Eurovision Song Contest 2016

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Eurovision Song Contest 2016
Come Together
Thời gian
Bán kết 110 tháng 5 năm 2016 (2016-05-10)
Bán kết 212 tháng 5 năm 2016 (2016-05-12)
Chung kết14 tháng 5 năm 2016 (2016-05-14)
Tổ chức
Địa điểmGlobe Arena
Stockholm, Thụy Điển
Dẫn chương trình
Đạo diễn
Giám sátJon Ola Sand
Sản xuất
Đài tổ chứcSveriges Television (SVT)
Màn mở đầu
  • Bán kết 1: "Heroes" trình diễn bởi Måns Zelmerlöw
  • Bán kết 2: "That's Eurovision" (aka "Story of ESC"/"Story of Eurovision") trình diễn bởi Petra Mede và Måns Zelmerlöw
  • Chung kết: "Parade of Flags": tôn vinh thiết kế thời trang và âm nhạc khiêu vũ của Thụy Điển
Màn chuyển hồi
Trang web chính thứceurovision.tv/event/stockholm-2016
Tham gia
Số quốc gia42
Nước tham dự lần đầuKhông có
Nước trở lại
Nước rút lui
Bầu chọn
Phương thứcMỗi quốc gia trao hai bộ 12, 10, 8–1 điểm cho 10 bài hát yêu thích của họ: một từ các ban giám khảo và một từ khán giả truyền hình.
Không có điểm tại chung kếtKhông có[b]
Bài hát chiến thắng
2015 ← Eurovision Song Contest → 2017

Eurovision Song Contest 2016Cuộc thi Ca khúc Truyền hình châu Âu thứ 61, diễn ra tại Stockholm, Thụy Điển. Sau hai lần vào các năm 19752000, đây là lần thứ ba Stockholm được tổ chức chương trình Eurovision Song Contest, sau khi Måns Zelmerlöw với ca khúc Heroes đã giành chiến thắng giải ESC 2015 vào ngày 23 tháng 5 năm 2015, tại Viên, Áo.

Cuộc thi gồm hai vòng bán kết vào ngày 10 và 12 tháng 5 và chung kết vào ngày 14 tháng 5 năm 2016. Dẫn chưong trình của cuộc thi là Måns ZelmerlöwPetra Mede.

42 nước tham dự vào cuộc thi. Bosnia và Herzegovina, Bulgaria, Croatia, và Ukraina trở lại sau khi vắng mặt từ các cuộc thi trước, trong khi Úc cũng có mặt sau khi tham dự năm ngoái như là một khách đặc biệt. Bồ Đào Nha rút lui, phần lớn vì không hiệu quả trong việc quảng cáo truyền thông âm nhạc, trong khi Romania ban đầu dự định tham gia, nhưng bị bắt buộc rút lui vì cơ quan truyền thông quốc gia không thanh toán khoản nợ cho EBU. 26 nước tranh trong vòng chung kết. Sau 5 lần từ khi tham dự lần đầu tiên vào năm 2007, Cộng hòa Séc lần đầu tiên vào được chung kết. Bosnia và Herzegovina và Hy Lạp lần đầu tiên không vào được chung kết.

Người chiến thắng của cuộc thi là ca nhạc sĩ Jamala đến từ Ukraina với ca khúc "1944", chiến thắng lần thứ hai của quốc gia kể từ ESC 2004 với ca khúc "Wild Dances" của Ruslana. Đây là lần đầu tiên kể từ sự ra đời của hội đồng chuyên môn vào năm 2009 mà người chiến thắng không giành thứ hạng cao nhất của hội đồng (Úc thắng) cũng không thắng bình chọn của khán giả các nước tham dự bằng điện thoại (Nga thắng), chỉ về thứ hai trên cả hai. Đây cũng là lần đầu tiên một bài hát với lời nhạc tiếng Tatar Krym (dân tộc Tatarbán đảo Krym) tham dự và thắng cuộc thi.

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

  Các nước tham dự vòng bán kết 1
  Các nước được đặc cách vào vòng chung kết, nhưng cũng được quyền bầu chọn tại vòng bán kết 1
  Các nước tham dự vòng bán kết 2
  Các nước được đặc cách vào vòng chung kết, nhưng cũng được quyền bầu chọn tại vòng bán kết 2

Bán kết 1[sửa | sửa mã nguồn]

Thứ tự Quốc gia Nghệ sĩ Ca khúc Ngôn ngữ Vị trí Số điểm
01  Phần Lan Sandhja "Sing It Away" Tiếng Anh 15 51
02  Hy Lạp Argo "Utopian Land" Tiếng Hy Lạp, Tiếng Anh 16 44
03  Moldova Lidia Isac "Falling Stars" Tiếng Anh 17 33
04  Hungary Freddie "Pioneer" Tiếng Anh 4 197
05  Croatia Nina Kraljić "Lighthouse" Tiếng Anh 10 133
06  Hà Lan Douwe Bob "Lighthouse" Tiếng Anh 5 197
07  Armenia Iveta Mukuchyan "LoveWave" Tiếng Anh 2 243
08  San Marino Serhat "I Didn't Know" Tiếng Anh 12 68
09  Nga Sergey Lazarev "You Are the Only One" Tiếng Anh 1 342
10  Cộng hòa Séc Gabriela Gunčíková "I Stand" Tiếng Anh 9 161
11  Síp Minus One "Alter Ego" Tiếng Anh 8 164
12  Áo Zoë "Loin d'ici" Tiếng Pháp 7 170
13  Estonia Jüri Pootsmann "Play" Tiếng Anh 18 24
14  Azerbaijan Samra Rahimli "Miracle" Tiếng Anh 6 185
15  Montenegro Highway "The Real Thing" Tiếng Anh 13 60
16  Iceland Greta Salóme Stefánsdóttir "Hear Them Calling" Tiếng Anh 14 51
17  Bosna và Hercegovina Dalal & Deen ft. Ana Rucner & Jala "Ljubav je" Tiếng Bosnia 11 104
18  Malta Ira Losco "Walk on Water" Tiếng Anh 3 209

Bán kết 2[sửa | sửa mã nguồn]

Thứ tự Quốc gia Nghệ sĩ Ca khúc Ngôn ngữ Vị trí Số điểm
01  Latvia Justs Sirmais "Heartbeat" Tiếng Anh 8 132
02  Ba Lan Michał Szpak "Color of Your Life" Tiếng Anh 6 151
03  Thụy Sĩ Rykka "The Last of Our Kind" Tiếng Anh 18 28
04  Israel Hovi Star "Made of Stars" Tiếng Anh 7 147
05  Belarus Ivan "Help You Fly" Tiếng Anh 12 84
06  Serbia Sanja Vučić ZAA "Goodbye" Tiếng Anh 10 105
07  Ireland Nicky Byrne "Sunlight" Tiếng Anh 15 46
08  Macedonia Kaliopi "Dona" Tiếng Macedonia 11 88
09  Litva Donny Montell "I've Been Waiting for This Night" Tiếng Anh 4 222
10  Úc Dami Im "Sound of Silence" Tiếng Anh 1 330
11  Slovenia ManuElla "Blue and Red" Tiếng Anh 14 57
12  Bulgaria Poli Genova "If Love Was a Crime" Tiếng Anh, Tiếng Bulgaria 5 220
13  Đan Mạch Lighthouse X "Soldiers of Love" Tiếng Anh 17 34
14  Ukraina Jamala "1944" Tiếng Anh, Tiếng Tatar Krym 2 287
15  Na Uy Agnete Johnsen "Icebreaker" Tiếng Anh 13 63
16  Gruzia Nika Kocharov & Young Georgian Lolitaz "Midnight Gold" Tiếng Anh 9 123
17  Albania Eneda Tarifa "Fairytale" Tiếng Anh 16 45
18  Bỉ Laura Tesoro "What's the Pressure" Tiếng Anh 3 274

Chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Thứ tự Quốc gia Nghệ sĩ Ca khúc Ngôn ngữ Vị trí Số điểm
01  Bỉ Laura Tesoro "What's the Pressure" Tiếng Anh 10 181
02  Cộng hòa Séc Gabriela Gunčíková "I Stand" Tiếng Anh 25 41
03  Hà Lan Douwe Bob "Slow Down" Tiếng Anh 11 153
04  Azerbaijan Samra Rahimli "Miracle" Tiếng Anh 17 117
05  Hungary Freddie "Pioneer" Tiếng Anh 19 108
06  Ý Francesca Michielin "No Degree of Separation" Tiếng Ý, Tiếng Anh 16 124
07  Israel Hovi Star "Made of Stars" Tiếng Anh 14 135
08  Bulgaria Poli Genova "If Love Was a Crime" Tiếng Anh, Tiếng Bulgaria 4 307
09  Thụy Điển Frans Jeppsson Wall "If I Were Sorry" Tiếng Anh 5 261
10  Đức Jamie-Lee Kriewitz "Ghost" Tiếng Anh 26 11
11  Pháp Amir Haddad "J'ai cherché" Tiếng Pháp, Tiếng Anh 6 257
12  Ba Lan Michał Szpak "Color of Your Life" Tiếng Anh 8 229
13  Úc Dami Im "Sound of Silence" Tiếng Anh 2 511
14  Síp Minus One "Alter Ego" Tiếng Anh 21 96
15  Serbia Sanja Vučić "Goodbye (Shelter)" Tiếng Anh 18 115
16  Litva Donny Montell "I've Been Waiting for This Night" Tiếng Anh 9 200
17  Croatia Nina Kraljić "Lighthouse" Tiếng Anh 23 73
18  Nga Sergey Lazarev "You Are the Only One" Tiếng Anh 3 491
19  Tây Ban Nha Barei "Say Yay!" Tiếng Anh 22 77
20  Latvia Justs Sirmais "Heartbeat" Tiếng Anh 15 132
21  Ukraina Jamala "1944" Tiếng Anh, Tiếng Tatar Krym 1 534
22  Malta Ira Losco "Walk on Water" Tiếng Anh 12 153
23  Gruzia Nika Kocharov & Young Georgian Lolitaz "Midnight Gold" Tiếng Anh 20 104
24  Áo Zoë "Loin d'ici" Tiếng Pháp 13 151
25  Anh Quốc Joe and Jake "You're Not Alone" Tiếng Anh 24 62
26  Armenia Iveta Mukuchyan "LoveWave" Tiếng Anh 7 249

Tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]

Về ca khúc thắng giải[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát "1944" được trình bày bởi ca sĩ Jamala bằng tiếng Tatar Krym, đã dành chiến thắng cho Ukraina trước Úc, nói đến năm mà Josef Stalin, đã ra lệnh trục xuất người Tatar Krym từ bán đảo Krym sang Trung Á. Ukraina đã tham dự trở lại sau một năm vắng mặt, một phần vì lý do tài chính, một phần vì tình hình chính trị trong nước nên đã không tham gia năm 2015.

Trước cuộc thi đã có nhiều khiếu nại tới Liên hiệp Phát sóng châu Âu (EBU), chủ yếu là từ Nga, vì theo quy luật các bài tham dự ESC không được chứa các phát biểu chính trị. Tuy nhiên, các ủy ban chuyên môn của EBU đã quyết định, "1944" không vi phạm các quy tắc của cuộc thi. Bài hát đã được kiểm tra và những người có trách nhiệm kết luận rằng "Tựa bài và nội dung bài hát không chứa đựng thông điệp chính trị và bài hát không mâu thuẫn với các quy tắc của cuộc thi". Bài hát mô tả chi tiết các sự kiện xảy ra khoảng 70 năm trước; nhưng không đề cập tới sự sáp nhập của Krym vào Nga.[1][2]

Ghi chú và tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Romania ban đầu dự định tham gia, nhưng đã bị loại khỏi cuộc thi do đài truyền hình TVR tồn nợ EBU.
  2. ^ Trong khi không có quốc gia nào kết thúc cuộc thi với 0 điểm, thì Cộng hòa Séc đã không ghi được điểm từ khán giả truyền hình.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Krimtatarin Jamala darf mit "1944" starten”. Norddeutscher Rundfunk. ngày 11 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2016.
  2. ^ “Popsängerin Jamala - Ukraine schickt Krimtatarin zum ESC”. Spiegel Online. ngày 22 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2016.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]