Hoa hậu Hoàn vũ 2000

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hoa hậu Hoàn vũ 2000
Ngày12 tháng 5 năm 2000[a]
Dẫn chương trình
  • Sinbad
  • Ali Landry
  • Julie Moran
Biểu diễn
  • Elvis Crespo
  • Dave Koz
  • Montell Jordan
  • Anna Vissi
Địa điểmSân vận động Eleftheria, Nicosia, Síp
Truyền hìnhQuốc tế:
Địa phương:
  • CyBC
Tham gia79
Số xếp hạng10
Lần đầu tham gia
Bỏ cuộc
Trở lại
Người chiến thắngLara Dutta
 Ấn Độ
Hoa hậu thân thiệnTamara Scaroni
 Aruba
Quốc phục đẹp nhấtLara Dutta
 Ấn Độ
Corinne Crewe
 Zimbabwe
Hoa hậu ảnhHelen Lindes
 Tây Ban Nha
← 1999
2001 →

Hoa hậu Hoàn vũ 2000 là cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ lần thứ 49 được tổ chức tổ chức vào ngày 12 tháng 5 năm 2000[a] tại Sân vận động Eleftheria, Nicosia, thủ đô của Síp. Có tất cả 79 thí sinh đã tham gia cuộc thi. Cuối buổi chung kết, Hoa hậu Hoàn vũ 1999 Mpule Kwelagobe đến từ Botswana đã trao lại vương miện cho người đẹp Lara Dutta đến từ Ấn Độ.

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Các quốc gia và lãnh thổ tham gia Hoa hậu Hoàn vũ 2000 và kết quả.

Thứ hạng[sửa | sửa mã nguồn]

Kết quả Thí sinh
Hoa hậu Hoàn vũ 2000
Á hậu 1
Á hậu 2
Top 5
Top 10

Thứ tự gọi tên[sửa | sửa mã nguồn]

Chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc gia/Lãnh thổ Áo tắm Dạ hội Trung bình Ứng xử Top 5
 Ấn Độ 9.44(1) 9.40 (4) 9.42 (2) 9.90 (1)
 Venezuela 9.37 (2) 9.55 (1) 9.46 (1) 9.00 (3)
 Tây Ban Nha 9.07 (5) 9.51 (3) 9.29 (3) 9.20 (2)
 Canada 9.31 (3) 8.97 (7) 9.14 (5) 8.90 (4)
 Hoa Kỳ 9.10 (4) 9.24 (5) 9.17 (4) 8.70 (5)
 Colombia 8.66 (8) 9.52 (2) 9.09 (6)
 Estonia 8.90 (6) 9.04 (6) 8.97(7)
 Zimbabwe 8.74 (7) 8.94 (8) 8.84 (8)
 Pháp 8.60 (9) 8.92 (9) 8.76 (9)
 Nam Phi 8.54 (10) 8.75 (10) 8.645 (10)
     Hoa hậu
     Á hậu 1
     Á hậu 2
     Top 5
     Top 10
(#) Xếp hạng ở mỗi phần thi

Giải thưởng đặc biệt[sửa | sửa mã nguồn]

Trang phục dân tộc đẹp nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng Thí sinh
Giải Nhất
Top 3

Các giải thưởng khác[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng Thí sinh
Hoa hậu Thân thiện
  •  Aruba – Tamara Scaroni
Hoa hậu Ảnh
Hoa hậu mặc Áo tắm đẹp nhất
(Thiết kế bởi Oscar de la Renta)
Hoa hậu Phong cách Clairol Herbal Essence

Giám khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Thí sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc gia/Lãnh thổ Thí sinh
 Angola Eunice Manita
 Argentina Andrea Nicastri
 Aruba Tamara Scaroni
 Úc Samantha Frost
 Bahamas Mikala Moss
 Bỉ Joke Van de Velde
 Belize Shiemicka Richardson
 Bolivia Yenny Vaca
 Botswana Joyce Molemoeng
 Brazil Josiane Kruliskoski
 Quần đảo Virgin (Anh) Tausha Vanterpool
 Bulgaria Magdalina Valtchenova
 Canada Kim Yee
 Quần đảo Cayman Mona Lisa Tatum
 Chile Francesca Sovino
 Colombia Catalina Inés Acosta Albarracín
 Costa Rica Laura Mata
 Croatia Renata Lovrinčević
 Síp Christy Groutidou
 Cộng hòa Séc Jitka Kocurová
 Đan Mạch Heidi Meyer Vallentin
 Cộng hòa Dominican Gilda Jovine
 Ecuador Gabriela Cadena
 Ai Cập Rania El-Sayed
 El Salvador Alexandra Rivas
 Estonia Evelyn Mikomägi
 Phần Lan Suvi Miinala
 Pháp Sonia Rolland
 Đức Sabrina Schepmann
 Ghana Maame Esi Acquah
 Vương quốc Anh Louise Lakin
 Hy Lạp Eleni Skafida
 Guam Lisamarie Quinata
 Guatemala Evelyn López
 Honduras Flor Garcia
 Hồng Kông Quách Thiện Ni
 Hungary Izabella Kiss
 Ấn Độ Lara Dutta
 Ireland Louise Doheny
 Israel Nirit Bakshi
 Ý Annalisa Guadalupi
 Jamaica Sapphire Longmore
 Nhật Bản Mayu Endo
 Hàn Quốc Kim Yeon-joo
 Liban Norma Elias Naoum
 Malaysia Lynette Ludi
 Malta Jolene Arpa
 Mauritius Jenny Arthemidor
 México Leticia Murray
 Namibia Mia de Klerk
 Hà Lan Chantal van Roessel
 New Zealand Tonia Peachey
 Nigeria Matilda Kerry
 Na Uy Tonje Kristin Wøllo
 Panama Analía Núñez
 Paraguay Carolina Ramírez
 Peru Verónica Rueckner
 Philippines Nina Ricci Alagao
 Ba Lan Emilia Raszynska
 Bồ Đào Nha Licinia Macedo
 Puerto Rico Zoribel Fonalledas
 Nga Svetlana Goreva
 Singapore Eunice Olsen
 Slovakia Miroslava Kysucká
 Nam Phi Heather Hamilton
 Tây Ban Nha Helen Lindes
 St. Martin Angelique Romou
 Thụy Điển Valerie Aflalo
 Thụy Sĩ Anita Buri
 Đài Loan Trương Lý An
 Thái Lan Kulthida Yenprasert
 Trinidad & Tobago Heidi Rostant
 Turks & Caicos Clintina Gibbs
 Ukraina Natalie Shvachko
 Uruguay Giovanna Piazza
 Hoa Kỳ Lynnette Cole
 Venezuela Claudia Moreno
 Nam Tư Lana Marić
 Zimbabwe Corinne Crewe

Thông tin về các cuộc thi quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Tham gia lần đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Trở lại[sửa | sửa mã nguồn]

Lần cuối tham gia vào năm 1996:

Lần cuối tham gia vào năm 1998:

Thay thế[sửa | sửa mã nguồn]

  •  Ý – Hoa hậu Ý 1999, Manila Nazzaro là đại diện ban đầu của Ý tại Hoa hậu Hoàn vũ 2000, nhưng Tổ chức Hoa hậu Ý đã mất giấy phép của Tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ (MUO) năm đó do MUO phản đối việc cuộc thi quốc gia cho phép phụ nữ đã kết hôn hoặc đã lập gia đình từ năm 1994. Sau đó, một cuộc thi mới được gọi là "Hoa hậu cho Hoa hậu Hoàn vũ" (The Miss for Miss Universe) do nữ diễn viên người Mỹ gốc Ý Clarissa Burtt tổ chức từ năm 2000 đến năm 2009. Annalisa Guadalupi chiến thắng trong ấn bản đầu tiên và trước đó cô cũng thi đấu với Manila Nazzaro tại cuộc thi Hoa hậu Ý 1999.
  •  Nga – Ban đầu, tổ chức Hoa hậu Nga muốn gửi Hoa hậu Nga 1997 Yelena Rogozhina đến tham gia Hoa hậu Hoàn vũ 2000, nhưng chiến thắng của cô tại cuộc thi Hoa hậu Châu Âu 1999 ở Lebanon khiến cô không thể tham gia cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ. Người chiến thắng cuộc thi Hoa hậu Nga 1999, Anna Kruglova, cũng không đủ điều kiện tham gia do cô ấy chưa đủ tuổi vào thời điểm đó. Sau đó, ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Nga đã quyết định chọn Á hậu 1 cuộc thi Hoa hậu Nga 1999 Svetlana Goreva tham gia Hoa hậu Hoàn vũ 2000.
  •  Venezuela – Ban đầu tổ chức Hoa hậu Venezuela (MVO) chọn Martina Thorogood là đại diện cho đất nước của họ ở cả hai cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ và Hoa hậu Thế giới 1999. Ban Tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ phản đối điều này do Thorogood đã đạt danh hiệu Á hậu 1 tại Hoa hậu Thế giới 1999 và có cơ hội trở thành Hoa hậu Thế giới nếu người chiến thắng cuộc thi Hoa hậu Thế giới 1999 Yukta Mookhey bị tước vương miện do không hoàn thành nghĩa vụ. Sau đó, MVO muốn gửi Á hậu 1 của cuộc thi Hoa hậu Venezuela 1999 là Norkys Batista tham gia Hoa hậu Hoàn vũ 2000, nhưng vì cô không phải là người chiến thắng chính thức của cuộc thi quốc gia nên Tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ đã từ chối. Cuối cùng, một cuộc thi nhỏ được tổ chức cho các thí sinh đã tham gia cuộc thi Hoa hậu Venezuela trước đó, và Claudia Moreno được chọn để thi đấu tại Hoa hậu Hoàn vũ. Moreno đã tham gia và đạt danh hiệu Á hậu 1.

Bỏ cuộc[sửa | sửa mã nguồn]

  •  Áo – Simone Smrekar
  •  Bonaire – Không có cuộc thi nào được tổ chức do thiếu tài trợ.
  •  Barbados – Không có cuộc thi nào được tổ chức do thiếu tài trợ cho đến năm 2003.
  •  Quần đảo Cook – Hoa hậu Quần đảo Cook 1999 và Hoa hậu Nam Thái Bình Dương 1999, Liana Scott đã không tham gia do thiếu tài trợ.
  •  Curaçao – Hoa hậu Curaçao 2000, Jozaïne Wall, không thể tham gia vì chưa đủ tuổi. Jozaïne đã kiện tổ chức Hoa hậu Curaçao về vấn đề này. Sau đó, cô đã được tham gia cuộc thi khác là Hoa hậu Thế giới 2000[1].
  •  Guyana – Không có cuộc thi nào được tổ chức do thiếu tài trợ.
  •  Nicaragua – Không có cuộc thi nào được tổ chức do thiếu tài trợ.
  •  Bắc MarianaHoa hậu Quốc tế Bắc Marianas 1999, Michelle Boyer Sablan không tham gia và lý do không được tiết lộ[2].
  •  Suriname – Không có cuộc thi nào được tổ chức và họ đã mất giấy phép của Tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ.
  •  Thổ Nhĩ Kỳ – Hoa hậu Thổ Nhĩ Kỳ 2000 Gamze Özçelik đã được thay thế bởi Á hậu 1 Cansu Dere do Özçelik chưa đủ tuổi. Nhưng sau đó Cansu Dere bị Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cấm đến tham gia cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2000 ở Síp[3], do mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Síp ngày nay căng thẳng trên miền Bắc Síp.
  •  Quần đảo Virgin (Mỹ) – Không có cuộc thi nào được tổ chức.
  •  Zambia – Sidonia Mwape – Không thể tham gia do thiếu tài trợ

Thông tin cuộc thi[sửa | sửa mã nguồn]

  • Một thông tin đã được xác nhận bởi một tờ báo địa phương ở Síp sau khi cuộc thi diễn ra rằng các thí sinh sau đã lọt vào top 15: Cộng hòa Séc (thứ 11), Hà Lan (thứ 12), Panama (thứ 13), Đức (thứ 14) và Nhật Bản (thứ 15).

Thành phố đăng cai[sửa | sửa mã nguồn]

Nicosia đã được công bố là thành phố chủ nhà của cuộc thi vào ngày 1 tháng 7 năm 1999[4]. Quốc gia này đã đầu tư 3,5 triệu đô la vào sự kiện này, với hy vọng rằng sẽ phát triển các ngành du lịch, ngành công nghiệp chính của hòn đảo này[5].

Lãnh đạo nhà thờ Cypriot đã bảo thủ phản đối quyết định tổ chức cuộc thi trên đảo, tuyên bố rằng lễ kỷ niệm thiên niên kỷ về sự ra đời của Chúa Kitô quan trọng hơn và cho rằng cuộc thi thật tai tiếng và sẽ phô bày hình ảnh không kín đáo của phụ nữ[6].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Sự kiện đã được truyền hình trực tiếp vào lúc 08:00 PM tối theo giờ địa phương (UTC+03:00) tại nhiều đài truyền hình trên khắp thế giới. Đối với Hoa Kỳ, các chương trình bị trì hoãn để nhường chỗ cho chương trình truyền hình trực tiếp.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “MU2K - Miss Universe 2000 Candidates”. archive.org. ngày 12 tháng 10 năm 2000. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 10 năm 2000. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2018.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  2. ^ “NMBPA CONFIRMS Sablan out, Hill in - Saipan News, Headlines, Events, Ads - Saipan Tribune”. www.saipantribune.com. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2018.
  3. ^ “MİLLİYET YAŞAM SAYFALARI”. www.milliyet.com.tr. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2018.
  4. ^ “Cyprus to host Miss Universe in millennium”. Agence France Press. ngày 1 tháng 7 năm 1999.
  5. ^ Kambas, Michele (ngày 1 tháng 7 năm 1999). “Cyprus to host Miss Universe next year-official”. Reuters.
  6. ^ “Church and state feud over Miss Universe contest”. Associated Press. ngày 4 tháng 8 năm 1999.