Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cổng thông tin:Lịch sử”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TRMC (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
TRMC (thảo luận | đóng góp)
Dòng 70: Dòng 70:
[[Category:Chủ đề Lịch sử|*]]
[[Category:Chủ đề Lịch sử|*]]
[[Category:Các chủ đề về Lịch sử| ]]
[[Category:Các chủ đề về Lịch sử| ]]
[[Thể loại:Cổng tri thức Wikipedia]]


{{Link FA|fa}}
{{Link FA|fa}}

Phiên bản lúc 16:57, ngày 3 tháng 5 năm 2013


Cổng tri thức Lịch sử

Lịch sử là môn học về nghiên cứu và phân tích những sự kiện đã xảy ra. Sự kiện bao gồm sự kiện bản thể luận và sự kiện nhận thức luận nên do đó, trong thực tế, chỉ có một số sự kiện lịch sử được xem là "thật". Đa số các nhà nghiên cứu các sự kiện lịch sử này (thường được gọi là sử gia) tin rằng quan điểm hiện tại của chúng ta có thể đổi cách hiểu những sự kiện xưa. Vì thế cách giải thích những sự kiện xưa thay đổi thường xuyên qua các thời kỳ. Những giải thích dựa theo các nguồn gốc "căn bản" – những văn kiện được viết ra vào lúc đó hay gần sau lúc đó – thường được xem là có giá trị nhất.

Lịch sử ít nhất có hai nghĩa. Thứ nhất là sự biến đổi của vật tồn tại trong hiện thực được diễn đạt khác đi và định nghĩa là Lịch sử. Tuy nhiên việc bảo tồn quá trình đó là không có và cuối cùng biến mất. Một ý nghĩa khác của lịch sử là chỉ kết quả ghi chép lại với đối tượng là sự biến chuyển đang dần biến mất đó tức là ghi chép lịch sử. Như vậy cái trước được gọi là nghĩa rộng: toàn thể các sự kiện, cái thứ hai được gọi là sách lịch sử. Các nhà nghiên cứu đều có mong muốn nghiên cứu sâu lịch sử và dự đoán tương lai.

Tuy nhiên cả ghi chép lịch sử cũng không có khả năng ghi lại trung thực toàn bộ những gì diễn ra trong quá khứ vì nó chịu sự chi phối của lượng thông tin và độ chính xác của thông tin mà người chép sử có; phương pháp luận, định kiến chính trị, hệ tư tưởng, nhân sinh quan, các giá trị đạo đức của anh ta và nhất là bối cảnh chính trị xã hội mà anh ta đang sống. Tất cả những yếu tố này trở thành bộ lọc và lăng kính bóp méo sự thật lịch sử. Sử học chỉ là một cách tiếp cận của nhà sử học đối với những sự kiện trong quá khứ chứ không phải là sự phản ánh chính xác những sự kiện đó như chúng từng xảy ra. Edward Hallett Carr trong tác phẩm Lịch sử là gì? đã chỉ ra điều đó. Chính vì vậy các ghi chép trong chính sử bao gồm sự phản tỉnh hay bất lợi cho kẻ thắng thường có độ tin cậy cao hơn.

Bài viết chọn lọc

Xác lính Nhật tử trận tại doi cát ở cửa lạch Alligator, Guadalcanal sau trận đánh vào ngày 21 tháng 8, 1942.

Trận Tenaru diễn ra ngày 21 tháng 8 năm 1942 trên đảo Guadalcanal giữa Lục quân Đế quốc Nhật Bản và quân Đồng Minh (chủ yếu là thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ). Đây là trận phản kích đầu tiên của lục quân Nhật trong Chiến dịch Guadalcanal.

Trong trận đánh này, lực lượng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Alexander Vandegrift đã đẩy lùi cuộc tấn công của quân Nhật thuộc “Lực lượng Thứ nhất” trung đoàn "Ichiki" do Đại tá Kiyonao Ichiki chỉ huy. Lực lượng lính thuỷ đánh bộ đã thiết lập vành đai phòng thủ Lunga bảo vệ sân bay Henderson, sân bay mà quân Đồng Minh chiếm được trong cuộc đổ bộ ngày 7 tháng 8. Trung đoàn Ichiki đã được điều động đến Guadalcanal để chống lại cuộc đổ bộ của Đồng Minh với nhiệm vụ chiếm lại sân bay và đẩy lùi quân Đồng Minh ra khỏi đảo. Do ước đoán quá thấp về số lượng quân Đồng Minh tại Guadalcanal, lúc bấy giờ khoảng 11.000 người, trung đoàn Ichiki đã cho tiến hành một cuộc tấn công trực diện bằng ban đêm vào các vị trí lính thuỷ đánh bộ ở lạch Alligator phía đông vành đai Lunga. Kết cục là trung đoàn Ichiki đã bị đánh bại với thương vong rất lớn của quân Nhật. Lúc trời sáng, các đơn vị Thủy quân Lục chiến tổ chức phản công trung đoàn này và tiêu diệt được thêm nhiều lính Nhật, trong đó có chính đại tá Ichiki.

Trận đánh này là một trong ba trận đánh lớn trên bộ của quân Nhật trong chiến dịch Guadalcanal. Sau trận Tenaru, người Nhật đã nhận ra lực lượng Đồng Minh trên đảo Guadalcanal lớn hơn nhiều so với họ dự tính và sau đó họ đã phải đổ bộ thêm quân lên đảo để giành lại sân bay Henderson. [ Đọc tiếp ]


Nhân vật chọn lọc

James Earl “Jimmy” Carter, Jr. (sinh ngày 1 tháng 10 năm 1924) là chính khách và tổng thống thứ 39 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ (19771981), là quán quân đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 2002. Trước đó ông là thống đống thứ 83 của tiểu bang Georgia (19711975). Năm 1976, Carter dành được sự đề cử của Đảng Dân chủ, được xem là “ngựa ô” trong cuộc đua, rồi vượt qua tổng thống đương nhiệm Gerald Ford với chiến thắng sít sao trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1976.

Nhiệm kỳ tổng thống của Carter đánh dấu với sự suy thoái sau khi nước Mỹ gánh chịu những vết thương nhức nhối như Chiến tranh Việt Nam cùng với sự trì trệ kinh tế trong nước. Với vụ khủng hoảng con tin tại Iran và sự kiện quân đội Liên Xô tiến chiếm Afghanistan năm 1979, Hoa Kỳ chứng kiến ảnh hưởng của mình đang bị suy giảm trên trường quốc tế. Lạm phát và lãi suất lên đến đỉnh điểm kể từ Đệ nhị Thế chiến khi chính phủ cho đóng băng giá dầu nội địa hầu đối phó với việc tăng giá dầu từ OPEC; các chỉ số lạm phátthất nghiệp tăng 50% trong bốn năm. [ Đọc tiếp ]


Câu nói nổi tiếng

Kế một năm, chi bằng trồng lúa. Kế 10 năm, chi bằng trồng cây. Kế trọn đời, chi bằng trồng nguời. Trồng một, gặt một, ấy là lúa. Trồng một, gặt mười, ấy là cây. Trồng một, gặt trăm, ấy là người"

— Quản Trọng, Chính trị gia thời Xuân Thu


Bạn có biết...

Theophilos (hoàng đế)
Theophilos (hoàng đế)

Hình ảnh chọn lọc

Bản đồ dùng cho quân sựthương mại do Müllhaupt, Fritz thực hiện năm 1885 mô tả biên giới của Pháp-Đức cùng các nước lân cận như Bỉ, Hà LanThụy Sĩ.

Ảnh: Müllhaupt, Fritz


Bài viết tiêu biểu

Phong cảnh cố đô nhìn từ núi Mã Yên
Phong cảnh cố đô nhìn từ núi Mã Yên

Cố đô Hoa Lư là quần thể di tích quốc gia đặc biệt liên quan đến sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thuộc ba triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lênhà Lý, tính từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tông trong lịch sử Việt Nam. Xưa nơi đây là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Trong thời nhà Ngô, vùng này là nơi cát cứ của Đinh Bộ Lĩnh. Ông ly khai đã đẩy lui thành công cuộc tấn công của chính quyền trung ương Cổ Loa năm 951 do 2 anh em Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập và Nam Tấn vương Ngô Xương Văn đích thân chỉ huy. Cho tới khi nhà Ngô mất, đây vẫn là vùng cát cứ của Đinh Bộ Lĩnh. Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô. Các triều vua , Trần, , Nguyễn sau đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nữa nhưng vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền, lăng, đình, chùa, phủ… Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư hiện nay có diện tích quy hoạch 13,87 km² thuộc tỉnh Ninh Bình. Với bề dày thời gian hơn 1000 năm, Cố đô Hoa Lư là nơi lưu trữ các di tích lịch sử qua nhiều thời đại. [ Đọc tiếp ]


Ngày này năm xưa

Bạo loạn tháng 5 năm 1998 ở Indonesia

12 tháng 5: Ngày của Mẹ; Ngày Y tá Quốc tế; ngày Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai tại Trung Quốc.

Tham gia

Chủ đề Lịch sử đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:


Chủ đề liên quan

Các đề tài

Bản mẫu:Chronology

Các thể loại

Trên các dự án Wikimedia

Bản mẫu:Link FA Bản mẫu:Link FA Bản mẫu:Link FA