Bước tới nội dung

Giải bóng đá vô địch quốc gia Hy Lạp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Super League Greece 1
Mùa giải hiện tại:
Giải bóng đá vô địch quốc gia Hy Lạp 2021–22
Thành lập
  • 1927; 97 năm trước (1927)
    với tên gọi Giải vô địch toàn Hy Lạp
  • 1959; 65 năm trước (1959)
    với tên gọi Alpha Ethniki
  • 2006; 18 năm trước (2006)
    với tên gọi Super League Hy Lạp
Mùa giải đầu tiên
  • 1927–28
    với tên gọi Giải vô địch toàn Hy Lạp
  • 1959–60
    với tên gọi Alpha Ethniki
  • 2006–07
    với tên gọi Super League Hy Lạp
Quốc giaGreece
Liên đoànUEFA
Số đội14[1]
Cấp độ trong
hệ thống
1
Xuống hạng đếnSuper League 2
Cúp trong nướcCúp Hy Lạp
Cúp quốc tếUEFA Champions League
UEFA Europa Conference League
Đội vô địch hiện tạiOlympiacos (lần thứ)
(2020–21)
Đội vô địch nhiều nhấtOlympiacos (46 lần)
Thi đấu nhiều nhấtMimis Domazos (536)
Vua phá lướiThomas Mavros (260 bàn)
Đối tác truyền hìnhNova Sports, Cosmote Sport
Trang webslgr.gr

Giải bóng đá vô địch quốc gia Hy Lạp (Super League Hy Lạp) (tiếng Hy Lạp: Ελληνική Σούπερ Λιγκ 1) hay còn gọi là Super League 1 Interwetten vì lý do tài trợ, là hạng đấu bóng đá chuyên nghiệp cao nhất ở Hy Lạp. Giải đấu được thành lập vào ngày 16 tháng 7 năm 2006 và thay thế Alpha Ethniki để đứng đầu hệ thống giải bóng đá Hy Lạp. Giải bao gồm 14 đội và diễn ra từ tháng 8 đến tháng 5 với 26 vòng đấu và 10 trận play-off để tìm ra đội vô địch.

Tính đến tháng 11 năm 2021, Giải bóng đá vô địch quốc gia Hy Lạp được xếp hạng 19[2] trong bảng xếp hạng các giải đấu của UEFA, dựa trên thành tích của các đội bóng Hy Lạp tại các giải đấu châu Âu trong 5 năm qua.

Kể từ khi giải vô địch toàn Hy Lạp chính thức đầu tiên được thành lập vào năm 1927,[3] chỉ có sáu câu lạc bộ giành được chức vô địch. Đương kim vô địch của giải đấu là Olympiacos, có trụ sở tại Piraeus.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1905 đến năm 1912, một giải vô địch toàn Hy Lạp được tổ chức bởi Hiệp hội điền kinh nghiệp dư Hy Lạp (SEGAS). Giải vô địch này thực chất là một giải đấu địa phương giữa các câu lạc bộ đến từ AthensPiraeus.

Sau Chiến tranh BalkanChiến tranh thế giới thứ nhất, hai hiệp hội bóng đá được thành lập, một thành lập giải bóng đá ở Athens, Piraeus và một thành lập giải đấu tương tự ở Thessalonikii bởi Hiệp hội các câu lạc bộ bóng đá Athens-Piraeus (EPSAP) và Hiệp hội các câu lạc bộ bóng đá Macedonia (EPSM). Năm 1923, chức vô địch toàn Hy Lạp được xác định bằng trận đấu play-off giữa đội vô địch giải Athens-Piraeus và đội vô địch giải Thessaloniki. Peiraikos Syndesmos đã giành chiến thắng 3–1 trước Aris. Trận chung kết này đã không được tổ chức vào năm sau đó vì EPSAP được chia thành Hiệp hội các câu lạc bộ bóng đá Athens (EPSA) và HIệp hội các câu lạc bộ bóng đá Piraeus (EPSP) sau một cuộc tranh chấp.

Giải vô địch toàn Hy Lạp

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 14 tháng 11 năm 1926, Liên đoàn bóng đá Hy Lạp được thành lập và tổ chức Giải vô địch toàn Hy Lạp đầu tiên trong giai đoạn 1927-28. Tuy nhiên, Olympiacos, Panathinaikos và AEK Athens đã không tham dự do mâu thuẫn với EPO.[4]

Các trận đấu ban đầu được tổ chức với các đội đến từ Athens, Piraeus, Thessaloniki và không bao gồm các đội bóng cấp tỉnh. Trước đây, các giải vô địch cấp thành phố đã được tổ chức và ở giai đoạn cuối, đôi khi chỉ có đội đứng đầu vượt qua vòng loại, đôi khi là hai hoặc ba đội đứng đầu. Trong mùa 1938-39 được tổ chức ở hai bảng đấu, các đội bên ngoài Athens-Thessaloniki là Doxa Drama, AEK Kavala và Filippi Kavala lần đầu tiên tham gia. Sự xuất hiện lần đầu của các đội cấp tỉnh trong một bảng đấu duy nhất của Giải vô địch toàn Hy Lạp diễn ra vào mùa giải 1953-54 với sự tham dự của Panachaiki từ miền nam Hy Lạp và Niki Volou từ miền trung và bắc Hy Lạp.

Hạng A Quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1959, Alpha Ethniki - tiền thân của giải Super League hiện tại - được thành lập với thể thức thi đấu vòng tròn trên toàn quốc. Sau nhiều tháng đàm phán, mùa giải 1959–60 là lần đầu tiên giải đấu được tổ chức trên toàn quốc. Giải bắt đầu khởi tranh vào Chủ nhật, ngày 25 tháng 10 năm 1959 với sự tham gia của 16 đội. Việc tạo ra một giải vô địch duy nhất trên cả nước thay vì chọn các đội tham dự thông qua các giải đấu địa phương là yêu cầu của cả Nhà nước và UEFA. Mong muốn ban đầu là tổ chức các trận đấu cố định vào Chủ nhật hàng tuần ở Hy Lạp nhằm kích thích sự quan tâm đến PRO-PO, trong khi đó UEFA lại muốn việc lựa chọn các đội vô địch quốc gia với các tiêu chí nghiêm ngặt và thông qua các trận đấu diễn ra trên cả nước. Liên đoàn bóng đá Hy Lạp (HFF) có nghĩa vụ phải tiến hành bãi bỏ các giải đấu của Hiệp hội các câu lạc bộ bóng đá Hy Lạp (EPS) cũng như các vòng loại của Giải vô địch toàn Hy Lạp. Hạng đấu cao nhất sẽ là Alpha Ethniki, giải đấu duy nhất với các câu lạc bộ từ khắp lãnh thổ Hy Lạp, số lượng các đội sẽ tham dự giải đấu sẽ được cố định ngoại trừ các trường hợp xuống hạng vào cuối mỗi mùa giải. Ban đầu, số đội từ 10 của Giải vô địch toàn Hy Lạp mùa giải 1958–59 sẽ được mở rộng lên thành 18 đội, lịch thi đấu sẽ diễn ra hầu hết tất cả các ngày có thể trong năm, các đội sẽ không còn tham gia vào các giải đấu địa phương thuộc EPS. Đó sẽ chỉ còn là vòng loại cho giải vô địch quốc gia sắp tới và không còn là vòng chung kết của giải vô địch hiện tại nên tầm quan trọng của chúng đã bị giảm đi đáng kể. Vào thứ Bảy ngày 10 tháng 10 năm 1959 tại Đại hội đồng HFF, với sự tham gia của tất cả các thành viên thuộc Hiệp hội các Hiệp hội Bóng đá và Tổng thư ký Thể thao (GGA) cùng đại diện của chính phủ Karamanlis đã tuyên bố thành lập giải vô địch quốc gia đầu tiên của bóng đá Hy Lạp. Trận đấu đầu tiên được diễn ra trong 15 ngày tới. Theo đại hội đồng HFF vào ngày 29 tháng 8 năm 1959, Alpha Ethniki sẽ có 18 đội và sẽ quyết tâm thực hiện phù hợp với các vị trí của các giải EPS tại địa phương trong giai đoạn 1958–59. HFF vào thứ bảy ngày 10 tháng 10 tại Đại hội đồng đã quyết định giảm số đội xuống còn 16 để giải đấu sẽ không bị kéo dài vào mùa hè. Sau khi kết thúc mùa giải đầu tiên vào mùa hè năm 1960, số đội bóng dự giải không tăng lên bất chấp ý định ban đầu của HFF và con số 16 được coi là lý tưởng cho giải vô địch tại Hy Lạp. Giải đấu tăng số đội lên thành 18 một lần duy nhất vào năm 1967.

Các đội tham dự mùa giải đầu tiên của Alpha Ethniki là:

  • Bốn đội dẫn đầu của Giải vô địch Hiệp hội các câu lạc bộ bóng đá Athens: Panathinaikos, Panionios, AEK Athens và Apollon Smyrnis.
  • Bốn đội đứng đầu của Giải vô địch Hiệp hội các câu lạc bộ bóng đá Piraeus: Olympiacos, Ethnikos Piraeus, AE Nikaia và Proodeftiki.
  • Bốn đội dẫn đầu của Giải vô địch Hiệp hội các câu lạc bộ bóng đá Macedonia (Thessaloniki): Aris, PAOK, Apollon Kalamarias và Iraklis.
  • Hai đội đứng đầu bảng Bắc của Giải vô địch khu vực: Doxa Drama và Megas Alexandros Katerini.
  • Đứng đầu hai bảng Giải vô địch khu vực phía Nam: Pankorinthiakos và Panegialios.

Vào ngày 25 tháng 10 năm 1959, mùa giải Alpha Ethniki đầu tiên đã diễn ra. Panathinaikos đã giành chức vô địch Alpha Ethniki đầu tiên, trở thành nhà vô địch Hy Lạp lần thứ tư trong lịch sử. Họ ghi được 79 điểm khi đã đánh bại AEK Athens 2–1 trong trận đấu mà chỉ cần một kết quả hòa tại sân vận động Karaiskakis. Hệ thống tính điểm là 3 điểm cho một trận thắng thắng, 2 điểm cho một trận hòa, 1 điểm cho một trận thua.

Những năm tiếp theo

[sửa | sửa mã nguồn]

Qua thời gian, một số đội bóng tham dự mùa giải Alpha Ethniki đầu tiên đã có nhiều biến động. Ethnikos Piraeus, đội đoạt cúp Hy Lạp năm 1933 cùng Proodeftiki xuống tham dự Gamma Ethniki (hạng ba) trong khi AE Nikaia phải tham gia giải vô địch cấp địa phương Piraeus. Apollon Kalamaria, Doxa Drama và Iraklis xuống chơi tại Beta Ethniki (hạng hai), trong khi đó Pankorinthiakos sau một vài năm chơi tại Alpha Ethniki đã hợp nhất với Aris Korinthos để thành lập PAS Korinthos, thăng hạng lên Alpha Ethniki vào những năm thập niên 90 và hiện đang tham dự Gamma Ethniki. Megas Alexandros Katerini là đội tiền thân của Pierikos. Năm 1961, họ hợp nhất với Olympos Katerini thành Pierikos và tham dự Gamma Ethniki.

Vào ngày 19 tháng 1 năm 1979, một dự luật đã được thông qua tại Quốc hội Hy Lạp. Theo đó các câu lạc bộ bóng đá trở thành tập đoàn bóng đá (PAE hoặc ΠΑΕ trong tiếng Hy Lạp). Hiệp hội các tập đoàn bóng đá (EPAE, ΕΠΑΕ trong tiếng Hy Lạp) dưới sự giám sát của HFF sẽ chịu trách nhiệm tổ chức giải vô địch với Makis Ithakisios được bầu làm chủ tịch đầu tiên. Ban đầu, cổ phần thuộc sở hữu của liên đoàn thể thao mà câu lạc bộ bóng đá trực thuộc. Tuy nhiên, ngay sau đó, các doanh nhân nổi tiếng của Hy Lạp (chủ tàu, trùm dầu mỏ, chủ ngân hàng, v.v.) bắt đầu mua lại các PAE mới thành lập bằng cách mua phần lớn cổ phần của họ, và sau đó tăng vốn cổ phần của họ, do đó biến bóng đá Hy Lạp thành một ngành kinh doanh thương mại hóa hoàn toàn và có lợi nhuận cao trong nhiều thập kỷ tiếp theo.

Đổi tên

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 16 tháng 7 năm 2006, công ti Super League được thành lập. Các thành viên của công ti là các PAE có quyền tham gia giải vô địch bóng đá chuyên nghiệp hạng Nhất. Hoạt động chính của hiệp hội là tổ chức và tiến hành Giải hạng Nhất theo quy định và quyết định của Liên đoàn bóng đá Hy Lạp (HFF) và các liên đoàn bóng đá quốc tế cấp cao hơn (UEFA, FIFA).

Thể thức thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại, có 14 câu lạc bộ tham dự Super League, mỗi đội thi đấu với nhau theo thể thức sân nhà sân khách với tổng cộng 26 trận. Vào cuối mùa giải, 6 câu lạc bộ đứng đầu bảng xếp hạng sẽ thi đấu với nhau trong một vòng đấu kéo dài 10 trận để quyết định đội vô địch Super League cũng như các đội tham dự UEFA Champions LeagueUEFA Europa Conference League.

8 câu lạc bộ cuối bảng đối đầu với nhau trong loạt trận play-out để quyết định đội xuống hạng Super League 2.[5] Trong khi đó, hai đội đứng đầu Super League 2 được thăng hạng. Số lượng đội xuống hạng có thể thay đổi, tùy thuộc vào thủ tục cấp phép diễn ra vào cuối mùa giải.

Super League hiện chỉ có một suất tham dự UEFA Champions League. Đội vô dịch sẽ tham dự vòng loại đầu tiên. Ba suất UEFA Europa Conference League thuộc về các đội xếp thứ 2, 3 và đội vô địch Cúp quốc gia Hy Lạp .

Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa giải 2021–22

[sửa | sửa mã nguồn]

14 câu lạc bộ dưới đây sẽ thi đấu tại Super League 1 trong mùa giải 2021–22.

Câu lạc bộ Thứ hạng mùa giải 2020–21 Mùa đầu tại giải VĐQG Số mùa tại giải VĐQG Số mùa tại
Super League
Số lần vô địch giải VĐQG Lần gần nhất vô địch giải VĐQG
AEK Athens &0000000000000004.0000004 1930–31 73 14 12 2017–18
Apollon Smyrnis &0000000000000011.00000011 1930–31 55 5 0
Aris Thessaloniki &0000000000000003.0000003 1927–28 73 12 3 1945–46
Asteras Tripolis &0000000000000006.0000006 2007–08 15 15 0
Atromitos &0000000000000008.0000008 1927–28 23 15 0
Ionikos Vô địch Super League Hy Lạp 2 2020–21 1989–90 17 2 0
Lamia &0000000000000010.00000010 2017–18 5 5 0
OFI &0000000000000012.00000012 1957–58 45 11 0
Olympiacos &0000000000000001.0000001 1929–30 85 16 46 2020–21
Panathinaikos &0000000000000005.0000005 1929–30 80 16 20 2009–10
Panetolikos &0000000000000013.00000013 1954–55 13 10 0
PAS Giannina &0000000000000009.0000009 1974–75 26 11 0
PAOK &0000000000000002.0000002 1930–31 77 16 3 2018–19
Volos &0000000000000007.0000007 2019–20 3 3 0

Đội vô địch

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên của giải vô địch qua các năm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1905–06 đến 1926–27 : Giải vô địch Hiệp hội thể thao nghiệp dư (SEGAS)Giải vô địch HIệp hội các câu lạc bộ bóng đá Hy Lạp (không dược tính theo HFF )
  • 1927–28 đến 1958–59 : Giải vô địch toàn Hy Lạp HFF
  • 1959–60 đến 2005–06 : Alpha Ethniki
  • 2006–07 đến nay: Super League Hy Lạp

Chức vô địch SEGAS và FCA

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải vô địch SEGAS
1905–06 Ethnikos Athens
1906–07 Ethnikos Athens
1907–08 Goudi Athens
1908–09 Piraikos[6]
1909–10 Goudi Athens
1910–11 Podosferikos Omilos Athinon
1911–12 Goudi Athens[7]
1912–13 Không tổ chức (First Balkan War)
1913–14 Không tổ chức (Second Balkan War)
1914–15 Không tổ chức (WW1)
1915–16 Không tổ chức (WW1)
1916–17 Không tổ chức (WW1)
1917–18 Không tổ chức (WW1)
1918–19 Không tổ chức (WW1)
1919–20 Không tổ chức (WW1)
Giải vô địch FCA Hy Lạp
1922–23 Piraikos
1923–24 3 đội vô địch
1924–25 2 đội vô địch
1925–26 3 đội vô địch
1926–27 3 đội vô địch

Giải vô địch Hy Lạp

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành tích các câu lạc bộ (1927–)

[sửa | sửa mã nguồn]
Câu lạc bộ Số lần vô địch Năm vô địch Tham khảo
Olympiacos 46 1931, 1933, 1934, 1936, 1937, 1938, 1947, 1948, 1951, 1954, 1955, 1956, 1957, 1958, 1959, 1966, 1967, 1973, 1974, 1975, 1980, 1981, 1982, 1983, 1987, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2020, 2021, 2021 [8][9][10]
Panathinaikos 20 1930, 1949, 1953, 1960, 1961, 1962, 1964, 1965, 1969, 1970, 1972, 1977, 1984, 1986, 1990, 1991, 1995, 1996, 2004, 2010 [8][11][12]
AEK 12 1939, 1940, 1963, 1968, 1971, 1978, 1979, 1989, 1992, 1993, 1994, 2018 [8][13]
Aris 3 1928, 1932, 1946 [8]
PAOK 3 1976, 1985, 2019 [8]
AEL 1 1988 [8]

Thành tích các câu lạc bộ (1959–)

[sửa | sửa mã nguồn]

* Mùa giải 1959–60 đánh dấu mùa đầu tiên của Alpha Ethniki - tiền thân của giải Super League hiện tại với thể thức thi đấu vòng tròn trên toàn quốc.

Câu lạc bộ Số lần vô địch Năm vô địch Tham khảo
Olympiacos 31 1966, 1967, 1973, 1974, 1975, 1980, 1981, 1982, 1983, 1987, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2020, 2021 [8][9][10]
Panathinaikos 17 1960, 1961, 1962, 1964, 1965, 1969, 1970, 1972, 1977, 1984, 1986, 1990, 1991, 1995, 1996, 2004, 2010 [8][11][12]
AEK 10 1963, 1968, 1971, 1978, 1979, 1989, 1992, 1993, 1994, 2018 [8][13]
PAOK 3 1976, 1985, 2019 [8]
AEL 1 1988 [8]

Thành tích theo thành phố (1927–)

[sửa | sửa mã nguồn]

Sáu câu lạc bộ đã giành chức vô địch đến từ bốn thành phố:

Thành phố Danh hiệu Câu lạc bộ
Piraeus 46 Olympiacos (46)
Athens 32 Panathinaikos (20), AEK Athens (12)
Thessaloniki 6 PAOK (3), Aris (3)
Larissa 1 AEL (1)

Thành tích theo khu vực (1927–)

[sửa | sửa mã nguồn]

Sáu câu lạc bộ đã giành chức vô địch đến từ ba khu vực:

Khu vực Danh hiệu Câu lạc bộ
Attica 78 Olympiacos (46), Panathinaikos (20), AEK Athens (12)
Trung Makedonia 6 PAOK (3), Aris (3)
Thessaly 1 AEL (1)

Số liệu thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Xếp hạng số lần lọt vào top 3 (1959 – nay)

[sửa | sửa mã nguồn]
Câu lạc bộ Nhất Nhì Ba Tổng
Olympiacos 31 15 9 55
Panathinaikos 17 19 14 50
AEK Athens 10 16 18 44
PAOK 3 8 9 20
AEL 1 1 - 2
Aris - 1 5 6
OFI - 1 2 3
Panionios - 1 1 2
Apollon Smyrni - - 1 1
Asteras Tripoli - - 1 1
Atromitos - - 1 1
Iraklis - - 1 1

Số mùa giải thi đấu trong Alpha Ethniki và Super League

[sửa | sửa mã nguồn]

Số mùa giải mà mỗi đội (theo thứ tự bảng chữ cái) đã chơi ở hạng đấu cao nhất từ 1959–60 đến 2021–22 . Có tổng cộng 69 đội đã thi đấu ít nhất một mùa giải tại giải hạng nhất. Olympiacos, Panathinaikos và PAOK là ba đội duy nhất đã chơi ở hạng đấu cao nhất trong mọi mùa giải kể từ khi giải đấu bắt đầu theo thể thức mới. Các đội in đậm Super League 2021–22 .

Số mùa Câu lạc bộ
63 Olympiacos, Panathinaikos, PAOK
61 AEK Athens
59 Panionios
57 Aris Thessaloniki
53 Iraklis
44 OFI
42 Apollon Smyrnis
36 Ethnikos Piraeus
31 Xanthi, AEL
26 Panachaiki, PAS Giannina
24 Panserraikos
23 Egaleo
21 Doxa Drama, Atromitos
20 Apollon Pontus
19 Kavala
18 Levadiakos
17 Veria, Ionikos
16 Pierikos
15 Proodeftiki, Asteras Tripolis
12 Panetolikos
10 Kastoria
9 Athinaikos, Ergotelis, Olympiacos Volos
7 Fostiras, Kalamata, Paniliakos, Trikala
6 Niki Volos, Panegialios, Panthrakikos, Platanias
5 Edessaikos, Korinthos, AO Kerkyra, Lamia
4 Akratitos, Ethnikos Asteras, Kallithea, Rodos, Vyzas Megara
3 Diagoras, Olympiakos Nicosia, Panelefsiniakos, AEL Kalloni, AOK Kerkyra, Volos
2 Chalkidona
1 AEL Limassol, AE Nikaia, APOEL*, Atromitos Piraeus, Chalkida, EPA Larnaca, Makedonikos, Megas Alexandros Katerini, Naoussa, Olympiacos Chalkida, Omonia Nicosia, Pankorinthiakos, Thermaikos, Thrasyvoulos
  • APOEL đã tránh được việc phải xuống hạng trong mùa giải 1973–74 nhưng bị buộc phải tham dự Hạng Nhất Síp vào mùa giải tiếp theo do Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Síp. Do đó, họ là đội duy nhất chỉ chơi một mùa giải tại giải VĐQG Hy Lạp và không bị xuống hạng.

Bảng xếp hạng tổng (từ 1959–60)

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là bảng tổng kết điểm số, kết quả các trận đấu và bàn thắng của mọi đội đã tham dự Alpha EthnikiSuper League kể từ mùa giải 1959–60. Số liệu được tính đến hết mùa giải 2020–21. Một trận thắng được 3 điểm, hòa được 1 điểm, thua được 0 điểm và không có loại trừ nào.

Hạng Đội Mùa Điểm Số trận Thắng Hòa Thua B.T. B.B. H.S. 1 2 3 Mùa đầu Từ/Mùa cuối Tốt nhất
1 Olympiacos 62 4307 1960 1305 397 258 4001 1443 2558 31 15 9 1959–60 1959–60 1
2 Panathinaikos 62 4023 1960 1206 438 317 3693 1541 2152 17 19 14 1959–60 1959–60 1
3 AEK Athens 60 3738 1894 1106 442 346 3475 1647 1828 10 17 19 1959–60 2015–16 1
4 PAOK 62 3398 1961 971 506 484 3041 1912 1129 3 8 9 1959–60 1959–60 1
5 Aris 56 2617 1781 712 496 573 2204 1946 258 1 5 1959–60 2018–19 2
6 Panionios 59 2411 1870 642 493 735 2202 2364 −162 2 1 1959–60 2019–20 2
7 Iraklis 53 2401 1686 623 469 594 2099 2011 88 1 1959–60 2015–16 3
8 OFI 44 1807 1377 507 315 555 1714 1820 −106 1 2 1968–69 2018–19 2
9 Apollon Smyrnis 42 1524 1326 393 351 582 1402 1745 −343 1 1959–60 2020–21 3
10 Ethnikos Piraeus 36 1394 1164 356 326 482 1305 1552 −247 1959–60 1998–99 4

Theo khu vực địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các khu vực địa lý của Hy Lạp đều có sự góp mặt của ít nhất một câu lạc bộ ở giải vô địch quốc gia. Miền Trung Hy Lạp có 26 câu lạc bộ, trong đó 21 câu lạc bộ đến từ Attica. Trung Hy Lạp, MakedoniaPeloponnese có gần 3/4 các câu lạc bộ đã tham gia hạng đấu cao nhất. Từ năm 1967 đến 1974, đội vô địch Síp cũng tham dự giải Hy Lạp và đã có tổng cộng năm câu lạc bộ Síp khác nhau đã tham dự trong những năm đó. Các đảo Rhodes, LesbosCorfu của Hy Lạp cũng đã có đại diện. Tổng cộng có 73 câu lạc bộ đã tham gia ở cấp độ đầu tiên cho đến nay.

Vùng Tổng Đội
Trung Hy Lạp 26 Attica: Olympiacos, Panathinaikos, AEK Athens, Panionios, Apollon Smyrnis, Ethnikos Piraeus, Egaleo, Ionikos, Atromitos, Proodeftiki, Athinaikos, Fostiras, Akratitos, Ethnikos Asteras, Kallithea, Vyzas Megara, Panelefsiniakos, Chalkidona, AE Nikaia, Atromitos Piraeus, Thrasyvoulos

Euboea: Chalkida, Olympiacos Chalkida

Boeotia: Levadiakos

Aetolia-Acarnania: Panetolikos

Phthiotis: Lamia

Macedonia 15 Trung Macedonia: PAOK, Aris, Iraklis, Panserraikos, Apollon Pontus, Pierikos, Veria, Edessaikos, Makedonikos, Megas Alexandros Katerini, Naoussa, Thermaikos

Đông Macedonia: Doxa Drama, Kavala

Tây Macedonia: Kastoria

Peloponnese 7 Panachaiki, Asteras Tripolis, Kalamata, Paniliakos, Panegialios, Korinthos, Pankorinthiakos
Cyprus 5 Olympiakos Nicosia, AEL Limassol, APOEL, EPA Larnaca, Omonia Nicosia
Thessaly 5 AEL, Olympiacos Volos, Trikala, Niki Volos, Volos N.F.C.
Crete 3 OFI, Ergotelis, Platanias
Đảo Aegean 3 Rodos, Diagoras, AEL Kalloni
Thrace 2 Xanthi, Panthrakikos
Ionian Islands 2 A.O. Kerkyra, PAE Kerkyra
Epirus 1 PAS Giannina

Vua phá lưới và cầu thủ có số trận nhiều nhất

[sửa | sửa mã nguồn]
Số trận nhiều nhất
Hạng Tên Số trận Đội
1 Mimis Domazos 536 Panathinaikos, AEK Athens
2 Nikos Nioplias 509 OFI, Panathinaikos, Chalkidona
3 Giorgos Koudas 504 PAOK
4 Thomas Mavros 501 Panionios, AEK Athens
5 Savvas Kofidis 493 Iraklis, Olympiacos, Aris
6 Mimis Papaioannou 480 AEK Athens
Stathis Chaitas 480 Panionios, AEL
8 Giorgos Skartados 478 Rodos, PAOK, Iraklis, Olympiacos
9 Georgios Georgiadis 476 Doxa Drama, Panathinaikos, PAOK, Olympiacos, Iraklis
10 Dinos Kouis 473 Aris
11 Tasos Mitropoulos 458 Ethnikos Piraeus, Olympiacos, AEK Athens, Apollon Smyrnis, Iraklis, Veria
12 Elias Yfantis 457 Olympiacos
13 Takis Nikoloudis 453 Iraklis, AEK Athens, Olympiacos, Apollon Pontus
14 Angelos Kremmydas 448 Ethnikos Piraeus, Panachaiki
15 Stelios Manolas 447 AEK Athens
16 Dimitris Saravakos 443 Panionios, Panathinaikos, AEK Athens
17 Theodoros Pahatouridis 434 Chính kịch Doxa, Olympiacos, Ionikos
18 Giorgos Dedes 429 Panionios, AEK Athens
19 Giannis Gounaris 426 PAOK, Olympiacos
20 Michalis Kritikopoulos 422 Panegialios, Ethnikos Piraeus, Olympiacos, Apollon Smyrnis
Cầu thủ ngoại
1 Krzysztof Warzycha 390 Panathinaikos
2 Predrag Đorđević 375 Paniliakos, Olympiacos
3 Toni Savevski 357 AEK Athens
4 Daniel Batista 316 Ethnikos Piraeus, Olympiacos, AEK Athens, Aris
5 Noni Lima 291 Panionios
Nhiều bàn thắng nhất
Hạng Tên Bàn Đội
1 Thomas Mavros 260 AEK Athens, Panionios
2 Krzysztof Warzycha 244 Panathinaikos
3 Mimis Papaioannou 234 AEK Athens
4 Giorgos Sideris 224 Olympiacos
5 Antonis Antoniadis 187 Panathinaikos, Olympiacos
6 Alexandros Alexandris 186 Veria, AEK Athens, Olympiacos, AEL, Kallithea
7 Dimitris Saravakos 186 Panionios, Panathinaikos, AEK Athens
8 Giorgos Dedes 181 Panionios, AEK Athens
9 Nikos Anastopoulos 179 Panionios, Olympiacos, Ionikos
10 Michalis Kritikopoulos 175 Panegialios, Ethnikos Piraeus, Olympiacos
11 Nikos Lyberopoulos 167 Kalamata, Panathinaikos, AEK Athens
12 Demis Nikolaidis 163 Apollon Smyrnis, AEK Athens
13 Dinos Kouis 142 Aris
14 Kostas Nestoridis 140 AEK Athens
15 Mimis Domazos 139 Panathinaikos, AEK Athens
16 Georgios Georgiadis 137 Doxa Drama, Panathinaikos, PAOK, Olympiacos, Iraklis
17 Stavros Sarafis 136 PAOK
Dimitris Salpingidis 136 PAOK, Panathinaikos
19 Giorgos Koudas 134 PAOK

Số sao vàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Dựa trên ý tưởng của Umberto Agnelli, danh hiệu Golden Star for Sports Excellence đã được ra mắt để công nhận các đội đã giành được nhiều chức vô địch hoặc các danh hiệu khác bằng cách hiển thị các ngôi sao vàng trên biểu trưng và áo đấu của đội.

Số ngôi sao chính thức được trao cho các đội Super League hiện tại là:[cần dẫn nguồn]

  • Olympiacos nhận được trong năm 2012–13
  • Panathinaikos nhận năm 2009–10
  • AEK nhận trong năm 1992–93

Các câu lạc bộ bóng đá Hy Lạp tại các giải đấu châu Âu

[sửa | sửa mã nguồn]

Cúp C1 châu Âu / UEFA Champions League

[sửa | sửa mã nguồn]
Câu lạc bộ Vô địch Á quân Bán kết Tứ kết
Panathinaikos - 1971 1985, 1996 1992, 2002
AEK Athens - - - 1969
Olympiacos - - - 1999

UEFA Cup / Europa League

[sửa | sửa mã nguồn]
Câu lạc bộ Vô địch Á quân Bán kết Tứ kết
AEK Athens - - 1977 -
Panathinaikos - - - 1988, 2003

UEFA Cup Winners' Cup

[sửa | sửa mã nguồn]
Câu lạc bộ Vô địch Chung kết Bán kết Tứ kết
AEK Athens - - - 1997, 1998
PAOK - - - 1974
AEL - - - 1985
Olympiacos - - - 1993
Panionios - - - 1999

Xếp hạng UEFA

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng xếp hạng quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến ngày 30 tháng 5 năm 2021, Giải VĐQG Hy Lạp đứng thứ 20 trong cơ sở dữ liệu hệ số UEFA với 26.000 điểm.

Hạng Giải đấu Điểm
1 Anh Ngoại hạng Anh 100.569
2 Tây Ban Nha La Liga 97.855
3 Ý Serie A 75.438
4 Đức Bundesliga 73.570
5 Pháp Ligue 1 56.081
6 Bồ Đào Nha Primeira Liga 48.549
7 Hà Lan Eredivisie 39.200
8 Nga Ngoại hạng Nga 38.382
9 Bỉ VĐQG Bỉ 36.500
10 Áo VĐQG Áo 35.825
11 Scotland VĐQG Scotland 33.375
12 Ukraina Ngoại hạng Ukraina 33.100
13 Thổ Nhĩ Kỳ Süper Lig 30.100
14 Đan Mạch Superliga Đan Mạch 27.875
15 Cộng hòa Síp Giải hạng nhất Síp 27.750
16 Serbia Serbia SuperLiga 26.750
17 Cộng hòa Séc Giải hạng nhất Séc 26.600
18 Croatia Prva HNL 26.275
19 Thụy Sĩ Swiss Super League 26.225
20 Hy Lạp Super League Hy Lạp 26.000

Bảng xếp hạng câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Tính đến 24 tháng 2 năm 2022
Hạng Câu lạc bộ Điểm
37 Olympiacos 41.000
72 PAOK 21.000
81 AEK Athens 20.000
224 Aris Thessaloniki 5.440
227 OFI 5.440
228 Atromitos 5.440
231 Asteras Tripolis 5.440
233 Panathinaikos 5.440
234 Panionios 5.440

Bản quyền phát sóng

[sửa | sửa mã nguồn]

Nova Sports (kênh cao cấp) đã có bản quyền phát sóng các trận đấu trên sân nhà của sáu đội thuộc Super League. Các đội là Aris, Asteras Tripolis, Atromitos, Olympiacos, PAOK và PAS Giannina. Cosmote Sport (cũng là một kênh cao cấp) đã có bản quyền phát sóng các trận đấu trên sân nhà của tám đội thuộc Super League. Các đội là AEK Athens, Apollon Smyrnis, Ionikos, Lamia, OFI, Panathinaikos, Panetolikos và Volos.

Eurosport có bản quyền phát sóng toàn châu Âu cho Super League (ngoại trừ Hy Lạp và Bồ Đào Nha).

Nhà tài trợ

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2007 đến năm 2017, Super League bán tên công ty OPAP. Từ năm 2017 đến năm 2019, Super League bán tên cho công ty Souroti.

Thỏa thuận của OPAP với Super League đã hết hạn vào cuối mùa giải 2016–17. Super League đã thông báo vào ngày 20 tháng 7 năm 2017 rằng hợp đồng tài trợ danh hiệu mới cho Super League là với công ty Souroti.

Cũng như tài trợ cho chính giải đấu, Super League có một số đối tác và nhà cung cấp chính thức. Nhà cung cấp bóng chính thức cho giải đấu là Molten có hợp đồng từ mùa giải 2019–20 thay thế cho Adidas. Ngoài ra, Panini đã có giấy phép sản xuất các đồ dùng sưu tầm cho Super League kể từ năm 2008 (ngoại trừ mùa giải 2018–19), bao gồm nhãn dán và thẻ bài sưu tập .

Giai đoạn Nhà tài trợ Tên
2007–2017 OPAP OPAP Super League
2017–2019 Souroti Super League Souroti
2020– Interwetten Super League Interwetten

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Η Βουλή υπερψήφισε την αναδιάρθρωση των επαγγελματικών κατηγοριών”. www.sport24.gr.
  2. ^ UEFA.com. “Country coefficients | UEFA Coefficients”. UEFA.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ “List of Greek champions” (bằng tiếng Hy Lạp). Hellenic Football Federation. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ “EPO - Hellenic Football Federation”. www.epo.gr.
  5. ^ “Football League”. Epae.org. 2 tháng 8 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2015.
  6. ^ Astrachan, Αναρτήθηκε από. “Greeksporhistory: Η ιστορια του Ελληνικου ποδοσφαιρου”.
  7. ^ “Greece - Final Tables 1906-1959”. www.rsssf.com.
  8. ^ a b c d e f g h i j k Kárpáti, Tamás; Schöggl, Hans. “List of Greece championships”. RSSSF. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2012.
  9. ^ a b “Olympiacos F.C. history”. olympiacos.org. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2012.
  10. ^ a b “Olympiacos profile”. FIFA.com. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2012.
  11. ^ a b “Panathinaikos F.C. trophies”. pao.gr. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2012.
  12. ^ a b “Panathinaikos FC profile”. uefa.com. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2012.
  13. ^ a b “AEK honours”. aekfc.gr. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2012.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]