Nghị quyết ES-10/21 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghị quyết ES-10/21
Đại hội đồng LHQ
Ngày: 27 tháng 10 năm 2023
Cuộc họp số: Phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 10 (tiếp diễn)
Mã số: A/RES/ES-10/21 (Tài liệu)

Biểu quyết: Thuận: 121 Trắng: 44 Chống: 14
Chủ đề: Bảo vệ thường dân và xác nhận các nghĩa vụ pháp lý, nhân đạo.
Kết quả: Thông qua

  Phiếu Thuận   Phiếu Chống   Phiếu trắng   Vắng mặt   Không phải là thành viên

Nghị quyết số ES-10/21 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc là một nghị quyết được thông qua tại phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 10 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về chiến tranh Israel–Hamas 2023.

Nghị quyết yêu cầu thực hiện ngừng bắn nhân đạo và chấm dứt chiến sự "lập tức, bền vững", lên án "mọi hành động bạo lực chống lại thường dân PalestineIsrael" và "yêu cầu các bên lập tức tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ theo luật quốc tế".

Nghị quyết được Jordan trình trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sau khi bốn nghị quyết yêu cầu đình chiến, ngừng bắn nhân đạo đều bị Hội đồng Bảo an bác bỏ. Nghị quyết được Đại hội đồng thông qua với 121 phiếu thuận, 14 phiếu chống, 44 phiếu trắng.[1]

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 17 tháng 10 năm 2023, đại diện của Nga trình một nghị quyết yêu cầu tiếp tế nhân đạo, sơ tán thường dân Palestine một cách an toàn và thả con tin trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Biểu quyết cho kết quả bốn phiếu tán thành, bốn phiếu không tán thành và sáu phiếu trắng nên nghị quyết không được thông qua.[2] Ngày 18 tháng 10, đại điện của Brasil trình một nghị quyết yêu cầu ngừng bắn nhằm tạo điều kiện viện trợ nhân đạo và thẳng thắn lên án hành động của Hamas chống lại Israel nhưng bị đại diện của Hoa Kỳ phủ quyết do "không đề cập quyền tự vệ của Israel".[3]

Nghị quyết số ES-10/21 được Jordan trình trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) thay mặt một nhóm những nước Ả Rập sau khi bốn nghị quyết yêu cầu đình chiến, ngừng bắn nhân đạo đều bị Hội đồng Bảo an bác bỏ.[4] 21 nước Ả Rập khác tham gia soạn dự thảo nghị quyết.[5][6][7] 47 nước ủng hộ trình nghị quyết trước Đại hội đồng.[8][9]

Đại diện của Canada đề nghị bổ sung lên án Hamas, lên án việc bắt giữ con tin và yêu cầu các con tin được "an toàn và đối xử nhân đạo" vào nghị quyết.[1] Tuy đa số thành viên LHQ ủng hộ đề nghị của Canada nhưng chỉ 88 thành viên bỏ phiếu tán thành trong khi 55 thành viên bỏ phiếu không tán thành, 23 thành viên bỏ phiếu trắng, không đạt được đa số hai phần ba cần thiết.[10][11]

Ngày 25 tháng 10, Tổng Thư ký LHQ António Guterres có bài phát biểu kêu gọi ngừng bắn và cho rằng cuộc tấn công của Hamas "không có lửa làm sao có khói" nên phải được đặt trong bối cảnh cuộc "chiếm đóng ngột ngạt" 56 năm của Israel đối với người Palestine. Ông khẳng định, "cái khổ của người Palestine không thể biện minh cho cuộc tấn công kinh khủng của Hamas. Và cuộc tấn công kinh khủng đó không thể biện minh cho sự trừng phạt tập thể người Palestine".[12][13] Israel tuyên bố sẽ cấm đại diện của LHQ nhập cảnh Israel nhằm "dạy họ một bài học" và yêu cầu Tổng Thư ký từ chức.[14][15]

Kết quả biểu quyết[sửa | sửa mã nguồn]

Kết quả biểu quyết ban đầu là 120 phiếu tán thành do nút biểu quyết của đại diện Iraq bị lỗi kỹ thuật.[16][17]

Phiếu Thuận (121)

47 nước đề nghị (đánh dấu dagger)

Phiếu trắng (44) Phiếu Chống (14) Vắng mặt (14)
 Afghanistan
 Algérie
 Andorra
 Angola
 Antigua và Barbuda
 Argentina
 Armenia
 Azerbaijandagger
 Bahamasdagger
 Bahraindagger
 Bangladeshdagger
 Barbados
 Belarus
 Bỉ
 Belizedagger
 Bhutan
 Bolivia (Nhà nước Đa dân tộc)dagger
 Bosnia và Herzegovina
 Botswanadagger
 Brasil
 Brunei Darussalamdagger
 Cộng hòa Trung Phi
 Chaddagger
 Chile
 Trung Quốcdagger
 Colombia
 Comorosdagger
 Congo
 Costa Rica
 Bờ Biển Ngà
 Cubadagger
Triều Tiêndagger
 Cộng hòa Dân chủ Congo
 Djiboutidagger
 Dominica
 Cộng hòa Dominica
 Ecuador
 Ai Cậpdagger
 El Salvadordagger
 Guinea Xích Đạo
 Eritrea
 Pháp
 Gabon
 Gambia (Cộng hòa)dagger
 Ghana
 Grenada
 Guinea
 Guinea-Bissau
 Guyana
 Honduras
 Indonesiadagger
 Iran (Cộng hòa Hồi giáo)
 Iraqdagger
 Ireland
 Jordandagger
 Kazakhstan
 Kenya
 Kuwaitdagger
 Kyrgyzstan
 Lào
 Libandagger
 Lesotho
 Libyadagger
 Liechtenstein
 Luxembourg
 Madagascar
 Malawi
 Malaysiadagger
 Maldivesdagger
 Mali
 Malta
 Mauritaniadagger
 Mauritius
 México
 Mông Cổ
 Montenegro
 Marocdagger
 Mozambique
 Myanmar
 Namibiadagger
   Nepal
 New Zealand
 Nicaraguadagger
 Niger
 Nigeria
 Na Uy
 Omandagger
 Pakistandagger
 Peru
 Bồ Đào Nha
 Qatardagger
 Liên bang Ngadagger
 Saint Kitts và Nevis
 Saint Lucia
 Saint Vincent và Grenadinesdagger
 Ả Rập Xê Útdagger
 Senegaldagger
 Sierra Leone
 Singapore
 Slovenia
 Quần đảo Solomon
 Somaliadagger
 Nam Phidagger
 Tây Ban Nha
 Sri Lanka
 Sudandagger
 Suriname
 Thụy Sĩ
 Syria
 Tajikistan
 Thái Lan
 Timor-Lestedagger
 Trinidad và Tobago
 Thổ Nhĩ Kỳdagger
 Ugandadagger
 Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhấtdagger
 Cộng hòa Thống nhất Tanzania
 Uzbekistan
 Việt Nam
 Yemendagger
 Zimbabwedagger
 Albania
 Úc
 Bulgaria
 Cabo Verde
 Cameroon
 Canada
 Síp
 Đan Mạch
 Estonia
 Ethiopia
 Phần Lan
 Gruzia
 Đức
 Hy Lạp
 Haiti
 Iceland
 Ấn Độ
 Ý
 Nhật Bản
 Kiribati
 Latvia
 Litva
 Monaco
 Hà Lan
 Bắc Macedonia
 Palau
 Panama
 Philippines
 Ba Lan
Hàn Quốc
 Cộng hòa Moldova
 România
 San Marino
 Serbia
 Slovakia
 Nam Sudan
 Thụy Điển
 Tunisia
 Tuvalu
 Ukraina
 Anh Quốc
 Uruguay
 Vanuatu
 Zambia
 Áo
 Croatia
 Cộng hòa Séc
 Fiji
 Guatemala
 Hungary
 Israel
 Quần đảo Marshall
 Liên bang Micronesia
 Nauru
 Papua New Guinea
 Paraguay
 Tonga
 Hoa Kỳ
 Benin
 Burkina Faso
 Burundi
 Campuchia
 Eswatini (Vương quốc)
 Jamaica
 Liberia
 Rwanda
 Samoa
 Sao Tome và Principe
 Seychelles
 Togo
 Turkmenistan
 Venezuela (Cộng hòa Bolivaria)dagger[a]
Nhà nước quan sát viên:  Tòa Thánh Nhà nước Palestinedagger

Phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]

Tờ báo The Guardian đưa tin Hoa KỳIsrael bị cô lập tại LHQ sau khi chỉ 12 nước bỏ phiếu không tán thành nghị quyết mà một nửa là các nước quần đảo Thái Bình Dương.[19] Gilad Erdan, đại diện Israel tại LHQ, lên án nghị quyết và cho rằng LHQ "chẳng còn một miếng chính danh hoặc tính thời sự".[20] Linda Thomas-Greenfield, đại diện Hoa Kỳ tại LHQ, lên án nghị quyết là "một sự sỉ nhục".[21] Phái đoàn Hoa Kỳ chỉ trích nghị quyết là "có thiếu sót nghiêm trọng".[5] Olof Skoog, Quan sát viên Thường trực của Liên minh châu Âu, lấy làm tiếc việc nghị quyết Hội đồng Bảo an LHQ bị một số thành viên thường trực phủ quyết. Đại diện của Nhà nước Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Syria, Ghana, Pháp, Nga, IranAi Cập ủng hộ nghị quyết. Brian Christopher Manley Wallace, đại diện Jamaica, kêu gọi các bên chấm dứt xung đột. Joaquín Alberto Pérez Ayestarán, đại diện Venezuela, yêu cầu Israel tuân thủ luật quốc tế.[1][5] Phái đoàn Thụy Sĩ bỏ phiếu tán thành nghị quyết vì nhu cầu viện trợ nhân đạo cho người dân Gaza.[22] Tarek Ladeb, đại sứ Tunisia tại LHQ, cho biết phái đoàn Tunisia bỏ phiếu trắng vì nghị quyết không lên án tội ác chiến tranh, tội diệt chủng của quân Israel.[23]

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Israel Eli Cohen tuyên bố trên Twitter rằng Israel "dứt khoát bác bỏ"[24] nghị quyết và "sẽ tiêu diệt Hamas giống như cách thế giới đã tiêu diệt Đức Quốc XãISIS".[10] Séc bỏ phiếu không tán thành vì nghị quyết không lên án hành động của Hamas, không công nhận quyền tự vệ của Israel và không yêu cầu thả con tin. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Séc Jana Černochová tuyên bố Séc nên rời khỏi LHQ nhưng bị Thủ tướng Petr Fiala, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Jan Lipavský và những thành viên nội các khác chỉ trích.[25]

Sở dĩ Philippines[26][27]Úc bỏ phiếu trắng, mặc dù ủng hộ nhiều điểm trong dự thảo nghị quyết, là vì nghị quyết không lên án cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7 tháng 10.[28]

Hamas tuyên bố ủng hộ nghị quyết và yêu cầu thực hiện ngay nghị quyết.[24] Mohd Na'im Mokhta, bộ trưởng tôn giáo Malaysia, cho rằng nghị quyết sẽ giúp thực hiện ngừng bắn và cung cấp viện trợ nhân đạo cho người Palestine, đặc biệt là người dân Gaza. Trong một tuyên bố khác, Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết chính phủ Malaysia ủng hộ nghị quyết.[29][30] Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tạm quyền Pakistan Jalil Abbas Jilani kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép cho Israel phải tôn trọng "nghị quyết LHQ yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza".[31] Một tuyên bố chung của Đảng Cộng sản Ấn Độ (Chủ nghĩa Marx)Đảng Cộng sản Ấn Độ lên án việc Ấn Độ bỏ phiếu trắng là phủ nhận sự ủng hộ của Ấn Độ đối với quyền tự quyết của dân tộc Palestine và lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc Mỹ.[32] Cựu thủ tướng Fiji Frank Bainimarama chỉ trích phiếu chống của Fiji là trái với "vai trò giữ gìn hòa bình lâu năm" của Fiji.[33] Nghị viện Ả Rập ủng hộ nghị quyết và yêu cầu thực hiện "những biện pháp nghiêm túc" để gây sức ép cho Israel tuân thủ nghị quyết.[34]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Venezuela bị tước quyền bỏ phiếu trong kỳ họp lần thứ 76 và phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 do không trả phí thành viên bắt buộc trong hai năm qua và không được Đại hội đồng đặc cách cho miễn phí.[18]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “General Assembly Adopts Resolution Calling for Immediate, Sustained Humanitarian Truce Leading to Cessation of Hostilities between Israel, Hamas”. Liên Hợp Quốc. 27 tháng 10 năm 2023. GA/12548. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2023.
  2. ^ “UN Security Council Fails to Adopt Draft Resolution for Gaza Ceasefire”. Palestine Chronicle. 17 tháng 10 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2023.
  3. ^ Singers, Bryan (18 tháng 10 năm 2023). “US vetoes Brazil UN resolution calling for Israel-Hamas ceasefire”. Jurist. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2023.
  4. ^ Nichols, Michelle (28 tháng 10 năm 2023). “UN overwhelmingly calls for aid truce between Israel and Hamas”. Reuters. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2023.
  5. ^ a b c John, Tara; Regan, Helen; Edwards, Christian; Kourdi, Eyad; Frater, James (28 tháng 10 năm 2023). “UN to vote on ceasefire resolution as Gazans say they have been 'left in the dark with no connection to the outside world'. CNN Philippines. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2023.
  6. ^ “Israel Angered over UN General Assembly Resolution Calling for Ceasefire in Gaza”. Palestine Chronicle. 28 tháng 10 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2023.
  7. ^ Regan, Helen; John, Tara; Picheta, Rob; Murphy, Paul P.; El Damanhoury, Kareem (27 tháng 10 năm 2023). “Israel vows more raids in Gaza as calls for ceasefire divide the United Nations”. CNN. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2023.
  8. ^ “Protection of civilians and upholding legal and humanitarian obligations : draft resolution”. United Nations. 26 tháng 10 năm 2023. A/ES-10/L.25. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2023.
  9. ^ “Tenth emergency special session Agenda item 5 - Illegal Israeli actions in Occupied East Jerusalem and the rest of the Occupied Palestinian Territory”. United Nations. 26 tháng 10 năm 2023. A/ES-10/L.25. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2023.
  10. ^ a b Serohina, Kateryna (28 tháng 10 năm 2023). “UN adopted a resolution for an immediate ceasefire in Gaza”. RBC Ukraine. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2023.
  11. ^ Magid, Jacob (27 tháng 10 năm 2023). “UN resolution calling for immediate Gaza ceasefire passes with overwhelming majority”. The Times of Israel. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2023.
  12. ^ Carroll, Rory (25 tháng 10 năm 2023). “UN's António Guterres calls for immediate ceasefire to end 'epic suffering' in Gaza”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2023.
  13. ^ “Israel slams UN chief for saying Hamas attack 'did not happen in a vacuum,' calls for his resignation”. Politico (bằng tiếng Anh). 24 tháng 10 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2023.
  14. ^ Wintour, Patrick (25 tháng 10 năm 2023). “Israel says it will ban UN staff after secretary general's comments”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2023.
  15. ^ Gritten, David (25 tháng 10 năm 2023). “Israel demands UN chief resign over Hamas attack comments”. BBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2023.
  16. ^ Naar, Ismaeel (28 tháng 10 năm 2023). “Iraq blames 'technical fault' for Gaza ceasefire vote mix-up at UN General Assembly”. The National. Abu Dhabi. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2023.
  17. ^ Nichols, Michelle (28 tháng 10 năm 2023). “UN overwhelmingly calls for aid truce between Israel and Hamas”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2023.
  18. ^ Guterres, António (27 tháng 2 năm 2022). “Letter dated 27 February 2022 from the Secretary-General addressed to the President of the General Assembly” (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2022.
  19. ^ “US looks isolated after opposing UN resolution on Gaza truce”. The Guardian. 30 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2023.
  20. ^ “Israel angrily dismisses UN truce resolution on Gaza”. BBC. 28 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2023.
  21. ^ “US envoy blasts Jordan's 'outrageous' draft UN resolution for failing to mention Hamas”. The Times of Israel. 30 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2023.
  22. ^ “Switzerland backs UN resolution calling for ceasefire in Middle East”. swissinfo.ch. 29 tháng 10 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2023.
  23. ^ “Gaza UN Resolution: Tunisia outlines motives behind abstention”. Tunis Afrique Presse. 28 tháng 10 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2023.
  24. ^ a b Rahmati, Fidel (28 tháng 10 năm 2023). “Hamas welcomes UN ceasefire resolution, Israel firmly rejects it”. Khaama Press News Agency. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2023.
  25. ^ Lazarová, Daniela (29 tháng 10 năm 2023). “Czech PM rejects idea of Czechia withdrawing from UN”. Radio Prague International. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2023.
  26. ^ Mateo, Janvic (29 tháng 10 năm 2023). “Why Did The Philippines Refuse To Back UN Resolution On Gaza?”. One News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2023.
  27. ^ Manahan, Job; de Santos, Jonathan (28 tháng 10 năm 2023). “Why the Philippines abstained from UN call for humanitarian truce in Gaza”. ABS-CBN News. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2023.
  28. ^ Beazley, Jordyn (28 tháng 10 năm 2023). “Australia abstains from UN resolution calling for truce in Gaza, prompting criticism at home”. The Guardian. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2023.
  29. ^ “Malaysia welcomes UN resolution on Gaza ceasefire”. Free Malaysia Today. 28 tháng 10 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2023.
  30. ^ “Mohd Na'im: Govt welcomes UN General Assembly resolution on ceasefire in Gaza”. Malay Mail. 28 tháng 10 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2023.
  31. ^ “Pakistan urges world to exert pressure on Israel to respect UN resolutions”. G News Network. 29 tháng 10 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2023.
  32. ^ “Left 'shocked' as India abstains from voting on a UN resolution for truce in the Israel-Hamas war”. The New Indian Express. 28 tháng 10 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2023.
  33. ^ Kumar, Kreetika (29 tháng 10 năm 2023). “FijiFirst criticizes Fiji's vote against UN resolution”. Fijian Broadcasting Corporation. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2023.
  34. ^ “UN Must Take Serious Measures To Implement Approved Gaza Ceasefire Resolution - Arab Parl”. MENAFN. Kuwait News Agency. 29 tháng 10 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2023.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]