Loại bỏ phương tiện giao thông dùng nhiên liệu hóa thạch

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một xe VinFast VFe34 đang được sạc ở thị xã Kỳ Anh, năm 2023. Ô tô điện có thị phần thế giới khoảng 14% vào năm 2022,[1] 18% vào năm 2023.[2]

Các phương tiện giao thông chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, chẳng hạn như xăng, dầu diesel, dầu hỏadầu mazut, đã được nhiều quốc gia lên kế hoạch loại bỏ dần. Loại bỏ phương tiện giao thông dùng nhiên liệu hóa thạch là một trong ba chương trình quan trọng nhất của quá trình loại bỏ nhiên liệu hóa thạch nói chung, hai chương trình còn lại là loại bỏ nhà máy điện dùng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điệnkhử cacbon trong công nghiệp.[3]

Nhiều quốc gia và thành phố trên thế giới tuyên bố họ sẽ cấm bán các phương tiện chở khách (chủ yếu là ô tôxe buýt) chạy bằng nhiên liệu hóa thạch theo một lộ trình đã được lập kế hoạch.[4][5] Dẫn đầu là Na Uy với 82,38% xe bán mới là xe điện vào năm 2023 và trên lộ trình 100% xe bán mới không phát thải vào 2025.[6][7] Các kế hoạch này còn được nhắc đến bằng các từ ngữ như "cấm xe xăng",[8][9] "cấm xe xăng dầu",[10] hoặc "cấm diesel".[11]

Một phương pháp loại bỏ dần phương tiện gây phát thải khác là sử dụng các vùng không phát thải ở các thành phố.

Bên cạnh phương tiện chở khách, một số nơi cũng đã ấn định ngày cấm tàu biển và xe tải chạy bằng nhiên liệu hóa thạch.

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tiêu thụ xe chạy điện (BEV) và hybrid sạc điện (PHEV) toàn cầu tăng nhanh vào khoảng những năm 2020

Có nhiều lý do để tiến đến cấm bán và lưu hành các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch: giảm rủi ro sức khỏe từ các hạt ô nhiễm, đặc biệt là PM10 của động cơ diesel và các khí thải khác, đặc biệt là nitơ oxide;[12] đáp ứng các mục tiêu về khí nhà kính quốc gia, chẳng hạn như CO2, theo các thỏa thuận quốc tế như Nghị định thư KyotoThỏa thuận chung Paris; hoặc đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia. Một nghiên cứu vào năm 2021 của Đại học Harvard ước tính khoảng 8 triệu người chết sớm mỗi năm do ô nhiễm gây ra bởi nhiên liệu hóa thạch,[13] nhiều hơn tổng số người chết do các cuộc chiến tranh đương đại, do tội phạm có vũ trang, và do thuốc lá cộng lại. Chỉ cần 37% xe ở Trung Quốc là xe điện cũng có thể cứu được 15.000 người chết sớm vì ô nhiễm không khí mỗi năm.[14] Thực thi việc cấm các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch đơn giản hơn[15] so với thuế carbon hoặc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch một cách tổng thể.[16]

Ngành công nghiệp ô tô đang nỗ lực giới thiệu các loại xe điện để thích ứng với các lệnh cấm.[5] Một nghiên cứu năm 2020 của Đại học Công nghệ Eindhoven cho thấy lượng khí thải trong quá trình sản xuất pin của ô tô điện mới nhỏ hơn nhiều so với giả định trong nghiên cứu IVL năm 2017[chú thích 1] (khoảng 75 kg CO2/kWh) và tuổi thọ của pin li-ion cũng dài hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây (ít nhất 12 năm với quãng đường 15.000 km hàng năm). Tính cả vòng đời sử dụng, từ khâu khai thác nguyên liệu, sản xuất, đến lúc dùng hết khấu hao, ô tô điện phát thải ít hơn ô tô chạy bằng dầu diesel hoặc xăng cùng phân khúc.[17][18]

Có một số ý kiến cho rằng chỉ chuyển từ ô tô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch sang ô tô điện vẫn đòi hỏi một tỷ lệ lớn đất đô thị dành cho ô tô.[19] Việc sử dụng các loại phương tiện (điện) chiếm ít không gian, chẳng hạn như xe đạp, xe máy điện, hoặc thậm chí đi bộ trên những khoảng cách ngắn, đặc biệt là ở khu vực thành thị, sẽ giúp loại bỏ đường và bãi đậu xe cho ô tô, đồng thời cải thiện cơ sở hạ tầng và lối đi dành cho xe đạp (bao gồm cả vỉa hè).[20][21] Mặc dù vẫn còn rất ít thành phố hoàn toàn không có ô tô (chẳng hạn như Venice), một số thành phố đang cấm tất cả ô tô ở một số khu vực.[22][23]

Kế hoạch[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 được tổ chức tại Glasgow, nhiều chính phủ và công ty đã ký một tuyên bố không ràng buộc về mặt pháp lý nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang ô tô và xe tải van không phát thải, gọi là Tuyên bố Glasgow. Tuyên bố này nêu lên mục tiêu tất cả ô tô và xe tải van mới không thải ra bất kỳ loại khí nhà kính nào ở ống xả vào năm 2035 tại các thị trường hàng đầu và đến năm 2040 trên toàn cầu.[24][25][26] Mỹ và Trung Quốc (thị trường ô tô lớn nhất) và Đức (thị trường ô tô lớn nhất EU) không ký vào Tuyên bố này. Cũng vắng mặt trong danh sách ký kết còn có các nhà sản xuất ô tô lớn là Volkswagen, Toyota, Renault-NissanHyundai-Kia.[27]

Liên minh Châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2018, Đan Mạch đề xuất lệnh cấm trên toàn EU đối với ô tô chạy xăng và dầu diesel, nhưng đề xuất này bị cho là trái với quy định của EU. Vào tháng 10 năm 2019, Đan Mạch cập nhật đề xuất, với lộ trình loại bỏ dần phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở các quốc gia thành viên vào năm 2030 và được 10 quốc gia thành viên EU khác ủng hộ.[28] Vào tháng 7 năm 2021, Pháp phản đối lệnh cấm ô tô chạy bằng động cơ đốt và đặc biệt là xe hybrid.[29] Tuy nhiên, cùng thời gian này, Ủy ban Châu Âu đã đề xuất giảm 100% lượng khí thải đối với ô tô và xe tải van bán mới kể từ năm 2035.[30][31] Vào ngày 8 tháng 6 năm 2022, Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất của Ủy ban Châu Âu, nhưng cần phải có thỏa thuận với các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu trước khi luật cuối cùng có thể được thông qua.[32] Vào ngày 22 tháng 6 năm 2022, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner tuyên bố rằng chính phủ của ông sẽ không đồng ý với lệnh cấm.[33] Nhưng vào ngày 29 tháng 6 năm 2022, sau 16 giờ đàm phán, tất cả các bộ trưởng khí hậu của 27 quốc gia thành viên EU đã đồng ý với đề xuất của ủy ban (một phần của gói 'Fit for 55') để cấm bán xe đốt trong mới vào năm 2035 (thông qua '[triển khai] mục tiêu giảm 100% lượng khí thải CO2 vào năm 2035 đối với ô tô và xe tải van mới').[34][35][36] Luật "không phát thải CO2 cho ô tô và xe tải van mới vào năm 2035" đã được Nghị viện Châu Âu thông qua vào ngày 14 tháng 2 năm 2023.[37]

Các quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ đề xuất cấm:
  từ thập niên 2020
  từ thập niên 2030
  từ thập niên 2040
  từ thập niên 2050
Kế hoạch cấm xe phát thải ở các quốc gia
Quốc gia Năm bắt đầu Hiện trạng Phạm vi Chi tiết
Armenia 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Áo 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Azerbaijan 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Bỉ 2026[38]

2029[39]

Kế hoạch chống biến đổi khí hậu của chính phủ 2026: ngừng trợ thuế cho xe xăng dầu được công ty cung cấp cho nhân viên

2029: (vùng Flanders) xe xăng dầu

2026: xe xăng dầu mới dùng để trợ cấp cho nhân viên

2029: (vùng Flanders) xe xăng dầu bán mới

Campuchia 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25][26][không khớp với nguồn] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Canada 2035[chú thích 2] Kế hoạch chống biến đổi khí hậu của chính phủ[40][41] Xe xăng, dầu, không chạy điện Xe hạng nhẹ bán mới
Cabo Verde 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Chile 2035 Chương trình Thỏa thuận Xanh Mới[42] Xe xăng, dầu Xe bán mới
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 2035 Kế hoạch chống biến đổi khí hậu của chính phủ[43] Xe xăng, dầu Xe bán mới, xe đăng ký mới
Costa Rica 2050[44][45] Đề xuất của Tổng thống Carlos Alvarado năm 2019 Xe xăng, dầu Xe bán mới
Croatia 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Cộng hòa Síp 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Đan Mạch 2030–2035[46] Xe xăng, dầu Xe bán mới (2030), xe hybrid được phép bán cho đến 2035.[46]
Cộng hòa Dominica 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Ai Cập 2040[47] Kế hoạch chính phủ Xe xăng, dầu, không chạy điện Xe bán mới
El Salvador 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Ethiopia 2024 Kế hoạch của Bộ Giao thông và Hậu cần[48] Xe không chạy điện Xe nhập khẩu mới từ 2024[48]
Phần Lan 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Đức 2030 Quyết định của Hội đồng Liên bang Đức[49] Xe phát thải Xe bán mới[49]
Ghana 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Hy Lạp 2030 Kế hoạch chính phủ[50] Xe phát thải, không chạy điện Xe bán mới
Tòa Thánh 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Hồng Kông 2035[51] Kế hoạch của chính quyền Hồng Kông Xe xăng, dầu Xe bán & đăng ký mới cho cá nhân
Iceland 2030 Kế hoạch chống biến đổi khí hậu[52] Xe chạy hoàn toàn bởi xăng, dầu Xe bán mới, có ngoại lệ cho nơi khó cấm[52]
Ấn Độ 2040[53] Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25][53] Xe xăng, dầu[53] Xe bán mới[53]
Indonesia 2050[54] Đề xuất bởi chính phủ vào năm 2021 Xe xăng, dầu Xe máy bán mới từ 2040, ô tô bán mới từ 2050
Cộng hòa Ireland 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Israel 2030[55] Kế hoạch của Bộ Năng lượng Israel[55] Xe phát thải, không chạy điện[55] Xe bán mới, xe nhập khẩu mới[55]
Ý 2035 Chỉ thị của Bộ Giao thông[56] Xe phát thải Xe bán mới cho cá nhân từ 2035
Xe bán mới cho doanh nghiệp từ 2040
Nhật Bản 2035 Kế hoạch của chính phủ Nhật Bản Xe chỉ chạy bằng xăng, dầu Xe hybrid xăng, dầu tiếp tục được bán[57]
Kenya 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Hàn Quốc 2035[47] Kế hoạch chống biến đổi khí hậu của chính phủ Xe xăng, dầu Xe bán mới
Liechtenstein 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Litva 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Luxembourg 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Ma Cao Có thể 2035[58] Nghiên cứu đang thực hiện bởi Cục Bảo vệ Môi trường Ma Cao[58] Xe xăng, dầu Cục Bảo vệ Môi trường Ma Cao đang xem xét chính sách của các vùng lân cận như Hồng Kông để đưa ra kế hoạch; hiện vẫn chưa có kế hoạch cụ thể.[58]
Malaysia 80% từ 2050[59] Lộ trình Dịch chuyển Năng lượng Quốc gia Malaysia[59] Xe không chạy điện[59] 80% thị phần là xe điện từ 2050; chưa có chính sách cấm xe không chạy điện[59]
Malta 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
México 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Maroc 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Hà Lan 2030[60] coalition agreement[61] Xe xăng, dầu Xe bán mới cho cá nhân từ 2030, xe cho doanh nghiệp từ 2040
New Zealand 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Na Uy 2025 Chính sách ưu đãi thuế & sử dụng cho xe xanh[62] Xe xăng, dầu Xe bán mới cho cá nhân từ 2025, xe cho doanh nghiệp từ 2035
Paraguay 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Ba Lan 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Bồ Đào Nha 2035 Kế hoạch chống biến đổi khí hậu của chính phủ, do đảng cầm quyền - Đảng Cộng sản Bồ Đào Nha - đưa ra[63][64] Xe xăng, dầu Xe bán mới
Rwanda 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Singapore 2023 (xe chính phủ)[65]

2025 (xe dầu, xe phi trường không chạy điện)[66][67]

2030 (xe chạy thuần xăng, dầu)[68]

2040[69]

Kế hoạch chống biến đổi khí hậu tháng 2 năm 2021, đẩy nhanh lên 10 năm so với thông báo năm 2020 Xe xăng, dầu, không chạy điện Xe chính phủ mới phải không phát thải từ 2023, xe chính phủ cũ có phát thải dừng vận hành từ 2035.[65] Xe phi trường phải là xe điện từ 2025.[67]

Xe dầu ngừng bán & đăng ký mới từ 2025, xe xăng dầu ngừng bán & đăng ký mới từ 2030.

Mọi xe vận hành từ 2030 phải là xe chạy điện, xe hybrid, xe hydro[66][68]

Không sử dụng động cơ đốt trong từ 2040.[69][70]

Slovenia 2031 Quy định giới hạn phát thải 50 g/km[71][72] Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe xăng dầu phát thải quá 50 g/km Xe đăng ký mới
Tây Ban Nha 2040[5] Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe dùng động cơ đốt trong Chỉ cấm xe bán mới cho tư nhân. Xe cho doanh nghiệp được tiếp tục dùng xăng, dầu[73] and motorcycles[74]
Thụy Điển 2030 Thỏa thuận liên minh[75] Xe xăng, dầu Xe bán mới
Đài Loan 2040[76] Kế hoạch của chính phủ, công bố bởi Bộ Môi trường. Xe xăng, dầu Xe chính phủ & xe buýt từ 2030, xe máy từ 2035, mọi xe từ 2040[76]
Thái Lan Có thể 2035[77][78] Đề xuất bởi Ủy ban Chính sách Xe Điện Quốc gia, chưa có hiệu lực.[78] Xe xăng, dầu Xe bán mới[77][78], xe đăng ký mới[78]
Thổ Nhĩ Kỳ 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] và Tuyên bố về xe tải[79] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Ukraina 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland 2035,[80] 2040[81] Kế hoạch của chính phủ Xe xăng, dầu Xe không chạy điện & xe hybrid bán mới từ 2035, giới hạn phát thải CO2 cho xe tải và xe buýt từ 2040
Hoa Kỳ 2035[82][83] Sắc lệnh số 14057 của tổng thống Joe Biden bổ sung xe chính phủ hạng nhẹ mới phải không phát thải từ 2027.[82][83] Xe xăng, dầu, không chạy điện Xe chính phủ hạng nhẹ mới từ 2027, mọi xe chính phủ mới từ 2035, xe động cơ đốt trong cũ loại bỏ trong giai đoạn 2035-2040.[82][83]
Uruguay 2040 Đã ký Tuyên bố Glasgow[24][25][26][không khớp với nguồn] Xe phát thải Xe bán mới từ 2040
Việt Nam 2040-2050[84][85] Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan của Bộ Giao thông Vận tải đã được Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022[84][85] Xe phát thải Mọi phương tiện giao thông đường bộ sử dụng điện, năng lượng xanh từ 2050[84][85]

Các thành phố và vùng lãnh thổ[sửa | sửa mã nguồn]

Kế hoạch cấm xe phát thải ở các thành phố và vùng lãnh thổ
Thành phố / vùng lãnh thổ Quốc gia Năm công bố Năm hiệu lực Phạm vi cấm Chi tiết
Aachen Đức 2018 2019[86] Xe máy dầu (sau đây viết tắt là xe dầu) Xe dầu từ 2019, trừ khi cải thiện khí thải.[86]
Amsterdam Hà Lan 2019 2030[87] Xe xăng, dầu Xe dầu tiêu chuẩn Euro I–III từ 2020, xe buýt không chạy điện từ 2022, tất cả các xe phát thải từ 2030.[88]
Antwerpen Bỉ 2016 2017–2025[89] Xe xăng, dầu, khí thiên nhiên Xe dầu tiêu chuẩn Euro I–II và xe xăng tiêu chuẩn Euro 0 tư 2017, Xe dầu Euro III và xe xăng Euro I từ 2020, xe dầu Euro IV vằ xe xăng Euro 2 từ 2026,[89][90] mọi xe dầu từ 2031 và mọi xe xăng từ 2035[91]
Arnhem Hà Lan 2013, 2018 2014–2019[92] Xe dầu Xe tải dầu Euro I–III từ 2014), mọi xe dầu Euro I–III từ 2019*.[92][chú thích 3]
Athens Hy Lạp 2016 2025[93] Xe dầu Mọi xe
Auckland New Zealand 2017 2030[5] Xe xăng, dầu Xe buýt phải là điện từ 2025
Lãnh thổ Thủ đô Úc Úc 2022 2035[94] Xe nhiên liệu hóa thạch Mọi xe hạng nhẹ dùng nhiên liệu hóa thạch từ 2035, bao gồm xe máy, ô tô con, xe tải nhẹ. Chính sách này là một phần của Chiến lược xe không phát thải của chính quyền vùng lãnh thổ này từ 2022–30.[95] The Strategy also targets 80-90% of new light vehicles sold by 2030 to be zero-emission models.[96]
Quần đảo Baleares Tây Ban Nha 2018 2025–2035[97] Xe xăng, dầu Mọi xe
Barcelona Tây Ban Nha 2017 2030[5] Xe xăng, dầu Xe buýt phải là điện từ 2025
Berlin Đức 2018 2019[86] Xe dầu Xe dầu tiêu chuẩn Euro I–V từ 2019.[86]
Bonn Đức 2018 2019[86] Xe dầu Xe dầu cũ từ 2019.[86]
Bristol UK 2019 2021[98] Xe dầu Xe dầu cá nhân, trong trung tâm thành phố, từ 7 am đến 3 pm)
British Columbia Canada 2018 2025[99] Xe xăng, dầu Mọi xe xăng dầu từ 2040, 10% xe không phát thải từ 2025
Bruxelles Bỉ 2018 2030–2035[100][101] Xe xăng, dầu Xe dầu Euro 0–I từ 2018,[102] xe dầu Euro II và xe xăng 0–1 từ 2019, xe dầu Euro III từ 2020,[101] xe dầu Euro IV từ 2022, xe dầu Euro V & xe xăng Euro 2 từ 2025, mọi xe dầu từ 2030, mọi xe xăng từ 2035[103]
California Hoa Kỳ 2020 2035 Xe phát thải dương Mọi xe, xe tải nhẹ[104][105]
Cape Town Nam Phi 2017 2030[5] Xe xăng, dầu Mọi xe; xe buýt phải là điện từ 2025
Köln Đức 2018 2019[86] Xe dầu Xe dầu cũ từ 2019[86]
Connecticut Hoa Kỳ 2022 2035 Xe không chạy điện Xe bán mới
Copenhagen Đan Mạch 2017 2030[5] Xe xăng dầu Mọi xe; xe buýt phải là điện từ 2025
Darmstadt Đức 2018 2019[106] Xe dầu Xe dầu Euro I–V tại 2 con phố từ 2019.[106]
Düsseldorf Đức 2013 2014[107] Xe xăng, dầu Xe dầu Euro I–III và xe xăng Euro 0 từ 2014.[107]
Eindhoven Hà Lan 2020 2030[108] Xe xăng, dầu Xe tải dầu Euro I–III từ 2007, xe buýt dầu Euro I–III từ 2021, xe tải dầu Euro IV từ 2022, mọi xe dầu Euro IV từ 2025, mọi xe xăng, dầu từ 2030.[108]
Essen Đức 2018[86] 2030 Xe dầu Xe dầu cũ.[86]
Frankfurt Đức 2018 2019[86] Xe dầu xe dầu Euro I–V & xe xăng Euro 1–2 từ 2019.[86][109]
Gelsenkirchen Đức 2018[86] 2025 Xe dầu Xe dầu cũ.[86]
Gent Bỉ 2016[110] 2020–2028[111] Xe xăng, dầu, khí tự nhiên Xe dầu Euro I–III & xe xăng/khí tự nhiên Euro I từ 2020*, xe dầu Euro IV & xe xăng/khí tự nhiên Euro II từ 2026*[90][111][chú thích 4], mọi xe dầu từ 2031, mọi xe xăng từ 2035[91]
Hải Nam Trung Quốc 2018 2030[112] Xe xăng, dầu Mọi xe
Hawaii Hoa Kỳ 2022 2035 Xe không chạy điện Xe bán mới
Hamburg Đức 2018[113] 2018[113] Xe dầu Xe dầu Euro I–V ở một phố, xe dầu cũ ở một phố khác từ 2020.[113]
Heidelberg Đức 2017 2030[5] Xe xăng, dầu Mọi xe; xe buýt phải là điện từ 2025
Lausanne Thụy Sĩ 2021 2030[114] Xe đốt nhiên liệu Không phát thải liên quan đến giao thông
Lombardia Ý 2018 2019–2020[115] Xe xăng, dầu Xe dầu Euro I–III & xe xăng Euro I từ 1 tháng 4 năm 2019, xe dầu Euro IV từ 1 tháng 10 năm 2020.[115]
Luân Đôn UK 2017 2020–2030[5][116] Xe xăng, dầu Mọi xe; xe buýt phải là điện từ 2025; hai vùng không phát thải vào 2022[116]
Los Angeles Hoa Kỳ 2017 2030[5] Xe xăng, dầu Mọi xe; xe buýt phải là điện từ 2025
Madrid Tây Ban Nha 2016 2025[93] Xe dầu Xe dầu Euro I–III & xe xăng Euro I–II từ 2018,[88] Mọi xe từ 2025.[93]
Maine Hoa Kỳ 2022 2030 Xe không chạy điện Xe bán mới
Massachusetts Hoa Kỳ 2020 2035[117] Xe xăng, dầu Sẽ có quy định tương đương Chương trình Xe Sạch Tiên tiến của California
Mainz Đức 2018 2019[86] Xe xăng, dầu Xe dầu Euro I–III & xe xăng Euro 0 từ 2019.[86][118]
Thành phố México México 2016 2025[93] Xe dầu Mọi xe
Milano Ý 2017 2030[5] Xe dầu Mọi xe; xe buýt phải là điện từ 2025
Moskva Nga 2012, 2019[119] 2013–2021[119] Xe không chạy điện Xe buýt Euro I–IV mua mới từ 2013, mọi xe buýt không chạy điện từ 2021.[119]
München Đức 2011 2012[120] Xe xăng, dầu
New Jersey Hoa Kỳ 2023 2035 Xe phát thải dương Xe bán mới[121]
New Mexico Hoa Kỳ 2022 2026 Xe không chạy điện Xe bán mới
Tiểu bang New York Hoa Kỳ 2021 2035[122] Xe có phát thải Ô tô con, xe tải, xe địa hình, thiết bị
Thành phố New York Hoa Kỳ 2020 2040[123] Xe không chạy điện Mọi xe mà thành phố New York sở hữu và vận hành
Nijmegen Hà Lan 2018 2021[124] Xe dầu Xe dầu Euro I–III từ 2021.[124]
North Carolina Hoa Kỳ 2022 2035 Xe không chạy điện Xe bán mới.[125]
Oregon Hoa Kỳ 2021 2030 Mọi xe phát thải Ô tô con chạy xăng từ 2025, xe tải chạy xăng từ 2030
Oslo Na Uy 2019 2030[126] Xe phát thải Trung tâm thành phố không có xe phát thải từ 2024, toàn bộ thành phố không phát thải từ 2030.[126]
Oxford UK 2017 2020–2035[5] Xe xăng, dầu Mọi xe (khởi động ở 6 phố vào ban ngày)[127][128]
Paris Pháp 2016 2025[93] Xe dầu Mọi xe
Québec Canada 2020 2035 Xe xăng, dầu Xe xăng bán mới từ 2035.[129]
Quito Ecuador 2017 2030[5] Xe xăng, dầu Mọi xe; xe buýt phải là điện từ 2025
Rhode Island Hoa Kỳ 2022 2035 Xe không chạy điện Xe bán mới
Roma Ý 2018 2024[130] Xe dầu Mọi xe ở trung tâm lịch sử
Rotterdam Hà Lan 2015[131] 2016[131] Xe dầu Xe tải dầu Euro I–III từ 2016; các lệnh cấm khác đã bị hủy từ 2019.[131]
Seattle Hoa Kỳ 2017 2030[5] Xe xăng, dầu Mọi xe; xe buýt phải là điện từ 2025
Stockholm Thụy Điển 2017 2020–2022 Diesel, petrol Xe Euro I–IV từ 2020, xe Euro V trên một phố từ 2022[132]
Stuttgart Đức 2018 2019–2020[106][133] Xe dầu Xe dầu Euro I–IV từ 2019,[133] xe dầu Euro V từ 2020.[106]
Den Haag Hà Lan 2019 2030[134] Xe xăng, dầu Xe hai bánh dùng động cơ hai kỳ từ 2020, xe dầu Euro I–III từ 2021, mọi xe xăng dầu từ 2030.[134]
Utrecht Hà Lan 2013,[135] 2020[136] 2030[136] Xe xăng, dầu Xe dầu sản xuất trước năm 2001 từ 2015,[135] Xe dầu sản xuất trước năm 2004 từ 2021,[136] Xe dầu Euro I–IV từ 2025,[136] mọi xe xăng, dầu từ 2030.[136]
Vancouver Canada 2017 2030[5] Xe xăng, dầu Mọi xe; xe buýt phải là điện từ 2025
Vermont Hoa Kỳ 2022 2035 Xe không chạy điện Xe bán mới
Tiểu bang Washington Hoa Kỳ 2021 2030 Xe phát thải Xe con bán mới từ 2025, xe tải bản mới từ 2030
Wallonie Bỉ 2018 2025–2030[137][138] Xe xăng, dầu Xe Euro 0–III từ 2025, xe Euro IV từ 2026, xe dầu Euro V từ 2028, xe dầu Euro VI từ 2030.[137][138]
Wiesbaden Đức 2018 2019[86] Xe xăng, dầu Xe dầu Euro I–III & xe xăng Euro 0 từ 2019.[86][118]
Cần Giờ Việt Nam 2024 2030[139] Xe không chạy điện Toàn bộ cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi hết sang xe máy điện từ 2030.[139]

Các nhà sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Kế hoạch dừng sản xuất xe phát thải
Nhà sản xuất Năm tuyên bố Năm thực thi Phạm vi Chi tiết
VinFast 2022[140] 2022[140] Xe xăng Chỉ sản xuất xe thuần điện từ cuối 2022[140]
Volvo 2017[141], 2021[142] Bỏ thuần xăng từ 2019[141], thuần điện từ 2030[142], xe tải van từ 2040[143][144] Xe thuần xăng, dầu; Xe động cơ đốt trong Chỉ sản xuất xe hybrid (xe hybrid, xe hybrid sạc điện), hoặc xe thuần điện từ 2019[141]; chỉ sản xuất xe thuần điện và bỏ hoàn toàn động cơ đốt trong từ 2030[142], xe tải van (nếu có sản xuất) sẽ không phát thải từ 2040[143][144]
Tập đoàn Volkswagen 2018[145] 2026[145] Xe động cơ đốt trong Sản xuất xe không dùng nền tảng động cơ đốt trong từ 2026[145]
Maserati (thuộc Tập đoàn Stellantis) 2022[146] 2025[146] Xe không thuần điện Mọi mẫu xe đều có phiên bản thuần điện từ 2025[146]
Nissan (thuộc liên doanh Renault - Nissan) 2023[147][148] 2030 ở Châu Âu[147] bỏ thuần xăng dầu từ 2028[148] Xe động cơ đốt trong Dừng bán xe động cơ đốt trong ở Châu Âu từ 2030[147], chỉ dùng động cơ đốt trong cho xe hybrid (e-Power) từ 2028[148]
Mitsubishi (thuộc liên doanh Renault - Nissan[149]) 2023[149] 2035[149] Xe động cơ đốt trong Ít nhất 50% xe điện từ 2030, bỏ động cơ đốt trong từ 2035[149]
Jaguar Land Rover 2021[150] Jaguar từ 2025, Land Rover từ 2036[150] Xe phát thải, xe không thuần điện Jaguar chỉ sản xuất xe thuần điện từ 2025, Jaguar Land Rover sẽ không có xe phát thải từ 2036[150]
Honda 2021[151] 2040[151] Xe xăng Dừng sản xuất xe xăng từ 2040[151]
Mercedes-Benz 2021[152] 2025[152], xe tải van từ 2040[143][144] Xe không thuần điện Mọi nền tảng xe mới đều thuần điện từ 2025[152], xe tải van không phát thải từ 2040[143][144]
Rolls-Royce 2021[153] 2030[153] Xe không thuần điện Chỉ làm xe thuần điện từ 2030[153]
General Motors 2021[154] 2035[154] Xe không thuần điện Chỉ làm xe thuần điện từ 2035[154]
Fiat Chrysler Automobiles 2018[155] 2021[156] Máy dầu từ 2022[155] Động cơ đốt trong từ 2025-2030[156] Xe máy dầu, xe động cơ đốt trong Fiat Chrysler Automobiles ngừng xe máy dầu từ 2022[155]; Fiat bỏ động cơ đốt trong từ 2025-2030[156]
BYD 2022[157] Bỏ thuần xăng dầu từ 2022[157] Xe động cơ đốt trong Chỉ sản xuất xe thuần điện và xe hybrid sạc điện từ 2022[157]
Ford 2021[143][144][158] 2040[143][144][158] Xe động cơ đốt trong Bỏ động cơ đốt trong từ 2040[143][144][158]
Porsche 2023[159] 2030[159] Xe phát thải dương Mọi sản phẩm sẽ điện hóa từ cuối thập kỷ 2020; các xe động cơ đốt trong, như 911, sẽ dùng nhiên liệu phát thải ròng bằng không (xăng điện tử, e-fuel)[159]
Tesla 2003[160] Xe không chạy điện Chỉ làm xe thuần điện từ khi khởi nghiệp năm 2003[160]
Xiaomi 2024[161] Xe không chạy điện Chỉ làm xe thuần điện từ khi tham gia vào sản xuất xe năm 2024[161]

Đường sắt[sửa | sửa mã nguồn]

Một đoàn tàu chạy bằng điện thuộc tuyến 2A của đường sắt đô thị Hà Nội, năm 2021

Hoạt động điện hóa đường sắt đã diễn ra vì nhiều lý do không hẳn liên quan đến phát thải khí nhà kính, tuy vậy đầu thế kỷ 21 chứng kiến sự tăng tốc trong việc thay thế các đầu máy diesel bằng BEMU,[162] hoặc đầu máy dùng nhiên liệu hydro, như Alstom Coradia iLint, hoặc đầu máy chạy điện dùng đường cấp điện trên không.[163] Đến nay, Thụy Sĩ đã có toàn bộ đường sắt điện hóa, do khó khăn trong nhập khẩu than cho đầu máy hơi nước trong các cuộc chiến tranh, trong khi đất nước này có nhiều nhà máy thủy điện.[164][165] Đường sắt Israel đang có kế hoạch điện hóa phần lớn[chú thích 5] hoặc toàn bộ mạng lưới.[166][167]California, chương trình Điện hóa Caltrain đã được phê duyệt năm 2016 và sẽ hoàn thành vào 2024.[168]

Đường biển[sửa | sửa mã nguồn]

Thuyền năng lượng mặt trời Energy Oberserver,[169] năm 2017

Tại vùng biển di sản thế giới GeirangerfjordNærøyfjordNa Uy, các tàu bè đi qua không được phép phát thải từ 2026.[170]

Các loại tàu thuyền không phát thải đã được nghiên cứu triển khai gồm loại dùng động cơ điện chạy pin và loại sử dụng động cơ tàu biển hạt nhân. Động cơ hạt nhân đã được sử dụng bởi hải quân nhiều nước, trong các tàu ngầm hạt nhântàu sân bay hạt nhân. Một số tàu phá băng hạt nhân cho mục đích dân dụng cũng đã được vận hành, như tàu Otto Hahn (Đức) NS Savannah (Hoa Kỳ), RV Mirai (Nhật Bản), tuy nhiên hiện nay chỉ còn tàu Sevmorput của Nga, chế tạo bởi Liên Xô vào những năm 1980, đang hoạt động cho mục đích phi quốc phòng. Liên Xô, và nay là Nga, cũng có một hạm đội tàu phá băng hạt nhân cho mục đích quốc phòng, hoạt động để duy trì thông thuyền cho Tuyến Biển Bắc. Thuyền buồmthuyền mái chèo sử dụng nguồn năng lượng gió hoặc năng lượng sức người đã bị loại bỏ qua dòng phát triển của lịch sử, do tốc độ chậm và tốn nhân lực. Tuy nhiên, cũng có một số thử nghiệm phát triển các loại tàu thuyền năng lượng gió mới.[171][172][173] Các du thuyền hoạt động bằng năng lượng mặt trờinhiên liệu hydro cũng đã được thử nghiệm.[169][174]

Đường không[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay điện Volocopter 2X sử dụng pin Li-ion, năm 2017

Na Uy, và có thể các quốc gia Scandinavia khác, đang lên mục tiêu các chuyến bay nội địa không phát thải từ 2040.[175][176]

Một trở ngại cho việc giảm phát thải ngành hàng không nằm ở mật độ năng lượng của công nghệ pin.[177][178] Do đó, bên cạnh việc phát triển máy bay điện, cũng có đầu tư vào nhiên liệu hàng không bền vững,[179][180] hoặc nhiên liệu điện tử (e-fuel) được sản xuất bằng quá trình điện hóa để tổng hợp nước và carbon dioxide thành hydrocarbon, thay thế nhiêu liệu hóa thạch.[181][182][183]

Năm 2021, nhà máy e-fuel cho hàng không đã được vận hành ở Đức. Công suất sẽ đạt 8 thùng mỗi ngày vào 2022.[184] Lufthansa sẽ là khách hàng chính của nhà máy này.[185] Chiến lược phát thải ròng bằng không cho ngành hàng không Đức phụ thuộc nhiều vào e-fuel.[186] Sản lượng e-fuel hiện nay còn nhỏ, và cần được nhanh chóng mở rộng; giá thành e-fuel còn cao, và hiện chưa có chính sách giá carbon hiệu quả cho ngành hàng không.[187] Quy định hiện tại của CORSIA chỉ yêu cầu nhiên liệu hàng không bền vững phát thải không quá 90% so với nhiên liệu hóa thạch, khiến cho mục tiêu trung hòa carbon còn xa vời.[188]

Đã có thử nghiệm máy bay hạt nhân trong Chiến tranh Lạnh, nhưng chưa có kết quả. Hiện nay, các chuyến bay ngắn có thể vận hành bằng máy bay điện, và nhiều nhà sản xuất đang nhắm đến thị trường taxi bay. Heart Aerospace đang lên kế hoạch cung cấp máy bay điện cho United Airlines vào năm 2026.[189]

Xử lý phương tiện cũ[sửa | sửa mã nguồn]

Đã xuất hiện thị trường buôn xe xăng dầu cũ từ Tây Âu sang Đông Âu, các nước Kavkaz, Trung Á và Châu Phi.[190][191] Theo UNECE, tổng số phương tiện giao thông đường bộ sẽ tăng từ 1,2 tỷ năm 2020 lên 2,5 tỷ năm 2050,[192] trong đó đa phần xe mua mới ở các nước phát triển. Số phương tiện ở các nước đang phát triển sẽ tăng khoảng 4 đến 5 lần từ 2020 đến 2050, đa phần sẽ là xe cũ được mua lại.[193][194] Hiện chưa có thỏa thuận quốc tế hoặc khu vực nào điều tiết dòng xe cũ này.[193] Riêng xe điện 2 bánh có thể được tiêu thụ mới ở các nước đang phát triển, nhờ giá rẻ.[195]

Các xe động cơ đốt trong cũ không còn thỏa mãn quy định phát thải của các nước phát triển sẽ được xuất sang các nước đang phát triển, những nơi yêu cầu phát thải nới lỏng hơn. Tại một số nước đang phát triển, như Uganda, tuổi đời của xe nhập khẩu đã đang là 16,5 năm, và chúng sẽ còn được sử dụng tiếp khoảng 20 năm nữa. Hiệu suất nhiên liệu của những xe đó sẽ ngày càng kém khi chúng ngày càng trở nên cũ.[193][196]

Xe Honda Jazz mới có hiệu suất nhiên liệu tốt hơn, đặt nằm trên một xe VW Passat cũ, để quảng bá cho chương trình tiêu hủy ở Đức năm 2009, trong đó trợ cấp cho tiêu hủy xe cũ phát thải nhiều, lên đến gần 10000 €

Một số giải pháp đã được đề xuất để giảm phát thải của lượng xe cũ:

  • Cấm xuất khẩu: Có đề xuất rằng Liên minh Châu Âu có thể quy định không cho xe phát thải cao rời EU.[190] EU có thể sẽ xem xét lại các quy định quản lý việc vận chuyển và xuất khẩu rác thải, bao gồm xe cũ.[197]
  • Cấm nhập khẩu: Có đề xuất ở nhiều quốc gia, bao gồm quốc gia đang phát triển, về việc cấm nhập khẩu xe cũ quá một ngưỡng tuổi thọ, tăng thuế hoặc phí đăng kiểm, tăng điều kiện đăng kiểm với xe cũ nhập khẩu.[198]
  • Chuyển đổi xe cũ sang xe điện: Nhiều nhà sưu tập xe cổ đang có xu hướng chuyển đổi chúng sang sử dụng động cơ điện.[199]
  • Quy định tái chế: Ủy ban Châu Âu đang xem xét kế hoạch bắt buộc tái chế ít nhất là một số thành phần của xe cũ, như vật liệu, pin.[200] EU đã công bố Kế hoạch Hành động Kinh tế Tuần hoàn vào tháng 3 năm 2020,[201] có nhắc đến việc xem xét lại Chỉ thị về Xe hết hạn để kích thích phát triển kinh tế tuần hoàn.[202]
  • Chương trình tiêu hủy: các chính phủ có thể cung cấp các khoản trợ cấp, hoặc tín dụng, cho các chủ xe tự nguyện tiêu hủy xe động cơ đốt trong cũ và chuyển đổi sang xe mới sạch hơn. Ví dụ, thành phố Gent tặng 1000 € cho mỗi xe dầu tiêu hủy và 750 € cho mỗi xe xăng tiêu hủy; và đến tháng 12 năm 2019, đã có quỹ 1,2 tỷ € cho việc này.[110]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Romare, M. & Dahllöf, L. The Life Cycle Energy Consumption and Greenhouse Gas Emissions from Lithium-Ion Batteries. 58 (2017). "IVL" viết tắt cho Institutet för Vatten-och Luftvårdsforskning.
  2. ^ kế hoạch lùi 5 năm, so với tuyên bố năm 2017
  3. ^ *Xe dầu đã bị cấm có thể được dùng khi mua lệ phí 36 euro / ngày, tối đa 12 ngày / năm. Xe dầu cũ chở người tàn tật được miễn lệ phí.[92]
  4. ^ *Từ 2020, xe bị cấm chỉ có thể được dùng tạm thời bằng cách mua vé vào vùng phát thải thấp (LEZ), tối đa 8 ngày / năm.[111]
  5. ^ Chưa có quyết định với đường sắt Jaffa-Jerusalem, liệu nó sẽ được điện hóa, dỡ bỏ, hay giữ làm di sản đường sắt hoặc sử dụng nhiên liệu hydrogen hoặc chạy pin

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Global EV Outlook 2023 - Trends in electric light-duty vehicles”. 2023.
  2. ^ Phạm Trung Đức (25 tháng 3 năm 2024). “Nhiều cây xăng sẽ bị thay thế bằng trụ sạc pin xe điện”. Dân Trí. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2024.
  3. ^ “Net Zero by 2050 – Analysis”. IEA (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2021.
  4. ^ International Energy Agency (IEA), Clean Energy Ministerial, and Electric Vehicles Initiative (EVI) (tháng 6 năm 2020). “Global EV Outlook 2020: Entering the decade of electric drive?”. IEA Publications. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Bảng 2.1
  5. ^ a b c d e f g h i j k l m n o Burch, Isabella (tháng 3 năm 2020). “Survey of Global Activity to Phase Out Internal Combustion Engine Vehicles” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2020.
  6. ^ “Norway – the EV capital of the world!”. www.visitnorway.com. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2024.
  7. ^ Klesty, Victoria (2 tháng 1 năm 2024). “Tesla extends lead in Norway sales, EVs take 82% market share”. Reuters. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2024.
  8. ^ Muoio, Danielle. “These countries are banning gas-powered vehicles by 2040”. Business Insider. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2020.
  9. ^ Slezak, Michael (30 tháng 7 năm 2017). “As the UK plans to phase out petrol cars, is Australia being left behind?”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2019.
  10. ^ “How will the petrol and diesel car ban work?”. BBC News. 4 tháng 2 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2020.
  11. ^ “Diesel ban approved for German cities to cut pollution”. BBC News. 27 tháng 2 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2020.
  12. ^ “Diesel car pollution is significantly higher in London suburbs”. Air Quality News. 19 tháng 8 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2020.
  13. ^ “Pollution from fossil fuel combustion deadlier than previously thought”. Trường Harvard Chan. 19 tháng 3 năm 2021.
  14. ^ I-Yun Lisa Hsieh, Guillaume P. Chossière, Emre Gençer, Hao Chen, Steven Barrett, William H. Green (16 tháng 2 năm 2022). “An Integrated Assessment of Emissions, Air Quality, and Public Health Impacts of China's Transition to Electric Vehicles”. Environmental Science & Technology. 56 (11). tr. 6836–6846. doi:10.1021/acs.est.1c06148.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  15. ^ Weaver, R. Kent. “Target Compliance: The Final Frontier of Policy Implementation” (PDF). Brookings Institution. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2017.
  16. ^ “International Trade Governance and Sustainable Transport: The Expansion of Electric Vehicles” (PDF). International Centre for Trade and Sustainable Development. tháng 12 năm 2017. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2018.
  17. ^ Heleen Ekker (1 tháng 9 năm 2020). “Nieuwe studie: elektrische auto gaat langer mee dan gedacht”. NOS (bằng tiếng Hà Lan). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2020.
  18. ^ Georg Bieker (2021). “A global comparison of the life-cycle greenhouse gas emissions of combustion engine and electric passenger cars” (PDF). The International Council on Clean Transportation.
  19. ^ Gonsalvez, Venkat Sumantran, Charles Fine and David (16 tháng 10 năm 2017). “Our cities need fewer cars, not cleaner cars”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2021.
  20. ^ Richard Casson (25 tháng 1 năm 2018). “We don't just need electric cars, we need fewer cars”. Greenpeace. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2020.
  21. ^ Francesca Perry (30 tháng 4 năm 2020). “How cities are clamping down on cars”. BBC Future Planet. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2020.
  22. ^ “Urban Mobility – Do We Want or Need Car-Free Cities?”. provizsports.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2020.
  23. ^ Peters, Adele (30 tháng 1 năm 2020). “Here are 11 more cities that have joined the car-free revolution”. Fast Company (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2020.
  24. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa ab ac ad ae “COP26 declaration on accelerating the transition to 100% zero emission cars and vans”. UK Government. 10 tháng 11 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2021.
  25. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa ab ac ad ae “Signatories – Views | Accelerating to Zero Coalition”. acceleratingtozero.org. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2023.
  26. ^ a b c “COP26 declaration on accelerating the transition to 100% zero emission cars and vans”. Green Car Congress. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2023.
  27. ^ Espiner, Tom (10 tháng 11 năm 2021). “COP 26: Four major carmakers fail to back zero emissions pledge”. BBC News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2023.
  28. ^ Jonas Ekblom (4 tháng 10 năm 2019). “Denmark calls for EU strategy to phase out diesel and petrol cars from 2030”. Reuters. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2020.
  29. ^ Ania Nussbaum; Tara Patel (12 tháng 7 năm 2021). “France Pushes Back Against EU Banning Combustion Cars by 2035”. Bloomberg L.P. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2021.
  30. ^ “COMMUNICATION FROM THE COMMISSION TO THE EUROPEAN PARLIAMENT, THE COUNCIL, THE EUROPEAN ECONOMIC AND SOCIAL COMMITTEE AND THE COMMITTEE OF THE REGIONS 'Fit for 55': delivering the EU's 2030 Climate Target on the way to climate neutrality”. eur-lex.europa.eu. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  31. ^ “Proposal for a REGULATION OF THE EUROPEAN PARLIAMENT AND OF THE COUNCIL amending Regulation (EU) 2019/631 as regards strengthening the CO2 emission performance standards for new passenger cars and new light commercial vehicles in line with the Union's increased climate ambition”. eur-lex.europa.eu. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  32. ^ Abnett, Kate (8 tháng 6 năm 2022). “EU lawmakers back ban on new fossil-fuel cars from 2035”. Reuters (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2022.
  33. ^ “Germany refuses to agree to EU ban on new fossil fuel cars from 2035”. euronews (bằng tiếng Anh). 22 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2022.
  34. ^ “Fit for 55 package: Council reaches general approaches relating to emissions reductions and their social impacts”. European Council. 29 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2022.
  35. ^ “EU countries reach climate crisis deal after late-night talks”. The Guardian. Reuters. 29 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2022.
  36. ^ “Het einde van de diesel- en benzineauto is in zicht” [The end of the diesel and petrol car is in sight]. NOS.nl (bằng tiếng Hà Lan). 29 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2022.
  37. ^ “Fit for 55: zero CO2 emissions for new cars and vans in 2035”. europarl.europa.eu. European Parliament. 14 tháng 2 năm 2023.
  38. ^ “Vanaf 2026 enkel elektrische bedrijfswagens fiscaal aftrekbaar (maar voordeel zakt geleidelijk)”. De Standaard (bằng tiếng Hà Lan). 17 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
  39. ^ “Vanaf 2029 moeten alle nieuwe auto's elektrisch zijn, maar zullen we die wel allemaal kunnen opladen?”. VRT NWS (bằng tiếng Hà Lan). 4 tháng 11 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2021.
  40. ^ Canada, Environment and Climate Change (29 tháng 12 năm 2017). “Canada's actions to reduce emissions”. aem. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
  41. ^ Canada, Transport (29 tháng 6 năm 2021). “Building a green economy: Government of Canada to require 100% of car and passenger truck sales be zero-emission by 2035 in Canada”. canada.ca. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2021.
  42. ^ “Chile to ban sale of light and medium internal combustion engines in 2035”. 18 tháng 10 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2021.
  43. ^ “China plans to phase out conventional gas-burning cars by 2035”. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2021.
  44. ^ Schwanen, Tim (19 tháng 9 năm 2019). “The five major challenges facing electric vehicles”. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2019.
  45. ^ “Síntesis: Plan Nacional de Descarbonización 2018-2050” (bằng tiếng Corsica). Trang thông tin chính phủ Costa Rica. 24 tháng 2 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2024.
  46. ^ a b Sam Morgan (2 tháng 10 năm 2018). “Denmark to ban petrol and diesel car sales by 2030”. Euractiv. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2020.
  47. ^ a b “Gasoline Phaseouts Around the World”.
  48. ^ a b Jo Borrás (2 tháng 2 năm 2024). “It begins: Ethiopia set to become first country to ban internal combustion cars”. Electrek (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.
  49. ^ a b Sven Böll (8 tháng 10 năm 2016). “Bundesländer wollen Benzin- und Dieselautos verbieten”. Der Spiegel (bằng tiếng Đức). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2020.
  50. ^ “Greece stop fossil fuelled car sales in 2030”. 8 tháng 11 năm 2021.
  51. ^ “Hong Kong Roadmap on Popularisation of Electric Vehicles” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
  52. ^ a b Arnar Thor Ingolfsson (9 tháng 10 năm 2018). “Stefna að bensín- og dísilbílabanni 2030” (bằng tiếng Iceland). Morgunblaðið. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2019 – qua mbl.is.
  53. ^ a b c d Brad Plumer; Hiroko Tabuchi (11 tháng 11 năm 2021). “6 Automakers and 30 Countries Say They'll Phase Out Gasoline Car Sales”. The New York Times. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2022.
  54. ^ “Dadah... Mobil Bensin Setop Dijual di Indonesia Tahun 2050”. detikcom (bằng tiếng Indonesia). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021.
  55. ^ a b c d “Israel aims for zero new gasoline, diesel-powered vehicles by 2030”. Reuters. 9 tháng 10 năm 2018.
  56. ^ “Transizione ecologica: phase out auto nuove con motore a combustione interna entro il 2035, 2040 per furgoni e veicoli commerciali leggeri”. mit.gov.it (bằng tiếng Ý). 10 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  57. ^ Peter Landers; Chieko Tsuneoka (25 tháng 12 năm 2020). “Japan to Phase Out Gasoline-Powered Cars, Bucking Toyota Chief”. The Wall Street Journal (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2021.
  58. ^ a b c “Macau has no plan yet to ban fuel vehicles”. 15 tháng 8 năm 2023.
  59. ^ a b c d “Malaysia Govt unveils new National Energy Transition Roadmap, targets 80% TIV for xEVs by 2050”. 29 tháng 8 năm 2023.
  60. ^ “The countries and states leading the phase out of fossil fuel cars”. The Driven (bằng tiếng Anh). 12 tháng 11 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2020.
  61. ^ “Nieuw initiatief wil overgang naar elektrisch rijden versnellen”. RTL Nieuws (bằng tiếng Hà Lan). 1 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  62. ^ “Nine countries say they'll ban internal combustion engines”. Quartz. 7 tháng 8 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2019.
  63. ^ “Portugal proposes total ban on diesel and petrol cars by 2035”. 11 tháng 1 năm 2021.
  64. ^ “Portugal proposes fossil fuel-only car sale ban in 2035 | Argus Media”. 11 tháng 1 năm 2021.
  65. ^ a b “Public Sector in Singapore”. www.nea.gov.sg (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  66. ^ a b “LTA | Factsheet: Accelerating Nationwide Deployment of Electric Vehicle Charging Points”. www.lta.gov.sg. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2022.
  67. ^ a b “Speech by Minister for Transport S Iswaran at the Ministry of Transport Committee of Supply Debate 2023 on Building a Resilient Sustainable and Inclusive Transport System”. www.mot.gov.sg (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2023.
  68. ^ a b “Transport”. nccs.gov.sg (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021. All Internal Combustion Engine (ICE) vehicles will be phased out by 2040. All newly registered vehicles will be of cleaner-energy models starting from 2030.
  69. ^ a b “LTA | Electric Vehicles”. www.lta.gov.sg. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021. Singapore aims to phase out all Internal Combustion Engine (ICE) vehicles and have all vehicles run on cleaner energy by 2040.
  70. ^ “LTA | Transitioning to EVs”. www.lta.gov.sg. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2022.
  71. ^ “Slovenia All In on Electric/Hybrid Cars”. BalkanInsider (bằng tiếng Anh). 12 tháng 10 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021. prohibited after 2030
  72. ^ “Po letu 2030 nič več novih avtomobilov na notranje izgorevanje”. RTVSLO.si. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
  73. ^ “¡La prohibición de los coches de gasolina y diésel en España ya tiene fecha!”. Marca. Spain. 14 tháng 5 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2021.
  74. ^ “El Gobierno prohibirá los coches de gasolina en 2040 y ¿qué pasará con las motos?”. La Vanguardia. 22 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2021.
  75. ^ Kristensson, Johan. “Ny regering – nu väntar förbud mot bensinbilar”. Ny Teknik (bằng tiếng Thụy Điển). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2019.
  76. ^ a b Chen Wei-han (22 tháng 12 năm 2017). “Cabinet to ban sales of fossil fuel-powered vehicles”. Taipei Times. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2020.
  77. ^ a b Thanthong-Knight, Randy (22 tháng 4 năm 2021). “Thailand Lays Out Bold EV Plan, Wants All Electric Cars by 2035”. Bloomberg L.P. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2021.
  78. ^ a b c d “ชัวร์หรือมั่ว? ไทยจ่อยกเลิกขายรถสันดาปในปี 2035 ดันขายรถไฟฟ้า 100%”. Sanook.com (bằng tiếng Thái). 25 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  79. ^ “Fossil fuel buses face ban from 2040 as transport leads Cop26 agenda”. The Independent (bằng tiếng Anh). 10 tháng 11 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2021.
  80. ^ “Rishi Sunak: Cars, boilers and net zero - key takeaways from PM's speech”. BBC News (bằng tiếng Anh). 20 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2023.
  81. ^ “UK confirms pledge for zero-emission HGVs by 2040 and unveils new chargepoint design”. GOV.UK (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2021.
  82. ^ a b c Joe Biden (8 tháng 12 năm 2021). “Executive Order on Catalyzing Clean Energy Industries and Jobs Through Federal Sustainability | The White House”. The White House. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2022.
  83. ^ a b c David Shepardson and Ben Klayman (9 tháng 6 năm 2021). “U.S. government to end gas-powered vehicle purchases by 2035 under Biden order”. Reuters. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2022.
  84. ^ a b c Liên Liên (24 tháng 7 năm 2022). “Sẽ dừng sản xuất và nhập khẩu xe động cơ đốt trong”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2024.
  85. ^ a b c Gia Khánh (16 tháng 8 năm 2022). “Khai tử xe động cơ đốt trong: Xu hướng tất yếu”. VietNamNet. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2024.
  86. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r “Factbox: German cities ban older diesel cars”. Reuters. 15 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2020.
  87. ^ “City of Amsterdam to ban polluting cars from 2030”. Reuters (bằng tiếng Anh). 2 tháng 5 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2019.
  88. ^ a b Daniel Boffey (3 tháng 5 năm 2019). “Amsterdam to ban petrol and diesel cars and motorbikes by 2030”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2020.
  89. ^ a b “17 procent van alle wagens in Vlaanderen mag vanaf 1 januari niet meer in Antwerpen en Gent: deze diesels zijn verboden”. Het Laatste Nieuws (bằng tiếng Hà Lan). 11 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2020.
  90. ^ a b Huyghebaert, Pieterjan (19 tháng 7 năm 2023). “Andere uitstootregels voor auto's in Vlaanderen, Brussel en Wallonië: chaos dreigt over anderhalf jaar”. vrtnws.be (bằng tiếng Hà Lan). Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2023.
  91. ^ a b El Bakkali, Lina (15 tháng 12 năm 2022). “Vlaamse regering wil dieselwagens vanaf 2031 bannen in Gent en Antwerpen” [The Flemish government wants to ban diesel cars in Ghent and Antwerp from 2031 onward]. vrtnws.be (bằng tiếng Hà Lan). Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  92. ^ a b c Eric van der Vegt (1 tháng 1 năm 2019). “Milieuzone voor oude dieseltjes in Arnhem van kracht”. De Gelderlander (bằng tiếng Hà Lan). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2020.
  93. ^ a b c d e Harvey, Fiona (2 tháng 12 năm 2016). “Four of world's biggest cities to ban diesel cars from their centres”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2018.
  94. ^ Lindell, Jasper (18 tháng 7 năm 2022). “New internal combustion engine cars, light trucks will be banned in ACT from 2035 as part of electric transition”. The Canberra Times. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2022.
  95. ^ “ACT's Zero Emissions Vehicles Strategy 2022-30” (PDF). ACT Government. 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  96. ^ Twyford, Lottie (18 tháng 7 năm 2022). “New petrol cars to be banned from 2035 as ACT waves goodbye to fossil fuels”. riotact.com. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2022.
  97. ^ “Mallorca Goes Deep Green”. Affordable Mallorca. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2021.
  98. ^ Laville, Sandra (5 tháng 11 năm 2019). “Bristol council votes to ban diesel cars in first for a UK city”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2019.
  99. ^ “B.C. plans to ban new gas, diesel car sales by 2040 – NEWS 1130”. citynews1130.com. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2018.
  100. ^ gjs (31 tháng 5 năm 2018). “Brussel gaat dieselwagens verbannen vanaf 2030, regering wil ook maatregelen tegen benzinewagens”. Het Nieuwsblad (bằng tiếng Hà Lan). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2019.
  101. ^ a b “Vanaf vandaag (strengere) lage-emissiezones in Gent, Antwerpen en Brussel: met welke wagen mag je waar nog binnen?”. VRT NWS (bằng tiếng Hà Lan). VRT. 1 tháng 1 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2020.
  102. ^ Erik Kouwenhoven (1 tháng 10 năm 2018). “Oude diesels mogen vanaf vandaag Brussel niet meer in, boete 350 euro”. Algemeen Dagblad (bằng tiếng Hà Lan). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2020.
  103. ^ Frederik Vertongen, Nunzia Petralia (25 tháng 6 năm 2021). “Brussel kondigt "einde van diesel- en benzinetijdperk" aan, diesel- en benzinemotoren tegen 2035 niet meer welkom”. VRT.be (bằng tiếng Hà Lan). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2021.
  104. ^ Sommer, Lauren; Neuman, Scott (23 tháng 9 năm 2020). “California Governor Signs Order Banning Sales Of New Gasoline Cars By 2035”. NPR.org (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2020.
  105. ^ Sắc lệnh số N-79-20 (tháng 9 ngày 23, 2020; ngôn ngữ tiếng Anh) Thống đốc California. Truy cập ngày 25 tháng 9, 2020.
  106. ^ a b c d Reinder Hummel (19 tháng 2 năm 2020). “The German diesel ban”. The German Emissions Sticker. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2020.
  107. ^ a b “Environmental Zone Düsseldorf”. EnvironmentalBadge.com. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2020.
  108. ^ a b Michel Theeuwen (10 tháng 6 năm 2020). “Eindhoven zet kleine stapjes op weg naar nul-emissiezone binnen Ring”. Eindhovens Dagblad (bằng tiếng Hà Lan). Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2020.
  109. ^ “German court says Frankfurt must ban older diesel cars”. Business Insider. Reuters. 5 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2020.
  110. ^ a b Sandra Stacius (9 tháng 12 năm 2019). “Meest vervuilende auto's mogen Gent niet meer binnen vanaf 1 januari 2020: hoe zal het in zijn werk gaan?”. VRT NWS (bằng tiếng Hà Lan). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2020.
  111. ^ a b c “Hoe weet je of je voertuig de lage-emissiezone (LEZ) mag inrijden?” (bằng tiếng Hà Lan). Stad Gent. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2020.
  112. ^ “2030, Pulau Ini Larang Penjualan Mobil Berbahan Bakar Fosil – Otomotif Tempo.co”. 11 tháng 3 năm 2019.[liên kết hỏng]
  113. ^ a b c Philip Oltermann (23 tháng 5 năm 2018). “Hamburg becomes first German city to ban older diesel cars”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2020.
  114. ^ webmaster@lausanne.ch, Bureau de la communication-Web & multimédia –. “Plan climat lausannois”. Site officiel de la Ville de Lausanne (bằng tiếng Pháp). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2021.
  115. ^ a b “Stop alle auto con motore diesel Euro 3 in Lombardia”. Motori Virgilio (bằng tiếng Ý). 26 tháng 9 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2020.
  116. ^ a b “UK's first 24/7 zero emission street to launch on 18 March”. UK's first 24/7 zero emission street to launch on 18 March (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2020.
  117. ^ “Archived copy”. The Business Journals. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2020.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  118. ^ a b “Environmental Zone Mainz and Wiesbaden”. EnvironmentalBadge.com. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2020.
  119. ^ a b c “Мэрия Москвы поддерживает предложение СПЧ по ограничению транспорта низких экологических классов”. president-sovet.ru (bằng tiếng Nga). Ủy ban của Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Xã hội Dân sự & Quyền Con người Nga. 28 tháng 1 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2020.
  120. ^ “Environmental Zone Munich”. EnvironmentalBadge.com. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2020.
  121. ^ “New Jersey Bans Sales of Gasoline-Powered Cars After 2035”. PCMAG (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2023.
  122. ^ “In Advance of Climate Week 2021, Governor Hochul Announces New Actions to Make New York's Transportation Sector Greener, Reduce Climate-Altering Emissions”. Pressroom of the Office of the Governor (Thông cáo báo chí). 8 tháng 9 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2021.
  123. ^ “New York City Executive Order 53” (PDF). Official website of New York City. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2020.
  124. ^ a b Geert Willems (3 tháng 6 năm 2019). “Oude diesel snel de stad uit, maar Nijmegen wil wel dat het ordelijk verloopt”. De Gelderlander (bằng tiếng Hà Lan). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2020.
  125. ^ “These Are the States Banning New Sales of Gas and Diesel Vehicles”. 27 tháng 4 năm 2022.
  126. ^ a b Frank Jacobs (17 tháng 9 năm 2020). “EV incentives and city bans in Europe: an overview”. Fleet Europe. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2020.
  127. ^ Smith, Lydia (11 tháng 10 năm 2017). “Oxford to ban all petrol and diesel vehicles and become 'world's first zero-emissions zone'. The Independent. Independent Print Limited. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  128. ^ “Oxford Zero Emission Zone (ZEZ) frequently asked questions”. Oxford City Council. 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  129. ^ “Quebec to ban sale of new gas-powered vehicles as of 2035”. Canadian Broadcasting Corporation. 14 tháng 11 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
  130. ^ “Rome latest city to announce car ban, will ban diesel cars from historical center starting 2024”. 28 tháng 2 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2018.
  131. ^ a b c “Rotterdam weert vervuilende oude auto's”. NOS (bằng tiếng Hà Lan). 30 tháng 4 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2020.
    Erik Kouwenhoven (9 tháng 12 năm 2019). “Oude diesels volgend jaar weer welkom in Rotterdam”. Algemeen Dagblad (bằng tiếng Hà Lan). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2020.
  132. ^ Stockholm, Traffic department (1 tháng 6 năm 2021). “Miljözon Hornsgatan”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2021.
  133. ^ a b “Stuttgart to introduce diesel driving ban in 2019”. Deutsche Welle. 11 tháng 7 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2020.
  134. ^ a b Malou Seijdel (10 tháng 10 năm 2019). “Oude dieselauto's en vervuilende brommers komen centrum Den Haag straks niet meer in”. Algemeen Dagblad (bằng tiếng Hà Lan). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2020.
  135. ^ a b “Oude dieselauto's niet meer welkom in Utrecht”. Algemeen Dagblad (bằng tiếng Hà Lan). 1 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2020.
  136. ^ a b c d e “Gemeente wil luchtkwaliteit Utrecht verbeteren; Strengere eisen milieuzone en snorfiets naar de rijbaan”. De Utrechtse Internet Courant (bằng tiếng Hà Lan). 8 tháng 7 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2020.
    “Utrecht kiest voor gezonde lucht”. Utrecht.nl (bằng tiếng Hà Lan). Municipality of Utrecht. tháng 7 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2020.
  137. ^ a b “Mon Véhicule”. Wallonie Basses Emission (bằng tiếng Pháp). Government of the Walloon Region. 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2020.
  138. ^ a b Duquesne, Olivier (8 tháng 11 năm 2022). “Zone basse émission en Wallonie : pas avant 2025”. Le Moniteur Automobile.be (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  139. ^ a b Lê Tuyết (1 tháng 3 năm 2024). “Đề xuất hỗ trợ người dân Cần Giờ chuyển sang dùng xe điện”. VnExpress.
  140. ^ a b c “VinFast chính thức dừng kinh doanh xe ô tô chạy xăng”. vinfastauto.com. VinFast. 15 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2024.
  141. ^ a b c Ricker, Thomas (5 tháng 7 năm 2017). “Volvo to end gas-only cars by 2019”. The Verge. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
  142. ^ a b c “Volvo Cars to be fully electric by 2030” (Thông cáo báo chí). 2 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2021.
  143. ^ a b c d e f g “COP26: Deal to end car emissions by 2040 idles as motor giants refuse to sign”. Financial Times. 8 tháng 11 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2021.
  144. ^ a b c d e f g “COP26: Every carmaker that pledged to stop selling fossil-fuel vehicles by 2040”. CarExpert. 11 tháng 11 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2021.
  145. ^ a b c “Volkswagen says last generation of combustion engines to be launched in 2026”. Reuters. 4 tháng 12 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
  146. ^ a b c “Maserati plans to go fully electric by 2025”.
  147. ^ a b c “Nissan to go all-electric by 2030 despite petrol ban delay”.
  148. ^ a b c “Nissan chốt lộ trình khai tử động cơ đốt trong, chuyển sang xe điện”.
  149. ^ a b c d “Mitsubishi loại bỏ hoàn toàn động cơ đốt trong vào năm 2035”.
  150. ^ a b c Jolly, Jasper (15 tháng 2 năm 2021). “JLR to make Jaguar brand electric-only by 2025”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
  151. ^ a b c Hawkins, Andrew J. (23 tháng 4 năm 2021). “Honda will phase out gas-powered cars by 2040”. The Verge. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  152. ^ a b c Gardner, Greg. “Mercedes-Benz To Spend $47 Billion To Speed Conversion To Electric-Only Lineup”. Forbes. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2021.
  153. ^ a b c “A PROPHECY FULFILLED, A PROMISE KEPT, A REMARKABLE UNDERTAKING UNDERWAY. ROLLS-ROYCE MOTOR CARS ANNOUNCES FIRST FULLY ELECTRIC CAR”. press.rolls-roycemotorcars.com. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2021.
  154. ^ a b c industry, Paul A. EisensteinPaul A. Eisenstein is an NBC News contributor who covers the auto (29 tháng 1 năm 2021). “GM to go all-electric by 2035, phase out gas and diesel engines”. NBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
  155. ^ a b c “Năm 2022: Fiat Chrysler sẽ "khai tử" động cơ chạy diesel”.
  156. ^ a b c “Thêm một hãng xe lên kế hoạch loại bỏ ôtô dùng động cơ đốt trong”.
  157. ^ a b c “Sau VinFast, thêm một hãng ô tô 'khai tử' xe sử dụng động cơ đốt trong”.
  158. ^ a b c “6 nhà sản xuất ô tô lớn nhất ký cam kết dừng bán ô tô động cơ đốt trong năm 2040”.
  159. ^ a b c “Porsche sẽ chỉ còn 911 là xe xăng duy nhất”.
  160. ^ a b Reed, Eric (4 tháng 2 năm 2020). “History of Tesla: Timeline and Facts”. TheStreet.com. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2021.
  161. ^ a b Nhật Minh (1 tháng 4 năm 2024). “Khách xếp hàng tới 3 giờ sáng lái thử Xiaomi SU7, xe 2024 đã được mua hết”. Dân Trí. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2024.
  162. ^ “Akku-Züge kommen Ende 2022 in SH aufs Gleis | NDR.de – Nachrichten – Schleswig-Holstein”. NDR.de. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  163. ^ Hegmann, Gerhard (19 tháng 4 năm 2021). “Wasserstoffzüge: Siemens und Alstom arbeiten an der Technologie – WELT”. Die Welt. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  164. ^ “Unter Strom – wie die Schweiz elektrifiziert wurde – SWI” (bằng tiếng Đức). Swissinfo.ch. 8 tháng 7 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  165. ^ “Elektrifizierung” [Electrification]. hls-dhs-dss.ch (bằng tiếng Đức). 9 tháng 9 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  166. ^ “Railway electrification program, Israel | DB Engineering & Consulting”. Db-engineering-consulting.com. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  167. ^ Halavy, Dror (26 tháng 7 năm 2018). “Israel Railways Announces Plans for Electrification”. Hamodia.com. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  168. ^ Caltrain. “Electrification | Caltrain”. www.caltrain.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2023.
  169. ^ a b “Khám phá tàu Energy Observer chạy năng lượng mặt trời vòng quanh thế giới dừng ở Cảng Sài Gòn”.
  170. ^ “Fording the fjords”. SKF Marine News (bằng tiếng Anh). 28 tháng 1 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2021.
  171. ^ Leurs, Rainer (11 tháng 1 năm 2014). "Tres Hombres": Einziger Frachtsegler auf dem Atlantik”. Der Spiegel.
  172. ^ “HOME”.
  173. ^ “Segelfrachter "Oceanbird": Emissionsfrei über die Weltmeere”.
  174. ^ “Du thuyền chạy bằng hydro và năng lượng mặt trời”.
  175. ^ Nilsen, Thomas; Observer, The Independent Barents (15 tháng 3 năm 2021). “Norwegian airline Widerøe aims to launch all-electric plane by 2026”. Eye on the Arctic (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2021.
  176. ^ “Nordic States Set Electric-Planes Pace After Green-Cars Push”. Bloomberg.com (bằng tiếng Anh). 13 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2021.
  177. ^ “When will commercial electric aircraft become a reality?”. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  178. ^ Hawkins, Andrew J. (14 tháng 8 năm 2018). “Electric flight is coming, but the batteries aren't ready”. The Verge. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  179. ^ “Sustainable aviation fuel: An important step in international trade”. The Seattle Times. 5 tháng 10 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  180. ^ 3-minute read (16 tháng 7 năm 2021). “Sustainable Aviation Fuel Is Too Expensive For Ultra Low Cost Carriers”. Simple Flying. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  181. ^ Petro Industry News. “What Are E-Fuels? Petro Online”. Petro-online.com. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  182. ^ “Can E-Fuels Save the Combustion Engine? – WSJ”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  183. ^ “E-Fuels: A Realistic Alternative for Powering Aviation?”. Stay Grounded. 8 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  184. ^ “Aviation: Germany opens world's first plant for clean jet fuel” (bằng tiếng Anh). Deutsche Welle. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  185. ^ “K+N and Lufthansa Cargo partner on PTL aviation fuel”. aircargonews.net. 4 tháng 10 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  186. ^ “E-fuels development for aviation gets a boost with Germany's new PtL roadmap – GreenAir News”. Greenairnews.com. 27 tháng 5 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  187. ^ Furness, Dyllan (11 tháng 11 năm 2021). “Low-carbon aviation fuels are on the horizon. But for now, activists say we need to stay grounded”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021.
  188. ^ “How Germany's PtL Roadmap For Aviation Fuel Outlines Larger Green Plans”. Evalueserve.com. 4 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  189. ^ “United Airlines to buy 100, 19-seat electric planes from Heart Aerospace”.
  190. ^ a b “[Opinion] Second-hand cars flaw in EU Green Deal”. EUobserver. 24 tháng 1 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2020.
  191. ^ “Used vehicle background overview, see page 19” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2020.
  192. ^ “Used vehicle background overview” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2020.
  193. ^ a b c “Geneva meeting on used cars exporting pollution to developing countries”. 11 tháng 4 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2020.
  194. ^ “Regulation for 2nd hand vehicles” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2020.
  195. ^ Rajper, Sarmad Zaman; Albrecht, Johan (2020). “Prospects of Electric Vehicles in the Developing Countries: A Literature Review”. Sustainability (bằng tiếng Anh). 12 (5): 1906. doi:10.3390/su12051906.
  196. ^ “Used vehicle background overview, see page 5” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2020.
  197. ^ “European Green Deal Communication” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2020.
  198. ^ “Used vehicle background overview, see page 23” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2020.
  199. ^ “The classic cars being converted to electric vehicles”. BBC News (bằng tiếng Anh). 3 tháng 10 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2021.
  200. ^ “Commission's "Green Deal" could lead to ban on EU waste exports | EUWID Recycling and Waste Management”. www.euwid-recycling.com. 11 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2020.
  201. ^ “First circular economy action plan”. European Commission. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2021.
  202. ^ “EUR-Lex – 52020DC0098 – EN – EUR-Lex”. eur-lex.europa.eu. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2021.