Nguyễn Chí Vịnh
Nguyễn Chí Vịnh | |
---|---|
![]() Nguyễn Chí Vinh năm 2019 | |
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | 27 tháng 2 năm 2009 – 1 tháng 6 năm 2021 12 năm, 94 ngày |
Bộ trưởng | Phùng Quang Thanh Ngô Xuân Lịch Phan Văn Giang |
Kế nhiệm | Hoàng Xuân Chiến |
Nhiệm kỳ | 17 tháng 1 năm 2011 – 30 tháng 1 năm 2021 10 năm, 13 ngày |
Nhiệm kỳ | 2002 – 2009 |
Tiền nhiệm | Đặng Vũ Chính |
Kế nhiệm | Lưu Đức Huy |
Nhiệm kỳ | 1998 – 2002 |
Thông tin chung | |
Quốc tịch | ![]() |
Sinh | 15 tháng 5, 1957 Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Dân tộc | Kinh |
Tôn giáo | Không |
Đảng chính trị | ![]() Đảng Cộng sản Việt Nam |
Cha | Nguyễn Chí Thanh (Nguyễn Vịnh) |
Mẹ | Nguyễn Thị Cúc |
Họ hàng | Nguyễn Thanh Hà (chị ruột) Đặng Vũ Chính (cha vợ) |
Con cái | Nguyễn Chí Đức |
Học vấn | Giáo sư - Tiến sĩ |
Giải thưởng | Huân chương Mặt trời mọc |
Binh nghiệp | |
Thuộc | ![]() |
Phục vụ | Quân đội nhân dân Việt Nam |
Năm tại ngũ | 1976 – 2021 |
Cấp bậc | ![]() |
Chỉ huy | ![]() |
Nguyễn Chí Vịnh (sinh ngày 15 tháng 5 năm 1957) là sĩ quan cấp cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng. Ông nguyên là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam phụ trách ngoại giao, tình báo, công tác gìn giữ hòa bình. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương. Ông từng giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục 2[1], lãnh đạo công tác tình báo quân đội trong vòng gần 8 năm từ 2002 đến 2009. Ông còn được biết tới là một trong những hạt giống đỏ thế hệ đầu tiên, cả sự nghiệp của ông gắn bó với những lãnh đạo thế hệ cùng cha mình như Lê Đức Anh, Tố Hữu và Lê Đức Thọ[2].
Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]
Nguyễn Chí Vịnh sinh ngày 15 tháng 5 năm 1957[3] tại Hà Nội, nguyên quán ở thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là con trai của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Nguyên tên Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là Nguyễn Vịnh, vì vậy về sau ông lấy tên khai sinh của mình đặt tên cho con trai là Nguyễn Chí Vịnh.[4] Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Cúc, thiếu tá, công tác ở Bệnh viện 108, mất năm 1979. Chị gái ông là Nguyễn Thanh Hà, nguyên Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, từ 2007 đến nay là Chủ tịch Hội đồng quản trị – Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet Air.
Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]
- Năm 1968 đến 1973, học viên Trường Văn hóa Quân đội - Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi,
- Năm 1973 đến 1976, học sinh trường Cấp 3 Lý Thường Kiệt nay là Trường Trung học phổ thông Việt Đức – Hà Nội
- Năm 1976, Học khóa 11, Học viện Kỹ thuật Quân sự. Từ năm 1978 đến tháng 8 năm 1980 ông đi rèn luyện thực tế tại một đơn vị ở Thanh Hóa, tháng 8 năm 1980, ông chuyển sang học trường Sĩ quan Thông tin.
- Năm 1983, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sĩ quan Thông tin, nay là Trường Đại học Thông tin liên lạc.
- Năm 2003, bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế.
- Năm 2010, được trao học hàm Phó Giáo sư chuyên ngành Quan hệ Quốc tế.
Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]
- Năm 1983, Nguyễn Chí Vịnh tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sĩ quan Thông tin. Ra trường vì là con lãnh đạo, lẽ ra được đặc cách du học Liên Xô nhưng ông từ chối, xung phong đi chiến trường Campuchia. Dưới sự quan tâm của một số lãnh đạo cấp cao, ông được điều về phòng tình báo của Bộ Tư lệnh 719 tại Campuchia thay vì làm lính thông tin ở Sư đoàn 330 của đại tá Phạm Văn Trà[5]. Chưa đầy 3 năm ở đơn vị, ông kết hôn cùng con gái ông Vũ Chính - là lãnh đạo lực lượng tình báo tại Campuchia.
- Năm 1989, ông được cử đi học ngắn hạn về tình báo tại Liên Xô
- Năm 1991 (34 tuổi): Trưởng phòng (thuộc Cục 12, Tổng cục 2).
- Tháng 2 năm 1995: Phụ trách Cục 12, Tổng cục 2.
- Tháng 5 năm 1995 (38 tuổi): Phó Cục trưởng Cục 12.
- Năm 1996: Cục trưởng Cục 12, Tổng cục 2.
- Năm 1998: Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2.
- Năm 1999 (42 tuổi), ông được thăng quân hàm Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Năm 2002 (45 tuổi): Tổng cục trưởng Tổng cục 2 Bộ Quốc phòng.[1] Ông là người góp phần lớn trong việc giữ vững sự tồn tại và phát triển của Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng. Trong thời gian đảm nhiệm cương vị Tổng cục trưởng Tổng cục 2 (2002 – 2009), nhiều đơn vị dưới quyền được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân và nhiều danh hiệu cao quý khác.[6]
- Tháng 12 năm 2004 (47 tuổi), ông được thăng quân hàm Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Tháng 2 năm 2009 (52 tuổi), ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.[7][8]
- Tháng 8 năm 2009: ông thôi kiêm nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục 2.
- Ngày 27 tháng 4 năm 2010: Tiến sĩ Nguyễn Chí Vịnh được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước trao học hàm Phó Giáo sư chuyên ngành Quan hệ Quốc tế.
- Tháng 12 năm 2011 (54 tuổi), ông được thăng quân hàm Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI.
- Ngày 26 tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ông tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.
- Ngày 29 tháng 4 năm 2016, ông được Bộ Chính trị chỉ định tham gia Thường vụ Quân ủy Trung ương.
- Ngày 20 tháng 2 năm 2017, theo Quyết định 249/QĐ-TTg, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bổ nhiệm lại Nguyễn Chí Vịnh giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.[9]
- Ngày 1 tháng 6 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, thôi giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kể từ ngày ký.
Lịch sử thụ phong quân hàm[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong | 1983 | 1985 | 1986 | 1987 | 1989 | 1991 | 1995 | 1999 | 2004 | 2011 | |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Quân hàm | ![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() | |
Cấp bậc | Trung úy | Thượng úy | Đại úy | Thiếu tá | Trung tá | Thượng tá | Đại tá | Thiếu tướng | Trung tướng | Thượng tướng | |
Trích dẫn[sửa | sửa mã nguồn]
“ | Càng căng thẳng thì càng phải độc lập tự chủ. Càng căng thẳng thì càng không bao giờ để kéo vào những liên minh với nước này để chống nước khác. Đó là nguyên tắc không chỉ bây giờ mà còn từ xưa trong việc bảo vệ tổ quốc. Việt Nam là bạn, là đối tác nhưng không tham gia liên minh quân sự.[10] | ” |
Gia đình riêng[sửa | sửa mã nguồn]
- Cha ruột: Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
- Cha vợ: Trung tướng Đặng Vũ Chính, tức Đặng Văn Trung, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng Việt Nam (từ năm 1994 đến năm 2002).
- Con trai Thiếu tá Nguyễn Chí Đức, Trung đoàn 98, Sư đoàn 316 Quân khu 2.
Khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]
- Huân chương Quân công hạng Nhất, Nhì, Ba.
- Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba.
- Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng Nhất của Campuchia.
- Huân chương Hoàng gia Sahametrei cấp Mohaséreivath (Đại thập tự) của Campuchia.
- Huân chương Hữu nghị của Liên bang Nga (2019)[11].
- Huân chương Mặt trời mọc (2021)[12].
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ a b Thế Vinh - Hà Trường (ngày 24 tháng 3 năm 2008). “Tình báo quốc phòng phải vững chắc, nhạy bén hơn nữa”. Báo Vietnamnet. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2010.
- ^ Năm 1983 khi ra trường, ông xung phong đi Campuchia. Vì muôn ông an toàn, tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia là tướng Lê Đức Anh và trưởng ban tổ chức TW Lê Đức Thọ đã giữ ông làm việc trong phòng tình báo bộ tự lệnh mặt trận thay vì phải ra chiến đấu trực tiếp. Trong quá trình công tác, ông kết hôn với con gái lãnh đạo cao nhất của tình báo quân đội tại Campuchia là Vũ Chính. Lãnh đạo trực tiếp của ông là Đặng Trần Đức, sau này ông Đức nghỉ làm cục trưởng cục 12, thì ông Vịnh thay thế làm quyền cục trưởng. Trong thời gian cha vợ làm tổng cục trưởng tình báo quân đội, thì ông được bổ nhiệm làm tổng cục phó.
- ^ Đồng chí Nguyễn Chí Vịnh[liên kết hỏng]
- ^ Nguyệt Tú - Nguyệt Tĩnh (ngày 4 tháng 2 năm 2006). “Chuyện tình yêu của đại tướng Nguyễn Chí Thanh”. Báo Tuổi trẻ online. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2010.
- ^ News, VietNamNet. “Cuộc gặp của Thượng úy Vịnh với nhà lãnh đạo số 2 của Đảng”. VietNamNet. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2021.
- ^ Những chiến công thầm lặng - Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng xuất bản tháng 3 năm 2008, Hà Nội
- ^ “Việt Nam-Trung Quốc tăng cường quan hệ quốc phòng”. BBC. ngày 2 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2010.
- ^ Đức Thịnh (ngày 17 tháng 7 năm 2009). “Lãnh đạo Bộ Quốc phòng tặng nhà tình nghĩa gia đình chính sách”. Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2010.
- ^ “Bổ nhiệm lại 2 Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh và Lê Quý Vương”. Báo điện tử Người Lao Động. ngày 21 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2017.
- ^ Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Càng căng thẳng, càng phải độc lập tự chủ,tuoitre, 21.07.2015
- ^ “Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhận Huân chương Hữu nghị của Liên bang Nga”.
- ^ “Nhật Bản trao huân chương cho thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh”. zingnews.vn.
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền – Vnexpress ngày 6/6/2011.
- “Việt Nam – Trung Quốc tăng cường quan hệ Quốc phòng”. BBC. ngày 2 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2010.
- “Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc tại Nhật Bản”. Thông tấn xã Việt Nam. ngày 28 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2010.
- Sinh năm 1957
- Nhân vật còn sống
- Người Thừa Thiên Huế
- Người Hà Nội
- Cựu sinh viên Học viện Kỹ thuật Quân sự
- Tiến sĩ Quan hệ quốc tế Việt Nam
- Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt Nam
- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- Huân chương Chiến thắng
- Huân chương Quân công hạng Nhì
- Hạt giống đỏ
- Người họ Nguyễn tại Việt Nam
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII
- Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam đương nhiệm
- Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam thụ phong thập niên 2010
- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt Nam