Baht
Baht | |
---|---|
Mã ISO 4217 | THB |
Ngân hàng trung ương | Ngân hàng Thái Lan |
Website | www.bot.or.th |
Quốc gia sử dụng | ![]() |
Quốc gia không chính thức sử dụng | ![]() ![]() ![]() |
Lạm phát | 4.1% |
Nguồn | The World Factbook, 2011 est. |
Ký hiệu | ฿ |
Tiền kim loại | |
Thường dùng | 25, 50 satang, ฿1, ฿2, ฿5, ฿10 |
Ít dùng | 1, 5, 10 satang |
Tiền giấy | |
Thường dùng | ฿20, ฿50, ฿100, ฿500, ฿1000 |
Nơi đúc tiền | Royal Thai Mint |
Website | www.royalthaimint.net |

Baht (tiếng Thái: บาท, phát âm bạt, ký hiệu ฿, mã ISO 4217 là THB) là đơn vị tiền tệ của Thái Lan. Đồng baht được chia ra 100 satang (สตางค์). Ngân hàng Thái Lan là cơ quan chịu trách nhiệm phát hành tiền tệ.
Một baht cũng là một đơn vị đo trọng lượng vàng và thường được sử dụng trong những người làm đồ trang sức và thợ vàng ở Thái Lan. 1 baht = 15,244 g (15,244 g được sử dụng đối với nén hoặc thoi hoặc vàng "thô"; trong trường hợp đồ kim hoàn, 1 hơn 15,16 g).
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Trước đây, Thái Lan sử dụng đơn vị tiền tệ gọi là tical và tên này đã được sử dụng trong văn bản tiếng Anh trên các tờ giấy bạc cho đến năm 1925. Tuy nhiên, đơn vị tiền tệ bạt đã hình thành vào thế kỷ 19. Cả tical và baht ban đầu đều đã là các đơn vị trọng lượng và các đồng xu đã được phát hành bằng cả vàng và bạc gọi tên theo trọng lượng của chúng tính bằng bạt và các phân số và bội số của nó.
Cho đến 1897, đồng baht đã được chia ra thành 8 fuang (เฝือง), mỗi fuang chia ra 8 att (อัธ). Các tên gọi được sử dụng như sau[1][2]:
Tên gọi | Giá trị |
solot | ½ att |
sio | 2 att |
sik | 4 att |
salung | 2 fuang |
tamlung | 4 baht |
chang | 80 baht |
Hệ thống thập phân hiện nay, theo đó 1 baht = 100 satang, đã được vua Chulalongkorn áp dụng vào năm 1897. Tuy nhiên, đồng xu đặt tên theo các đơn vị cũ vẫn được phát hành cho đến tận năm 1910. Một tàn tích của hệ thống trước thập phân: 25 satang (¼ bạt) vẫn thông tục được gọi là một salueng hay salung (สลึง). Nó thường được sử dụng cho những số lượng không vượt qua 10 salueng hoặc 2,50 baht. Một đồng 25-satang đôi khi cũng được gọi là đồng xu salueng (เหรียญสลึง, phát âm là 'reang salueng').
Cho đến ngày 27 tháng 11 năm 1902, đồng tical đã được cố định trên một cơ sở bạc ròng, với 15 g bạc là 1 bạt. Điều này khiến cho giá trị đơn vị tiền tệ của Thái Lan dễ biến động so với các đồng tiền theo chế độ bản vị vàng. Năm 1857, giá trị của một số đồng tiền bạc nhất định đã được cố định theo quy định của pháp luật, với 1 bạt = 0,6 đô la Eo biển và 5 bạt = 7 rupee Ấn Độ. Trước năm 1880, tỷ giá hối đoái đã được cố định ở mức 8 bạt một Bảng Anh, song đã tụt xuống 10 bạt một bảng trong thập niên 1880.
Tỉ giá hối đoái hiện thời của đồng THB[sửa | sửa mã nguồn]
Tỉ giá hối đoái hiện thời của đồng THB | |
---|---|
Từ Google Finance: | AUD CAD CHF EUR GBP HKD JPY USD |
Từ Yahoo! Finance: | AUD CAD CHF EUR GBP HKD JPY USD |
Từ XE.com: | AUD CAD CHF EUR GBP HKD JPY USD |
Từ OANDA.com: | AUD CAD CHF EUR GBP HKD JPY USD |
Từ Investing.com: | AUD CAD CHF EUR GBP HKD JPY USD |
Từ fxtop.com: | AUD CAD CHF EUR GBP HKD JPY USD |
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ “The History of Siamese Money”. Welcome to Chiangmai & Chiangrai. ngày 16 tháng 6 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2011.
- ^ “เหรียญกษาปณ์ของไทย (Coins of Thailand)”. Thai Heritage Treasury (bằng tiếng Thái). Ministry of Defense. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2011.
- Cecil Carter eds., The Kingdom of Siam 1904, reprint by The Siam Society 1988, ISBN 974-8298-13-2, Chapter X Currency and Banking
- Krause, Chester L. & Clifford Mishler (1991). Standard Catalog of World Coins: 1801-1991 (ấn bản 18). Krause Publications. ISBN 0-87341-150-1.
- Pick, Albert (1994). Standard Catalog of World Paper Money: General Issues. Colin R. Bruce II and Neil Shafer (editors) (ấn bản 7). Krause Publications. ISBN 0-87341-207-9.
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Baht. |
- (tiếng Thái) Compare exchange rates of the Thai Baht from many bank in Thailand. Lưu trữ 2011-08-16 tại Wayback Machine