Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bách Việt”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Thêm nội dung không nguồn Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Đã lùi lại sửa đổi 63967051 của 103.7.37.116 (thảo luận) (sử dụng mobileUndo)
Thẻ: Lùi sửa Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1: Dòng 1:
'''Việt''' ({{zh-cp|c=越/粵|p=yuè}}) [Hoặc '''Bách Việt''' ({{zh-cp|c=百越/百粵|p=bǎi yuè}})] là thuật ngữ mà người Trung Quốc bắt đầu thời [[nhà Chu]] đặt ra để chỉ 1 nhóm dân cư thuộc các hệ ngữ [[Ngữ hệ Nam Á|Nam Á]], [[Ngữ hệ Kra-Dai|Tai-Kadai]], [[Ngữ hệ Nam Đảo|Nam Đảo]] định cư và sinh sống ở tại vùng đất phía Nam [[sông Trường Giang|sông Dương Tử]], mà ngày nay thuộc [[Trung Quốc]] và [[Việt Nam]]<ref name="Meacham3">{{chú thích tạp chí|last=Meacham|first=William|year=1996|title=Defining the Hundred Yue|url=http://ejournal.anu.edu.au/index.php/bippa/article/view/405/394|journal=Bulletin of the Indo-Pacific Prehistory Association|volume=15|pages=93–100}}</ref><ref>{{chú thích sách|url=https://books.google.com.vn/books?id=ZNqDLMYsaysC&pg=PA14&lpg=PA14&dq=a+history+of+zhuang+people&source=bl&ots=EtFnJuoZq0&sig=dEN4BAKKTL8OLUw0yNrk34cCNUk&hl=en&sa=X&ei=avtwVYC6L4Ps8gWgzIKABw&redir_esc=y#v=onepage&q&f=false|title=East Asian cultural and historical perspectives: histories and society—culture and literatures|last=Barlow|first=Jeffrey G.|publisher=Research Institute for Comparative Literature and Cross-Cultural Studies, University of Alberta|year=1997|isbn=978-0-921490-09-8|editor1-last=Tötösy de Zepetnek|editor1-first=Steven|pages=1–15|chapter=Culture, ethnic identity, and early weapons systems: the Sino-Vietnamese frontier|editor2-last=Jay|editor2-first=Jennifer W.}}</ref>. Đây cũng là từ cổ chỉ vùng đất mà các dân tộc này đã sinh sống. Trong [[tiếng Trung Quốc]] cổ, các chữ (越, 粵, 鉞) đã thường được dùng thay thế nhau cho nghĩa "Việt". Từ ''Bách Việt'' lần đầu tiên thấy chép là trong [[Sử Ký (định hướng)|Sử Ký]] (Ngô Khởi Truyện) của [[Tư Mã Thiên]] hoàn thành năm 91 [[TCN]] <ref>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/footnote01.html#fn_4]</ref>. Trên thực tế thì người Trung Hoa thời [[nhà Thương]] đã gọi các cư dân sinh sống ở phía Nam là Việt (Với chữ khác như bây giờ) với ý nghĩa có lẽ là người phương Nam dùng rìu làm công cụ, nhưng sự phân biệt 2 chủng tộc chỉ thật sự rõ ràng bắt đầu từ thời nhà Chu ([[Xuân Thu]]-[[Chiến Quốc]]); nên tại đây tính từ thời Chu, nó mới là mốc hình thành.
'''Việt''' ({{zh-cp|c=越/粵|p=yuè}}) [Hoặc '''Bách Việt''' ({{zh-cp|c=百越/百粵|p=bǎi yuè}})] là thuật ngữ mà người Trung Quốc bắt đầu thời [[nhà Chu]] đặt ra để chỉ 1 nhóm dân cư thuộc các hệ ngữ [[Ngữ hệ Nam Á|Nam Á]], [[Ngữ hệ Kra-Dai|Tai-Kadai]], [[Ngữ hệ Nam Đảo|Nam Đảo]] định cư và sinh sống ở tại vùng đất phía Nam [[sông Trường Giang|sông Dương Tử]], mà ngày nay thuộc [[Trung Quốc]] và [[Việt Nam]]<ref name="Meacham3">{{chú thích tạp chí|last=Meacham|first=William|year=1996|title=Defining the Hundred Yue|url=http://ejournal.anu.edu.au/index.php/bippa/article/view/405/394|journal=Bulletin of the Indo-Pacific Prehistory Association|volume=15|pages=93–100}}</ref><ref>{{chú thích sách|url=https://books.google.com.vn/books?id=ZNqDLMYsaysC&pg=PA14&lpg=PA14&dq=a+history+of+zhuang+people&source=bl&ots=EtFnJuoZq0&sig=dEN4BAKKTL8OLUw0yNrk34cCNUk&hl=en&sa=X&ei=avtwVYC6L4Ps8gWgzIKABw&redir_esc=y#v=onepage&q&f=false|title=East Asian cultural and historical perspectives: histories and society—culture and literatures|last=Barlow|first=Jeffrey G.|publisher=Research Institute for Comparative Literature and Cross-Cultural Studies, University of Alberta|year=1997|isbn=978-0-921490-09-8|editor1-last=Tötösy de Zepetnek|editor1-first=Steven|pages=1–15|chapter=Culture, ethnic identity, and early weapons systems: the Sino-Vietnamese frontier|editor2-last=Jay|editor2-first=Jennifer W.}}</ref>. Đây cũng là từ cổ chỉ vùng đất mà các dân tộc này đã sinh sống. Trong [[tiếng Trung Quốc]] cổ, các chữ (越, 粵, 鉞) đã thường được dùng thay thế nhau cho nghĩa "Việt". Từ ''Bách Việt'' lần đầu tiên thấy chép là trong [[Sử Ký (định hướng)|Sử Ký]] (Ngô Khởi Truyện) của [[Tư Mã Thiên]] hoàn thành năm 91 [[TCN]] <ref>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/footnote01.html#fn_4]</ref>. Trên thực tế thì người Trung Hoa thời [[nhà Thương]] đã gọi các cư dân sinh sống ở phía Nam là Việt (Với chữ khác như bây giờ) với ý nghĩa có lẽ là người phương Nam dùng rìu làm công cụ, nhưng sự phân biệt 2 chủng tộc chỉ thật sự rõ ràng bắt đầu từ thời nhà Chu ([[Xuân Thu]]-[[Chiến Quốc]]) nên tại đây tính từ thời Chu.


Các sách cổ do Trung Quốc viết có nói đến nhiều nhóm Bách Việt khác nhau, trong đó có [[Câu Ngô]] (句吳), [[Ư Việt]] (於越), [[Điền Việt]] (滇越 / 盔越), [[Dương Việt]] (揚越), [[Cán Việt]] (干越), [[Sơn Việt]] (山越), [[Dạ Lang]] (夜郎), [[Mân Việt]], [[Lạc Việt]] (雒越), [[Âu Việt]] (甌越 - hay còn gọi là Tây Âu - 西甌)... Các bộ tộc Bách Việt không có nhà nước chung dù có sự trao đổi với nhau, giữa các bộ tộc này cũng có nhiều khác nhau về địa bàn cư trú, văn hoá và ngôn ngữ cũng như ranh giới quyền lợi. Nhưng ngày nay khó xác định vì các nhóm bộ tộc này phần lớn đều đã bị các triều đại Trung Hoa ở phía Bắc đồng hoá nên có thể văn hoá của họ đã bị mất đi hoặc hoà vào văn hoá người Hán. Vì không có chữ viết nên họ cũng không để lại các bản ghi chép để các nhà khảo cổ có căn cứ nghiên cứu; các ký hiệu được phát hiện có lẽ chỉ là 1 hệ thống văn hóa hoặc tượng trưng trong thế giới đời sống của [[xã hội]] họ, có lẽ họ không có chữ.
Các sách cổ do Trung Quốc viết có nói đến nhiều nhóm Bách Việt khác nhau, trong đó có [[Câu Ngô]] (句吳), [[Ư Việt]] (於越), [[Điền Việt]] (滇越 / 盔越), [[Dương Việt]] (揚越), [[Cán Việt]] (干越), [[Sơn Việt]] (山越), [[Dạ Lang]] (夜郎), [[Mân Việt]], [[Lạc Việt]] (雒越), [[Âu Việt]] (甌越 - hay còn gọi là Tây Âu - 西甌)... Các bộ tộc Bách Việt không có nhà nước chung dù có sự trao đổi với nhau, giữa các bộ tộc này cũng có nhiều khác nhau về địa bàn cư trú, văn hoá và ngôn ngữ cũng như ranh giới quyền lợi. Nhưng ngày nay khó xác định vì các nhóm bộ tộc này phần lớn đều đã bị các triều đại Trung Hoa ở phía Bắc đồng hoá nên có thể văn hoá của họ đã bị mất đi hoặc hoà vào văn hoá người Hán. Vì không có chữ viết nên họ cũng không để lại các bản ghi chép để các nhà khảo cổ có căn cứ nghiên cứu; các ký hiệu được phát hiện có lẽ chỉ là 1 hệ thống văn hóa hoặc tượng trưng trong thế giới đời sống của [[xã hội]] họ, có lẽ họ không có chữ.


Sau khi nhà Tần thống nhất các nước Hoa Hạ với nhau để trở thành vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử phong kiến Trung Quốc thì phần lớn các tộc Bách Việt đã bị đánh bại sau cuộc chinh phạt xuống phía Nam của [[nhà Tần]] trong giai đoạn 220-210 [[trước công nguyên|TCN]]. Ở trong thời [[nhà Hán]] thì họ hoàn toàn thất bại, biên giới [[Trung Quốc]] dưới thời [[nhà Hán]] đã kéo dài đến [[miền Bắc Việt Nam]], các bộ tộc Bách Việt dần bị đồng hóa với người Trung Hoa để trở thành tổ tiên của tộc [[người Hán]] phía nam sông Trường Giang hiện nay (Nhà Hán đẩy mạnh việc đàn áp và đồng hoá các bộ tộc Bách Việt sau khi đã dập tắt Cuộc khởi nghĩa của [[Hai Bà Trưng]] ở [[Việt Nam]] năm 43 sau Công nguyên). Chỉ còn sót lại [[Lạc Việt]] (Tổ tiên trực tiếp [[người Việt]] và 1 số dân tộc thiểu số ở tại [[Việt Nam]]) cư trú ở phía Bắc Việt Nam hiện nay là không bị đồng hoá và sau này thành lập ra nước Việt Nam hiện nay. Có giả thuyết cho rằng [[Âu Việt]] có lẽ là tổ tiên người Tày và người Nùng sống ở khu vực miền Bắc Việt Nam; [[Điền Việt]] là tổ tiên [[người Thái]] (Gồm [[người Thái Lan]] và [[người Lào]] - chủ yếu tại [[Thái Lan]] và [[Lào]]) khi quân [[Mông Cổ]] xâm lược và chiếm đóng thành công đất tổ Vân Nam của họ khiến họ phải lưu vong, rút về phương Nam để tránh quân đội và chính quyền đô hộ từ ngoại bang phương Bắc; cũng giả thuyết người Bách Việt là tổ tiên của 1 số dân tộc thiểu số bản địa ở đảo Đài Loan của Trung Quốc và có quan hệ mật thiết với 1 số dân tộc thiểu số bản địa Đài Loan khác của chủng người Nam Đảo từ khu vực Đông Nam Á.Đó là 3 giả thuyết có lý nếu nghiên cứu nghiêm,kỹ lưỡng.
Sau khi nhà Tần thống nhất các nước Hoa Hạ với nhau để trở thành vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử phong kiến Trung Quốc thì phần lớn các tộc Bách Việt đã bị đánh bại sau cuộc chinh phạt xuống phía Nam của [[nhà Tần]] trong giai đoạn 220-210 [[trước công nguyên|TCN]]. Ở trong thời [[nhà Hán]] thì họ hoàn toàn thất bại, biên giới [[Trung Quốc]] dưới thời [[nhà Hán]] đã kéo dài đến [[miền Bắc Việt Nam]], các bộ tộc Bách Việt dần bị đồng hóa với người Trung Hoa để trở thành tổ tiên của tộc [[người Hán]] phía nam sông Trường Giang hiện nay (Nhà Hán đẩy mạnh việc đàn áp và đồng hoá các bộ tộc Bách Việt sau khi đã dập tắt Cuộc khởi nghĩa của [[Hai Bà Trưng]] ở [[Việt Nam]] năm 43 sau Công nguyên). Chỉ còn sót lại [[Lạc Việt]] (Tổ tiên trực tiếp [[người Việt]] và 1 số dân tộc thiểu số ở tại [[Việt Nam]]) cư trú ở phía Bắc Việt Nam hiện nay là không bị đồng hoá và sau này thành lập ra nước Việt Nam hiện nay. Có giả thuyết cho rằng [[Âu Việt]] có lẽ là tổ tiên người Tày và người Nùng sống ở khu vực miền Bắc Việt Nam; [[Điền Việt]] là tổ tiên [[người Thái]] (Gồm [[người Thái Lan]] và [[người Lào]] - chủ yếu tại [[Thái Lan]] và [[Lào]]) khi quân [[Mông Cổ]] xâm lược và chiếm đóng thành công đất tổ Vân Nam của họ khiến họ phải lưu vong, rút về phương Nam để tránh quân đội và chính quyền đô hộ từ ngoại bang phương Bắc; đó giả thuyết một phần có lý nếu nghiên cứu thật kỹ.


== Nguồn gốc ==
== Nguồn gốc ==

Phiên bản lúc 11:26, ngày 22 tháng 10 năm 2020

Việt (chữ Hán: 越/粵; bính âm: yuè) [Hoặc Bách Việt (chữ Hán: 百越/百粵; bính âm: bǎi yuè)] là thuật ngữ mà người Trung Quốc bắt đầu thời nhà Chu đặt ra để chỉ 1 nhóm dân cư thuộc các hệ ngữ Nam Á, Tai-Kadai, Nam Đảo định cư và sinh sống ở tại vùng đất phía Nam sông Dương Tử, mà ngày nay thuộc Trung QuốcViệt Nam[1][2]. Đây cũng là từ cổ chỉ vùng đất mà các dân tộc này đã sinh sống. Trong tiếng Trung Quốc cổ, các chữ (越, 粵, 鉞) đã thường được dùng thay thế nhau cho nghĩa "Việt". Từ Bách Việt lần đầu tiên thấy chép là trong Sử Ký (Ngô Khởi Truyện) của Tư Mã Thiên hoàn thành năm 91 TCN [3]. Trên thực tế thì người Trung Hoa thời nhà Thương đã gọi các cư dân sinh sống ở phía Nam là Việt (Với chữ khác như bây giờ) với ý nghĩa có lẽ là người phương Nam dùng rìu làm công cụ, nhưng sự phân biệt 2 chủng tộc chỉ thật sự rõ ràng bắt đầu từ thời nhà Chu (Xuân Thu-Chiến Quốc) nên tại đây tính từ thời Chu.

Các sách cổ do Trung Quốc viết có nói đến nhiều nhóm Bách Việt khác nhau, trong đó có Câu Ngô (句吳), Ư Việt (於越), Điền Việt (滇越 / 盔越), Dương Việt (揚越), Cán Việt (干越), Sơn Việt (山越), Dạ Lang (夜郎), Mân Việt, Lạc Việt (雒越), Âu Việt (甌越 - hay còn gọi là Tây Âu - 西甌)... Các bộ tộc Bách Việt không có nhà nước chung dù có sự trao đổi với nhau, giữa các bộ tộc này cũng có nhiều khác nhau về địa bàn cư trú, văn hoá và ngôn ngữ cũng như ranh giới quyền lợi. Nhưng ngày nay khó xác định vì các nhóm bộ tộc này phần lớn đều đã bị các triều đại Trung Hoa ở phía Bắc đồng hoá nên có thể văn hoá của họ đã bị mất đi hoặc hoà vào văn hoá người Hán. Vì không có chữ viết nên họ cũng không để lại các bản ghi chép để các nhà khảo cổ có căn cứ nghiên cứu; các ký hiệu được phát hiện có lẽ chỉ là 1 hệ thống văn hóa hoặc tượng trưng trong thế giới đời sống của xã hội họ, có lẽ họ không có chữ.

Sau khi nhà Tần thống nhất các nước Hoa Hạ với nhau để trở thành vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử phong kiến Trung Quốc thì phần lớn các tộc Bách Việt đã bị đánh bại sau cuộc chinh phạt xuống phía Nam của nhà Tần trong giai đoạn 220-210 TCN. Ở trong thời nhà Hán thì họ hoàn toàn thất bại, biên giới Trung Quốc dưới thời nhà Hán đã kéo dài đến miền Bắc Việt Nam, các bộ tộc Bách Việt dần bị đồng hóa với người Trung Hoa để trở thành tổ tiên của tộc người Hán phía nam sông Trường Giang hiện nay (Nhà Hán đẩy mạnh việc đàn áp và đồng hoá các bộ tộc Bách Việt sau khi đã dập tắt Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà TrưngViệt Nam năm 43 sau Công nguyên). Chỉ còn sót lại Lạc Việt (Tổ tiên trực tiếp người Việt và 1 số dân tộc thiểu số ở tại Việt Nam) cư trú ở phía Bắc Việt Nam hiện nay là không bị đồng hoá và sau này thành lập ra nước Việt Nam hiện nay. Có giả thuyết cho rằng Âu Việt có lẽ là tổ tiên người Tày và người Nùng sống ở khu vực miền Bắc Việt Nam; Điền Việt là tổ tiên người Thái (Gồm người Thái Lanngười Lào - chủ yếu tại Thái LanLào) khi quân Mông Cổ xâm lược và chiếm đóng thành công đất tổ Vân Nam của họ khiến họ phải lưu vong, rút về phương Nam để tránh quân đội và chính quyền đô hộ từ ngoại bang phương Bắc; đó là giả thuyết một phần có lý nếu nghiên cứu thật kỹ.

Nguồn gốc

Bình gốm có vân khắc hình con quỳ

Vào thời nhà Chu, người Trung Quốc (Hoa Hạ, sau này gọi là người Hán) chỉ chung các dân tộc sống ở đất đai phía nam sông Trường Giang bằng một cái tên chung quy là "Việt". Bắt đầu từ thời nhà Hán thì gom chung lại, sử sách thường nói đến cái tên Bách Việt nhằm làm cụ thể hóa và nhấn mạnh tới cái tên gọi Việt khi lãnh thổ của họ kéo dài tới khu vực Bắc Việt Nam hiện nay; với nghĩa "một trăm bộ lạc Việt". Sách Hán thư (漢書) đã lần đầu dùng thuật ngữ này mà viết rằng: "Trong vòng bảy hoặc tám nghìn dặm từ Giao Chỉ (đồng bằng sông Hồng) tới Cối Kê (thuộc vùng Bắc Chiết Giang), ở đâu cũng có Bách Việt, mỗi nhóm có các thị tộc của mình." Cổ sử Trung Quốc gọi tên là Việt vì Việt là tên một loại vũ khí độc đáo giống như rìu của các bộ tộc phía nam sông Trường Giang, đồng thời cũng có nghĩa là "vượt qua" (vượt sông Trường Giang xuống lưu vực phía Nam), chỉ phạm vi mà văn hóa Trung Hoa thời đó chưa vươn tới (Thực tế thì họ đã gọi người phía Nam bằng chữ Việt từ thời nhà Thương - có lẽ là từ cuối thời nhà Thương (Ân Thương) nhưng tại đây thì ta tính từ Việt có từ thời nhà Chu vì thời Chu thì văn minh Trung Hoa mới đạt tới Bắc sông Trường Giang-còn gọi là sông Dương Tử, con sông này là biên giới phân biệt 2 dân tộc.

Nhà sử học người Trung Quốc La Hương Lâm (羅香林) đã cho rằng các dân tộc cổ này nguyên thủy có cùng tổ tiên với người Hán ở vùng đất phương Bắc. Tuy nhiên, các di chỉ khảo cổ có niên đại thuộc thời đại Đồ Đá Mới (Neolithic) tại Quảng Tây và ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các ngôi mộ chum được tìm thấy nhiều ở Việt Nam và một số ở Quảng Tây, đã phản bác lại và cho thấy người bản địa có nguồn gốc ở phía Nam và có quan hệ gần gũi với các nền văn hóa Hòa Bình (9000-5600 TCN) và Bắc Sơn (8300-5900 TCN) ở Việt Nam [4].

Các nhà ngôn ngữ dân tộc học cho rằng phát âm của từ 越 (Việt, Yue, Yueh) có thể có liên quan đến một loại sợi cây gai dầu (hemp) được làm tại nơi mà nay là Chiết Giang. Chính chữ Việt (越) có liên quan đến chữ "việt" (鉞 - cái rìu lớn, một thứ binh khí thời xưa), thường được coi là biểu tượng của hoàng gia hoặc quyền lực hoàng đế-vua. Nhiều rìu đá đã được tìm thấy tại vùng Hàng Châu, và còn có bằng chứng rằng loại rìu đó là một phát minh của vùng đất phía Nam.

Các sách cổ nói đến nhiều nhóm người Việt, trong đó có Câu Ngô (句吳), Ư Việt (於越), Dương Việt (揚越), Cán Việt (干越), Sơn Việt (山越), Dạ Lang (夜郎), Điền Việt (滇越 / 盔越), Lạc Việt (雒越, tổ tiên trực tiếp của người ViệtViệt Nam ngày nay, ... và Âu Việt (甌越, hay còn gọi là Tây Âu - 西甌). Đa số những cái tên này tồn tại được đến các thời đế chế sơ khai ở Trung Quốc và có thể được giải thích gần đúng là các nhóm văn hóa.

Theo huyền sử hư cấu Việt Nam, một trăm người con của Lạc Long QuânÂu Cơ là tổ tiên của các dân tộc Bách Việt. Lãnh thổ nước Văn Lang(hay Lĩnh Nam) của các vua Hùng, theo huyền sử cũng trùng với vùng đất Bách Việt.[5] Các bằng chứng về ngôn ngữ học cho thấy Vietic Nguyên thủy (Proto-Vietic), ngôn ngữ tổ tiên của tiếng Việt, Mường, Chứt, Thavưng (Thaveung), Cuối..., có nguồn gốc từ các tỉnh KhammouaneBolikhamxay thuộc Lào với một số phân bố qua sườn bên kia của dãy Sai Phou Louang (Annamite) (tức dãy Trường Sơn), phía bắc đến Nghệ An và phía đông đến Quảng Bình, nghĩa là xa về phía nam của đồng bằng sông Hồng.[note 1][note 2][note 3] Nghiên cứu gần đây cho rằng tổ tiên người Việt thì từ xứ sở khu vực Đông Nam Á hiện đại di cư dần lên lãnh thổ phía Bắc và rồi định cư.

Đặc điểm và phân loại

Trống đồng của nước Nam Việt lấy từ mộ số 1 La Bạc Loan, Quảng Tây. Trống đồng là biểu trưng quyền lực quốc gia của các tộc Bách Việt.

Nhận thấy các điểm khác biệt quan trọng giữa các nhóm tộc Việt, các học giả Trung Quốc đã cố gắng phân loại các nhóm Việt khác nhau, thường dựa trên phép gọi tên của các học giả Hán cổ hơn. Ở phía Nam, vùng Quảng Đông, Quảng Tây, vùng đất mà từ thời nhà Tần đã thường được gọi là Lĩnh Nam, người Hán đã xác định các nhóm với tên Dương Việt, Tây Âu, Lạc Việt, Ư Việt, Điền Việt, Dạ Lang, v.v.. Vào đầu thời nhà Hán, Bách Việt được chia thành các nhóm/vương quốc, trong đó: Đông Âu (東甌), Mân Việt (閩越) và Nam Việt (南越, bao gồm cả Tây Âu, Lạc Việt) là các nhóm chính với các ranh giới cụ thể, nhà Hán đã cố gắng phân loại 1 cách rất hệ thống:

  1. Nước Đông Âu, nằm ở vùng trước là lãnh thổ của các nước NgôViệt. (ngày nay là vùng Ôn Châu (溫州), Chiết Giang, Trung Quốc).
  2. Nước Mân Việt, cũng nằm trong lãnh thổ cũ của nước Việt (tỉnh Phúc Kiến ngày nay), được cho là tổ tiên của người Mân ở Trung Quốc hiện đại - Bao gồm người dân đảo Đài Loan (những người nói tiếng Mân Nam)
  3. Nước Nam Việt, trong địa bàn tỉnh Quảng Đông ngày nay, về sau phát triển vào địa bàn tỉnh Quảng Tây và vùng phía Nam. Họ được cho là tổ tiên của người Quảng Đông hiện đại.
    1. Tây Âu, trong vùng ngày nay là miền Tây tỉnh Quảng Đông và miền Nam tỉnh Quảng Tây
    2. Lạc Việt, khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay, là tổ tiên trực tiếp của người Việt hiện đại cùng 1 số dân tộc thiểu số khác như... người Mường... là 1 ví dụ điển hình.[cần dẫn nguồn]

Cho đến gần đây, các học giả Trung Quốc mới bắt đầu cố gắng phân biệt các nhóm một cách nghiêm túc hơn. Trong khi nhiều học giả vẫn dựa quá nhiều vào việc trích dẫn các sách cổ, các kết quả khảo cổ học gần đây đã bắt đầu đơn giản hóa quá trình phân tích.

Một số học giả [6][7] liệt kê các đặc điểm văn hóa của các nhóm tộc Việt như sau:

  1. Tục cắt tóc ngắn và xăm mình
  2. Xây nhà sàn
  3. Trang phục đặc trưng bởi quần ngắn hoặc váy quấn (kilt) và đầu đội khăn xếp (turban)
  4. Chế độ ăn nhiều sò hến và ếch
  5. Tục nhổ răng, thường là răng nanh hoặc răng cửa trên
  6. Tục lệ người cha tham gia quá trình đỡ đẻ, sau đó chăm sóc con nhỏ để người mẹ quay lại với việc làm đồng
  7. Đúc và sử dụng trống đồng trong các nghi lễ
  8. Bói bằng xương chim, đặc biệt là xương gà
  9. Thờ vật tổ, đặc biệt là chim, bò sát, và cóc/ếch
  10. Tục táng trên vách đá
  11. Sử dụng nhiều đến thuyền bè và điêu luyện về thủy chiến
  12. Hình dáng hình học của đồ gốm sứ
  13. Kỹ thuật dệt phát triển cao

Tuy nhiên, không phải tất cả các đặc điểm trên đều có ở mỗi nhóm tộc Việt. Chẳng hạn, người Việt ven biển phía Đông Nam Trung Quốc, cũng như ở Việt Nam, sử dụng rìu đá có vai, còn người ở vùng biển phía Bắc và xa phía Tây Nam Trung Quốc thì không.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng cách phân chia hữu ích nhất là chia các tộc Việt thành hai nhánh:

Các kết quả khảo cổ học có hỗ trợ cho cách phân chia đơn giản này. Các cổ vật đặc trưng cho nhóm thứ nhất, nhóm Bắc, bao gồm đồ gốm hình học (geometric pottery), xẻng đá lớn (large stone shovel), và đồ đồng kiểu Sở. Đặc điểm của nhóm thứ hai, nhóm Nam, là các đồ đồng kiểu tây nam, việc sử dụng các loại dụng cụ đồ đá đa dạng, hầu như không thấy đồ gốm hình học và xẻng đá lớn [8]. Nhóm phía Nam bắt đầu từ Việt Nam và kéo dài theo vùng ven biển lên tới khu vực Tây Nam tỉnh Quảng Đông.[9] Phát triển từ các nhóm văn hóa thời đại đồ đá cũ bản địa, sự tiếp nối của nhóm này đã được ghi nhận. Đó là các xã hội phát triển cao với một nền tảng nông nghiệp và một bộ đầy đủ các loại đồ gốm và đồ đá. Một điểm khác biệt rõ nét khác để phân tách hai nhóm chính là sự phát triển của một trong những loại cổ vật quan trọng nhất của khu vực: trống đồng được tìm thấy chủ yếu ở các vùng Vân Nam, Quảng Tây, và miền Bắc Việt Nam. Xem thêm bài Trống đồng.

Hướng tới một phân loại cụ thể hơn, các nhà học giả khác đã sử dụng cách chia ba để phân tách các nhóm văn hóa Việt. Ba nhóm này bao gồm:

  1. Nhóm Nam Việt (khác với tên nước Nam Việt của nhà Triệu[10]): phân bố tại miền Trung và miền Bắc Quảng Đông, và trong thời kỳ đầu còn bao gồm cả Phúc Kiến, Chiết Giang, và Nam Giang Tô. (trùng với nhóm Bắc của cách chia đôi)
  2. Nhóm Tây Âu, còn gọi là Âu Việt (甌越): phân bố ở các vùng Quế Giang (桂江) và Tây Giang (西江) của Quảng Tây(廣西).
  3. Nhóm Lạc Việt: phân bố ở Tây Nam Quảng Đông kéo tới Đông Nam Quảng Tây và Bắc Việt Nam.

Tuy hai nhóm Tây Âu (phía Tây Nam) và Lạc Việt (phía Đông Nam) có thể xếp vào một nhóm khi phân biệt với nhóm Việt phía Bắc, giữa hai nhóm này cũng có những điểm khác biệt quan trọng về cấp độ phát triển. Địa lý là một nhân tố quan trọng để giải thích sự khác biệt này. Phía Tây là vùng đồi núi, do đó, giao thông liên lạc khó khăn và các đa dạng địa phương có thể được bảo tồn lâu dài hay tiếp tục phát triển. Ở miền Đông Nam và các khu vực ven biển, giao thông liên lạc dễ dàng hơn, do đó, sự thâm nhập của các văn hóa bên ngoài cũng dễ dàng hơn, và theo thời gian, các đa dạng văn hóa địa phương có xu hướng phát triển về phía một dạng văn hóa chung. Theo các kết quả khảo cổ học, tuy chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi các nhóm văn hóa vùng Đông Nam Trung Quốc và Việt Nam, các nhóm văn hóa vùng Tây Nam Trung Quốc thể hiện các khác biệt địa phương nổi bật cho thấy một giai đoạn phát triển thấp hơn, đặc biệt về kinh tế nông nghiệp.

Lịch sử

Thời tiền sử

Bên cạnh các di chỉ khảo cổ về các nền văn hóa Hòa Bình (9000-5600 TCN) và Bắc Sơn (8300-5900 TCN) tại Việt Nam, ở phía Nam Trung Quốc cũng có các di chỉ khảo cổ được cho là của các tộc người Bách Việt cổ bản địa, các di chỉ ở Quảng Tây dường như có tương đồng với các di chỉ tại miền bắc Việt Nam.

Hai địa điểm khảo cổ thời Đồ Đá Mới được biết nhiều đến ở Quảng Tây là động Bailian gần Liễu Châu (柳州) và Zhenpi Yan gần Quế Lâm (桂林). Các đồ vật tìm thấy tại Bailian Dong được xác định theo định tuổi bằng cacbon-14 cách đây khoảng từ 30.000 đến 7.500 năm. Còn niên đại tại Zhenpi Yan được xác định vào khoảng 10.000 năm trước. Có hơn 400 mộ được cho là của tổ tiên người Tráng đã được phát hiện ở vùng này. Trong các mộ này, xác người được chôn ở tư thế nằm co, một kiểu chôn rất hiếm thấy ở Trung Quốc nhưng lại được tìm thấy rất nhiều ở Việt Nam. Theo Jeffrey Barlow,[11], những người thổ dân của vùng này có nguồn gốc ở phía Nam và có mối quan hệ gần gũi với các nền văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn ở Việt Nam.

Ở vùng Nam Ninh thuộc phía Tây Nam Quảng Tây, người ta tìm thấy các di chỉ với vỏ sò hến nước ngọt lẫn trong lớp tro bếp. Các di chỉ này thường nằm ven bờ các khúc sông, gần các khu đất bằng phẳng, nhà thường quay lưng vào đồi núi. Tại nhiều địa điểm, các nhà khảo cổ học cũng tìm được mộ. Tuy nhiên, ngoài kiểu chôn nằm co phổ biến, còn có các kiểu khác như nằm thẳng hoặc nằm nghiêng. Đặc biệt là các kiểu táng đa dạng này lại được tìm thấy tại cùng một địa điểm.

Rìu đá có vai, đặc trưng của các di chỉ Đồ đá mới tại Quảng Đông và Bắc Việt Nam, cũng được tìm thấy tại các địa điểm trên, nhưng được tìm thấy nhiều hơn theo hướng xuôi theo sông.

Cùng với các loại di chỉ, sự phân bố trên cho thấy ở phía Đông Nam các nền văn hóa địa phương phức tạp và có tính gắn kết hơn là phía Tây Nam. Sự khác biệt này có thể được giải thích bằng điều kiện địa lý: vùng Tây Nam nhiều đồi núi hơn nên các nền văn hóa ở đây khó giao lưu với nhau hơn.

Dòng di cư của người Hán và chiếm đất

Kiếm bằng đồng xanh có hình đầu người Bách Việt

Từ thế kỷ IX trước Công nguyên, hai nhóm Việt ở phía Bắc, Câu NgôƯ Việt, bị ảnh hưởng ngày càng nhiều bởi láng giềng Trung Hoa (người Hán) ở phía Bắc. Hai nước này, một nước có lãnh thổ ở phía Nam Giang Tô, nước kia ở vùng Bắc Chiết Giang. Giới quý tộc lãnh đạo học chữ Hán, tiếp nhận các thể chế chính trị và kỹ thuật quân sự Trung Hoa. Người ta đã cho rằng sự thay đổi về văn hóa này là do Tể tướng nước Ngô là Ngô Thái Bá (吳太伯) - một vương tử của nhà Chu đã chạy về phía Nam lánh nạn. Vùng đất đầm lầy ở phía Nam đã mang lại cho Câu NgôƯ Việt những đặc điểm độc đáo. Họ không chú trọng vào làm ruộng mà dựa nhiều hơn vào nghề thủy sản (aquaculture). Giao thông đường thủy có tầm quan trọng lớn ở phía Nam, do đó hai nước này đã tiến lên trình độ cao về kỹ thuật đóng tàu thuyền và kỹ thuật thủy chiến. Họ còn được biết đến với những thanh bảo kiếm.

Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, hai nước này, bấy giờ có tên là NgôViệt, đã tham gia ngày càng sâu vào chính trị Trung Hoa. Năm 512 TCN, Ngô đánh Sở - nước lớn nhất ở miền Trung sông Dương Tử. Một chiến dịch tương tự đã diễn ra vào năm 506, lần này Ngô chiếm được kinh đô của Sở - thành Dĩnh (郢). Cũng năm đó, chiến tranh nổ ra giữa Ngô và Việt và tiếp diễn thêm 3 thập kỷ nữa. Năm 473 TCN, Việt Vương Câu Tiễn (雒句踐 - Lạc Câu Tiễn) cuối cùng đã đánh bại nước Ngô và được các nước phía Bắc là TềTấn (晉) công nhận. Năm 333 TCN, đến lượt Việt bị Sở diệt.

Bản đồ các khu vực lẻ tẻ do nhà Tần chiếm được của các nhóm tộc Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử sau năm 210 TCN.

Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, vùng đất của Bách Việt bị nhập vào đế quốc Trung Hoa. Quân Tần còn tiến xa hơn về phía Nam dọc theo sông Tương (湘江) tới vùng đất nay là Quảng Đông và thiết lập các quận dọc theo các tuyến giao thông chính. Trong suốt thời nhà Hán, có hai nhóm Việt được nhắc đến, đó là Nam Việt ở phía cực Nam, sống chủ yếu tại các vùng Quảng Đông, Quảng Tây, và miền Bắc Việt Nam; và nhóm Mân Việt ở phía Đông Bắc, tập trung tại sông Mân Giang (閩江) ở vùng Phúc Kiến ngày nay.

Quá trình Hán hóa các dân tộc này được thực hiện bởi sự kết hợp giữa sức mạnh quân sự đế quốc và định cư của người Hán. Các khó khăn về vận tải và thủy thổ phương Nam đã làm cho việc chiếm đất và cuối cùng là đồng hóa các dân tộc Việt diễn ra một cách chậm chạp. Khi người Hán đến tiếp cận với các dân tộc Việt địa phương, họ thường giành lấy quyền kiểm soát lãnh thổ hoặc khuất phục dân địa phương bằng bạo lực. Khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa vào năm 40, tướng Mã Viện của nhà Hán đã đem một lực lượng gồm 20.000 quân đến đánh dẹp. Trong khoảng từ năm 100 đến 184 đã có không dưới 7 cuộc nổi dậy bằng quân sự, nhà Hán đã thường phải dùng đến các hoạt động phòng vệ mạnh.

Khi dân nhập cư người Hán tăng dần, các tộc Việt dần dần bị buộc phải chuyển đến những vùng đất xấu hơn ở khu vực miền núi. Tuy nhiên, không giống với các dân tộc du mục ở miền Trung Á, chẳng hạn người Hung Nô hoặc người Tiên Ti (鮮卑), các dân tộc Việt chưa bao giờ là mối đe dọa lớn đối với sự bành trướng hay quyền kiểm soát của người Hán. Đôi khi, họ thực hiện các cuộc tấn công quy mô nhỏ vào vùng định cư của người Hán - các nhà sử học truyền thống của Trung Quốc gọi đây là "các cuộc nổi loạn". Về phần mình, người Hán coi các dân tộc Việt chỉ là những tộc người rất kém văn minh và có xu hướng gây chiến lẫn nhau.

Tuy nhiên, dưới đời nhà Tầnnhà Hán, các tộc Bách Việt vẫn cư ngụ ở vùng đất cũ của họ với các tổ chức xã hội và chính trị của riêng họ, sự cai trị của chính quyền người Hán chỉ là trên danh nghĩa. Từ thế kỷ IV, khi Trung Quốc bắt đầu bị các tộc du mục phương Bắc đánh chiếm - những người đã chiếm được toàn bộ vùng Bắc Trung Quốc và thiết lập Ngũ Hồ thập lục quốcBắc triều, chiến tranh đã gây ra những đợt lớn dân di cư từ phía Bắc về đổ về Nam Trung Quốc. Điều này đã tăng tốc quá trình Hán hóa (giao thoa văn hóa giữa người Bách Việt và người Hán) ở vùng Nam Trung Quốc, dân cư địa phương đã dần dần bị nhập vào văn hóa Hán hoặc phải dời đi nơi khác. Theo thời gian, từ "Bách Việt" đã không còn được sử liệu của Trung Quốc nhắc đến. Phần nhiều các tộc Bách Việt đã bị Hán hóa và đồng nhất với người Hán (hoặc nói cách khác, người Hán di cư làm phong phú thêm văn hóa Bách Việt phía nam Trung Hoa). Một số trở thành tổ tiên của các dân tộc thiểu số như người Cao Sơn (高山族-Cao Sơn tộc) ở Đài Loan, người Tráng, người Bố Y (布依族), người Đồng (侗族), người Hỏa (火族) ở miền Nam Trung Quốc đại lục.

Trong khi hầu hết các dân tộc Bách Việt cuối cùng đã bị đồng hóa vào nền văn hóa Hán, người Việt Nam, hậu duệ trực tiếp của nhóm Lạc Việt, đã giữ được bản sắc dân tộc của mình và cuối cùng thoát khỏi sự thống trị của Trung Hoa vào thế kỷ X.[12][note 3]

Di sản của Bách Việt

Sự sụp đổ của nhà Hán và giai đoạn phân chia sau đó đã đẩy nhanh quá trình Hán hóa. Các giai đoạn bất ổn và chiến tranh ở vùng phía bắc Trung Quốc, như là Nam Bắc triều và trong thời nhà Tống đã dẫn đến nhiều cuộc di dân lớn của người Hán. Hôn nhân giữa các sắc tộc và giao tiếp giữa các nền văn hóa đã dẫn đến sự pha trộn của người Hán và các dân tộc khác ở phía nam. Vào thời nhà Đường, từ "Việt" đã gần như trở thành một địa danh hơn là một từ mang tính văn hóa. Chẳng hạn, trong thời Ngũ Đại Thập Quốc, một nước tại vùng ngày nay là tỉnh Chiết Giang đã dùng tên nước là Ngô Việt. Cũng giống như vậy, từ "Việt" trong "Việt Nam" có gốc từ chữ "Việt" (越) này.

Ảnh hưởng của văn hóa Bách Việt đối với văn hóa Trung Hoa chưa được người Hán khẳng định một cách chính thức, nhưng rõ ràng ảnh hưởng đó là đáng kể. Các ngôn ngữ của những quốc gia cổ như Ngô và Việt đã hình thành nền tảng cho tiếng Ngô hiện đại (吳語 - Ngô văn) và ở một mức độ nào đó cũng là nền tảng cho tiếng Mân (閩方言)[cần dẫn nguồn] - các ngôn ngữ của vùng Phúc Kiến[cần dẫn nguồn]. Các nhà nhân học ngôn ngữ cũng đã khẳng định rằng một số lượng lớn các từ trong tiếng Trung Quốc có nguồn gốc từ các từ Việt cổ. Một ví dụ là từ "giang" (江), nghĩa là "sông". Các con sông ở phía Bắc Trung Quốc đều được gọi là "hà" (河), trong khi các con sông ở phía Nam Trung Quốc được gọi là "giang" (江). Dấu vết của ngôn ngữ Việt, đặc biệt là cấu trúc "tính từ đi sau danh từ" (ngược lại với tiếng Trung Quốc) vẫn còn lại trong các tác phẩm văn thơ kinh điển của Trung Quốc như Kinh Thi[13], và trong tên gọi của các vị thần/vương truyền thuyết mà người Trung Quốc coi là của họ như Thần Nông, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đế Khốc [14].

Ở một mức độ nào đó, một số dấu vết còn lại của các dân tộc Bách Việt và văn hóa của họ còn có thể được thấy trong một số dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, đặc biệt là người Tráng, và nhiều dân tộc ở Việt Nam[cần dẫn nguồn].

Một số học giả đặt giả thuyết rằng Kinh Dịch là sản phẩm của nền văn minh Thần Nông ở phía Nam sông Dương Tử (nghĩa là thuộc vùng đất Bách Việt). Có người còn cho rằng đây là sản phẩm của người Âu ViệtLạc Việt[15][16][17][18][19], với các lập luận chẳng hạn như: có thể thấy một số khái niệm giống như Kinh Dịch được mã hóa trên các họa tiết trống đồngtranh Đông Hồ; một số tên quẻ cũng như diễn giải quẻ của người Trung Quốc từ xưa tới nay đôi khi còn rất mơ hồ... Tuy nhiên, những giả thuyết này mang tính suy diễn chủ quan, vẫn chưa thoát khỏi sự ràng buộc của truyền thuyết và cũng chưa tìm được các bằng chứng khảo cổ để chứng minh, nên chưa đủ sức thuyết phục ngay cả đối với giới học giả trong nước Việt Nam. Mặt khác, đối chiếu niên đại thì các giả thuyết này thể hiện sự vô lý: trống đồng của người Việt có niên đại cổ nhất là khoảng gần 2.800 năm trước, tranh Đông Hồ thì chỉ mới xuất hiện vài trăm năm trước, trong khi các yếu tố của Kinh Dịch đã được người Trung Quốc ghi lại trên giáp cốt văn từ thời nhà Thương cách đây 3.500 năm rồi, nên càng không có căn cứ để nói rằng Kinh Dịch là sáng tạo của người Việt.

Cách dùng hiện đại

Trong tiếng Trung Quốc hiện đại, các chữ "越" và "粵" là khác nhau. Chữ thứ nhất thường được dùng để chỉ vùng đất nguyên thủy của Vương quốc Việt, một khu vực phía bắc của Chiết GiangThượng Hải, đặc biệt là các khu vực xung quanh Thiệu HưngNinh Ba. Hát tuồng Chiết Giang, chẳng hạn, được gọi là "Việt kịch" (越劇). Chữ "越" cũng được dùng để chỉ Việt Nam (越南). Chữ thứ hai "粵" (yuè) được dùng làm tên gọi tắt của tỉnh Quảng Đông. Tiếng Quảng Đông, được sử dụng tại Quảng Đông, Quảng Tây, Hồng Kông, Ma Cao và trong nhiều cộng đồng Hoa kiều ở các nước trên thế giới, còn được gọi là "Việt ngữ" (粵語).

Trong chữ Hán-Nôm mà người Việt Nam sử dụng, chữ "越" cũng được dùng trong tên Việt Nam - "越南".

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ Các ngôn ngữ trong nhóm Vietic đa dạng nhất tại khu vực miền trung Việt Nam và tây Trường Sơn thuộc Lào và các phương ngữ của tiếng Việt có mức độ đa dạng nhất tại miền trung Việt Nam. James R. Chamberlain cho rằng nguồn gốc của các cư dân nói nhóm ngôn ngữ Vietic, mà bao gồm hai nhóm chính:một nhóm bị Hán hóa nặng nề là người Kinh (Việt) và một nhóm bị các cư dân Tai-Kadai ảnh hưởng (người Mường), bắt nguồn từ khu vực đông Trường Sơn thuộc khu vực miền trung Việt Nam và các tỉnh KhammouaneBolikhamxay thuộc Lào. Họ di cư từ phía nam lên vùng đồng bằng sông Hồng chứ không phải từ phía bắc, tức nam Trung Hoa, xuống và cũng không phải cư dân bản địa của khu vực đồng bằng sông Hồng. Xem Chamberlain, James R. (1998). The Origin of the Sek: Implications for Tai and Vietnamese History". Journal of the Siam Society 86.1 & 86.2: 27-44.
  2. ^ Cần xem lại nhận xét "không phải cư dân bản địa của khu vực đồng bằng sông Hồng", vì rằng các bằng chứng: 1. Những dấu vết tiếng Malay trong tiếng Việt (Xem: Bình-nguyên Lộc. Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam).; 2. Những người Chăm cổ ở vùng Đèo Ngang và Quảng Bình, Quảng Trị nay đã Việt hóa; 3. Hiện tượng giao chỉ, tức ngón chân cái choãi ra nên khi đứng thì đầu ngón chân cái giao nhau, chỉ có ở người phương nam (người Negrito?)- dấu tích nay chỉ còn ở số rất ít người; 4. Có thông tin rằng sau cuộc Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại thì nhiều thị tộc mẫu hệ di cư sang Sumatra thành người Minangkabau (Xem: Những bí ẩn về tộc người Việt cổ sống ở Indonesia). Khả dĩ hơn thì phải coi là tại đồng bằng sông Hồng các cư dân Vietic, Malay-PolynesiaTai-Kadai sống xen nhau, do quá trình di cư thời tiền sử.
  3. ^ a b Ghi chú đã dời vào trang Thảo luận:Bách Việt

Chú thích

  1. ^ Meacham, William (1996). “Defining the Hundred Yue”. Bulletin of the Indo-Pacific Prehistory Association. 15: 93–100.
  2. ^ Barlow, Jeffrey G. (1997). “Culture, ethnic identity, and early weapons systems: the Sino-Vietnamese frontier”. Trong Tötösy de Zepetnek, Steven; Jay, Jennifer W. (biên tập). East Asian cultural and historical perspectives: histories and society—culture and literatures. Research Institute for Comparative Literature and Cross-Cultural Studies, University of Alberta. tr. 1–15. ISBN 978-0-921490-09-8.
  3. ^ [1]
  4. ^ Meacham, William "Origins and Development of Yue Coastal Neolithic: A Microcosm of Cultural Change on the Mainland of East Asia," Berkeley: University of California Press, 1983. Tác giả gọi nền văn hóa vùng nam Trung Quốc là 'Bắc Sơn Nam Trung Quốc' (South China Bacsonian)
  5. ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư. Quyển I. Kỷ Hồng Bàng thị: "Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang (nước này đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành, nay là Quảng Nam)"
  6. ^ Yu Tianji, Qin Shengmin, Lan Riyong, Liang Xuda and Qin Cailan (eds.) Gu Nan Yue Guo Shi., [The History of the State of Ancient Yue.] Nanning: Guangxi Renmin Chubanshe, 1988., pp. 179-188.
  7. ^ Chen Guoqiang, Wu Nianji, Jiang Bingzhao and Qin Tucheng, Bai Yue Minzu Shi, [The History of the Bai Yue People.] Beijing: Zhongguo Shehui Kexue Chubanshe, 1988, pp. 41-61.
  8. ^ Yu Tianzi, Qin Shengmin, Lann Riyong, Liang Xuda, Qin Cailan (eds.) pp. 194-8. Lu Mingtian, "Qin Han Qianhou Lingan Bai Yue Zhuyao Zhixide Fenbu ji qi Zu Cheng." [The Distribution and Names of the Important Branches of the Bai Yue Peoples of the Lingnan Before and After the Qin and Han.] pp. 143-159 in Bai Yue Minzu Shi Yanjiu Huipian, [The Research Committee of the History of the Bai Yue Peoples] (eds) Bai Yue Minzushi Lun Cong, [A Collection of Essays on the History of the Bai Yue Peoples.] Nanning: Guangxi Renmin Chubanshe, 1985. pp. 144-5 bổ sung sự có mặt của các loại rìu đá có vai (shouldered axe) trong cái mà tác giả gọi một đặc điểm nổi bật của văn hóa phía Đông Nam.
  9. ^ Meacham, pps. 147-177.
  10. ^ Vì "Nhóm Nam Việt" còn bao gồm Phúc Kiến, Chiết Giang và phía nam Giang Tô. Điều này khác hoàn toàn với lãnh thổ nước Nam Việt của nhà Triệu
  11. ^ Jeffrey Barlow, The Zhuang. Chương 1. Mục 1.1, Pacific University
  12. ^ Khoảng thế kỷ XII-XIII, khi quân Mông Cổ diệt nước Đại Lý, dân nước này chạy về phía Nam và trở thành tổ tiên của người Thái hiện là sắc tộc chính tại Thái LanLào, và là dân tộc thiểu số tại Việt NamMiến Điện
  13. ^ Một trong nhiều ví dụ:
    Trung tâm dao dao (Thử ly: trong lòng nao nao)
    Tại bỉ trung hà (Bách châu: giữa dòng sông)
  14. ^ Không phải "Nông Thần", "Nghiêu Đế", "Thuấn Đế"....
  15. ^ Kim Định, Dịch Kinh linh thể, [2]
  16. ^ Kim Định, Gốc rễ triết Việt, Ghi chú về Lạc Thư là sách của Lạc dân
  17. ^ Trần Quang Bình, Kinh Dịch, sản phẩm văn hóa của nền văn minh Âu Lạc [3]
  18. ^ Kinh Dịch - di sản sáng tạo của Việt Nam? Loạt bài trên Thanh Niên Online
  19. ^ Tìm về cội nguồn Kinh Dịch- Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Liên kết ngoài

Tiếng Việt:

Tiếng Anh: