Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Vạn Kiếp
Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Vạn Kiếp | |
---|---|
Huy Hiệu | |
Hoạt động | 1962-1975 |
Quốc gia | Việt Nam Cộng hòa |
Phục vụ | Quân lực VNCH |
Quân chủng | Quân trường |
Phân loại | -Đào tạo quân nhân cấp thấp -Bổ túc Quân sự |
Bộ phận của | [[ ]] Tổng cục Quân huấn Bộ Tổng Tham mưu |
Bộ chỉ huy | Bà Rịa, Phước Tuy[1] |
Khẩu hiệu | -Thao trường đổ mồ hôi -Chiến trường bớt đổ máu |
Các tư lệnh | |
Chỉ huy nổi tiếng | -Vĩnh Lộc -Trần Cửu Thiên -Nguyễn Bá Thịnh |
Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Vạn Kiếp[2] (tiếng Anh: Van Kiep National Training Center, VKNTC) là một cơ sở đào tạo quân nhân Viễn thám của Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tồn tại từ 1962 đến 1975, tọa lạc tại địa phận Thị xã Bà Rịa, tỉnh Phước Tuy (nay là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).
- Bài ca chính thức: Vạn Kiếp quân trường ca[3].
Lịch sử hình thành
[sửa | sửa mã nguồn]Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Vạn Kiếp do Tổng thống Ngô Đình Diệm ký quyết định thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1962, ban đầu nhằm đào tạo lực lượng Viễn thám cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Chỉ huy trưởng đầu tiên là Trung tá Vĩnh Lộc.
Mục tiêu huấn luyện
[sửa | sửa mã nguồn]Sau này, Bộ Tổng tham mưu và Tổng cục Quân huấn giao phó cho Trung tâm nhiệm vụ huấn luyện và đào tạo:
-Tân binh Chủ lực quân, Địa phương quân và Nghĩa quân thuộc Quân khu 3.
-Các khóa hạ sĩ quan Đặc biệt.
-Các khóa bổ túc và nâng cấp Chuyên môn C1, C2 và B1.
-Các khóa bổ túc quân sự và chiến thuật cho các cấp đơn vị Đại đội, Tiểu đoàn.
-Các khóa "Tác chiến trong rừng" (tương tự như khóa "Rừng núi sình lầy" của Quân trường Dục Mỹ) dành cho hạ sĩ quan và sĩ quan của các đơn vị Bộ binh và Địa phương thuộc Quân khu, để có thêm kinh nghiệm ngoài chiến trường.
-Các khóa lấy Chứng chỉ Trung đội trưởng dành cho hạ sĩ quan và Chứng chỉ Đại đội trưởng dành cho sĩ quan, để có kinh nghiệm trong việc chỉ huy và điều động cấp Trung đội, Đại đội.
Trung tâm đã tròn trách vụ được giao phó đến ngày 26/4/1975 thì chấm dứt nhiệm vụ và giải tán.
Chỉ huy trưởng qua từng thời kỳ
[sửa | sửa mã nguồn]Stt | Họ và Tên | Cấp bậc | Tại chức | Chú thích |
---|---|---|---|---|
Võ bị Lục quân Pháp[4] |
Sau cùng là Trung tướng Tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu (28/4-29/4/1975) | |||
Võ bị Đà Lạt K3 |
Sau cùng là Đại tá Chỉ huy phó Trung tâm Huấn luyện Quang Trung | |||
Võ bị Viễn Đông |
Giải ngũ ở cấp Đại tá | |||
Võ khoa Thủ Đức K2[8] |
Sau cùng biệt phái qua Tổng nha Cảnh sát Quốc gia, giữ chức vụ Đại tá Chánh Thanh tra | |||
Võ bị Đà Lạt K5 |
Sau cùng là Đại tá trong Uỷ ban Quân sự 4 bên | |||
Võ bị Địa phương Nam Việt Vũng Tàu |
Sau cùng là Đại tá Phụ tá Tư lệnh Quân đoàn II, đặc trách Bình định & Phát triển Quân khu 2 | |||
Võ bị Đà Lạt K8 |
Chỉ huy sau cùng (Nguyên Đại tá Trung đoàn trưởng Trung đoàn 52 thuộc Sư đoàn 18 bộ binh) |
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Nay thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- ^ Hội ngộ gia đình Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Vạn Kiếp
- ^ Một sáng tác của Châu Hiệp[liên kết hỏng].
- ^ Xuất thân từ Trường Sĩ quan
- ^ Cấp bậc khi nhậm chức
- ^ Đại tá Nguyễn Văn Huấn sinh năm 1925 tại Nam Định.
- ^ Đại tá Lê Minh Quý sinh năm 1927 tại Hà Nội.
- ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức
- ^ Đại tá Võ văn Ba sinh năm 1932 tại Vĩnh Bình.
- ^ Đại tá Trần Cửu Thiên sinh năm 1929 tại Vĩnh Bình.
- ^ Đại tá Nguyễn Bá Thịnh sinh năm 1928 tại Hòa Bình.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử quân lực Việt Nam Cộng hòa.