Bước tới nội dung

Quốc tang Nguyễn Phú Trọng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quốc tang Nguyễn Phú Trọng
Thời điểm
  • 19 tháng 7 năm 2024 (qua đời)
  • 25–26 tháng 7 năm 2024 (quốc tang)
Địa điểm

Ông Nguyễn Phú Trọng đã qua đời khi ông đang đảm nhiệm chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương; Bí thư Quân ủy Trung ương khóa XIII vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau thời gian lâm bệnh, theo thông tin từ Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, hưởng thọ 80 tuổi.[1] Dự kiến Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức tang lễ cho ông theo nghi thức quốc tang vào các ngày 25 và 26 tháng 7 năm 2024.[2]

Bối cảnh

Sự cố sức khỏe 2019

Vào ngày 14 tháng 4 năm 2019, trong chuyến công tác của Nguyễn Phú Trọng tại Kiên Giang đã gặp một vài sự cố về sức khỏe diễn ra mà theo cơ quan phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng là do làm việc "trong điều kiện trời rất nóng, tới mức 38 độ C" nên sức khỏe của ông đã bị ảnh hưởng.[3][4] Trong khi đó, theo nhiều tờ báo hải ngoại lại cho rằng, ông đã bị đột quỵ trong tình trạng hôn mê sâu và nhập viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy.[5][6] Hai hôm sau khi nhập viện ở Chợ Rẫy, ông được cho là đã được di chuyển đến Hà Nội tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.[7] Chỉ trong hôm thông tin ông gặp sự cố về sức khỏe được lan truyền, từ khóa "Nguyễn Phú Trọng" đã lọt vào danh sách 5 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất theo thống kê của Google Trends với 200 nghìn lượt tìm kiếm.[6][8] Tại Việt Nam, theo Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước được thông qua trong năm 2018, sức khỏe của lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng được xếp vào thuộc dạng bí mật của nhà nước.[6]

Trong ngày 18 tháng 4, kể từ 4 ngày sau tin đồn lan truyền về sức khỏe của ông, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đã dẫn lời về việc ông gửi điện mừng đến Chủ tịch Ủy ban thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên Choe Ryong Hae.[8] Hôm 26 tháng 4, trong một cuộc trả lời với cử tri tại Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng có phát biểu, về vấn đề ông Trọng và khẳng định ông đã "được các bác sĩ chăm sóc kịp thời nên đã ổn định, đang phục hồi và sẽ sớm trở lại làm việc".[9] Vào hôm 3 tháng 5, tang lễ của Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh được diễn ra với việc ông trọng làm Trưởng ban Tang lễ. Tuy nhiên, ông lại không xuất hiện trong buổi tang lễ này. Trong khi đó, các hoạt động liên quan đến phản ứng, điện mừng của ông vẫn được diễn ra bình thường.[7]

Vắng mặt trong nhiều sự kiện chính trị 2024

Trong một bài viết của Bloomberg News vào hôm 12 tháng 1 đã dẫn lời nguồn tin trong nước từ hai quan chức giấu tên về vấn đề liên quan đến sức khỏe của ông Trọng. Ông đã bắt đầu nhập viện từ ngày 8 tháng 1 năm 2024. Trong khoảng thời gian này, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng đã có chuyến thăm tại Việt Nam nhưng lại không có cuộc gặp gỡ với ông Trọng càng làm cho nghi vấn này thêm được khẳng định.[10] Trước đó, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone cũng đã có chuyến thăm đến Việt Nam trong hai ngày lần lượt vào ngày 6 và 7 nhưng cũng không có gặp gỡ với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.[11] Ngay sau đó, hôm 13 tháng 1, trang Facebook của Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã đăng tải các thông tin và khẳng định đây là "thông tin sai sự thật".[11] Tuy nhiên, đến chiều ngày 14 tháng 1, các nội dung liên quan đã bị gỡ bỏ. Mặc dù vậy, trong phiên họp Quốc hội bất thường diễn ra vào ngày 15 tháng 1, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã xuất hiện tại sự kiện.[12] Một hôm sau đó, trả lời với phóng viên Nikkei Asia, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng khẳng định sức khỏe "hiện tại ông ấy ổn".[13]

Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Việt Nam của Vladimir Vladimirovich Putin.
Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Việt Nam của Vladimir Vladimirovich Putin, đây cũng là chuyến thăm cấp nhà nước trước khi ông qua đời.

Các vấn đề về sức khỏe của ông Trọng vẫn được tiếp tục lan truyền cho đến những tháng sau đó.[14] Thậm chí trong lúc nhậm chức Chủ tịch Quốc hội của Trần Thanh Mẫn hay Chủ tịch nước của Tô Lâm cũng đều vắng mặt sự xuất hiện của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo thông lệ của Đảng, vốn khi Chủ tịch nước nhậm chức thì thường có sự xuất hiện của Tổng Bí thư.[15] Trừ việc xuất hiện trong lần gặp gỡ với Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin trong chuyến thăm của ông này đến Việt Nam và trong ngày 15 tháng 1 thì hầu hết các sự kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước luôn vắng mặt sự xuất hiện của ông.[16] Theo Nikkei Asia đánh giá trong lần xuất hiện với ông Putin, ông Trọng đã xuất hiện trong cơ thể ốm yếu và có thể do "tác dụng phụ của thuốc".[17] Thậm chí hôm 24 tháng 6, ông có phát hành quyển sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" nhưng cũng không có mặt trong buổi lễ phát hành.[16]

Vào ngày 19 tháng 7 năm 2024, Bộ Chính trị đã ra thông báo phân công Tô Lâm – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước điều hành công việc tại Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định. Việc này được cho là để ông Trọng "tập trung điều trị tích cực và để bảo đảm công tác điều hành chung". Đồng thời, trong thông cáo cũng xác nhận "thời gian qua" Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vừa làm việc và vừa điều trị sức khỏe của mình.[18] Trước đó một ngày, chiều hôm 18, Đảng Cộng sản Việt NamNhà nước Việt Nam thay mặt là Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao tặng Huân chương Sao vàng cho Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.[19]

Cái chết

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng qua đời vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024 theo giờ Việt Nam tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Theo thông cáo chính thức từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe các bộ Trung ương ông đã được "Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc" với lý do "tuổi cao" và "bệnh nặng". Ông qua đời ở độ tuổi 80.[20]

Phản ứng

Quốc tế

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần”. Báo Nhân dân. ngày 19 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ “Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Báo điện tử chính phủ. ngày 20 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ “Người phát ngôn trả lời câu hỏi về sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng”. Báo Người Lao Động. 26 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024 – qua Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi.
  4. ^ Châu Như Quỳnh (25 tháng 4 năm 2019). “Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Báo Dân Trí. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  5. ^ “Thực hư về tình hình sức khỏe của TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng”. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. 17 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  6. ^ a b c “Tranh cãi về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đâu là sự thật?”. Đài Á Châu Tự Do. 15 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ a b Võ Văn Tạo (13 tháng 5 năm 2019). “Việt Nam: Vì sao bệnh tình ông Trọng thành đại sự ?”. Đài phát thanh quốc tế Pháp. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  8. ^ a b “Mạng xã hội ồn ào tin sức khỏe TBT, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng”. BBC News tiếng Việt. 14 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  9. ^ Chí Quốc (26 tháng 4 năm 2019). “Chủ tịch Quốc hội thông tin về sức khỏe Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  10. ^ Nguyen Dieu Tu Uyen; Philip Heijmans (12 tháng 1 năm 2024). “Vietnam's Communist Party Chief Hospitalized After Falling Ill” [Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nhập viện sau khi lâm bệnh]. Bloomberg News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  11. ^ a b “Sức khỏe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được quan tâm, công an địa phương bất ngờ bác bỏ”. BBC News Tiếng Việt. 14 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  12. ^ “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Kỳ họp bất thường lần thứ 5 giữa đồn đoán về sức khỏe”. BBC News Tiếng Việt. 15 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  13. ^ “Thủ tướng Việt Nam nói sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 'mọi sự đều tốt'. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. 17 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  14. ^ Thu Hằng (4 tháng 3 năm 2024). “Tạp chí Việt Nam - Việt Nam : Đảng "quyết liệt" diệt tham nhũng do tình trạng sức khỏe của tổng bí thư?”. Đài Phát thanh Quốc tế Pháp. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  15. ^ “Tân chủ tịch nước Tô Lâm tuyên thệ, ông Nguyễn Phú Trọng vắng mặt”. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. 22 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  16. ^ a b “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng liên tục vắng mặt trong nhiều sự kiện quan trọng”. BBC News Tiếng Việt. 10 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  17. ^ “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Cuộc đời - Sự nghiệp - Di sản”. BBC News Tiếng Việt. 19 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  18. ^ TTXVN (19 tháng 7 năm 2024). “Thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  19. ^ “Trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. 20 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  20. ^ TTXVN (20 tháng 7 năm 2024). “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần”. Báo Chính phủ. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  21. ^ “CUBA TUYÊN BỐ QUỐC TANG TƯỞNG NIỆM TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG”. Báo điện tử Chính phủ. ngày 20 tháng 7 năm 2024.
  22. ^ “Thủ tướng Thái Lan và kiều bào tại Thái Lan chia buồn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Nhân Dân. ngày 20 tháng 7 năm 2024.
  23. ^ “Tổng thống Nga gửi lời chia buồn”.
  24. ^ “Tổng thống Mĩ”.
  25. ^ “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc”.