Bước tới nội dung

Wikipedia:Dự án/Châu Âu thời Trung cổ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Dự án Châu Âu thời Trung cổ thuộc nhóm những tiểu dự án có mục đích xây dựng các bài viết về những đề tài cơ bản. Tiểu dự án này hiện đang cố gắng hình thành một hệ thống các bài giới thiệu hoàn chỉnh về lịch sử phát triển của chế độ phong kiến châu Âu thời Trung cổ.

Danh sách bài

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàn thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Cần bổ sung

[sửa | sửa mã nguồn]

Cần dịch mới

[sửa | sửa mã nguồn]

Chi tiết công việc

[sửa | sửa mã nguồn]

Những thành viên tham gia dự án sẽ thực hiện những công việc sau:

  • Dịch những bài viết về các vương quốc, công quốc có chủ quyền châu Âu thời Trung Cổ
  • Viết mới nếu thành viên có khả năng.
  • Đặt tiêu chuẩn cho các bài viết của dự án.

Danh sách thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là danh sách các thành viên tham gia dự án này. Bạn chỉ cần điền tên mình vào mục này và bắt đầu tham gia đóng góp!

Bài dịch

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Về sự thống nhất trong cách dùng từ: trong quá trình dịch bài từ các ngôn ngữ khác sang tiếng Việt có thể sẽ phát sinh sự sai khác trong cách dùng từ. Vấn đề này cần được thảo luận thêm trong trang thảo luận của dự án này. Mỗi khi gặp một thuật ngữ khó hiểu hoặc chưa tìm được từ tiếng Việt đồng nghĩa, bạn hãy trao đổi ngay với những thành viên khác trong dự án để tạo ra sự thống nhất trong cách dịch thuật và dùng từ.
  • Bạn có thể đưa phần nội dung ngoại ngữ từ các Wiki nước ngoài vào bài tiếng Việt tương ứng để dịch dần. Đừng quên thêm tiêu bản {{Đang dịch}} để kêu gọi mọi người cùng góp sức.
  • Nếu bạn lập một trang mới từ nội dung tiếng nước ngoài mà chưa có thời gian để tiến hành dịch ngay lúc đó, bạn hãy dịch tạm phần mở đầu của bài vì Wiki Việt ngữ không chấp nhận bài viết chưa có tiếng Việt.

Đề xuất thuật ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là các thuật ngữ đề nghị khi chuyển ngữ (tiếng Anh và ngôn ngữ khác nếu có sự khác biệt với tiếng Anh):

(Mục bài bổ sung cho Wikipedia:Tên bài (hoàng gia và quý tộc phương Tây))

Tên người

[sửa | sửa mã nguồn]

Các quý tộc châu Âu Trung cổ thường cai trị (thực tế hoặc danh nghĩa) nhiều vùng lãnh địa với các ngôn ngữ khác nhau, vì vậy có thể có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo phiên bản ngôn ngữ. Do đó, tên chính nhân vật cần ưu tiên sử dụng ngôn ngữ quốc gia hiện đại mà lãnh địa thuộc về (toàn bộ hoặc phần lớn), hơn là ngôn ngữ địa phương của lãnh địa đó.

VD: Sancho VI của Navarra ưu tên sử dụng theo tiếng Tây Ban Nha: Sancho (ngôn ngữ quốc gia) hơn là theo tiếng Basque: Antso (ngôn ngữ địa phương).

Ngoài ra, tùy theo dạng tước hiệu, tên chính của nhân vật sẽ được sử sụng theo thứ tự ưu tiên như sau:

Đối với tước hiệu thành lập hoặc thừa kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Dạng tên chính sẽ ưu tiên theo ngôn ngữ lãnh địa, rồi mới đến theo ngôn ngữ gia tộc.

VD Juana II của Navarra ưu tiên sử dụng tên tiếng Tây Ban Nha: Juana theo lãnh địa Navarra (phần lớn thuộc Tây Ban Nha ngày nay), rồi mới đến tên tiếng Pháp: Jeanne theo gia tộc Capet gốc Pháp.

Đối với tước hiệu hôn phối

[sửa | sửa mã nguồn]

Thứ tự ưu tiên được được đảo lại so với trường hợp trên. Tức thứ tự ưu tiên sẽ là theo gia tộc, tước hiệu hôn phối, tước hiệu thừa kế:

VD Clémence của Hungary ưu tiên sử dụng tên tiếng Pháp: Clémence theo gia tộc Anjou gốc Pháp, kế đến là tên tiếng Tây Ban Nha: Clemencia theo tước hiệu vương hậu Navarra (phần lớn thuộc Tây Ban Nha ngày nay), rồi mới đến tên tiếng Hungary: Klemencia theo tước hiệu vương nữ Hungary.

Chuyển ngữ tước hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Quý tộc lãnh địa (Quý tộc cao cấp)

[sửa | sửa mã nguồn]
Tước vị
(nam / nữ)
Bản ngữ Lãnh thổ sử dụng Ghi chú
Đế quốc
Hoàng đế /
Nữ hoàng
(el) αὔγουστος / αὐγούστα

(el) βασιλεύς / βασιλίννα
(el) αὐτοκράτωρ / αὐτοκράτειρα

Đế quốc Byzantine
(la) Imperator / Imperatrix

(de) Kaiser / Kaiserin

Đế quốc La Mã Thần thánh
(ru) Император / Императрица

(ru) Царь / Царица

Đế quốc Nga Dùng cho quân chủ Nga từ sau năm 1547. Từ khác: Nga hoàng, Sa hoàng.
(en) King / Queen Đế quốc Anh Dùng cho quân chủ Anh từ sau năm 1603. Từ khác: Anh hoàng.
(fr) Empereur / Impératrice

(fr) Roi / Reine

Đế quốc Pháp Dùng cho quân chủ Pháp từ sau năm 1620. Từ khác: Pháp hoàng.
(de) Kaiser / Kaiserin Đế quốc Áo Dùng cho quân chủ Áo từ sau năm 1804. Từ khác: Áo hoàng.
(de) Kaiser / Kaiserin Đế quốc Đức Dùng cho quân chủ Đức từ sau năm 1871. Từ khác: Đức hoàng.
(bg) Цар / Царица Đế quốc Bulgaria
(tr) Sultan / Sultana Đế quốc Ottoman
Vương quốc
Quốc vương /
Nữ vương
(en) King / Queen Vương quốc Anh
Vương quốc Scotland
Vương quốc Ireland
(de) König / Königin Vương quốc Đức
Vương quốc Bohemia
Vương quốc Phổ
Vương quốc Württemberg
Vương quốc Bayern
Vương quốc Sachsen
(it) Rex / Regina Vương quốc Ý
(fr) Roi / Reine Vương quốc Frank
Vương quốc Pháp
Vương quốc Navarra
(es) Rey / Reina Vương quốc Tây Ban Nha
(pt) Rei / Rainha Vương quốc Bồ Đào Nha
(sv) Kung (hoặc Konung) / Drottning Vương quốc Thụy Điển
(hu) Király / Királynő Vương quốc Hungary
(pl) Król / Królowa Vương quốc Ba Lan
Công quốc
Đại vương công /
Nữ Đại vương công
(ru) Великий Князь /
Великая Княгиня
Đại công quốc Rus
Đại công quốc Moskva
Đại công quốc Vladimir
Dùng cho các quân chủ Nga trước năm 1547. Tước vị tương đương quốc vương trong Đế quốc La Mã Thần thánh.
(de) Erzherzog / Erzherzogin Đại công quốc Áo Tước vị cao nhất dưới tước vị hoàng đế và ngang quốc vương trong Đế quốc La Mã Thần thánh.
(de) Großfürst / Großfürstin Đại công quốc Siebenbürgen
(fi) Suurherttua / Suurherttuatar

(fi) Suuriruhtinas / Suuriruhtinatar

Đại công quốc Phần Lan
(lt) Didysis kunigaikštis / Didžioji kunigaikštytė Đại công quốc Litva
Đại công tước /
Nữ Đại công tước
(de) Groussherzog / Groussherzogin Đại công quốc Hessen
Đại công quốc Oldenburg
Đại công quốc Baden
(it) Granduca / Granduchessa Đại công quốc Toscana
(lb) Groussherzog / Groussherzogin

(fr) Grand-Duc / Grande-Duchesse
(de) Groussherzog / Groussherzogin

Đại công quốc Luxembourg
Vương công /
Nữ vương công
(ru) Князь / Княгиня
Công quốc Tver
Công quốc Kholm
Công quốc Novgorod
(ro) Domn / Voievod Công quốc Wallachia Tước hiệu chỉ có ở dạng nam
Giám mục vương quyền (de) Fürstbischof

(fr) Prince-évêque
(it) Principe vescovo

Công quốc Köln
Công quốc Mainz
Công quốc Trier
Tước hiệu chỉ có ở dạng nam
Công tước /
Nữ công tước
(en) Duke / Duchess Công quốc Cornwall
Công quốc Lancaster
(fr) Duc / Duchesse Công quốc Bourgogne
Công quốc Normandy
Công quốc Orléans
Công quốc Lorraine
(de) Herzog / Herzogin Công quốc Bayern
Công quốc Bremen
Công quốc Pommern
Công quốc Sachsen
(it) Duca / Duchessa Công quốc Milano
Công quốc Parma
Công quốc Firenze
Thân vương /
Nữ thân vương
(de) Fürst / Fürstin Công quốc Liechtenstein
(en) Prince / Princess Công quốc Wales
(fr) Prince / Princesse

(it) Principe / Principessa

Công quốc Monaco
(fr) Prince / Princesse Công quốc Andorra
(la) Princeps / Principissa

(es) Príncipe / Princesa

Công quốc Catalunya
Bá quốc
Hầu tước /
Nữ hầu tước
(nl) Markies / Markiezin

(fr) Marquis / Marquise
(la) Marchio / Marchionissa

Bá quốc Flandre
(de) Markgraf / Markgräfin Bá quốc Brandenburg
(it) Marchese / Marchesa Bá quốc Tuscia
(fr) Marquis / Marquise Bá quốc Provence
Bá tước /
Nữ bá tước
(it) Conte / Contessa Bá quốc Sicilia
Bá quốc Aversa
(es) Conde / Condesa Bá quốc Barcelona
(es) Conde / Condesa Bá quốc Bồ Đào Nha

Quý tộc phi lãnh địa (Quý tộc sơ cấp)

[sửa | sửa mã nguồn]
Ngôn ngữ Tử tước Nam tước Tòng nam tước Tước sĩ Quý nhân
Anh Viscount,
Viscountess
Baron,
Baroness
Baronet
Baronetess
Knight,
Dame
Esquire/Gentleman
Latin Vicecomes,
Vicecomitissa
Baro,
Baronissa
  Eques Nobilis Homo (N.H.)
Bulgaria Виконт,
Виконтеса
Барон,
Баронеса
Баронет,
Дама
Рицар,
Дама
Господин
Czech Vikomt,
Vikomtka/Vikomtesa
Baron,
Baronka
Baronet Rytíř Pán,
Paní
Đan Mạch Vicegreve,
Vicegrevinde/
Vicekomtesse
Baron, Friherre,
Baronesse, Friherreinde
Baronet,
Baronetesse
Ridder Junker
Hà Lan Burggraaf,
Burggravin
Baron,
Barones(se)
Erfridder
style of wife: Mevrouw
Ridder Jonkheer,

Jonkvrouw

Estonia Vikont,
Vikontess
Parun,
Paruness
Baronet Rüütel Džentelmen
Phần Lan Varakreivi,
Varakreivitär
Paroni, Vapaaherra,
Paronitar, Rouva/ Vapaaherratar
Baronetti, "Herra" (=fiefholder),
Herratar
Aatelinen/Ritari
style of wife: Rouva
 
Pháp Vicomte,
Vicomtesse
Baron,
Baronne
Baronnet Chevalier Ecuyer,
Gentilhomme
Đức Vizegraf, Burggraf
Vizegräfin, Burggräfin
Baron, Herr, Freiherr
Baronin, Frau, Freifrau, Freiin
  Ritter Junker (Prussia), Edler (Austria),
Junkerin, Edle
Hy Lạp Υποκόμης,
Υποκόμισσα
Bαρώνος Βαρωνίσκος Ιππότης,
Ντάμα
Νωβελίσσιμος,
Νωβελίσσιμα;
Hungaria Várgróf, vikomt
Várgrófnő (vikomtnő)
Báró,
bárónő
Baronet,
baronetnő
Lovag (vitéz) Nemes,
nemesasszony
Iceland Vísigreifi,
vísigreifynja
Barón, fríherra,
barónessa
Riddari Aðalsmaður,
aðalskona
Ý Visconte,
Viscontessa
Barone,
Baronessa
Baronetto Cavaliere Nobile, Nobiluomo
Latvia Vikonts,
Vikontese
Barons,
Baronese
Baronets Bruņinieks,
Bruņiniece
Dižciltīgais/Augstdzimušais,
Dižciltīgā/
Augstdzimusī
Litva Vikontas,
Vikontienė
Baronas/Freiheras,
Baronienė/Freifrau
Baronetas,

Baronetė

Riteris Skvairas, Džentelmenas

Ponas, Ponia

Luxembourg Vizegrof/Vicomte,
Vizegrofin/Vicomtesse
Baron,
Baroness(e)
Ritter
Na Uy Vikomte/Visegreve,
Visegrevinne
Baron, Friherre,
Baronesse, Friherreinde
  Ridder Adelsmann,
Adelskvinne
Ba Lan Wicehrabia,
Wicehrabina
Baron,
Baronowa
Baronet Rycerz/ Kawaler Szlachcic
Bồ Đào Nha Visconde,
Viscondessa
Barão,
Baronesa
Baronete,
Baronetesa;
Cavaleiro Fidalgo
Romania Viconte,
Vicontesă
Baron,
Baroneasă, Baronă
Baronet Cavaler
Nga Виконт (Vikont),
Виконтесса (Vikontessa)
Барон (Baron),
Баронесса (Baronessa)
Баронет (Baronet) Рыцарь (Rytsar),

Дама (Dama)

Господин (Gospodin),

Госпожа (Gospozha)

Serbia Vikont,
Vikontica
Baron,
Baronica/
Baronesa
Barunet,
Baruneta
Vitez Gospodin
Tây Ban Nha Vizconde,
Vizcondesa
Barón,
Baronesa
Baronet Caballero Escudero, Hidalgo
Slovakia Vikomt,
Vikontesa
Barón,
Barónka
Baronet Rytier  
Slovenia Vikont,
Vikontinja
Baron,
Baronica
Baronet,
Baronetinja
Vitez Oproda
Thụy Điển Vicomte,
Vicomtessa
Baron, Herre, Friherre,
Baronessa, Fru, Friherreinde
  Riddare/Frälseman,
Dam/Fru
 
Ukraina Віконт (Vikont),
Віконтесса (Vikontessa)
Барон (Baron),
Баронесса (Baronessa)
Баронет (Baronet) Лицар (Lytsar) Пан/Господар (Pan/Hospodar),
Пані/Господиня (Pani/Hospodynia)

Quy ước danh xưng quý tộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Lưu ý, tên chính phải được ghi theo ngôn ngữ gốc hoặc theo ngôn ngữ địa phương cai trị. VD Karl V của Thánh chế La Mã được ghi theo tiếng Đức: Karl; tiếng Hà Lan: Karel; tiếng Tây Ban Nha: Carlos; tiếng Ý: Carlo, thay vì tiếng Anh: Charles.

Dạng thức tiêu chuẩn của danh xưng quý tộc châu Âu sẽ có 2 dạng cơ bản gồm dạng rút gọn "[tên]+[lãnh địa]" và dạng đầy đủ "[tên hiệu], [tước hiệu]".

Các quý tộc phi lãnh địa sẽ dùng các tiền tố quý tộc như "von" (Đức, Áo), "van" (Hà Lan), "de" (Pháp)... Ngoại lệ là Anh, được ghi theo dạng "[tên hiệu], [tước hiệu]+"xứ"+[lãnh địa thái ấp]"

Dạng rút gọn

[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với các quân chủ cai trị lãnh thổ Đế quốc, Vương quốc hoặc các quốc gia hiện đại sẽ có dạng "[tên hiệu]+"của"+[quốc gia cai trị]" (như "Felipe II của Tây Ban Nha")

Đối với các quân chủ cai trị lãnh thổ Công quốc, Bá quốc cũng sẽ có dạng "[tên hiệu]+"xứ"+[lãnh thổ cai trị]" (như "Heinrich I xứ Hessen")

Tên hiệu các thành viên hoàng gia, vương thất cũng có dạng tương tự tương ứng, tức có dạng "X của Y" nếu Y là Đế quốc hoặc Vương quốc; và "X xứ Y" nếu Y là Công quốc hoặc Bá quốc.

Một dạng khác là dạng "X của Y" nếu Y là tên gọi đã được Việt hóa (như "Maria Ludovica của Áo"); và "X xứ Y" nếu Y là lên gọi gốc chưa được Việt hóa (như "Anna xứ Bayern").

Dạng đầy đủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với các quân chủ cai trị lãnh thổ Đế quốc, Vương quốc hoặc các quốc gia hiện đại sẽ có dạng "[tên hiệu], [tước hiệu]+[quốc gia cai trị]" (như "Friedrich III, Hoàng đế Đức", "Albert II, Thân vương Monaco"). Dạng phổ thông có thể được sử dụng là "[tên hiệu], "Vua của"+[quốc gia cai trị]" (như "Philip III, Vua của Navarra").

Đối với các quân chủ cai trị lãnh thổ Công quốc, Bá quốc cũng sẽ có dạng "[tên hiệu], [tước hiệu]+"xứ"+[lãnh thổ cai trị]" (như "Wilhelm IV, Công tước xứ Bayern"). Dạng phổ thông có thể được sử dụng là "[tên hiệu], "Vua xứ" [hoặc "Lãnh chúa xứ"]+[lãnh thổ cai trị]" (như "Ramón Berenguer I, Vua xứ Barcelona").

Sử dụng phối hợp

[sửa | sửa mã nguồn]

Các dạng cơ bản:

  1. "[tên hiệu]+"xứ"+[lãnh thổ cai trị]": VD Otto I xứ Bayern
  2. "[tên hiệu], [tước hiệu]+"xứ"+[lãnh thổ cai trị]": VD Otto I, Công tước xứ Bayern

Các dạng bổ sung:

  1. "[tên hiệu]+[biệt hiệu]": VD Otto Đầu đỏ
  2. "[tên hiệu]+[gia tộc]": VD Otto I Wittelsbach

Dạng phối hợp

Prince / Princess và Infante / Infanta

[sửa | sửa mã nguồn]
Prince / Infante
  • "Vương công" đối với các vị quân chủ cai trị lãnh địa Principality Đông Âu
  • "Thân vương" đối với các vị quân chủ cai trị lãnh địa Principality Tây Âu
  • "Hoàng tử" đối với con trai các vị quân chủ mang tước vị Emperor hoặc Tsar.
  • "Vương tử" đối với con trai các vị quân chủ mang tước vị King/Queen đối với các hoàng gia hiện đại (như Anh, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch...)
  • "Công tử, Thân vương tử" đối với con trai các vị quân chủ mang tước vị Duke trước đây, hoặc Prince đối với các hoàng gia hiện đại (như Luxembourg, Liechtenstein, Monaco...)
  • "Vương tế, Vương phu" đối với nam giới là hôn phối vương thất là Nữ vương
  • "Vương thân" đối với nam giới là hậu duệ của các quý tộc mang tước vị Duke hoặc Prince.
Princess / Infanta
  • "Nữ vương công" đối với các vị quân chủ cai trị lãnh địa Principality Đông Âu
  • "Nữ thân vương" đối với các vị quân chủ cai trị lãnh địa Principality Tây Âu
  • "Vương nữ" đối với con gái các vị quân chủ mang tước vị King (hoặc Knyaz) trở lên
  • "Công nữ, Thân vương nữ" đối với nữ là hậu duệ của các quý tộc mang tước vị Duke hoặc Prince.
  • "Vương phi" đối với các nữ giới là hôn phối vương thất là Thân vương hoặc Vương tử
  • "Phu nhân" đối với các nữ giới là hôn phối của các hậu duệ quý tộc mang tước vị Duke hoặc Prince.

House và Royalty

[sửa | sửa mã nguồn]
  • "Gia tộc" (House) để chỉ các dòng họ quý tộc nói chung, chủ yếu để chỉ nhánh gia tộc của các quân chủ mang tước vị dưới King
  • "Vương tộc" (House) để chỉ nhánh gia tộc của các quân chủ mang tước vị King trở lên
  • "Hoàng tộc" (Royalty): dùng để chỉ các nhánh gia tộc của các quân chủ từng cai trị trong lãnh thổ quốc gia hiện đại, tức các vương tộc theo quốc gia)
  • "Vương gia" (Royal families): dùng để chỉ nhánh gia đình các quân chủ cai trị tương ứng lãnh thổ quốc gia hiện đại, tức các vương thất theo quốc gia).