiền, Năng, Kham, Kế, Thuật, Thế, Thoại, Quốc, Gia, Xương trong bài Đế hệ thi của vị vua này để hậu duệ của ông theo ngôi thứ trong dòng họ mà đặt tên (Nguyễn Phúc Miên Tông: Thiệu Trị, Nguyễn Phúc Miên Trinh: Tuy Lý Vương, Nguyễn Phúc Hồng Nhậm: Tự Đức, Nguyễn Phúc Ưng Lịch: Hàm Nghi, Nguyễn Phúc Bửu Lân: Thành Thái, Nguyễn Phúc Vĩnh San: Duy Tân, Nguyễn Phúc Bửu Đảo: Khải Định, Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy: Bảo Đại...). Nhìn vào đó biết ngay là vai vế của Thiệu Trị và Tuy Lý Vương là ngang nhau, vai vế của Thành Thái và Khải Định là ngang nhau, vai vế của Duy Tân với Bảo Đại là như nhau v.v. Theo tôi thì có thể gọi là tên ngôi thứ, tên bề bậc, hay tên thế hệ. Meotrangden (thảo luận) 04:06, ngày 15 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Do không còn bản khắc (in) chính thức nào nên tôi đoán là vua Minh Mạng dùng chữ Hán phồn thể để đặt tên cho các bài thơ (xem Traditional Chinese charactersSimplified Chinese characters). Như thế tên chữ Hán của bài Đế hệ thi là 帝係詩, còn bài Phiên hệ thi thì là 藩係詩 (phiên ở đây là phên dậu, bảo vệ). Meotrangden (thảo luận) 01:20, ngày 16 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Замковый[sửa mã nguồn]

Khó dịch thật đấy, bác ạ! Замковый có nghĩa là người đóng/mở khóa nòng. Vai trò người này trong các loại pháo nạp bằng tay nhằm tăng tốc độ bắn. Thái Nhi (thảo luận) 16:30, ngày 2 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời

VN#TQ[sửa mã nguồn]

À, sách này của ông Thêm tôi cũng từng đọc (và sẽ đưa vào một bài viết sắp tới) nên mới có thể giải thích cho bạn. Tôi không chuyên nghiệp về văn hóa hay thuyết âm dương nhưng có thể nói lại điều ông Thêm giải thích thế này: VN là "thuần âm", TQ là "âm" trong quan hệ với văn hóa du mục phương Tây nhưng là "dương" trong quan hệ với phương Nam. VN là nông nghiệp tĩnh thuần túy, còn TQ có sự pha trộn giữa cái động của văn hóa du mục và cái tĩnh của văn hóa trồng trọt. Bạn có sách đó có thể tìm hiểu thêm, tôi không có tư liệu nào khác và cũng không biết sâu vào lĩnh vực này để nói rõ hơn.--Trungda (thảo luận) 03:32, ngày 18 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời

TQ là âm trong quan hệ với phương Tây và là dương trong quan hệ với VN (theo ông Thêm). Còn quan điểm giữa ông Thêm và ông Anh khác nhau thì tôi không rõ, vì văn hóa là thứ định tính không định lượng nên mỗi nhà nghiên cứu sẽ có sự khác biệt nhất định về cách nhìn nhận.--Trungda (thảo luận) 02:39, ngày 19 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời

[sửa mã nguồn]

Chữ này là chữ kiểu viết theo chữ Hán của tiếng Nhật, không có trong tiếng Trung, bính âm là dá, tā hay tuī. Ý nghĩa là cái bàn hay cái giường có lò sưởi ấm phía dưới, một dụng cụ phổ biến ở Nhật (xem Kotatsu).Meotrangden (thảo luận) 08:59, ngày 25 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời

OK, danh sách đó giao cho Tnt xử (đùn đẩy công việc :)) Không phải anime duyệt xét như vậy đầu, thường có 3 trường hợp để một tác phẩm được lên anime
  1. Khảo sát: trước khi một bộ anime sản xuất, các tạp chí manga của các nhà xuất bản (ở Nhật, nhà xuất bản và studio liên thông với nhau) sẽ đăng bài khảo sát trước, kèm lời giới thiệu, art, nếu công chúng đón nhận thì sẽ tiến hành
  2. Có manga tiên phong: khi manga đã được đón nhận, anime sẽ được công bố mà không cần khảo sát rườm rà
  3. Được yêu cầu bởi đông đảo các fan hay người nắm giữ nguyên tác (đã từng có những tác phẩm nổi tiếng khác được chuyển thành anime)
Freezing trở thành anime (chắc Khov bất ngờ) là vì manga được nhiều người đón nhận :) Ở Key, Kanon (2002) được chuyển thành anime do nó có manga tiên phong, nhưn anime thì thất bại. Đến năm 2005, AIR được đông đảo công chúng đón nhận và trở nên nổi tiếng, khi đó đến lượt KyoAni đưa lên anime. Đến Kanon (2006), vì sự nổi tiếng trước đó của tác giả (Key), anime được làm mà không cần khảo sát. Năm 2007 đến lượt CLANNAD lên sóng (cũng không cần khảo sát). Và năm 2010, vì Angel Beats! do hai thành viên riêng của Key sáng tạo, nên khảo sát được tổ chức để đánh giá art (cộng thêm sự nổi tiếng của Maeda khi nghe cái tên này đủ khiến các fan gấp rút bình chọn cao). Đó là mình đưa ra một số ví dụ -- ClanKeytalk-butions 00:02, ngày 27 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mèo nhà[sửa mã nguồn]

Kết quả nghiên cứu phát sinh chủng loài gần đây cho thấy mèo nhà được thuần hóa từ phân loài F. s. lybica của mèo rừng (F. silvestris) khoảng 10.000 năm trước. Do đó danh pháp F. s. catus là chính xác hơn về mặt phát sinh chủng loài, và điều này đã được Opinion 2027 (Case 3010) năm 2003 của ICZN quy định là được bảo lưu, dù danh pháp F. silvestris (1775) có sau danh pháp F. catus (1758).

Felis margarita / sand cat

 Felis silvestris Schreber, 1775 

F. s. bieti / Chinese Mountain Cat, ~ 230.000 năm trước

F. s. silvestris / European Wildcat, ~ 173.000 năm trước

F. s. ornata / Central Asia Wildcat, ~ 131.000 năm trước

F. s. cafra / South African Wildcat, ~ 131.000 năm trước

F. s. lybica 

F. s. lybica / African Wildcat

F. s. catus = F. catus L., 1758 / Domesticated Cat, ~10.000 năm trước

Danh pháp Felis catus do Carolus Linnaeus đề xuất trong Systema Naturae năm 1758 có độ ưu tiên cao trong đặt tên gọi phổ biến nhất trong sử dụng thông thường, do theo quy ước và tập quán chung thì: Trong việc lựa chọn danh pháp khoa học đối với động vật đã thuần hóa thì độ ưu tiên cao hơn dành cho các danh pháp đồng nghĩa có sớm nhất và F. catus phù hợp với tiêu chí này. Như vậy thì F. s. catus là đảm bảo tính chính xác hơn (khẳng định mèo nhà là một phân loài của mèo rừng), nhưng lại ít sử dụng hơn F. catus (coi nó là một loài độc lập với mèo rừng). Việc bạn định dùng danh pháp nào là hoàn toàn tùy thuộc vào quan điểm của riêng bạn. Meotrangden (thảo luận) 04:08, ngày 17 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ngây thơ[sửa mã nguồn]

Theo tôi thì Island tameness và Ecological naïvete có thể được dịch sang tiếng Việt là Tính thuần trên đảo và Ngờ nghệch sinh thái. Meotrangden (thảo luận) 00:31, ngày 18 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Sino-Xenic[sửa mã nguồn]

Theo tôi thì Sino-Xenic là "từ [nguồn] gốc Hán", như từ Hán-Việt, từ Hán-Nhật, từ Hán-Triều, do chúng là các từ có nguồn gốc từ tiếng Trung thời cổ đại và được phát âm theo kiểu tiếng Việt, tiếng Nhật hay tiếng Triều và có thể không giống như cách phát âm trong tiếng Trung hiện nay. Cái này dùng để phục hồi và tái tạo cách phát âm của tiếng Trung thời cổ đại. Meotrangden (thảo luận) 04:05, ngày 21 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cũng có lần tôi tìm cách dịch từ này nhưng không thể tìm được từ tiếng Việt hợp nghĩa nên đành bỏ.--Goodluck (thảo luận) 06:46, ngày 21 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Su Yu Zhang[sửa mã nguồn]

Su Yu Zhang là 蘇昱彰 (Tô Dục Chương). Meotrangden (thảo luận) 04:17, ngày 2 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Kẻ xúc phạm người dân Nhật Bản[sửa mã nguồn]

Bức xúc quá phải nói thế này: Giữa lúc dầu sôi lửa bỏng, động đất sóng thần, rò rỉ phóng xạ, rối loạn kinh tế,... Thành phố nhà cửa của nhân dân vô cùng thảm thương, của cải, người thân, bạn bè đều mất trắng, thậm chỉ cả một gia tộc sau thảm họa còn mỗi một người. Ra đường thì mẹ khóc tìm con, vợ khóc tìm chồng, đào xới trong vô vọng đống đổ nát. Ấy thế, người đứng đầu một thành phố cũng phải hứng chịu thiên tai nặng nề, vị thống đống "đáng kính" được bầu vào văn phòng chính quyền đến 3 lần, thay vì an ủi dân hay làm bất cứ nghĩa chỉ cao đẹp nào, lại bô bô sủa rống lên như thể: "Ồ, đó là quả báo, họ làm sai nên bị trời phạt!". Lão đang nghĩ cái gì trong bộ óc già cằn cỗi 78 tuổi đó, xúc phạm người dân vô tội đang chịu nhiều cú sốc tinh thần! Lão là cái thá gì mà dám mở miệng ra nói những câu đó! Tớ rất ủng hộ câu phản bác của đạo diễn Yamamoto Yutaka trong trang Twitter của ông, tạm dịch thế này: Cái kiểu vơ đũa cả nắm người dân vô tội bị trời phạt là vô cùng nhảm nhí. Một người như Ishihara, kẻ không biết cách dùng một thứ tiếng Nhật đàng hoàng, không có cái tư cách gì gán cái lời buộc tội đó cho người khác~~. Thứ hai nữa, một thằng khốn nào đó tên Watson dám sủa như thế này (và một đám khác ủng hộ). Tớ biết người Nhật quả thật có đánh bắt quá đà hải sản, nhưng việc nói họ bị trời phạt do điều đó là quá phi lý, thử hỏi có bao nhiêu quốc gia dám nhận mình cũng thực hiện những hành vi tương tự. Một kẻ nào đó hùa theo: "quả báo do sự kiện Trân Châu Cảng hồi Thế chiến II". Nhật đã bị trừng phạt vì hành vi gây chiến tranh (nếu dẫn ra là thảm họa bom nguyên tử và theo như mấy kẻ kia: "động đất-sóng thần mới đây"), vậy ai là kẻ phải chịu trách nhiệm sự tán nhẫn khi ném hai quả bom đó xuống Nhật Bản, sao kẻ đó không thấy phải nhận quả báo gì. Một tuyên bố thật quá sức ngu xuẩn và cóc có tí hiểu biết văn hóa nào. Vậy hai thằng khốn đó là hạng gì đây, một kẻ lo sợ dư luận và sợ mình rớt phiếu vừa lật đật hốt lại cái đống rác miệng mình thải ra. Thật sự thất vọng khi ở một đô thi thuộc hạng nhất nhì thế giới như Tokyo lại tồn tại cái loại rác rưởi như vậy.

Trên đây mình nói có phần hơi nặng do quá tức giận, Khov thấy không lọt tai tứ việc gạch thẳng nhé, không sao đâu. Dù sao mình đã cũng đã đăng lên blog và Twitter của mình với nội dung còn nặng hơn trên. Thân -- ClanKeytalk-butions 12:15, ngày 15 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi lại còn nghe nói có vị tu sỹ người Hàn nói rằng nước Nhật bị động đất và sóng thần như vậy là do không theo chúa Jesus. Tức giận làm gì bạn.--Goodluck (thảo luận) 00:40, ngày 16 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời
Phóng xạ không phải là mối lo duy nhất ở Tokyo. Người Nhật vốn rất bình tĩnh và đoàn kết để cùng nhau vượt qua khó khăn, dĩ nhiên mọi người có nghĩ tới khả năng nhiễm phóng xạ nếu rò rỉ vẫn tiếp tục, nhưng không ai hoảng loạn. Nếu người nước ngoài vừa nghe tin đã hoảng sợ bỏ chạy khỏi Nhật, dân Nhật vẫn tin vào thực tế và tinh thần đang rất ổn định dù trong tình huống gian khổ nhất. Họ của mình là Tamizaki, tên thì bí mật :> -- ClanKeytalk-butions 12:35, ngày 17 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời
Chẳng có nghĩa gì đâu, vì tên đó do ông ngoại mình người Việt đặt mà ^^. Theo mình nghĩ là do giáo dục và khác biệt về văn hóa -- ClanKeytalk-butions 12:54, ngày 17 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Re:Pop và nhạc nhẹ[sửa mã nguồn]

Nhạc nhẹ là từ của Việt Nam, không có tính hàn lâm, còn pop là từ chính quy để chỉ loại nhạc, có đặc điểm, cấu trúc, hòa âm phối khí... riêng biệt, chuyển hướng như vậy là không chính xác. majjhimā paṭipadā Diskussion 10:27, ngày 29 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhạc nhẹ không thể gọi là genre được bạn à, nó là một từ chung chung, nếu nó là 1 genre thì phải chỉ ra được những đặc trưng, đặc điểm của dòng nhạc này. Trong bối cảnh lịch sử âm nhạc Việt Nam, xuất hiện những từ như nhạc nhẹ, nhạc trẻ, nhạc tiền chiến... là để đánh dấu những giai đoạn sáng tác chứ nó không phải là genre của âm nhạc majjhimā paṭipadā Diskussion 11:54, ngày 29 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời
À, wiki có bài khá chi tiết nè bạn, có thể redirect nhạc nhẹ thành nhạc trẻ, mình thấy như vậy chính xác hơn majjhimā paṭipadā Diskussion 12:28, ngày 29 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời
Hehe, thì đúng là diễn đàn đó chẳng có gì đáng để tham khảo cả ^^ majjhimā paṭipadā Diskussion 15:28, ngày 29 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ba cụm từ[sửa mã nguồn]

  • hormesis: hiệu ứng hưng phấn độc vật
  • reactive oxygen species: hình thái ôxy hoạt tính
  • reactive nitrogen species: hình thái nitơ hoạt tính

Meotrangden (thảo luận) 03:13, ngày 16 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Autophagy & Apoptosis[sửa mã nguồn]

Autophagy/autophagocytosis = tự thực/tự thực tế bào. Apoptosis nếu dịch thành tự hủy của tế bào theo chu trình thì không ổn bởi các lý do sau:

  • Apoptosis và Autophagy là 2 kiểu chính của chết tế bào được định/(lập) trình (PCD), bên cạnh một số kiểu khác, đều dẫn tới sự tự hủy của tế bào. Điều này có nghĩa là không thể lấy cái có định nghĩa rộng hơn (PCD = tự hủy được định trình của tế bào) để đặt tên cho cái được định nghĩa hẹp hơn (tức apoptosis).
  • Không thể dùng từ chu trình ở đây (chu/周 = vòng tròn, vòng luân chuyển; như trong chu trình nước, chu trình nitơ, chu trình cacbon v.v).

Như thế, điều chúng ta cần là bám theo từ nguyên học của nó. Từ nguyên như các tác giả đặt ra tên gọi này đã viết, có nghĩa là rơi hay rụng. Wiki Trung văn cho tên gọi tế bào điêu vong = chết rụng tế bào (chữ điêu này có nội hàm là rơi rụng), có thể là một gợi ý cho chúng ta. Tuy nhiên, đây chỉ là gợi ý từ tôi, không phải tên do các chuyên gia trong lĩnh vực y học đề xuất. Meotrangden (thảo luận) 01:47, ngày 28 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Húy hay tự[sửa mã nguồn]

Cách gọi chỉ là do quen thuộc, phổ biến thôi. Quán Trung trong La Quán Trung cũng là tên tự của ông La Bản, nói chung người đã được kính trọng thì hay được tránh tên húy.--Trungda (thảo luận) 11:51, ngày 1 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Re: Yours sincerely hay Yours faithfully[sửa mã nguồn]

Tôi không rành việc này vì nó chỉ được người Anh sử dụng chứ người Mỹ không dùng. Theo giải thích này thì "Yours sincerely" được dùng khi mình biết người nhận là ai, còn "Yours faithfully" khi mình không biết tên người nhận (ví dụ "Dear Sir or Madam"). Nếu mình biết tên người nhận mà không quen biết người đó đôi khi người ta cũng dùng "Yours faithfully". Người Mỹ thì không câu nệ như vậy và không quan tâm. NHD (thảo luận) 18:32, ngày 7 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Re: Hardass[sửa mã nguồn]

Đã là từ lóng cho nên nghĩa của cụm từ không có cố định. Bạn đã tham khảo Urban Dictionary chưa? NHD (thảo luận) 15:30, ngày 10 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Những người sử dụng từ lóng thường không quan tâm đến độ chính xác, cho nên mặc dù viết thành hai chữ hay một chữ cụm từ này vẫn có nhiều nghĩa khác nhau và dùng lẫn lộn nhau mà không phân biệt. Theo kinh nghiệm tôi thì "hardass" thì dùng để chỉ những người (tự coi mình là) can đảm, còn "hard ass" thì chỉ những người nghiêm khắc, không thích vui chơi. NHD (thảo luận) 15:52, ngày 10 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Re[sửa mã nguồn]

Nếu bạn sử dụng torrent thì nơi tốt nhất và nhanh nhất để bạn tải nhạc anime, manga, các artbook, hay các bộ anime là bakabt.com mẹo dễ tìm nhất là google theo kiểu (tên anime)+ost+bakabt, các tiểu thuyết ảo bạn có thể tìm trên hongfire.com nó có cả torrent lẫn tải về trực tiếp.Tnt1984 (thảo luận) 02:41, ngày 16 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bạn nên thử vì trang đó nếu có đăng ký bản quyền thì nó sẽ không cho tải lên cũng như không cho tải xuống (các trang khác thì không biết) máy của tôi dung lượng đường truyền 1 ngày xuống là 16GB.Tnt1984 (thảo luận) 08:33, ngày 16 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
Visual novel nếu muốn tải có bản quyền thì Khov phải tìm ra cách bẻ khóa phân vùng, vì có ai cho mang nó ra khỏi Nhật đâu :D. Tải đại bình thường đi bạn ơi :) -- ClanKeytalk-butions 08:54, ngày 16 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
Có một visual novel (hình như chỉ một duy nhất mà mình biết) hoàn toàn miễn phí: en:Narcissu: Side 2nd, có bản tiếng Việt (http://vnsharing.net/forum/showthread.php?t=188280), bạn muốn chơi thử không :D -- ClanKeytalk-butions 08:58, ngày 16 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
Và nếu bạn không muốn nữa thì chỉ còn nước... xem người ta chơi :D. Link này chứa các video mà tớ quay lại sau khi chơi (chưa hết) Rewrite Trial ver. 2.0 của Key, khuyến nghị bạn trước khi bắt đầu sự nghiệp visual novel nên học cách chơi trước, và đây là các đoạn phim hữu ích đấy, password là: Key Wiki -- ClanKeytalk-butions 09:06, ngày 16 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Quên mất do lâu ngày không xài nên không nhớ bạn thử [4] xem nếu bạn muốn down nhạc anime trực tiếp.Tnt1984 (thảo luận) 09:09, ngày 16 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Απολαύστε.Tnt1984 (thảo luận) 11:05, ngày 16 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
Nhưng kịch bản của họ thì nhảm quá, đa phần vừa bật lên là đập vô mặt ngay cái hình H, tớ chỉ thích một số ít thôi. Artwork của visual novel mỗi hãng mỗi khác mà, tùy vào nhà thiết kế nhân vật của hãng đó. -- ClanKeytalk-butions 11:54, ngày 16 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Apoptotic body và Apoptosome[sửa mã nguồn]

Apoptotic body = tiểu thể chết rụng (điêu vong tiểu thể) và Apoptosome = thể chết rụng (điêu vong thể). Meotrangden (thảo luận) 08:25, ngày 17 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Kinh đô[sửa mã nguồn]

Không ít lắm đâu. Này nhé, Tàu to thế mà các triều cũng loanh quanh Tràng An, Lạc Dương, Biện Kinh, Bắc Kinh, Nam Kinh. Còn VN nhỏ vậy (tương đương 1 châu TQ) thế mà những Phú Thọ, Cổ Loa, Long Uyên, Thăng Long, Thanh Hóa, Phú Xuân. Vậy là "long mạch" phương nam nhiều hơn:D (Cả Nam, Bắc đều chỉ tính triều "chính thống" không tính thời loạn vì thời loạn nhiều vua đương nhiên phải nhiều đô, "thích" thì VN cũng có thể kể... 12 "đô" của 12 sứ quân cho hoành tráng:D)--Trungda (thảo luận) 08:50, ngày 24 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Quên mất Hoa Lư nữa. Nói chung là các triều đại cả Nam, Bắc có tính kế thừa. Trước năm 1000 thì Trung Hoa chỉ tập trung vào Tràng An và Lạc Dương, sau thời chuyển tiếp với Biện Kinh mạt vận (chẳng triều nào lâu và an lành ở đây) thì gần 1000 năm sau là Bắc Kinh suốt từ Liêu, Kim tới giờ. Việc xây dựng một quốc đô đâu phải giản đơn, hình thành đô thị ngày xưa càng lâu và khó hơn bây giờ (Lạc Dương và Tràng An dù bị tàn phá tan nát lắm phen nhưng rồi lại trở thành quốc đô). VN mất 1000 năm Bắc thuộc nên thời gian các triều đại ít hơn cũng dễ hiểu, do đó cũng chỉ có 2 giai đoạn dài là Thăng Long và Huế (có thể coi Huế là 300 năm).--Trungda (thảo luận) 09:54, ngày 24 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chiến loạn[sửa mã nguồn]

Thời xưa coi mạng người khá rẻ, nhất là "dân đen" - Tần Thủy Hoàng gọi họ bằng giọng khinh thị là "bọn đầu đen". Sở dĩ những trận đánh Tam Quốc "hào hùng" là nhờ có La Quán Trung, chứ to nhất như trận Xích Bích, họ Tào cũng chỉ có trên 20 vạn quân, trận Hào Đình tổng số quân 2 bên chưa tới 10 vạn... Nhà văn ngưỡng mộ chiến tướng và coi việc chém giết được nhiều "quân thù" của họ là vẻ vang. Dường như chỉ có 1 tình tiết duy nhất gợi sự xót thương trong Tam Quốc diễn nghĩa là khi Khổng Minh khóc tế binh sĩ sau khi dẹp Mạnh Hoạch và ông nhận thấy việc mình làm 1 bộ tộc trên 4 vạn người của họ bị tuyệt diệt là nhẫn tâm. Tình tiết Tào Tháo giết hơn 7 vạn hàng binh của Viên Thiệu bên sông Hoàng Hà sau trận Quan Độ được diễn đạt là 1 việc "bình thường".

Các thời kỳ khác của TQ cũng tương tự như vậy, cứ theo sử ghi thì ngay thời Chiến Quốc (trước Tam Quốc 400-500 năm), số thương vong các trận đánh đã khủng khiếp hơn Tam Quốc nhiều. Chỉ riêng các đạo quân do Bạch KhởiVương Tiễn nước Tần chỉ huy đã chém hàng triệu thủ cấp, đỉnh cao là trận Y Khuyết chém 24 vạn thủ cấp liên quân Hàn-Ngụy và chôn sống 40 vạn quân Triệu trận Trường Bình - quy mô sát thương lớn hơn thời Tam Quốc nhiều. Đến thời Lưỡng Tấn - Nam Bắc triều của TQ, đêm trường chia cắt gần 400 năm, chiến sự không năm nào không có, cũng ngang cơ thời Chiến Quốc.

Chiến tranh Trịnh-Nguyễn thực ra chỉ kéo dài trong 45 năm (1627-1672) rồi hòa bình và đụng nhau lần cuối khi Trịnh Sâm thừa đục nước thả câu lúc Tây Sơn nổi dậy. Cuộc chiến của Lê-Mạc mới thực sự là đau thương hơn: từ khi bắt đầu tới khi kết thúc dường như năm nào cũng chiến sự, có những năm đánh ra, đánh vào qua lại tới 3 lần.

Bên ta chưa dịch hết, như tôi biết thì gần như thời lịch sử nào TQ cũng đã có tiểu thuyết LS về thời đó. Các tiểu thuyết LS dạng này (tôi đã xem về thời Đông Chu, Hán, Lưỡng Tấn, Đường, Ngũ Đại) cũng như Tam Quốc, thường chỉ tập trung mô tả chiến công cho cá nhân, có thương thì cũng chỉ thương các nhân vật chính như 1 mỹ nhân hay phu nhân bị làm sao đó... mà ít nó tới khía cạnh tàn khốc của chiến tranh.--Trungda (thảo luận) 09:09, ngày 12 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Re: Hậu Lý Nam Đế[sửa mã nguồn]

Tôi có mấy ý kiến cá nhân thế này: Về lý thì đúng là khó hiểu. Công lao thì không ai ghi công cho người chưa chống "nước bạn" tí nào đã hàng. Tư cách thì các sử gia đã ghi là "chó lợn". Nhưng lý giải trên góc độ cá nhân (chưa thấy sử gia nào nói thật sâu về ông này) thì hình như dân ta khá vị tha và hơi dễ tính, có những trường hợp tương tự khác cũng có đền thờ như Ngô Nhật Khánh (nên có người trong dòng họ này cứ vin vào đó bảo "nhân dân rất công bằng, phải có gì mới được đền thờ chứ!"??). Ngoài khía cạnh "dễ tính", tôi nhìn trên góc độ khác nữa: sự hoài niệm của nhân dân về thời độc lập. Nói gì thì nói: sự tồn tại của Hậu Lý Nam Đế phản ánh nền độc lập của người Việt với Bắc triều (những 32 năm), dù rằng nó kết thúc trong tủi hổ (có méo mó còn hơn không). Mặt khác nữa, điều bị gọi là "tư cách chó lợn" khi giành ngôi Triệu Việt Vương cũng có thể được nhìn theo cách khác: chí tiến thủ quá mạnh, muốn khôi phục nhà Lý bằng mọi giá nên bất chấp thủ đoạn, không cam tâm bị mai một, nổi dậy hình thành thế xé đất chia ra và sau đó, xét từ bối cảnh nội chiến thì... có công thống nhất đất nước Vạn Xuân chia cắt (như Nguyễn Ánh)!! Xét xa nữa, vì sao họ Triệu chỉ xưng vương và chấp nhận lấy bãi Quần Thần làm ranh giới? Rõ ràng là ân đức của Tiền Lý Nam Đế quá lớn, người Việt còn nhớ họ Lý, vua Triệu không dám vượt mặt, và "nể người cùng họ của tiên đế". Cũng bởi Triệu Việt Vương quá tư cách và ngại dùng thủ đoạn tàn độc, sợ mang tiếng (về mặt "khiêm cung" này ông có vẻ giống Ngô Xương Văn dù võ công thì hơn đứt) nên rốt lại Hậu Lý Nam Đế có "chiến thắng xấu xí dù bị dính nhiều thẻ phạt". Còn nữa, dường như bất hạnh của họ Triệu cũng giống An Dương vương ở điểm này: có phải ông chỉ có con gái nên cũng "tắc lưỡi" chấp nhận gửi gắm, "trả lại ngôi cho nhà tiên đế" khi trăm tuổi nên có đôi chút nhượng bộ khi tuổi cao? Sử xưa sơ sài quá không nhắc tới con trai ông nên để lại nhiều dấu hỏi.

Riêng chuyện "tưởng nhớ vua ta" trong ngàn năm đen tối cũng là nỗi niềm của người Việt, "dù xấu hay tốt cũng là người nhà mình", để người khác thấy nhà mình từng có (thêm 1 vị) chủ. Tôi đặt giả thiết nếu Thục bây giờ lại độc lập, rất có thể lại có thêm nhiều đền thờ vua Khai Minh của người địa phương...--Trungda (thảo luận) 16:55, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ngài hoàng đế[sửa mã nguồn]

Theo ở đây thì cả họ Saturniidae (trong đó có Opodiphthera eucalypti) được gọi là họ Ngài hoàng đế. Còn Opodiphthera eucalypti đã được vi.wiki dịch là Sâu bướm hoàng đế cao su, không hiểu người dịch hay máy dịch. Hungda (thảo luận) 02:33, ngày 22 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ nên đổi thành họ Ngài hoàng đế. Còn tên loài chắc phải nhờ người có chuyên môn thôi. Hungda (thảo luận) 02:56, ngày 22 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
Saturniidae có thể gọi là ngài hoàng đế, bướm ma, bướm bà, ngài tằm lớn v.v tùy thuộc vào từng tác giả. Opodiphthera eucalypti không có ở Việt Nam nên tôi không rõ cách gọi tên, nhưng chắc chắn không thể là cao su (do Gum tree mà chúng phá hại là các loài bạch đàn - Eucalyptus spp., nếu chú ý tới phần định danh trong tên hai phần của nó eucalypti). Meotrangden (thảo luận) 06:08, ngày 22 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Music (NHAC)[sửa mã nguồn]

Có lẽ bài viết Nữ hoàng Ai Cập - một thời để nhớ này dùng được. Nguồn này dù sao cũng có cái mác khá dữ: 2Sao - Trang thông tin Tổng hợp Giải trí của Báo VietNamNet - Bộ Thông tin và Truyền thông. Sẵn đây thêm vài nhận xét cá nhân là cách dùng màu và nét vẽ của tác giả này rất có phong cách, có thể gọi là có sức lừa tình cao. Và bộ cosplay này nhìn thật là ấn tượng. ~ Violet (talk) ~ 16:33, ngày 25 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời


Nít quít[sửa mã nguồn]

Tạm thời vậy đi bạn, để vài bữa vô sg kiếm lại cuốn xử lý tín hiệu số rồi bổ sung sau, học xong chữ nghĩa trả hết cho thầy cô roài, sách cũng bán ve chai luôn kekekeke majjhimā paṭipadā Diskussion 04:25, ngày 30 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mà viết bài này xong chắc khov cũng biết vì sao các file mp3 hay ghi 44.1kHz rồi chứ, còn vụ 320kps hay 192kps nữa vài bữa mần luôn cho tiện. Lâu rồi không đụng chạm gì đến kỹ thuật, cũng nhơ nhớ ^^ majjhimā paṭipadā Diskussion 04:35, ngày 30 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời
Trước giờ mình chỉ nghe sóng mang chứ không nghe sóng tải:D Ví dụ, làn sóng phát thanh FM 99.9MHz, thì 99.9MHz là tần số sóng mang. majjhimā paṭipadā Diskussion 08:36, ngày 30 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời
Mà bài này bên en sơ sài nhỉ, để vài bữa mình bổ sung thêm chứ viết vậy người đọc xong cũng chả hiểu nó là gì ^^. Sóng mang nhiều khi nó không có năng lượng gì đâu, chỉ là 1 điểm trên phổ tần và các tần tín hiệu phân bố xung quanh tần số này. Tức là nó có thể là sóng hoặc không phải sóng mà chỉ là 1 tần số biểu kiến mà thôi. Muốn viết bài này chi tiết thì phải viết bài AM và FM thì mới hiểu được. majjhimā paṭipadā Diskussion 08:41, ngày 30 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời
Bạn nhìn trong hình thì có thể thấy dễ dàng sóng mang ở trường hợp AM, tần số sóng mang trong AM tức là tần số của cái sóng có biên độ thay đổi theo biên độ của sóng tín hiệu, tức là nếu ta nối các đỉnh của biên độ sóng mang này lại, thì sẽ tạo ra được sóng tín hiệu. Nhưng đối với FM thì khó hiểu hơn chút. Mấy cái này trong textbook đều có dạy hết, nhưng tiếc là mình không còn giữ cuốn nào ở nhà. Để vài bữa đi xin lại đã, sau đó bổ sung thêm hehehe. Tạm thời vậy đã. majjhimā paṭipadā Diskussion 09:41, ngày 30 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

AM nó tạo 1 sóng có tần số cố định, sau đó wa 1 mạch mã hóa để thay đổi biên độ của sóng này, và dùng biên độ để mã hóa tín hiệu, hay nói cách khác là profile biên độ của sóng AM chính là sóng tín hiệu. Còn FM nó dùng tần số để mã hóa sóng tín hiệu, tức là FM sẽ phát ra 1 chùm sóng có các tần số giao động khác nhau theo thời gian, và các tần số này sẽ xoay quanh 1 tần số cố định gọi là tần số sóng mang. Cho nên FM sóng mang không cần có năng lượng, tức là nó không cần có biên độ giao động, mà chỉ là 1 điểm trên phổ tần, còn các tần số khác mới mã hóa thông tin truyền đi. Vì sóng AM dùng biên độ sóng để mã hóa, cho nên nó rất dễ bị nhiễu và làm tín hiệu phục chế bị méo hay tạp. Còn FM nó dùng tần số để mã hóa tín hiệu, cho nên việc méo biên độ không ảnh hưởng gì đến việc phục chế lại tín hiệu ban đầu cho nên đài FM thường rõ và không bị xè xè như đài AM. Tuy nhiên, đài FM phải dùng 1 tần số rất cao cho nên không thể phản xạ ở tầng điện ly của khí quyển, điều này dẫn đến việc FM chỉ có thể truyền trên 1 đường thẳng hoặc phải dùng vệ tinh để phản xạ tín hiệu, còn AM thì lại phản xạ ở tầng điện ly, nên nó có thể truyền xa hơn và không bị bề mặt cong của trái đất cản lại. majjhimā paṭipadā Diskussion 09:55, ngày 30 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

u're welcome! majjhimā paṭipadā Diskussion 10:06, ngày 30 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời
Nhân tiện nói sơ cho bạn về MIDI và mp3. Mp3 thì bạn viết bài xử lý tín hiệu số thì hiểu rồi, còn MIDI thường nghe rất dở. Vì sao? Vì âm thanh là 1 dạng sóng âm "phức tạp". Ví dụ khi bạn đánh đàn ra nốt La, thì cây đàn sẽ phát ra 1 âm La có tần số xHz, đồng thời nó cũng phát ra rất nhiều sóng có tần số giao động xung quanh xHz, gọi là hài âm của nốt la. Ở MIDI khi mô phỏng âm nốt La, thì nó chỉ mô phỏng đúng tần số của nốt La mà không mô phỏng hài âm của nó, cho nên khi nghe MIDI âm thanh rất khô và cứng, hay nói nôm na nó là 1 đơn âm. Còn thực tế ở nhạc cụ và thanh quản thì có hài âm nên âm thanh phát ra là 1 cụm gồm nhiều sóng có tần số khác nhau cho nên mình nghe cảm giác rất khoái là vì vậy, ca sĩ hót hay hay dở cũng do cấu trúc phát hài âm ở thanh quản vậy :D majjhimā paṭipadā Diskussion 10:21, ngày 30 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có cách nào chú thích sách nhanh gọn không khov hè? Chứ dùng bản mẫu chú thích sách hơi đuối:D majjhimā paṭipadā Diskussion 10:29, ngày 1 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

không đúng ạ, hé hé, mình mò ra từ bài hiện tượng 2012 rồi :D, chứ gắn vô tham khảo thêm biến ref vào, sau mỗi lần kêu tên sách đó thì chỉ kêu tên ref + số trang là đủ majjhimā paṭipadā Diskussion 12:54, ngày 1 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời
ok rồi khov hé hé majjhimā paṭipadā Diskussion 13:21, ngày 1 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

cái này trong sách nhiệt động lực học kỹ thuật 1 có nói đến, hình như nó manh nha từ 1 định luật nhiệt động lực học mà thành, mà giờ mình cũng không biết entropy với enthalpy là cái quái gì nữa =)), già rồi quên sạch haiz majjhimā paṭipadā Diskussion 13:25, ngày 1 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mạn đàm[sửa mã nguồn]

  • Về chuyện súng ống: tôi không thông thạo về lịch sử phát triển khoa học kỹ thuật, ngay với súng hiện đại nguyên lý hoạt động ra sao cũng lờ mờ nên chưa dám bàn thêm về súng ống thời đó. Chỉ có mấy ý kiến quanh đường link mà bạn nêu:
    • Với tuổi tác của Hồ Quý Ly đương thời (sinh 1336, năm 1390 đã 55 tuổi) thì có thể đoán rằng súng đương thời mà quân Trần dùng có khả năng có sự đóng góp của Hồ Nguyên Trừng (đã ngoài 30).
    • Người viết đoạn này có phần vội vã nên nhầm lẫn ở đoạn sau đó: "Nhìn chung, kiến thức của các nhà văn, nhà sử thật tầm thường. Ví dụ, có thể so sánh "lời nói đầu" của vị vua lớn là Lê Thánh Tông và vị hôn quân Thái Tông Văn Hoàng Đế. Thái Tông Nguyên Long và triều này giết các đại thần khai quốc, đến mức dùng đến lễ nhạc của hoạn quan, thế mà không bị Lê Văn Hưu chê câu nào." - Chắc bạn này nhầm Lê Văn Hưu với Ngô Sĩ Liên, vì ông Hưu là sử gia thời Trần, không thể viết về sử Hậu Lê.
    • Chuyện ra chiến trường không phải trò đùa. Cứ như tường thuật của sử sách thì trên thực tế, trước khi lâm trận, những người thắng trận ban đầu cũng cực kỳ hoang mang và chỉ sau khi thắng mới cười được (còn trước đó "khóc lên đường", "mặt hốc hác lo âu"... không thể tránh khỏi) vì chiến tranh không ai nói trước được điều gì, nhất là khi đối đầu với địch mạnh.
    • Sử sách đúng là bị chệch đi một số điểm do cách nhìn và cách viết của nhà nho. Qua lăng kính của họ thì nhiều điều bình thường trở thành "tội". Ngày nay đã có nhiều ý kiến bàn lại về những cách nghĩ đó rồi (như chuyện Lê Hoàn lấy Dương hậu, Hồ Quý Ly, Mạc Đăng Dung, Quang Trung...). Thông thường các sử gia triều nào thường khen triều đó (theo mệnh lệnh) và chê triều trước. Đơn cử là sử gia nhà Lê mạt sát chuyện hôn nhân của nhà Trần nhưng khi Lê Thần Tông lấy vợ góa (đã có 4 con) của chú họ (Lê Trụ) thì không thấy chê câu nào, chỉ chép lại tiếng thở dài của vua Lê...
  • Về từng nhân vật mà bạn đó nhắc đến thì các bài ở wiki cũng đã bàn nhiều, tôi muốn bàn thêm vài ý kiến cá nhân sợ lan man vì nhắc tới nhiều người một lúc.
  • Riêng chuyện Hồ Nguyên Trừng trả thù cho nhà cho nước, tôi chưa thấy tư liệu nào nói, sẽ thử lục lại mấy cuốn nói về chủ đề Trần - Hồ xem sao. Có điều thấy điều này giông giống lời đồn đại về Từ Hy thái hậu: có người bảo: bộ tộc Na Nạp của Từ Hy bị nhà Thanh diệt, một ông tổ trước khi mất dặn lại con cháu nhất quyết phải trả thù cái tộc (tôi không nhớ tên, cùng tộc Mãn với nhau nhưng có nhiều nhánh) làm vua nhà Thanh. Do đó một người cháu gái chính là Từ Hy thái hậu nhớ lời tổ tiên dặn lại, đã ra tay tàn phá nhà Thanh... Nếu nhìn vào trước Sự biến Thổ Mộc bảo thì chưa hẳn việc Trương Phụ phải đi cùng Minh Anh Tông là "cứ đi tức vào đất chết": quân Minh có 50 vạn đông gấp hàng chục lần quân Ngõa Lạt, có các danh tướng tham gia... Tình thế quân Minh trước khi đối chọi quân Ngõa Lạt cũng không bi đát như lúc Trần Khát Chân lĩnh binh "khóc mà lên đường" (quân Chiêm trước đó đã ồ ạt vào kinh mấy lần rồi)... Âu cái chết của Phụ là "lòng trời" khiến người Việt hả hê chứ tôi đồ rằng Hồ Nguyên Trừng khó mà "đạo diễn" được vụ đó. Mà còn chưa nói tới chuyện thời gian, vì hình như (?) Nguyên Trừng đã mất từ năm 1446 - 3 nam trước Sự biến Thổ Mộc bảo!--Trungda (thảo luận) 17:43, ngày 1 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vua tôi nước Tần[sửa mã nguồn]

Về vua Tần không vấn đề gì, nhưng về Bất Vi ko nên dùng nguồn trong Đông Chu liệt quốc vì đó là tiểu thuyết. Không thấy Sử ký chép đoạn than vãn đó của Bất Vi.--Trungda (thảo luận) 07:22, ngày 22 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tôi rõ rồi. Tôi đã gặp 1 cuốn ở vỉa hè, như "12 thừa tướng Trung Quốc", truyện Gia Cát Lượng còn chép cả lời Chu Du than "sinh Du hà sinh Lượng?" và chỉ biết lắc đầu, quyết định ko mua. Cần cảnh giác với sách của mấy ông/bà VN ko có tên tuổi đứng tên, vì đôi khi mấy ông/bà này vốn chỉ làm nghề phiên dịch mấy cuốn của Tàu (vừa sách vừa truyện), nhưng vì được ai đó "động viên" (hãy năng động hơn để làm kinh tế) nên đã "nghiên cứu, tổng hợp" ra các "tác phẩm" dạng như trên. Thật nguy hiểm.--Trungda (thảo luận) 08:00, ngày 22 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời
Những cuốn sách dạng này khiến bạn đọc, ngay cả 1 số người viết wiki không có bề dày, có thể sẽ rất bối rối.--Trungda (thảo luận) 08:04, ngày 22 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời
Nói đi phải nói lại, khi tiếp xúc với bản dịch "Sử ký, Chu bản kỷ", tôi cũng từng "choáng" vì những điều mang tính truyền thuyết về Bao Tự (người cung nữ nuốt rãi rồng thần mang thai nhiều năm sinh ra, bị bỏ rơi, được ông nông dân cứu vớt...) được Tư Mã Thiên chép - mà ban đầu tôi tưởng là hư cấu của Phùng Mộng Long ở hồi 1 Đông Chu liệt quốc. Tóm lại dùng sách dù sách "cực chuẩn" vẫn phải biết chọn và bỏ những gì ko hợp lý thôi.--Trungda (thảo luận) 08:14, ngày 22 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời
Vì bây giờ là "cơ chế mở", "ai năng động là kiếm tiền" nên phát hành sách khá dễ. Không chỉ học sinh bị loạn sách tham khảo, mà người lớn cũng bị loạn vì hàng chục cuốn sách 1 chủ đề, nhưng sách thực sự giá trị và dùng được không nhiều. Cần để ý tên tác giả để chọn lựa. Tôi nhớ còn một trường hợp nữa: ông Ngô Nguyên Phi cũng có 1 quyển đại loại "bàn về Tam Quốc" dày những 5-600 trang, rất hoành tráng, toàn bàn "sử thời Tam Quốc" với tư liệu từ La Quán Trung! Khó hiểu nhất khi thấy ông ta viết: "Quan Vũ tự là Vân Trường, Ngụy Diên tự là Văn Trường, hai cái tên gần giống nhau, vì vậy có người nghi ngờ chính Khổng Minh giết Quan Vũ" (???) (mà trên thực tế Khổng Minh ko giết hay có ý sắp đặt giết ai trong số 2 người này).
Những cuốn mang phong dáng dấp "mèo nhỏ bắt chuột nhỏ" (quy mô 130 trang trở xuống, khổ vừa) hiện nay bán cực nhiều, với tác giả vô danh, thậm chí đầu sách ghi là "Nhóm nghiên cứu Trẻ ABC". Tôi cho đây là những nhóm đạo văn ko chuyên nghiệp nhưng có tổ chức, vì với ai đọc nhiều có thể biết chắc chỗ nào copy từ đâu, thậm chí copy từ wikipedia! Hết sức tránh dùng sách dạng này.--Trungda (thảo luận) 08:26, ngày 22 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời
Sách đó tôi chưa đọc. Sholokhov có phát hiện điều gì mới ko?--Trungda (thảo luận) 09:32, ngày 22 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời
À, đúng vậy. Những sách cho những điều tổng quát như vậy không nhiều đâu. Ngoài bài Thừa tướng mà bác Meotrangden đã nói khá rõ thì tôi biết trong bộ Tổng lược các thừa tướng Trung Quốc (Chu Thiệu Hầu chủ biên với khoảng vài chục biên tập viên), quyền năng của các thừa tướng cũng mỗi thời một khác. Đọc đến những sách hiện đại khác như Kể chuyện Tam Quốc, Kể chuyện Tùy Đường thi thoảng lại gom nhặt một chút. Cùng là quan đầu triều nhưng chế độ mỗi khi một khác. Có người lộng hành (quyền thần dạng Đổng Trác, Tào Tháo), cũng có người được vua giao quyền (để vua bớt nhọc và... chơi), vì vậy nói chung trong thời bình, các ông thừa tướng tốt rất vất vả. Tôi nhớ Triệu Kiếm Mẫn viết trong Kể chuyện Tùy Đường: người TQ truyền lại câu: trong bụng tể tướng có thể chèo thuyền, để thấy người làm tể tướng vừa vất vả vừa phải khoan dung. Người ta còn phân biệt giữa tướng quốc với thừa tướng, thừa tướng "thường" và thừa tướng khai phủ (được mở phủ tại nhà để quan dưới phải tới bẩm việc và được quyết sách thay vua, khi đưa lên gần như là vua "ký" hết)... Đại loại chế độ mỗi thời một khác, tùy thuộc ông vua (chỉ tính vua trưởng thành và đủ minh mẫn, ko bị mất quyền) có muốn trực tiếp cầm quyền không.
Nhưng nói vậy chứ chính thời đại của những ông vua như Đường Thái Tông, Hán Vũ Đế (phải thêm Tần Thủy Hoàng nữa) có vẻ không nhiều. Đếm thời gian thì thấy những ông giao quyền hay bị mất quyền khá nhiều và dài.--Trungda (thảo luận) 09:56, ngày 22 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời
Tên Dị Nhân có trước, sau mới đổi ra Tử Sở. Quả là khi đọc tôi chưa để ý điều này.--Trungda (thảo luận) 15:34, ngày 26 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Trận Y Khuyết[sửa mã nguồn]

Tôi xem Sử ký, các thiên liên quan (về các nước Tần, Hàn, Ngụy và truyện Bạch Khởi) đều nói không sâu hơn về trận đánh được các sử gia hiện đại gọi là cuộc chém giết "rùng rợn" này. Số người chết được Sử ký xác nhận là 24 vạn, chắc chắn nhiều hơn trận Xích Bích hay Quan Độ. Trận Phì Thủy thực chất chỉ có 27 vạn quân tiên phong của Tiền Tần trực tiếp tham chiến, bị đánh giết và đại quân tan rã... Thương vong trận này có lẽ chỉ kém trận Trường Bình, mà thực ra số quân Triệu bị giết ngoài mặt trận cũng đâu có nhiều, số nhiều là bị chôn sống.--Trungda (thảo luận) 14:46, ngày 4 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bổ sung cho Chiến Quốc đang nằm trong dự định của tôi. Các sử gia tổng kết rằng chỉ riêng số người bị quân Tần giết trong quá trình thống nhất đã là 1,6 triệu người. Còn số quân Tần bị giết và số quân các nước giết lẫn nhau (6 nước kia cũng tự "cắn nhau" rất nhiều lần) thì chưa kể. Người Trung Quốc cứ đông lên rồi lại vãn đi do những cuộc chiến.--Trungda (thảo luận) 15:03, ngày 4 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời
Nhắc đến trận Phì Thủy làm cho tôi nhớ tới chuyện McCellan có cả đống quân mà ko biết tận dụng ở trận Antietam !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:12, ngày 4 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời
Loạn An Sử dường như nhiều hơn thế. Phát triển bài đó cũng đang được xúc tiến. Có thể coi loạn An Sử là một trong những cuộc chiến có nhiều diễn biến bất ngờ đến... lãng xẹt nhất ở Trung Quốc, chỉ vì hai bên đều đầy ắp những mưu gian. Càng viết tôi càng thấy... tức cười.--Trungda (thảo luận) 15:16, ngày 4 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời


Gian thần[sửa mã nguồn]

Riêng Ngư Triều Ân tôi đã làm gần xong cùng loạn An Sử. Còn mấy vị kia chắc chỉ có Sử ký nói thôi, mà nếu tôi nhớ không nhầm thì người đọc không được biết kết cục của họ (và cả xuất thân, cũng như những sự kiện khác ngoài sự kiện "gian trá hại nước", chính vì thế mà người hiện đại cũng rất khó biên tập lại).--Trungda (thảo luận) 01:58, ngày 6 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tôi quên mất trường hợp Hoàng Hạo. Tôi hơi bất ngờ là trong danh sách nhân vật Tam quốc chí (phần Thục chí) ông này không có tên! Một nhân vật - theo TQ diễn nghĩa - đã làm mưa làm gió trên chính trường Thục Hán đến thế, mức độ ảnh hưởng trong tiểu thuyết so với Bành Dạng hay Khước Chính (2 nhân vật có "truyện" trong Tam quốc chí) còn lớn hơn, mà Trần Thọ "không thèm" viết thành truyện riêng => phải đặt nghi vấn rằng vai trò của ông này đã được La Quán Trung làm lớn lên! Ngoài ra, trong cuốn "Hoạn quan Trung Quốc" (có Tào Tung, Trương Nhượng, Ngư Triều Ân...) cũng không nói tới Hoàng Hạo!--Trungda (thảo luận) 06:52, ngày 6 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời
Hoàng Hạo chỉ được Trần Thọ chép phụ vào truyện Đổng Doãn thôi, xem Tam quốc chí, quyển 39, Đổng Doãn truyện, trong đó có chép: 後主漸長大,愛宦人黃皓。皓便闢佞慧,欲自容入。允常上則正色匡主,下則數責於皓。皓畏允,不敢為非。終允之世,皓位不過黃門丞 (Tạm dịch: Hậu chủ dần trưởng thành, yêu thích hoạn quan Hoàng Hạo, Hạo giỏi tài nịnh bợ, muốn tham dự triều chính. Doãn thường nghiêm sắc mặt khuyên can hậu chủ, nhiều lần quở trách Hạo. Hạo sợ Doãn, không dám làm bậy. Suốt đời Doãn, chức vị của Hạo chỉ là hoàng môn thừa).  陳祗代允為侍中,與黃皓互相表裡,皓始預政事。祗死後,皓從黃門令為中常侍、奉車都尉,操弄威柄,終至覆國。蜀人無不追思允。及鄧艾至蜀,聞皓奸險,收閉,將殺之,而皓厚賂艾左右,得免 (Tạm dịch: Trần Chi thay Doãn làm thị trung, cùng Hoàng Hạo cấu kết với nhau, Hạo bắt đầu tham dự chính sự. Sau khi Chi chết, Hạo từ hoàng môn lệnh thăng lên trung thường thị, phụng xa đô úy, thao lộng binh quyền, cuối cùng làm nghiêng đổ nhà nước. Người Thục không ai không nhớ đến Doãn. Khi Đặng Ngải vào Thục, nghe tiếng Hạo gian hiểm, bắt giữ muốn giết đi, sau Hạo hối lộ nhiều cho tả hữu của Ngải, được thoát). Ai thấy sai xin dịch lại giùm. Tranminh360 (thảo luận) 14:17, ngày 7 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời
Tam quốc chí, quyển 35, Gia Cát Lượng truyện có ghi lại lời than của Gia Cát Thượng khi bại trận: 華陽國志曰:尚嘆曰:「父子荷國重恩,不早斬黃皓,以致傾敗,用生何為!」乃馳赴魏軍而死 (Tạm dịch: Hoa Dương quốc chí chép: Thượng than rằng: "Cha con ta mang ơn lớn của nhà nước, không sớm chém Hoàng Hạo, để đến nỗi nghiêng đổ hết cả, còn sống làm gì nữa!" rồi chạy thẳng vào quân Ngụy mà chết"). Tranminh360 (thảo luận) 14:57, ngày 7 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời
Hoa Dương quốc chí, quyển 7, Lưu hậu chủ chí có chép: 大將軍維惡皓之恣擅,啟後主,欲殺之。後主曰:「皓趨走小臣耳。往者董允切齒,吾常恨之。君何足介意。」維本羈旅自託,而功效無稱,見皓枝附葉連,懼於失言,遜辭而出。後主敕皓詣維陳謝 (Tạm dịch: Đại tướng quân Duy ghét Hạo chuyên quyền, bẩm với Hậu chủ, muốn giết đi. Hậu chủ nói: "Hạo chỉ là đứa tiểu thần để sai khiến, trước đây Đỗng Doãn cứ nghiến răng (căm tức Hạo), ta thường lấy đó làm giận. Ngươi cần gì phải để ý". Bản thân Duy được giao phó binh quyền, nhưng công hiệu lại không xứng với chức vụ, thấy vây cánh của Hạo, sợ nói sai, bèn từ tốn lui ra. Hậu chủ sai Hạo đến nhà Duy tạ tội). Đoạn này Bùi Tùng Chi có dẫn trong Tam quốc chí, quyển 44, Khương Duy truyện nhưng mà bản trên wikisource thiếu mất phần Bùi chú. Bạn có thể tham khảo bản đầy đủbản dịch Khương Duy truyện. Tranminh360 (thảo luận) 16:42, ngày 7 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời
Có bản dịch Đổng Doãn truyện đây, bạn có thể tham khảo. Tranminh360 (thảo luận) 15:03, ngày 7 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời
Khương Duy truyện còn có vài đoạn nữa: 而宦官黃皓等弄權於內,右大將軍閻宇與皓協比,而皓陰欲廢維樹宇 (Tạm dịch: Bè lũ hoạn quan Hoàng Hạo lộng quyền ở trong, Hữu đại tướng quân Diêm Vũ câu kết với Hạo, bởi Hạo âm mưu phế Duy lập Vũ); 皓徵信鬼巫,謂敵終不自致。啟後主寢其事,而群臣不知 (Tạm dịch: Hạo cho mời đồng cốt, nói rằng quân địch cuối cùng sẽ không đến, bảo hậu chủ cứ gối cao mà ngủ, quần thần không hay biết gì). Nói chung các đoạn nói về Hoàng Hạo chỉ rải rác thôi. Còn kết cục cuối cùng của Hoàng Hạo thì sử không chép. Theo en:Huang Hao thì họ ghi: His fate henceforth is unknown, còn chuyện bị Tư Mã Chiêu giết chỉ là hư cấu trong Tam quốc diễn nghĩa thôi. Tranminh360 (thảo luận) 17:21, ngày 7 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời
Vậy Hoàng Hạo cũng là dạng nhân vật "không rõ đầu không rõ cuối", chỉ biết khúc giữa.--Trungda (thảo luận) 04:08, ngày 8 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời
Tiện nói về Sầm Hôn: Tam quốc chí, quyển 48, Tôn Hạo truyện (bản trên Wikisource thiếu mất phần Bùi chú) chép: 岑昬险谀贵幸,致位九列,好兴功役,众所患苦 (tạm dịch: Sầm Hôn gian hiểm nịnh bợ mà được quý sủng, ngôi vị đến hàng cửu khanh, thích bày lao dịch, mọi người đều khổ sở); 三月丙寅,殿中亲近数百人叩头请皓杀岑昬,皓惶愦从之。干宝晋纪曰:皓殿中亲近数百人叩头请皓曰:“北军日近,而兵不举刃,陛下将如之何!”皓曰:“何故?”对曰:“坐岑昬。”皓独言:“若尔,当以奴谢百姓。”众因曰:“唯!”遂并起收昬。皓骆驿追止,已屠之也 (tạm dịch: Ngày bính dần tháng ba, mấy trăm người thân cận trong điện khấu đầu xin Hạo giết Sầm Hôn, Hạo sợ hãi rối bời đành nghe theo. Tấn ký của Can Bảo viết: Mấy trăm người thân cận trong điện của Hạo khấu đầu xin Hạo nói: "Quân bắc càng ngày càng đến gần mà quân ta không chịu giết địch, bệ hạ sẽ như thế nào?" Hạo hỏi: "Vì cớ gì?" Đáp rằng: "Tội tại Sầm Hôn." Hạo chỉ nói: "Như các ngươi, nên đem giết đứa nô tài này để tạ trăm họ." Mọi người đều nói: "Dạ!" Bèn cùng đứng dậy đi bắt Hôn. Hạo đi nhanh đuổi theo, rồi giết Hôn). Tham khảo bản dịch Tôn Hạo truyện. Tranminh360 (thảo luận) 13:08, ngày 8 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Re: Volga[sửa mã nguồn]

Chuyện các WP phương Tây "dìm" các tướng Nga trong chiến tranh Napoleon là chuyện thường! Họ bị người Pháp thời Napoleon và bản thân ông ta "đầu độc" khá nặng và thứ nữa với tư cách là đại diện cho dân chủ họ cũng coi Nga Sa hoàng là một chế độ độc đoán vậy! Tôi từng nghe nói nước Mỹ tham chiến chậm trong Thế chiến thứ nhất 1 phần là do họ sợ mục tiêu "bảo vệ tự do châu Âu" (đại khái là vậy) bị mất uy tín do họ phải là đồng minh của Nga hoàng! Bạn xem bài en:Tsar ở đằng cuối sẽ thấy!:)) p/s Đâu chỉ những vấn đề nóng hổi chính trị như vậy mới có chuyện để nói, có hồi nhiều người viết tiểu sử Hannibal theo thiên hướng anti-Scipio trong khi tài năng của Scipio là ko thể xem thường! Tôi vẫn xem trọng Hannibal nhưng đồng tình với 1 số tác giả là Scipio đã bị lãng quên! --The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:22, ngày 27 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Không cứ gì thời Liên Xô, ngay bây giờ Nga cũng đang là quốc gia kình địch với Hoa Kỳ và các nước phương Tây về nhiều khía cạnh: kinh tế, quân sự... nên "dìm" lịch sử Nga cũng là đương nhiên. Lịch sử cũng là một phần uy tín của quốc gia hiện tại mà. Khov hỏi câu ấy nói thật lòng nghe hơi bị "ngây thơ" đấy!--Averruncus (thảo luận) 13:46, ngày 27 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Xin lỗi Sholokhov nhưng tôi đồng ý với Volga và xin nói chệch đi là thắc mắc của Sholokhov thật quá dễ giải đáp ! :))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:49, ngày 27 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đến đây thì tôi phải nói thẳng với Ti rằng không hề dễ giải đáp chút nào. Ti có thể rất hiểu các Nga hoàng nhưng Ti có vẻ mù tịt về văn hóa dân gian Nga và tính cách người dân Nga. Vấn đề là dân Nga rất thật thà, hào hiệp, phóng khoáng, cương trực, thẳng thắn, dễ nổi nóng và vì thế mà họ dễ bị lừa, bị lợi dụng, bị xỏ mũi... Người Việt hay gọi mà "Nga ngố". Ưu điểm của họ cũng chính là nhược điểm. Nếu như phương Tây có tự do trong luật pháp thì các muzic hay cossak Nga coi tự do là tuyệt đối và gần như vô chính phủ. Chính vì thế mới cần có chế độ độc tài. Còn đối với người Đức thì chế độ độc tài là thậm vô lý vì họ vốn là dân tộc rất có kỷ luật và sống theo nguyên tắc. Đừng vội phê phán độc tài Nga hay độc tài Mao. Đối với tính cách người dân vô chính phủ như thế thì không độc tài chắc chắn sẽ "nát nước". Mỗi một dân tộc ở những giai đoạn lịch sử nhất định đều cần một mô hình phát triển phù hợp với chính họ, không ai có thể áp đặt cho họ. Dù là cường quốc hàng đầu thế giới. Việc phê phán nó mà không xem xét kỹ chỉ có thể bắt nguồn từ hai thứ. Một là không hiểu biết về dân tộc đó. Hai là biết nhưng cố tình không biết vì lý do lợi ích chính trị - kinh tế của chính những người đưa ra luận điểm phê phán. Trong trường hợp này, người cầm bút hoặc ít hiểu biết hoặc "bán" ngòi bút. Vì thế nên quyền tự quyết và bình đẳng của các dân tộc được ghi vào Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ hay quyền tự do, bình đẳng, bác ái ghi trong tuyên ngôn cách mạng Pháp 1789 mới nổi tiếng, đến nay vẫn đúng và về sau vẫn còn đúng. Đáng tiếc là nhiều người quên mất những điều này. --Двина-C75MT 18:12, ngày 27 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Khov ghé qua trang Wikipedia:Thảo luận xem qua. Có thông tin sơ bộ về việc này đã được dịch. Nhưng họ chỉ đóng cửa ngày hôm nay thôi. --Двина-C75MT 11:41, ngày 10 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Việc kiểm soát mạng ở bên Nga nhằm vào việc chống khiêu dâm trẻ em là đúng. Vì đây đang là một vấn nạn của nước Nga. Bạn biết đấy, ở bất kỳ "khu đèn đỏ" nào ở những nước cho phép kinh doanh tình dục thì các "Russia girl" bao giờ cũng cao giá nhất. Còn việc kiểm soát những trang như wikipedia thì mình nghĩ rằng không chắc được sự đồng thuận của các đại biểu Duma Quốc gia Nga. Có nhiều cách để lọc bỏ những thông tin kiểu đó ở trên mạnh. Người Việt ta thường làm theo cách này: Một cháu bé ngồi vào chậu nước, tất nhiên nó sẽ làm bẩn chậu nước. Người Việt sẽ bế cháu bé ra chậu nước khác sạch hơn rồi mới đổ chậu nước bẩn đó đi chứ không hắt luôn đi cái chậu nước có cả cháu bé đang ngồi trong đó. --Двина-C75MT 12:00, ngày 10 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Theo một thám tử chống mại dâm trẻ em của Interpol thì "Russia girl" ở Nga đa phần là "hàng chợ" nhưng ra nước ngoài thì thành "hàng hiệu". --Двина-C75MT 12:18, ngày 10 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Khà khà! Khov sang đấy định đọc lại tiểu thuyết "Sông Đông êm đềm" bằng tiếng Anh cho họ nghe nhỉ:) --Двина-C75MT 12:50, ngày 10 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Thành[sửa mã nguồn]

Tôi không chắc chắn, nhưng theo những gì tôi hiểu, thì mỗi thành là trung tâm của "huyện", chứ không phải đồn. Đồn chỉ là công trình quân sự nhỏ để chứa ít quân, còn "thành" không chỉ chứa quan lại và quân, mà còn cả dân (của huyện đó) nữa. Bạn thường nghe kể các trận đánh tại thành thì tướng hay có động tác "lùa dân vào thành" hoặc "mở thành cho dân ra kiếm lương"... Nhiều huyện hợp thành "quận" và nhiều quận hợp thành "châu". Ít ra tới trước thời nhà Lương (502-557) thì kết cấu đơn vị hành chính là như vậy. Bạn thường nghe những trận đánh mang tên gọi 1 thành như trận Nghiệp Thành (204), trận Tương Dương-Phàn Thành, trận Kí Thành..., đó chính là trận đánh trong phạm vi huyện (tôi xem trong sách sử, các sử gia thường gọi những nơi này là huyện, như Hứa Đô gọi là "huyện Hứa", Nghiệp Thành gọi là "huyện Nghiệp"...). Sở dĩ mỗi trận có thể hạ hàng chục thành, thực chất chiến sự chỉ ở 1 hoặc 1-2 thành trọng điểm (như Tương Dương và Phàn Thành), các thành kia "theo gió mà hàng", thậm chí nghe tin đại quân kéo đến, các thành đã bảo nhau hàng chưa giao tranh trận nào.

Thời cổ xưa, như Chiến Quốc, mỗi "huyện" thường rất lớn. Bạn có thể để ý thấy "miếng mồi" là nguyên nhân của trận Trường Bình rùng rợn là quận Thượng Đảng nước Hàn gồm 17 thành được Phùng Đình dâng cho nước Triệu, chính là quận Thượng Đảng có 17 huyện. Càng về sau người ta càng chia nhỏ các đơn vị hành chính, đơn cử như Kinh châu thời Lưu Biểu chỉ có 7 quận, mà sau này cả 3 nhà Tào Lưu Tôn mỗi ông giành 1 phần đều xé nhỏ các quận, tách ra vài huyện đặt thêm quận mới, đến cuối thời Tam Quốc thành tổng cộng... 26 quận Kinh châu! Các quận chia nhỏ thì các huyện cũng chia nhỏ. Như Việt Nam trong các thời Bắc thuộc cũng như vậy (bạn có thể xem các bài Hành chính Việt Nam thời Bắc thuộc lần 1Hành chính Việt Nam thời Bắc thuộc lần 2 là thấy rõ quá trình chia nhỏ các đơn vị hành chính trong 1 châu (Giao) khi đó). Các huyện thời cổ lớn, nên mới thấy công của Bạch Khởi với nước Tần lớn thế nào khi ông đánh hạ được hơn 70 thành.

Từ thời nhà Lương tiến hành cải cách hành chính, đặt các châu nhỏ, quá trình này vòng qua thời Tùy tới thời Đường thì chuyển hẳn "quận" thành "châu", còn "châu lớn" trước thì thành "quân", nhưng các "quân" càng về sau cũng lại càng chia nhỏ, số lượng ngày càng nhiều... (quá trình này ở Việt Nam thời Bắc thuộc luôn được các triều đình TQ thực hiện sau những vùng đã "Hán Hóa mạnh".) --Trungda (thảo luận) 07:20, ngày 12 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Quái vật học[sửa mã nguồn]

Tra google thì có người dịch là quái vật học. Tôi tìm thấy có Trung tâm Nghiên cứu động vật ẩn sinh và động vật quý hiếm nên có thể dịch là động vật ẩn sinh học còn theo một Bqviên thì nó là khoa học nghiên cứu về các sinh vật huyền bí (xem ở đây). Hungda (thảo luận) 11:46, ngày 28 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Cách đó cũng hay. Nhưng vì tiếng Anh có đuôi -logy nên nó là khoa học nghiên cứu về các động vật chưa/chưa được xác nhận. Nói chung, tên sát nghĩa thì dài dòng, tên ngắn gọn thì hơi xa nghĩa. Hungda (thảo luận) 12:15, ngày 28 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Lúc trước dịch bài Siêu linh cũng dính đến từ này, tui dùng quái vật, nhưng quái vật nó không chính xác nghĩa cho nên nghĩ lui nghĩ tới giữ nguyên tên tiếng Anh :)). Động vật ẩn sinh thì sai cả ngàn dặm rồi. Vì ẩn sinh tức là có sinh nhưng còn ẩn, còn cryptid thì còn chưa biết được là nó có sinh hay ko mà lấy đâu ra ẩn? Ẩn sinh ví dụ như mí con cá xấu xí vô bờ bến sống tít dưới đáy đại dương hay trong hang động mà lâu lâu robot chộp được ấy :D majjhimā paṭipadā Diskussion 16:14, ngày 28 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

À mà ẩn sinh nghe cũng hợp lý nhỉ, vì sinh vật chưa biết đến thì nó còn ẩn, đơn giản chỉ có thế. Lúc trước sao mình không chọn từ này nhỉ:">. Mấy con cá kia chộp được rồi thì hết ẩn =)) Shov mần bài này đi ^^ majjhimā paṭipadā Diskussion 16:20, ngày 28 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tui nghĩ để "sinh vật" cho nó chắc ăn, lỡ may ngành này nó nghiên cứu luôn cả "ma cây" thì sao :"> majjhimā paṭipadā Diskussion 16:41, ngày 28 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Ủa có luôn hả :)) majjhimā paṭipadā Diskussion 17:06, ngày 28 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Re: Hentai[sửa mã nguồn]

Có một bài phỏng vấn và khảo sát nghiên cứu nói khoảng 90% mangaka hiện nay đã từng lấy cảm hứng từ ecchi hay hentai. Số liệu về những mangaka từng sáng tác manga hentai (dojin) không rõ lắm, số liệu cũ từ năm 2003 trở về trước là < 0,5%, trong đó mangaka nữ chiếm < 0,2% --minhhuy (talk) 14:16, ngày 28 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Sẽ tìm nguồn chính xác để thêm vào. Tôi cũng đang dự tính nâng cấp bài Hentai và đưa nó lên Trang Chính sau khi đã xong các bài Key. --minhhuy (talk) 14:23, ngày 28 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Thành viên:Meotrangden đang online đó sao không hỏi vể tên động vật ?. Meotrangden là chuyên gia về danh pháp thực vật và động vật. --92.50.103.1 (thảo luận) 08:35, ngày 19 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời
À quên vụ này. Mèo rất kỹ tính và thế nào cũng đề nghị tên latinh hay thêm chữ chi..., bộ... gì đó trước tên động vật. ;)--92.50.103.1 (thảo luận) 08:43, ngày 19 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời
Khoảng 5 loài trong chi Arachnothera có tên gọi trong tiếng Việt là chim bắp chuối. Meotrangden (thảo luận) 08:46, ngày 19 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Desmodontinae[sửa mã nguồn]

Cái này bạn phải hỏi thành viên Meotrangden thôi;-(Hungda (thảo luận) 10:23, ngày 27 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đúng là răng chùm (bó), nhưng tốt nhất nên gọi là (phân) họ Dơi quỷ dễ hình dung và dễ hiểu hơn nhiều. Meotrangden (thảo luận) 01:40, ngày 29 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Heteromys[sửa mã nguồn]

Heteromys nghĩa đen là chuột lạ. Đặc điểm lạ của chúng là các túi má có thể lộn ra ngoài và chui trở vào bằng sự cử động của một hệ thống cơ đặc biệt ở hai má. Meotrangden (thảo luận) 17:10, ngày 6 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Cá lòng tong[sửa mã nguồn]

Tên gọi này không chỉ áp dụng cho một chi Rasbora. Các chi Esomus, Luciosoma, Trigonopoma, Trigonostigma v.v. cũng gọi là cá lòng tong. Meotrangden (thảo luận) 13:03, ngày 15 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Mấy chi tôi vừa liệt kê. Meotrangden (thảo luận) 13:21, ngày 15 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời
Trichogaster (sặc điệp, sặc rằn) và Trichopodus (sặc bướm) gọi chung là cá sặc, nhưng chi Nandus cũng gọi là cá sặc (sặc vện/hường vện). Nói chung bạn không nên cố tìm một định nghĩa chung cho những tên gọi không thật sự rõ ràng. Meotrangden (thảo luận) 04:30, ngày 16 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Re: National[sửa mã nguồn]

Đừng quên luôn cả National Aeronautic and Space Administration. NHD (thảo luận) 17:00, ngày 15 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chắc là không. Federal thường dùng để phân biệt với cơ quan tương đương cấp tiểu bang, còn National thì chắc không có cơ quan tương đương. NHD (thảo luận) 18:01, ngày 15 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Trung-hoa/Trung-quốc[sửa mã nguồn]

Báo-chí và truyền-thông ở hải-ngoại cũng dùng danh-từ Cộng-hòa Nhân-dân Trung-quốc cũng như CHNDTH nhưng thường gọi là Trung-cộng. Bác google sẽ thấy. Duyệt-phố (thảo luận) 07:24, ngày 22 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Trong tiếng Trung Quốc, Trung Cộng (中共) là từ dùng để gọi tắt Đảng Cộng sản Trung Quốc chứ không có ý xúc phạm gì cả (zh:中国共产党: 中国共产党,简称中共). Ví dụ [5]. Tranminh360 (thảo luận) 14:09, ngày 22 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

Mèo tam thể[sửa mã nguồn]

Có nên gọi mèo mai rùa (tên nghe hơi lạ, không thông dụng tại VN) là mèo đốm hay mèo vằn, mèo khoang ? Nếu chọn chữ mèo đốm thì bài mèo đốm (Rusty-spotted Cat, dịch sát nghĩa: mèo đốm rỉ sét) hiện có nên đổi tên khác: mèo đốm sẫm (theo tên của Bộ nông nghiệp [6]) hay mèo khoang bạc (có nơi dùng từ này). Cá nhân tôi đề nghị dùng chữ mèo vằn thay cho chữ mèo mai rùa, nhưng tùy bạn chọn chữ nào. --109.91.180.164 (thảo luận) 15:57, ngày 24 tháng 3 năm 2012 (UTC)\Trả lời

Theo ý tôi, trước mắt có thể loại bỏ chọn lựa mèo khoang được rồi, vì mèo khoang hay mèo mướp là tabby cat ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:34, ngày 24 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời
Đồng ý. Tabby cat là mèo khoang hay mèo mướp, nhiều nơi cũng dịch vậy. Vậy tortoiseshell là mèo vằn hay mèo đốm, mèo sọc, méo vá ? Còn vụ Rusty-spotted cat nên sửa lại, theo ý tôi việc dùng một nhận dạng hình thể (đốm) không phải là điển hình riêng của nòi giống đó để đặt tên riêng cho nòi đó (mèo đốm) là không hợp lý, có thể nên đổi là mèo đốm sẫm hay mèo đốm bạc, mèo khoang bạc ? Thật ra, tôi chỉ nêu ý kiến để giúp bạn cho vui, chứ tôi thì ghét mèo ;), nên để tùy bạn quyết định. --109.91.180.164 (thảo luận) 22:01, ngày 24 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đinh[sửa mã nguồn]

Thời phong kiến, nam giới đến tuổi trưởng thành trở đi đều gọi là đinh. "Tráng đinh" là trai trẻ khỏe, hạng đủ tiêu chuẩn đi lính.--Trungda (thảo luận) 16:02, ngày 24 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chắc là sinensis đúng hơn, dạng còn lại có thể là nhầm lẫn. Để chỉ ở Trung Quốc thì có 2 dạng là sinensissinicus. Xem thêm en:Sinensis. Hungda. Mà hình như dạng Bostrichthys sinenesis lấy từ một văn bản của VN, thế thì sai là bình thường. (thảo luận) 10:27, ngày 2 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Trời thì nóng mà trong đầu cứ bống bống bang bang chịu không nổi Khov à;=) Hungda (thảo luận) 14:51, ngày 3 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Mời bạn vô Thảo luận:Người Việt để thảo luận!Trongphu (thảo luận) 04:55, ngày 6 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Vương Tự Chi[sửa mã nguồn]

Tôi chưa nghe về thuật ngữ đó. Về nghĩa, "sơ" là ban đầu, tôi phỏng đoán phải chăng đó là tên lúc đầu của ông, và sau này ông đổi tên (thành Tự Chi)?--Trungda (thảo luận) 02:10, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Re: Spectre vs. Ghost[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ "spectre" có nghĩa rộng hơn, có thể chỉ đến ma mà cũng có thể chỉ đến những cái gì làm người ta bị ám ảnh. NHD (thảo luận)

Hair[sửa mã nguồn]

Xin lỗi Sholokhov, tôi không rành mấy loại lông này. TV meotrangden thỉnh thoảng vẫn online đấy, bạn hỏi xem. Hungda (thảo luận) 13:35, ngày 4 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Sông Stokhod[sửa mã nguồn]

Trả lời giúp Thái Nhi: Khov hỏi câu này thì khó Thái Nhi quá. Đến từ điển đa năng của "Google dịch" cũng chịu. Tên con sông này không phải gốc tiếng Nga (Стоход) hay Ukraina (Стохід). Trong từ vựng Nga và Ukraina mà tôi được biết, các từ này không có nghĩa. Tên này bắt nguồn từ thổ ngữ Litva hay Lituani "Stogų", (tiếng Litva ngày nay viết "Stochidas"), tạm dịch tiếng Việt có nghĩa là mái nhà, nóc nhà, mái vòm, nơi trú ngụ. Tiếng Ba Lan cũng có từ "Stoga" tạm dịch ra tiếng Việt có nghĩa là "đống rơm", "đụn rơm". Theo phán đoán của tôi, do nó chảy từ cao nguyên Volyn xuống sông Pripiat nên có tên này (chảy từ mái nhà xuống). Cũng không loại trừ dòng sông cổ này là nơi cư trú của một bộ tộc người Litva thời cổ đại. --Двина-C75MT 04:38, ngày 21 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Đúng là tiếng Nga và tiếng Ukraina có nhiều từ ghép nhưng chưa từng thấy ai ghép từ kiểu ấy bao giờ. Giống như ở tiếng Việt, không ai ghép tên tỉnh theo cái lối Bà Rịa - Vũng Tàu thành "Bà Vũng" hoặc "Vũng Bà" :D. Có lẽ người Ukr viết tam toạng vậy thôi chứ chả có dẫn chứng nào cả nên không thể truy nguyên. Có điều chắc chắn là họ viết bài này nhằm vào việc làm toáng lên chuyện ông chủ tịch thị trấn nọ cho xây con đập làm ngập lụt ảnh hưởng đến dân cư trong vùng chứ chẳng có mục đích nghiên cứu lịch sử hay địa lý gì đâu. Ở vi. thì bài này đáng bị "trảm" từ lâu rồi. Nhưng nếu Khov tìm được những tài liệu lịch sử về dòng sông này có liên quan đến đời sống của cư dân cổ trong vùng và tuyến phân cách giữa quân Nga và quân Áo-Hung trong Thế chiến thứ nhất thì lại là chuyện hay. --Двина-C75MT 11:42, ngày 21 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời
Tôi thấy sông Stokhod có được đề cập tới trong giai đoạn cuối của Chiến dịch tấn công Brusilov (tháng 7 - tháng 8 năm 1916) ! --The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:26, ngày 28 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Pythonidae, Python và Boidae[sửa mã nguồn]

Thực ra thì tại VN chỉ có các loài thuộc chi Python, với 2 loài chắc chắn có mặtPython bivittatus = trăn đất (trước đây coi là phân loài Python molurus bivittatus), Python reticulatus = trăn gấm; và loài không chắc chắn có mặt là Python brongersmai = trăn cộc (trước đây coi là phân loài Python curtus brongersmai), đo đó về nguyên tắc từ trăn phải dành ưu tiên cho Python và tương ứng là Pythonidae. Do trước đây Pythonidae được coi là phân họ Pythoninae trong họ Boidae nên cụm từ họ trăn mới dùng do họ Boidae. Tuy nhiên, hiện nay Pythoninae đã tách ra khỏi Boidae do chúng là khác biệt (Pythonidae là noãn sinh = đẻ trứng, Boidae nghĩa hẹp về cơ bản là noãn thai sinh = đẻ con ra từ trứng phát triển độc lập trong cơ thể mẹ; cộng một vài khác biệt khác) và nếu gộp lại thì họ Boidae nghĩa rộng này là cận ngành với nhánh chứa Caenophidia (các loài rắn có nọc độc + rắn nước). Vì thế theo tôi thì ta tạm gọi trăn là những con rắn trong các họ Pythonidae (trăn đẻ trứng), Boidae sensu stricto (trăn đẻ con), Bolyeriidae (trăn/rắn Mauritius), Tropidophiidae (trăn lùn), Loxocemidae (trăn Mexico), và có thể cả họ đã tuyệt chủng là Madtsoiidae; với các cụm từ được khuyến nghị như sau:

  • Pythonidae = họ Trăn / họ Trăn đẻ trứng
  • Boidae nghĩa hẹp = họ Trăn đẻ con
  • Bolyeriidae = họ Trăn Mauritius
  • Tropidophiidae = họ Trăn lùn
  • Loxocemidae = họ Trăn Mexico
  • Madtsoiidae (nếu được coi là một họ, do vẫn bị nghi ngờ là một nhánh cơ sở trong nhánh lớn Serpentes) = họ Trăn lớn. Meotrangden (thảo luận) 00:53, ngày 4 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tracheid và vessel elements[sửa mã nguồn]

Tracheid và vessel elements là hai khái niệm khác nhau. Tracheid là quản bào/tế bào ống trong khi vessel elements là mạch ống/đạo quản. Một đạo quản/mạch ống là tập hợp của nhiều tế bào đạo quản hợp lại. Meotrangden (thảo luận) 15:56, ngày 16 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

"Scots Pine" và "European Redwood" là 2 tên thương mại của 2 loại gỗ khác nhau (một là từ thông trổng tại Anh, một nhập khẩu từ các quốc gia tại châu Âu lục địa), nhưng chúng đều là sản phẩm từ cùng 1 loài Pinus sylvestris (thông rừng châu Âu). Meotrangden (thảo luận) 16:44, ngày 16 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Phi giới tính[sửa mã nguồn]

Giọng countertenor nói nôm na là nam hát giọng nữ cao (soprano), hay nói đơn giản như trong tiếng Việt hay xài là "giọng mái". Ca sĩ opera thì không nói, nhưng ca sĩ hát pop mà có chất giọng này bạn có thể tham khảo như Barry Gibb của Bee Gees, Babyface, Dieter Bohlen của Modern Talking hay Bằng Kiều chẳng hạn:D Có vài báo nói ngắn gọn là giọng tenor, nhưng tớ thêm cho nó cụ thể chứ nếu nói tenor không nhiều người lại so sánh với Pavarotti thì lại chưng hửng vì chả giống gì, với lại muốn giữ lại ý "phi giới tính" thì đúng với từ "phản nam cao". majjhimā paṭipadā Diskussion 17:42, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nếu đã nhập nhằng trong những cái quy định chồng và chéo, sao không thử vứt bỏ tất cả để lập nên cái mới? majjhimā paṭipadā Diskussion 19:41, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời
Vụ này rồi chắc cũng chìm xuồng như mấy vụ khác, rồi cũng vũ như cẩn thôi heheheh. Phải dùng đến những từ như khẩn thiết van nài mà cũng im lặng là vàng thì thôi vậy, sức người có hạn :"> majjhimā paṭipadā Diskussion 14:01, ngày 27 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời

Rết[sửa mã nguồn]

Scolopendra subspinipes chúng ta gọi đơn giản là rết thôi. Theo tôi, ta gọi Chilopoda là lớp Rết, mặc dù tên gọi lớp Chân môi/lớp Trăm chân không sai. Meotrangden (thảo luận) 16:51, ngày 6 tháng 10 năm 2012 (UTC)Trả lời

Re: Đại học Mỹ[sửa mã nguồn]

Đúng là giá tiền học phí tại các trường đại học Mỹ thì rất cao, so với các trường ở những nước khác. Tuy nhiên, nếu bạn học trong hệ thống đại học công trong tiểu bang mình cư ngụ thì giá học phí sẽ rất thấp khi so với trường tư hay trường tại tiểu bang khác. Loại đại học rẽ nhất là đại học cộng đồng (community college), thì giá học phí cũng phải chăng. Sinh viên còn có một số cách khác để giảm bớt cái gánh nợ. Thứ nhất, có nhiều cách để sinh viên xin trợ cấp, như học bổng hay trợ cấp từ chính phủ, được xét theo nhiều tiêu chuẩn, có cái thì dựa vào tình cảnh gia đình (needs-based), có cái thì dựa vào học lực của sinh viên (merit-based). Thứ nhì, sinh viên có thể vay tiền với tiền lời thấp do chính phủ trợ cấp, thường không đòi lại cho đến khi sinh viên kiếm việc sau khi ra trường. Vì thế mà các bác sĩ, luật sư khi ra trường thường nợ trên 100.000 USD. Cách thứ ba là vừa học vừa làm, đôi khi ngay tại trường, để góp một phần tiền học. Hầu hết các sinh viên đều dùng cả ba cách để xoay sở. NHD (thảo luận) 20:09, ngày 14 tháng 10 năm 2012 (UTC)Trả lời

PS: Hầu hết mọi sinh viên, nếu không phải là con nhà giàu, khi điền đơn xin học đại học, đều điền luôn đơn FAFSA để xét luôn sẽ cần bao nhiêu cho năm học để biết phải xoai sở bằng cách nào. NHD (thảo luận) 20:13, ngày 14 tháng 10 năm 2012 (UTC)Trả lời

"Giáo hoàng" của Ai Cập[sửa mã nguồn]

Có thể dịch là "Giáo trưởng" được không? Thái Nhi (thảo luận) 12:01, ngày 12 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Dịch là: "Thượng phụ Giáo hội Chính Thống giáo Coptic tòa Alexandria". Thân mến!-- Trình Thế Vânthảo luận 17:02, ngày 12 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Ngân phiếu thời cổ[sửa mã nguồn]

Trên lĩnh vực sử kinh tế, tới nay tôi mới tiếp cận đến thời kỳ Lưỡng Tấn và những tài liệu tôi có chưa nói gì tới khái niệm tương đương ngân phiếu. Các tài liệu phản ánh về kinh tế đều tập trung nói về chính sách nông nghiệp và tiến gần hơn là nói về tiền tệ, nhưng không nói gì về ngân phiếu hay một dạng giấy tờ giao dịch trung gian. Thỉnh thoảng đọc đến vài vụ "chạy chọt" đều thấy dùng "vàng tươi" hoặc "tiền tươi" bê đến chứ không có ngân phiếu nào. Từ hàng chục năm nay, tôi đã rất thắc mắc việc các kiếm khách hoặc đại gia trong phim đưa cho người này người kia tờ ngân phiếu vài ngàn lạng bạc. Khi chưa có ngân hàng thì không hiểu người cầm ngân phiếu sẽ đi lĩnh ở đâu? Phim kiếm kiệp đã hư cấu nhiều chuyện thì tôi cho rằng đây chỉ là một tình tiết "nhỏ" trong số các hư cấu đó. --Trungda (thảo luận) 02:07, ngày 13 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tiền giấy đã có ở TQ trước đó mấy thế kỷ. Hồ Quý Ly in tiền chắc cũng dựa trên kỹ thuật của TQ. Đương thời nhà Minh cũng đã dùng tiền giấy, chỉ vì cách quy đổi hợp lý hơn. Sự phát triển của khoa học, tôi cho rằng có khả năng đưa dự tính thành hiện thực (bằng con đường tự nghiên cứu hoặc du nhập), nhưng nó lại phụ thuộc rất lớn vào ý chí của người thực thi có muốn tiếp tục thi hành chính sách cũ không. Thực tế thời Hậu Lê đã chứng minh câu trả lời.--Trungda (thảo luận) 03:42, ngày 13 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Aradskaya[sửa mã nguồn]

Đây là cách gọi của tiếng Nga (cách 3) đối với một số địa điểm ở Romania có tên góc là Arad. Theo Ro:wiki, ở vùng Transinvania, nó có thể là một trong những địa điểm sau:

1- Thành phố Arad nằm trên biên giới Romania - Hungary, thuộc tỉnh Arad (Romania)
2- Tỉnh Arad của Romania (hiện nay), có trung tâm là thành phố Arad.
3- Tỉnh Arad (giữa hai cuộc chiến tranh thế giới) là một phần của "România Mare" (Đại Romania), tồn tại từ năm 1920 (theo Hiệp ước Versailles), đến năm 1940 khi nước Đức làm trọng tài của Hội nghị Vien cắt vùng Transinvania giao cho Hungary.
4- lãnh địa Arad (cổ) là một lãnh địa của Vương quốc Hugary, tồn tại từ thế kỷ 11 đến trước năm 1920. Năm 1920, theo Hiệp ước Versailles, tỉnh này được chuyển giao cho Romamia. --Двина-C75MT 04:06, ngày 16 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời


Địa danh theo tiếng nói và chữ viết[sửa mã nguồn]

Chứ viết bắt nguồn từ tiếng nói. Do đó, người ta dùng ký tự để ghi lại tiếng nói như một hệ thống ngôn ngữ thứ hai: Ngôn ngữ viết. Tuy nhiên điều trớ trêu cho nhân loại là chỉ 10 đến 15% số tộc người trên quả đất có tiếng nói khác nhau có được chữ viết (ký tự) của riêng mình. Vì thế, 85 đến 90% số tộc người còn lại phải "vay mượn" ký tự của dân tộc khác để ký âm ngôn ngữ của dân tộc mình mà Việt Nam là một trong số đó. Khi vận dụng ký tự gốc để ký âm ngôn ngữ của mình, rất khó tránh khỏi việc bất đồng và "tam sao thất bản". Ví dự âm "ư" của tiếng Việt có trong cách phát âm ký tự "ъ" của tiếng Bulgaria cũng như ký tự "ы" của tiếng Nga; nhưng hệ thống âm vị và ký tự của ngôn ngữ Latin hay Englo-Sacson đều không phát âm được âm "ư" này. Và vì thế, nó được chuyển thành âm "y". Nếu muốn, các bạn hiểu về ký tự học, ký âm học, ngôn ngữ học sau khi mất vài năm học tập ở Đại học Hardward hay các đại học có danh tiếng khác để các bạn có thể nắm được những biến đổi từ "cái miệng" (ngôn ngữ nói) sang "cái tay" (ngôn ngữ viết) như thế nào. Rõ ràng là trên wiki chưa (ít nhất đến hiện thời là không) đủ để làm điều đó, kể cả wiki dictionary nếu như họ không bắt đầu một cách khoa học quá trình đi từ "miệng" đến "tay" đối với ngôn ngữ. --Двина-C75MT 12:24, ngày 5 tháng 1 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Cái đuôi "ская" (skaya) mà Khov thường thấy thực ra là tiếp vĩ ngữ cách 2 - giống cái của một danh từ nào đó. Nếu giống đực thì thường là "ски" hoặc "ский". Nó không phải là thành phần bắt buộc trong một danh từ tiếng Nga khi biểu thị một danh từ nào đó, trừ phi danh từ đó có yếu tố giống như thế nhưng không phải là tiếp vĩ ngữ: Ví dụ: Vasilevsky, Rokossovsky. --Двина-C75MT 09:20, ngày 6 tháng 1 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Người Anh có tính giản tiện hóa nên học nói và viết tiếng Anh không quá phức tạp như tiếng Nga hay tiếng Pháp. Tuy nhiên, vì giản tiện quá đi như thế nên "ский" biến thành "sky" cũng chẳng có gì lạ. Nhưng vẫn sai về phát âm. Bởi âm "sky" trong tiếng Anh đọc là "Sờ-cai". Các nhà ngôn ngữ học trên thế giới đã có cách khắc phục những sai lệch này bằng Quốc tế ngữ (Esperanto). Nhưng rất tiếc là vẫn có ít người dùng nó. --Двина-C75MT 09:49, ngày 6 tháng 1 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Quốc huy của nước Nga[sửa mã nguồn]

Quốc huy này được đặt ra từ thời Yelsin, phỏng theo Quốc huy nhỏ (không phải đại quốc huy) của Đế chế Nga năm 1914. Mình từng nghe một trợ lý ngoại trưởng Nga Primakov (dưới thời Yelsin) nói thế này: "Con đại bàng trên quốc huy nước Nga cần gì phải có hai đầu ? Đầu ngoảnh về phía Đông thì hẳn rồi vì biên giới vùng Siberi ở rất xa. Còn biên giới phía Tây của Nga thì có thể nhìn thấy ngay từ trên nóc điện Kremly". Tất nhiên đó là lối khôi hài của một nhà chính trị. Còn mấy anh bạn Nga ở Hà Nội thì giải thích thế này:

1- Cái được gọi "mũ vua" không phải là "mũ vua" mà là mũ của ông pop (giám mục đạo Thiên chúa chính thống Nga). Ba cái mũ đó tượng trưng cho việc thờ "Chúa Ba Ngôi" của đạo chính thống Nga (Thiên chúa giáo Roma và Tin lành chỉ thời một ngôi).
2- Cái quyền trượng tượng trưng cho sức mạnh quân sự của Nga.
3- Cái hộp tròn tròn ở chân trái con đại bàng hai đầu tượng trưng cho sức mạnh kinh tế của Nga (dầu mỏ)
4- Tuy nhiên cả ba cái trên đều chưa quan trọng bằng biểu tượng trung tâm của quốc huy này với hình tượng "Dũng sĩ Rusland giết rồng". Một câu chuyện cổ tích hay lưu truyền trong dân gian Nga từ thời xa xưa và nó là biểu tượng cho tinh thần nghĩa hiệp của văn hóa Nga, chiếm vị trí trung tâm và nổi bật; khiến cho con đại bàng hai đầu, mũ chúa ba ngôi, quyền trượng và cáo hộp tròn kia chỉ làm nền.

Đấy là các ý kiến cá nhân. Mình chưa thấy có tài liệu chính thức nào của Chính phủ Nga giải thích ý nghĩa của quốc huy Nga. Ngoài ra, nếu Khov xem được một vài chương trình giao lưu ca nhạc của Đài truyền hình Ria Novosti (Nga) thì còn thấy một biẻu tượng lạ lẫm nữa. Một nửa bên phải là một nửa Quốc huy Liên Xô. Một nửa bên trái là Quốc huy Nga hiện nay. Một só người nói vui rằng Quốc huy Nga hiện nay phải như thế mới hợp lý. --Двина-C75MT 06:23, ngày 18 tháng 1 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Đúng đấy. Держава tượng trưng cho quyền năng của chúa trời với biểu tượng gống một quả táo. Mấy anh bạn Nga nói vui là dầu mỏ một phần vì trông nó giống với cái bồn chứa dầu. Và thực tế là kinh tế Nga đang dựa chủ yếu vào dầu mỏ. Trong tay người Nga, dầu mỏ cũng là một thứ quyền năng khá mạnh. --Двина-C75MT 06:56, ngày 18 tháng 1 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Thái giám[sửa mã nguồn]

Một số người nói hoạn quan thực sự lộng hành từ thời Hán, nhưng tôi thấy ngay từ triều đại đầu tiên (nhà Tần) đã cung cấp Triệu Cao đủ thứ vũ khí để hoành hành tới mức làm mất cả triều đại đó! Sau này thì nhiều liên quan tới sự lộng hành gây hậu quả tới mức chuyện nghe rất khó tin.--Trungda (thảo luận) 15:37, ngày 20 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đền thờ Quận He[sửa mã nguồn]

Tôi chưa tới đây (để có thể thấy rõ các văn bia hay tài liệu nói nhiều về đền), và cũng không rõ đền được lập khi nào. Nhưng có thực tế là trong tiềm thức của dân gian, ông nào có "uy linh", từng gây thanh thế lẫm liệt, thì dù thuộc phe nào cũng khiến dân lập đền thờ; có thể không phải vì kính, vì ân mà vì sợ, vì người ta tin những người từng ngang dọc cái thế một thời, khi chết hồn vẫn thiêng, vẫn mạnh, có tác động tới đời sống nhân dân. Tại Quảng Tây còn có đền thờ Hai Bà Trưng nữa. Sau này, trường hợp của tướng Mãn Thanh Sầm Nghi Đống cũng như vậy. Huống chi, quận He từng là "giặc" cứu khổ đương thời, xứ Hải Dương "miền đông" vốn là đất cũ nhà Mạc, cái tâm lý "ghét Lê Trịnh" không phải không còn. Lại nữa, sau khi dẹp miền đông, Trịnh Doanh còn đổi tên Ngân Già thành Lai Cách (không ai đến), có ý miệt thị vùng này (mà lạ thay đến tận ngày nay tên này không được đổi cho đẹp đẽ, bạn đi đường Quốc lộ 5 có thể thấy rõ biển chỉ), thế thì càng "chọc tức" dân miền đông quá rồi.

"Phép vua thua lệ làng". Từ lâu người Việt có cái văn hóa đó. Sau này Thiệu Trị từng đổi tên chùa Trấn Quốc (Hà Nội) mà dân Bắc Hà cứng đầu không chịu, vẫn giữ lại tên cũ của chùa (chả trách ông nội Gia Long không dám định đô cũ của nhà Lê!). Bởi thế với trường hợp quận He, tôi đồ rằng, đền quận He có thể được lập ngay trong thời Lê Trịnh, trước hay sau đền Phạm Đình Trọng ít nhiều. Tóm lại cả 2 "kỳ phùng địch thủ" này đều đáng nể nên dân thờ tụng họ, dân muốn thì họ lập đền, muốn ngăn cũng khó thay!--Trungda (thảo luận) 03:37, ngày 5 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Gia Cát Quân[sửa mã nguồn]

Xét phương diện là nhân vật tiểu thuyết, ông này khá lu mờ, tới mức từ khi Gia Cát Lượng theo Lưu Bị thì La Quán Trung không nhắc đến nữa. Còn về con người thực, chức Hiệu úy là chức võ quan phụ trách an ninh khu vực. Tùy vào khu vực nào thì "to" và "nhỏ" khác nhau. Như chức Tư Lệ hiệu úy thì quá to vì đó là phụ trách cả 1 châu (châu Tư Lệ có nhị đô Tràng AnLạc Dương nữa thì càng quan trọng). Nhưng xem địa giới nước Thục thời Tam Quốc thì chỉ có 1 châu Ích, trong châu Ích có hơn 10 quận, mà không quận nào là Trường Thủy. Tôi đồ đoán Trường Thủy chỉ là huyện, như vậy chức vị đứng đầu an ninh 1 huyện thì khá nhỏ. Như Bạch Cư Dị thời Đường, bị giáng chức làm Tư mã Giang châu, nghe Tư mã thì to nhưng chỉ ở 1 châu bé (châu thời Đường đã bị chia rất nhỏ, còn bé hơn các quận thời Hán) thì cũng không đáng kể (dĩ nhiên, ông Bạch nổi tiếng vì cái khác). Bạn có thể hỏi bác Meotrangden có thể có thêm thông tin cụ thể hơn.--Trungda (thảo luận) 09:17, ngày 20 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Trần Thủ Độ[sửa mã nguồn]

Vụ Trần Quốc Khang, xét đi thì đúng là Trần Thủ Độ quá đáng, khi biết Quốc Khang là con trai (chứ không phải gái - vì khi "đổi cha" cái thai mới vài tháng và ko có siêu âm như bây giờ!), không chết yểu mà Trần Hoảng vẫn được chọn làm thái tử, tôi khá bất ngờ. Trong sự việc này, chẳng những Trần Thủ Độ, mà chính Trần Thái Tông có biểu hiện cực kỳ cá tính, với "cái tôi" lớn dần. Này nhé:

  1. Bị bắt phải lấy vợ anh, bị anh thù, nhưng không vì thế mà thù anh. Đứng ra che cho Trần Liễu đủ thấy Trần Cảnh rất tỉnh táo chứ không phải là con rối trong tay Thủ Độ, biết bộc lộ sự ẩn nhẫn khi cần phải bộc lộ, vì ông thừa hiểu cả 2 anh em, 2 đôi vợ chồng đều chỉ là nạn nhân của Thủ Độ.
  2. "Khác máu tanh lòng": "mượn" được Quốc Khang của anh Liễu làm con 3 năm thì có con ruột Trần Hoảng khi bản thân còn trẻ, sau lại có tiếp 2 hoàng tử anh tuấn nữa là Quang Khải, Nhật Duật (chưa kể Ích Tắc) rõ ràng Thái Tông có cớ để biến Quốc Khang thành phiên vương khi "gốc ngọn" chi nhà mình đã đủ mạnh. Nhưng tại sao "dám" thay? Có phải Thái Tông tự làm hay cũng lại do Thủ Độ giật dây? Tôi cho rằng khi thế hệ 3 Quốc Khang - Hoảng - Quang Khải - Nhật Duật khôn lớn, Thái Tông đã thuộc lớp trung niên, còn Thủ Độ đã về già; Thái Tông đủ "chín" để nắm cái quyền tự quyết cho mình.
    1. Nhưng nếu nhìn lại, liệu khi thấy "cháu nhỏ" Trần Cảnh đã có nhiều con trai, mà "món quà" Quốc Khang không còn giá trị, Thủ Độ có ân hận không? Tôi cho rằng không. Thứ nhất vì ông vốn tàn nhẫn và luôn muốn chứng minh mình đúng. Thứ nữa, dù không cố chấp tới mức "tất tật theo tao", thì ông vẫn có cái lý của mình. Trong bối cảnh "chi giữ ngôi báu" (Trần Cảnh) đang khát con suốt hàng chục năm, có một hoàng tử trở thành nhu cầu bức bách. Trong chế độ thế tập thì "có người nối dõi" là quan trọng hàng đầu của một triều đại. Sự có mặt của Quốc Khang làm "giải cơn khát" của cả hoàng gia, để thiên hạ trông vào có thể tin dòng họ "anh tuấn" này sẽ truyền dài. Điều Thủ Độ làm, là tàn nhẫn với anh em Trần Liễu, nhất là ông anh, nhưng với nhà Trần thì Thủ Độ coi là cần thiết vì lẽ đó. Bởi mục đích của Thủ Độ chỉ là "làm vững cái chi đang nắm ngôi vua", nên sau này Thái Tông chọn một trong những người con do chính mình sinh ra, đối với Thủ Độ không quan trọng lắm. Huống chi, Quốc Khang lại là người hiếu thuận, không gây ra "nguy cơ bắt chước Trần Liễu" thì không chỉ Thái Tông mà cả Thủ Độ cũng thấy không phải lo lắng trong việc Thái Tông tự quyết chọn người.
  3. Còn một việc bạn không nhắc đến, nhưng tôi thấy nó cũng là một nét đặc sắc trong tính cách của Trần Thái Tông: mang vợ cũ gả cho tướng. Trong việc này tôi nghĩ rằng, có thể Thái Tông đã hỏi qua người vợ cũ tội nghiệp và bà có cái gật đầu của bà (nếu hận chồng đã giành ngôi họ Lý nhà mình và lại hận ông "Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao" thì có thể bà đã tự vẫn). Hạnh phúc hậu vận của Chiêu Hoàng với Lê Tần nói lên tất cả. Đương nhiên người ngoài nhìn vào thì thật khó chấp nhận, nhất là với quan điểm Nho giáo sau này của nhà Lê, nhưng đương thời, có thể đạo lý Nho chưa được coi trọng và khi đó "tất cả cùng vui" là quan trọng nhất.

Về Trần Liễu, khi bại trận phải đến xin hàng em, là ông đã đường cùng và cố giữ mạng sống; nhưng trong lòng không phục, nên mới dặn Trần Quốc Tuấn trả thù. Cũng không thể trách ông, dù Trần Liễu có không quá yêu Thuận Thiên đi nữa thì cái đau mất vợ của người đàn ông bao giờ cũng khôn nguôi ít nhất về mặt danh dự, dù là kẻ mạt dân hay người quyền quý. Bạn có thấy Tề Ý công rồi Hoàn Nhan Lượng bị chết về tay tình địch bị mất vợ đó không?

Bởi thế xét cho cùng, vai trò của Trần Quốc Khang trong sự "điều động" của Trần Thủ Độ không hoàn toàn vô dụng ("giải cơn khát hậu duệ" để yên trong ngoài). Hơn nữa, chúng ta cần nhớ rằng, những hoàng tử anh tuấn sau do chính Thái Tông sinh ra như Trần Hoảng, Quang Khải đều do mẹ Thuận Thiên sinh ra - trên quan điểm sinh học mà nói thì một lần nữa Trần Thủ Độ lại có lý để chọn, xin lỗi, "nái tốt" cho dòng họ (rất có thể ông có tham khảo thầy xem tướng và được biết bà này có "tướng sinh nhiều con trai" nên mới chọn) - quan điểm trọng nam khinh nữ vốn chẳng quan tâm những người đàn bà nghĩ gì, chỉ biết "điều" họ đến chỗ họ phải đến. Thủ Độ có thể đáng bị vài người chửi (nhất là những ai đồng cảm với Trần Liễu), nhưng, chưa tới mức đáng đánh đòn đâu! Có người mà các sử gia Trung Quốc nói là đểu cáng trong chuyện đàn bà, là Tào Phi kia!--Trungda (thảo luận) 08:40, ngày 21 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Ishihara Shintarō[sửa mã nguồn]

Cũng không rõ lắm vì chính trị thường có nhiều vấn đề khác nhau. Có lẽ cụ IS đây tỏ ra khá hữu dụng trong lập trường của mình về lãnh thổ khi tranh chấp lên cao nên nhận được sự ủng hộ? Hay đi đêm với nhau? Hình như cụ cũng hối sửa đổi hiến pháp để Nhật có thể sử dụng quân sự như xưa? Nói chung thì co nhiều lý do cho tha hồ chọn mỗi người một ý. Và đang tự hỏi không biết chừng nào có bom bẫy chống máy bay như thế này nhỉ, tai nạn thôi nhưng sẽ khá thú vị nếu thực sự chế được thế. Còn món đồ chơi rail gun của hai anh USAUSSR đang tự hỏi chừng nào mới trang bị nhỉ?Tnt1984 (thảo luận) 05:03, ngày 25 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chính trị là một trò chơi khá nhức đầu vì đi đôi với nó là quyền lực và lợi ích nên ai cũng muốn tranh giữ cả. Nói thật chứ thấy ai làm chính trị trên thế giới cũng mặt dày nói dóc như Cuội và đầy mưu mô cả vì nếu mặt mỏng teng thì bị loại dễ lấy kẹo con nít vì trong dân số hàng chục-trăm triệu người mà chỉ được vài chục người vào được quốc hội và đảm bảo sự tồn tại của mình và nơi mình giữ quyền lực thì thấy phải tư duy quỷ quyệt hơn người cỡ nào. Mà cũng hay là Nhật giữ được tầng lớp từ hồi chiến tranh dù bị thua mà thường thì bị bên thắng cho lên đường ngay chứng tỏ các lãnh đạo này ghê cỡ nào. Dù sao thì có lẽ ai tham gia chính trường mà tồn tại lâu đều có mạng lớn cỡ này cả.Tnt1984 (thảo luận) 08:05, ngày 26 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Có lẽ thế nhưng lịch sử không có từ "nếu như mà". Nên cứ cho là mấy ông nghị này gặp may mạng lớn đi. Còn không thì mang Kennedy hay Luther King ra làm ví dụ cũng được. Dù sao thì việc dùng những con dao hai lưỡi này không lạ với chính trường từ thời thượng cổ. Giống như kiếm thuật nếu giỏi thì có thể sử dụng nó để chống lại kẻ thù còn không thì bị chính lưỡi kiếm mình đang quơ chém hay viên đạn bắn ra nện lại xạ thủ vậy. Chủ nghĩa dân tộc đặc biệt mạnh khi có bất ổn dù ở bất cứ đâu vì như người ta nói không có đồng minh vĩnh cữu chỉ có lợi ích dân tộc trường tồn vì thế khó mà kiềm chế được nếu bất ổn quá lâu. Vì dù sao thì cánh hữu tập trung ổn định xã hội thích hợp với tình hình rối loạn còn cánh tả là đổi mới chả cần biết ổn định là gì thích hợp với xã hội có tính ổn định cao nhưng chả có gì mới trong thời gian dài. Nên muốn kiềm chế cực hữu? Ổn định tình hình cái đã.Tnt1984 (thảo luận) 05:16, ngày 27 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chuikov[sửa mã nguồn]

Phụ âm "Ч" thì người Nga phát âm như âm "Ch" hoặc "Tr" trung tiếng Việt (tùy trường hợp, với âm này, người Nga không phân biệt nặng nhẹ) nên "Чуиков" đọc là "Chui-cốp" và có thể viết "Chuikov". Vì hầu hết các tiếng khác, kể cả tiếng Latin không có âm này nên người ta phải viết và đọc "Ч" thành "Ts". Tuy nhiên, tiếng Nga có phụ âm "Ц" tương đương với phụ âm ghép "Ts" nên nếu viết là "Truikov" thì khi dịch nguwojc lại tiếng Nga sẽ là "Цуиков" chứ không phải là "Чуиков" nữa. Còn về phụ âm "Х" thì người Nga phát âm như phụ âm "Kh" trong tiếng Việt. Ví dụ "Хабаровск" thì đọc là "Kha-ba-rốp-xơ-cơ" và có thể viết "Khabarovsk". Nhưng tiếng Nga không có âm "H" nên khi dịch phụ âm "H" của tiếng Việt ra tiếng Nga, họ phải dùng phụ âm "Х" gần giống với âm "H" trong tiếng Việt để thay thế. Ví dụ: "Hồng Long" thì viết bằng tiếng Nga là "Хонг Лонг", "Huế" viết thành "Хуэ"; trong khi "Khánh Hòa" thì phải viết là "Кханьхоа". (ký tự "ь" là dấu mềm, không đọc).--Двина-C75MT 06:44, ngày 3 tháng 3 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Dàn hợp xướng Trung ương Hồng quân Liên Xô[sửa mã nguồn]

Cảm ơn bạn về món quà. Mình thấy quân đội Liên Xô không chỉ giỏi hát các bài của Liên Xô và Nga, họ còn hát rất tốt Giao hưởng số 9 của Beethoven Bài thứ ba, Quốc ca Pháp Bài Marsellère. Bài hát Ý Bella Ciao và nhiều bài hát của các dân tộc khác, kể cả Việt Nam. Nhân đây, thân tặng Khov tuyển tập 49 bài hát thời Liên Xô cũ. --Двина-C75MT 11:23, ngày 3 tháng 3 năm 2013 (UTC)--Trả lời

P/S: Còn về bài "Ngày chiến thắng" thì phải nghe kèm với những hình ảnh này --Двина-C75MT 11:54, ngày 3 tháng 3 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Nguyễn Trường Tộ[sửa mã nguồn]

Theo tôi thì loại bài viết trên các trang web như vậy thường thể hiện một quan điểm "khác" của một số tác giả còn chưa rõ tên tuổi. Tôi từng đọc một cuốn sách, tiếc rằng không nhớ tên, không dày lắm, đại loại tập hợp về các nhân vật có tư tưởng cải cách giữa thế kỷ 19, trong đó ngoài ông Tộ còn có Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch, Trần/Phạm Điền...; và nội dung các bản tấu của các ông đại thể khá giống nhau về cách tân và áp dụng khoa học kỹ thuật mới. Nói thực là tại thời điểm đọc (cách đây chừng 8 năm, khi tôi còn chưa tham gia wiki), tôi khá rối mắt và không đủ thời gian để đọc kỹ nhằm phân biệt "tư tưởng" ông này với ông kia có gì khác biệt cụ thể. Tôi nhận thấy thời điểm đó có khá nhiều người cùng có suy nghĩ cách tân mà Nguyễn Trường Tộ không phải là duy nhất.

Tài liệu bạn dẫn rất dài, ngoài bài chính còn nhiều đường link khác, tôi chưa đủ thời gian để đọc kỹ toàn bộ. Tôi chỉ luôn tâm niệm một điều rằng: khi phán xét về 1 ý kiến, tư tưởng bất kỳ cần đặt nó trong hoàn cảnh hiện tại của người đưa ra ý kiến đó, không thể đòi hỏi cao hơn như trong điều kiện của thế hệ sau. Tôi sẽ trao đổi với bạn cụ thể hơn về những điều đó, hy vọng có thời gian để xem và hiểu được hết "ý gốc" của ông Tộ và "ý phê" của những người nhận xét về ông.--Trungda (thảo luận) 16:16, ngày 3 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

Gươm/Kiếm[sửa mã nguồn]

Bây giờ thì các đội nghi lễ cấp nhà nước, các đoàn duyệt binh của QĐNDVN đều có chỉ huy cầm kiếm hết. Nhưng nó giống với thanh kiếm phía dưới trong ảnh này hơn.--Двина-C75MT 11:05, ngày 10 tháng 3 năm 2013 (UTC)--Trả lời

"Gươm" và "kiếm" là hai từ đồng nghĩa xuất phát từ hai cách phát âm khác nhau của người Trung Quốc. Người Việt không phát minh ra vũ khí này nên phải mượn. "Gươm" là Việt hóa từ cách phát âm Bắc Kinh, còn "Kiếm" là Việt hóa từ cách phát âm Lưỡng Quảng Nhưng đến lượt mình người Trung Quốc cũng mượn âm này từ người Hồi vì họ chỉ phát minh ra Đao. Thực ra thì Kiếm/Gươm có hai loại phổ biến. Loại thẳng thường thấy ở Châu Âu, Châu Mỹ, Đông Á,hay được gọi là kiếm và cũng phân ra ba loại: Kiếm chém, Kiếm đâm và Đoản kiếm (dài hơn dao găm nhưng ngắn hơn kiếm) Chỉ có kiếm chém mới có đoản kiếm. Kiếm đâm ngắn thì chỉ có là lưỡi lê Nga. Kiếm có tiền thân từ mũi lao. Loại kiếm thứ hai cong, thường thấy ở Arab (trừ Ai Cập cổ đại dùng kiếm cong có lưỡi hướng vào trong), Bắc Phi và Nhật Bản và thường được gọi là gươm. Kiếm cong nguy hiểm hơn kiếm thẳng. Khi chém, kiếm cong cứa vào vật bị chém tạo lực xiên dần đi nên sát thương mạnh hơn. Đao hay Kiếm Nhật cũng vậy. Cái máy chém phát minh từ thời Cách mạng Pháp 1789 có lưỡi dao xiên góc cũng dựa trên nguyên lý này ("cứa" để cắt thay vì "chặt"). Còn kiếm thẳng thì lực tác động thẳng không đổi nên sát thương nông hơn. Gươm/kiếm cong cùng có hai loại dài ngắn khác nhau. Người Nhật và người Arab đều sử dụng cả hai loại kiếm cong dài và ngắn. Kiếm thẳng thường có hai mặt là lưỡi, kiếm cong chỉ có một mặt (mặt có đường cong dương) là lưỡi. --Двина-C75MT 11:43, ngày 10 tháng 3 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Tôi không rành lắm về vũ khí, cả cổ lẫn kim. Cứ "nôm na" mà trao đổi thế này: Hồ Gươm còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm, xem thế thì theo nghĩa "ngày xưa" (khi chưa có các khái niệm, ảnh hưởng của phương Tây vào), kiếm = gươm. Lại có giai thoại về 3 thầy trò ông đồ nữa:

Ông đồ ra vế đối cho 2 anh học trò: Thư là sách, sách để trên án thư

Anh thứ nhất đối: Phạn là cơm, cơm đựng trong bình phạn

Anh thứ 2 đối: Kiếm là gươm, gươm treo trên giá kiếm

Đó là lý do thứ 2 tôi cho rằng xưa kia các cụ coi kiếm với gươm là 1, còn cụ thể hình dáng từng nơi có thể có kích thước, dáng, vật liệu... khác nhau, nhưng cái gì được gọi là "gươm" thì cũng có thể gọi nó là "kiếm". Còn sau này khi có cả ảnh hưởng của phương Tây, từ khái niệm đến thứ vũ khí cụ thể mà họ mang đến thì tôi không rõ.--Trungda (thảo luận) 17:19, ngày 10 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời