Bước tới nội dung

Đệ Tam Quốc tế

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quốc tế Cộng sản
Tổng Bí thưGeorgi Dimitrov
Nhóm sáng lập
Thành lập2 tháng 3 năm 1919
(105 năm, 286 ngày)
Giải tán15 tháng 5 năm 1943
(81 năm, 212 ngày)
Tiền thân
Kế tục bởiCục Thông tin Cộng sản Quốc tế
Báo chíQuốc tế Cộng sản
Tổ chức thanh niênQuốc tế Cộng sản Trẻ
Ý thức hệ
Khuynh hướngCực tả
Đảng caKominternlied/Гимн Коминтерна

Quốc tế Cộng sản, còn gọi là Quốc tế III hay Đệ tam Quốc tế, là một tổ chức chính trị cực tả theo đường lối chủ nghĩa Marx-Lenin. Tổ chức được thành lập vào tháng 3 năm 1919 ở Moskva và giải tán vào năm 1943. Cương lĩnh hoạt động của Quốc tế Cộng sản là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng hình thức bạo lực cách mạng, thiết lập chuyên chính vô sản. Dưới sự lãnh đạo của Vladimir Lenin, Quốc tế Cộng sản đã tiến hành 7 lần đại hội, qua đó vạch ra chiến lược, sách lược chỉ đạo phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, hậu thuẫn các phong trào giải phóng dân tộc và đề ra biện pháp chống chủ nghĩa phát xít.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

1919–23: Khởi đầu và cách mạng toàn cầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 24 tháng 1 năm 1919, Trotsky thay mặt Đảng Bolshevik gửi điện mời 39 đảng cộng sản và tổ chức cánh mạng khắp nơi đã đoạn tuyệt với Quốc tế II tới dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ I tại Moskva.[3] Vì khó khăn đi lại do sự bao vây cấm vận của quân Đồng minh đối với Nga Xô viết, buổi khai mạc bị trì hoãn 2 tuần cho tới ngày 2 tháng 3 năm 1919.[3] Tại Moskva, tổng cộng 51 đại biểu tới dự Đại hội, chỉ 9 trong số đó là người ngoại quốc, và hầu như tất cả đại biểu đều không có giấy tờ xác minh tính đại diện cho đảng hoặc tổ chức tương ứng của họ; dẫu vậy, các đại biểu đồng thuận bỏ phiếu sáng lập Quốc tế Cộng sản vào ngày 4 tháng 3 năm 1919.[4] Tuy được lập ra một cách chóng vánh và sơ sài, trên thực tế còn chưa có điều lệ hay có được sự công nhận nào, một ủy ban chấp hành vẫn được lập ra trước mắt với Zinoviev làm Chủ tịch.[5] Việc người Nga chiếm đa số trong ban chấp hành vào buổi đầu hoàn toàn bất đắc dĩ; Lenin, Zinoviev và Trotsky cam đoan tình trạng này chỉ là tạm thời và trụ sở của Quốc tế sẽ theo làn sóng cách mạng vô sản hướng sang Tây Âu nếu mọi sự an bài.[5]

1923–28: Phát triển và Bolshevik hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

1928–39: Thời kỳ thứ ba, Mặt trận bình dân, và áp bức Stalinist

[sửa | sửa mã nguồn]

1939–43: Thế chiến thứ hai và giải thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào mùa thu năm 1941 cơ sở trung ương của Quốc tế Cộng sản tại Moskva chuyển tới tỉnh phía đông Ufa thuộc Bashkortostan trước cuộc tấn công của lính Đức. Vào ngày 15 tháng 5 năm 1943 Ủy ban hành động của Quốc tế Cộng sản tuyên bố quyết định giải tán tổ chức mình vào ngày 10 tháng 6 năm 1943. Ngay cả các cán bộ của Quốc tế Cộng sản cũng rất ngạc nhiên về loan báo này.[6] Sau khi 31 đảng Cộng sản trong liên minh trả lời đồng ý, các cơ sở của Quốc tế Cộng sản đã chấm dứt hoạt động.

Người ta cho là sự giải tán này là quyết định của Iosif Vissarionovich Stalin. Trong một cuộc phỏng vấn với thông tấn xã Reuters vào ngày 28 tháng 5 năm 1943, Stalin cho biết, việc giải tán của tổ chức Quốc tế Cộng sản có 2 vấn đề chính:

  • Moskva không xen vào vấn đề riêng của các nước khác.
  • Các đảng Cộng sản của các nước xử theo quyền lợi của công dân nước mình chứ không phải theo lệnh từ bên ngoài[7].

Nói chung việc giải tán Quốc tế Cộng sản được cho là nhượng bộ của Stalin đối với đồng minh phương Tây, Hoa Kỳ và Anh, do Liên Xô cần sự giúp đỡ để chống lại cuộc tấn công của Adolf Hitler.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Blanc, Paul Le (15 tháng 4 năm 2015). Leon Trotsky (bằng tiếng Anh). Reaktion Books. tr. 1–224. ISBN 978-1-78023-471-7.
  2. ^ Allen, Barbara (8 tháng 1 năm 2015). Alexander Shlyapnikov, 1885–1937: Life of an Old Bolshevik (bằng tiếng Anh). BRILL. tr. 233. ISBN 978-90-04-24854-0.
  3. ^ a b Agnew & McDermott 1996, tr. 12.
  4. ^ Agnew & McDermott 1996, tr. 12-13.
  5. ^ a b Agnew & McDermott 1996, tr. 14.
  6. ^ Wolfgang Leonhard: Die Revolution entläßt ihre Kinder, Trang 203, Nhà xuất bản Ullstein, ISBN 3-548-02337-1
  7. ^ zitiert nach Othmar Nicola Haberl: Kommunistische Internationale trong Pipers Wörterbuch zur Politik, Band 4, Sozialistische Systeme, Piper 1981, tr. 216

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Agnew, Jeremy; McDermott, Kevin (1996). The Comintern: A History of International Communism from Lenin to Stalin [Quốc tế Cộng sản: Lịch sử của chủ nghĩa cộng sản quốc tế từ Lenin tới Stalin]. Anh: Macmillan Education UK. ISBN 9781349250240.
  • Caballero, Manuel (2002) [1986]. Latin America and the Comintern, 1919-1943 [Mỹ Latinh và Quốc tế Cộng sản, 1919-1943]. Anh: Nhà xuất bản Đại học Cambridge. ISBN 9780521523318.
  • Chase, William J. (2001). Enemies Within the Gates? The Comintern and the Stalinist Repression, 1934-1939 [Kẻ thù bên trong ngưỡng cửa? Quốc tế Cộng sản và Áp bức Stalinist, 1934-1939]. Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Đại học Yale. ISBN 9780300133196.
  • Drachewych, Oleksa (2018). The Communist International, Anti-Imperialism and Racial Equality in British Dominions [Quốc tế Cộng sản, chủ nghĩa phản đế và bình đẳng chủng tộc ở các thuộc địa Anh quốc]. Anh: Taylor & Francis. ISBN 9781351131971.
  • Hallas, Duncan (2016) [1985]. The Comintern. Anh: Haymarket Books. ISBN 9781608460571.
  • Haslam, Jonathan (2022). The Spectre of War: International Communism and the Origins of World War II [Bóng ma chiến tranh: Chủ nghĩa cộng sản quốc tế và Nguồn cơn Thế chiến II]. Anh: Nhà xuất bản Đại học Princeton. ISBN 9780691233765.
  • Huber, Peter (1998). “Structure of the Moscow apparatus of the Comintern and decision-making” [Cấu trúc bộ máy Quốc tế Cộng sản của Moskva và khâu ra quyết định]. Trong Andrew Thorpe; Tim Rees (biên tập). International Communism and the Communist International, 1919-43 [Chủ nghĩa cộng sản quốc tế và Quốc tế Cộng sản, 1919-43]. Anh: Nhà xuất bản Đại học Manchester. ISBN 9780719055461.
  • James, C. L. R. (2017) [1937]. World Revolution, 1917–1936: The Rise and Fall of the Communist International [Cách mạng thế giới, 1917–1936: Sự trỗi dậy và suy tàn của Quốc tế Cộng sản]. Anh: Nhà xuất bản Đại học Duke. ISBN 9780822373346.
  • Kirschenbaum, Lisa A. (2015). International Communism and the Spanish Civil War: Solidarity and Suspicion [Chủ nghĩa cộng sản quốc tế và Nội chiến Tây Ban Nha: Đoàn kết và Ngờ vực]. Anh: Nhà xuất bản Đại học Cambridge. ISBN 9781107106277.
  • Kirby, David (1998). “Zimmerwald and the origins of the Communist International” [Zimmerwald và các nguồn gốc của Quốc tế Cộng sản]. Trong Andrew Thorpe; Tim Rees (biên tập). International Communism and the Communist International, 1919-43 [Chủ nghĩa cộng sản quốc tế và Quốc tế Cộng sản, 1919-43]. Anh: Nhà xuất bản Đại học Manchester. ISBN 9780719055461.
  • Lih, Lars T. (2020). “"Revolutionary Social Democracy" and the Third International” ["Dân chủ Xã hội Cách mạng" và Quốc tế Cộng sản]. Trong Ian McKay; Oleksa Drachewych (biên tập). Left Transnationalism: The Communist International and the National, Colonial, and Racial Questions [Chủ nghĩa xuyên dân tộc cánh tả: Quốc tế Cộng sản và Vấn đề Chủng tộc, Thuộc địa, và Dân tộc]. Anh: Nhà xuất bản Đại học McGill-Queen. ISBN 9780773559943.
  • McDermott, Kevin (1998). “The History of the Comintern in Lights of New Documents” [Lịch sử Quốc tế Cộng sản dưới ánh sáng của các tài liệu mới]. Trong Andrew Thorpe; Tim Rees (biên tập). International Communism and the Communist International, 1919-43 [Chủ nghĩa cộng sản quốc tế và Quốc tế Cộng sản, 1919-43]. Anh: Nhà xuất bản Đại học Manchester. ISBN 9780719055461.
  • McLane, Charles B. (2015) [1966]. Soviet Strategies in Southeast Asia: An Exploration of Eastern Policy Under Lenin and Stalin [Chiến thuật của Xô viết tại Đông Nam Á: Khám phá chính sách vọng Đông dưới thời Lenin và Stalin]. Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Đại học Princeton. ISBN 9781400879663.
  • Morris, Bernard S. (2017). Authority and Control in International Communism: 1917-1967 [Uy quyền và Kiểm soát trong Quốc tế Cộng sản: 1917-1967]. Anh: Taylor & Francis. ISBN 9781351315067.
  • Pons, Silvio (2014). The Global Revolution: A History of International Communism 1917-1991 [Cách mạng toàn cầu: Lịch sử chủ nghĩa cộng sản quốc tế 1917-1991]. Anh: OUP Oxford. ISBN 9780191054105.
  • Post, Ken (2016) [1997]. Revolution’s Other World: Communism and the Periphery, 1917–39 [Thế giới khác của cách mạng: Chủ nghĩa cộng sản và khu vực ngoại vi, 1917-39]. Anh: Palgrave Macmillan UK. ISBN 9781349258642.
  • Selverstone, Marc J. (2009). Constructing the Monolith: The United States, Great Britain, and International Communism, 1945-1950 [Kiến thiết toàn khối: Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, và Quốc tế Cộng sản, 1945-1950]. Anh: Nhà xuất bản Đại học Harvard. ISBN 9780674031791.
  • Service, Robert (2007). Comrades! A History of World Communism [Các đồng chí! Lịch sử chủ nghĩa cộng sản thế giới]. Anh: Nhà xuất bản Đại học Havard. ISBN 9780674025301.
  • Studer, Brigitte (2023). Travellers of the World Revolution: A Global History of the Communist International [Những kẻ lãng du của cách mạng thế giới: Lịch sử toàn cầu của Quốc tế Cộng sản]. Anh: Verso Books. ISBN 9781839768040.
  • Studer, Brigitte (2015). The Transnational World of the Cominternians [Thế giới xuyên dân tộc của những người Quốc tế Cộng sản]. Anh: Palgrave Macmillan. ISBN 9781137510297.
  • Taber, Micheal (2018). The Communist Movement at a Crossroads: Plenums of the Communist International’s Executive Committee, 1922-1923 [Phong trào cộng sản ở ngã rẽ: Các phiên họp toàn thể của Ủy ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, 1922-1923]. Hà Lan: Brill. ISBN 9789004366787.
  • Riddell, John (2015). To the Masses: Proceedings of the Third Congress of the Communist International, 1921 [Gửi quần chúng: Các biên bản họp tại Đại hội III Quốc tế Cộng sản, 1921]. Hà Lan: Brill. ISBN 9789004288034.
  • Riddell, John (2020). “Origins of the Anti-Imperialist United Front: The Comintern and Asia, 1919-1925” [Các nguồn gốc của Mặt trận Thống nhất Phản đế: Quốc tế Cộng sản và châu Á, 1919-1925]. Trong Ian McKay; Oleksa Drachewych (biên tập). Left Transnationalism: The Communist International and the National, Colonial, and Racial Questions [Chủ nghĩa xuyên dân tộc cánh tả: Quốc tế Cộng sản và Vấn đề Chủng tộc, Thuộc địa, và Dân tộc]. Anh: Nhà xuất bản Đại học McGill-Queen. ISBN 9780773559943.
  • Zumoff, Jacob (2014). The Communist International and US Communism, 1919-1929 [Quốc tế Cộng sản và Cộng sản Hoa Kỳ , 1919-1929]. Hà Lan: Brill. ISBN 9789004268890.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]