Chu Huy Mân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chu Huy Mân
Chân dung Đại tướng Chu Huy Mân
Chức vụ
Nhiệm kỳ4 tháng 7 năm 1981 – 18 tháng 6 năm 1987
5 năm, 349 ngày
Chủ tịch Hội đồng Nhà nướcTrường Chinh
Kế nhiệmNguyễn Quyết
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ1976 – 16 tháng 2 năm 1987
Tiền nhiệmSong Hào
Kế nhiệmNguyễn Quyết
Phó Chủ nhiệm
Tư lệnh Quân khu 5
Nhiệm kỳ1967 – 1977
Tiền nhiệmHoàng Văn Thái
Kế nhiệmĐoàn Khuê
Nhiệm kỳ20 tháng 12 năm 1976 – 18 tháng 12 năm 1986
9 năm, 363 ngày
Nhiệm kỳ10 tháng 9 năm 1960 – 18 tháng 12 năm 1986
26 năm, 99 ngày
Thông tin chung
Quốc tịch Việt Nam
Sinh17 tháng 3, 1913
Vinh, Nghệ An, Liên bang Đông Dương
Mất1 tháng 7, 2006 (93 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
VợLê Thu Thủy (cưới năm 1952)
ChaChu Văn Quý
MẹTrần Thị Xuân
Con cái2 gái 1 trai:
- Chu Thế Sơn (trai, 1959-1998)
Giải thưởng Huân chương Sao Vàng

Huân chương Hồ Chí Minh
Huân chương Độc lập hạng Nhất
Huân chương Quân công hạng Nhất
Huân chương Chiến thắng hạng Nhất

Huy chương Quân kỳ Quyết thắng
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ19451986
Cấp bậc
Chỉ huy
Tham chiếnChiến dịch Biên giới thu đông 1950
Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chu Huy Mân (17/3/19131/7/2006) là một chính khách và tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Đại tướng. Ông từng giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.[2] Ông nổi tiếng với vai trò Tư lệnh Quân khu Tây Bắc và được bổ nhiệm làm Chính ủy các chiến dịch Tây Nguyênchiến dịch Huế-Đà Nẵng trong Chiến tranh Việt Nam.[3][4]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ông tên thật là Chu Văn Điều, sinh ngày 17 tháng 3 năm 1913[5] tại xã Yên Lưu, tổng Yên Trường, phủ Hưng Nguyên[6] (nay thuộc xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An).[7]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ông tham gia cách mạng từ năm 1929, kết nạp vào Đảng năm 1930.[7][8] Trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh, ông tham gia đội Tự vệ đỏ và là đội phó đội tự vệ xã,[7] sau đó làm Bí thư chi bộ xã (năm 1933), Bí thư phân Huyện ủy huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (năm 1936).[5]

Tháng 5 năm 1935, ông đổi tên là Chu Huy Mân.[6] Ngoài ra, ông còn có một số bí danh như Vũ Chân,[4] Lê Thế Mỹ,[9] Trần Thanh Lạc,[10] Hai Mạnh.[11]

Từ 1937 đến năm 1940, ông bị thực dân Pháp bắt giam nhiều lần ở nhà lao Vinh, đến năm 1940 đưa đi giam ở Đắc Lay rồi Đắc Tô, Kon Tum.[5] Năm 1943, ông vượt ngục, tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia Ban Việt Minh tỉnh và Tỉnh ủy Quảng Nam, sau đó làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.[7][5]

Sau khi giành được chính quyền năm 1945, ông vào quân đội[7] và lần lượt giữ các chức vụ: Chính trị viên Tỉnh đội Quảng Nam; sau đó làm Chủ tịch Ủy ban Quân chính 4 tỉnh Trung Bộ, Trưởng ban Kiểm tra Đảng, Ủy viên Quân khu Việt Bắc.[5]

Từ năm 1947 đến năm 1949 là Trung đoàn trưởng, Bí thư Trung đoàn ủy các Trung đoàn 72, Trung đoàn 74 Cao Bằng và Trung đoàn 174 Cao - Bắc - Lạng.[8]

Tháng 5-1951, ông làm Phó Chính ủy, sau đó làm Chính ủy Đại đoàn 316, Bí thư Đảng ủy Đại đoàn 316, tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.[5]

Tháng 8-1954, là Đoàn trưởng Bí thư Đảng ủy Đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào.[6][8]

Năm 1957, ông giữ chức Chính ủy Quân khu IV; 4/1958 là Chính ủy Quân khu Tây Bắc kiêm Bí thư Khu ủy Tây Bắc.[12]

Thượng tướng Chu Huy Mân

Năm 1961 ông làm Tư lệnh kiêm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Quân khu 4.[5][8]

Tháng 8-1965, làm Tư lệnh kiêm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Mặt trận B3 - Tây Nguyên.[5][8]

Từ năm 1967 đến năm 1975, ông là Tư lệnh Quân khu 5, Phó bí thư Đảng ủy Quân khu, Chính ủy chiến dịch Huế- Đà Nẵng.[13][6]

Từ 1975 đến 1976, ông là Chính uỷ, kiêm Tư lệnh, Bí thư Đảng ủy Quân khu 5.[6]

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng năm 1976, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Trung ương bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị và được cử giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương,[14] Trưởng ban Kiểm tra Đảng ủy Quân sự Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (1977-1986), phụ trách công tác giúp Cách mạng Lào, Giám đốc Trường Nguyễn Ái Quốc (năm 1980).[5]

Ông là Đại biểu Quốc hội khoá II, VI, VII, được Quốc hội bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước khóa VII (1981-1986), là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá III, IV, V, Ủy viên Bộ Chính trị khoá IV, V.[6]

Sau Đại hội VI, ông nghỉ hưu theo chế độ.[5]

Ngày 21 tháng 01 năm 1995, Chủ tịch nước Lê Đức Anh ký quyết định số 401KT/CT trao tặng huân chương Sao Vàng cho Đại tướng Chu Huy Mân vì những công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.[15]

Đại tướng Chu Huy Mân qua đời ngày 1-7-2006 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.[5]

Ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Đại tướng Chu Huy Mân được Đảng, Nhà nước Việt Nam tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý:

Lịch sử thụ phong quân hàm[sửa | sửa mã nguồn]

Năm thụ phong 1958 1974 1982
Cấp bậc Thiếu tướng Thượng tướng
(thăng vượt cấp)
Đại tướng

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 5 năm 1937, thực dân Pháp bắt ông rồi đưa đi nhiều nhà tù, ai cũng bảo ông đã bị Pháp giết trong nhà tù. Vợ ông tần tảo nuôi 2 đứa con chờ chồng, nhưng trận đói lịch sử năm 1945 đã khiến người con trai 7 tuổi mất. Vợ ông bế đứa con gái còn nhỏ đến Hà Nội xin ăn để tìm đường sống.[16]

Ngày ông trở về chỉ còn căn nhà hoang vắng. Người vợ nghĩ ông đã chết cũng đi lấy chồng. Đến năm 1952, ông mới đi bước nữa với Lê Thu Thủy, cán bộ phụ nữ huyện Yên Dũng, Bắc Giang và sinh được 3 người con, 2 gái 1 trai.[17]

Người con trai Chu Thế Sơn sinh năm 1959,[18] nhập ngũ, nhập học Học viện Kỹ thuật Quân sự, chuyên ngành Công nghệ Chế tạo máy. Sau khi ra trường được điều về làm kỹ sư tại Nhà máy Z153, thuộc Tổng cục Kỹ thuật. Sau đó, ông Sơn công tác tại Văn phòng Bộ Quốc phòng. Ngày 25 tháng 5 năm 1998, Trung tá Chu Thế Sơn hy sinh khi chiếc máy bay trực thăng chở đoàn cán bộ tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam (tất cả 14 người, có Trung tướng Đào Trọng Lịch) đi công tác tại Lào bị rơi tại Xiêng Khoảng.[18]

Ông còn có một người con gái là Thượng tá Chu Minh Châu, Phó Trưởng phòng PB11 (Phòng Tình báo, nay là Phòng An ninh Đối Ngoại) Công an Thành phố Hà Nội.

Công trình gắn liền với tên tuổi của Chu Huy Mân[sửa | sửa mã nguồn]

Tên của ông được đặt cho con đường ở Hà Nội (nối từ đường Nguyễn Văn Linh đến khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside), Đà Nẵng (nối đường Lê Đức Thọ và đường Ngô Quyền), Vinh (nối từ đường Nguyễn Viết Xuân) và ở phường Nam Lý, Đồng Hới, Quảng Bình (nối từ Hoàng Văn Thái đến Nguyễn Văn Linh)...Dự kiến Thành phố Hồ Chí Minh có đường mang tên ông [19]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đinh Xuân Dũng, Hữu Mai 2004, tr. 547.
  2. ^ Duy Tường 2004, tr. 222.
  3. ^ Văn Tiến Dũng 1995, tr. 132-135.
  4. ^ a b Ngô Vĩnh Bình (ngày 30 tháng 1 năm 2017). “Hoa lau bạc tóc người ra trận...”. vannghequandoi.com.vn. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2022.
  5. ^ a b c d e f g h i j k “Đại tướng Chu Huy Mân từ trần”. nhandan.vn. ngày 3 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2022.
  6. ^ a b c d e f Bá Kiên, Trần Dương (ngày 21 tháng 12 năm 2004). “Khẩu thần công dưới nhà Đại tướng Chu Huy Mân”. báo Tiền Phong. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2022.
  7. ^ a b c d e Lê Hải Triều, Đặng Việt Thủy 2005, tr. 93.
  8. ^ a b c d e L.X.T. (ngày 15 tháng 3 năm 2013). “Đại tướng Chu Huy Mân, người đảng viên chân chính, vị tướng tài ba, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng”. cand.com.vn. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2022.
  9. ^ Hồ Sỹ Vịnh 2003, tr. 21.
  10. ^ Hà Minh Tân 2002, tr. 82.
  11. ^ Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 2006, tr. 34.
  12. ^ “SẮC LỆNH SỐ 67-SL NGÀY 22 THÁNG 4 NĂM 1958: CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ”. thuvienphapluat.vn. ngày 22 tháng 4 năm 1958. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2022.
  13. ^ Lê Duy Anh 2006, tr. 371.
  14. ^ Nguyễn Hùng Phong 1995, tr. 124, 239.
  15. ^ Hương Uyên (26 tháng 3 năm 2023). “Triển lãm về Đại tướng Chu Huy Mân: Vị tướng "hai mạnh", đức độ, đa tài”. Báo điện tử VTV.
  16. ^ Tiến Dũng (ngày 22 tháng 4 năm 2013). “Đại Tướng Chu Huy Mân - Những giai thoại bên dòng sông Lam”. giaoducthoidai.vn. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2022.
  17. ^ Chu Huy Mân 2004, tr. 309.
  18. ^ a b Lê Hải Triều, Đặng Việt Thủy 2005, tr. 95.
  19. ^ Tờ trình số 6015/TTr-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Sách[sửa | sửa mã nguồn]


Tiền nhiệm:
Thượng tướng Song Hào
Chủ nhiệm
Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

1977-1987
Kế nhiệm:
Thượng tướng Nguyễn Quyết