Bước tới nội dung

Lực lượng Vũ trang Nhân dân Lào

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quân đội Nhân dân Lào
Huy hiệu Quân đội Nhân dân Lào
Thành lập20 tháng 1 năm 1949
Tổ chức hiện tại2 tháng 12 năm 1975
48 năm, 341 ngày
Các nhánh
phục vụ
Lục quân Nhân dân Lào
Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Lào
Thủy quân Nhân dân Lào
Sở chỉ huyViêng Chăn
Lãnh đạo
Tổng tư lệnhChủ tịch nướcTổng Bí thư Thongloun Sisoulith
Bộ trưởng Bộ Quốc phòngChansamone Chanyalath
Tổng Tham mưu trưởngKhamlieng Outhakaysone
Nhân lực
Tuổi nhập ngũ15 tuổi và nghĩa vụ tối thiểu 18 tháng (2004)
Sẵn sàng cho
nghĩa vụ quân sự
1.500.625 nam giới, 15–49 (2005.),
1.521.116 nữ giới, 15–49 (2005.) tuổi 
Đủ tiêu chuẩn cho
nghĩa vụ quân sự
954.816 nam giới, 15–49 (2005.),
1.006.082 nữ giới, 15–49 (2005.) tuổi 
Đạt tuổi nghĩa vụ
quân sự hàng năm
(2005.)
Số quân tại ngũ30.000 (hạng 85)
Phí tổn
Ngân sách55 triệu USD (1996-97)
Phần trăm GDP0,5% (2006)
Công nghiệp
Nhà cung cấp nước ngoài
Bài viết liên quan
Lịch sửChiến tranh Đông Dương

Nội chiến Lào
Xung đột tại Lào

Chiến tranh biên giới Lào-Thái Lan

Quân đội Nhân dân Lào (tiếng Lào: ກອງທັບປະຊາຊົນລາວ, Kongthap Pasaxon Lao) là tên gọi của lực lượng vũ trang chính quy Lào, giữ trọng trách bảo vệ đất nước. Về danh nghĩa, Quân đội Nhân dân Lào đặt dưới quyền tổng thống lĩnh của Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và chịu sự quản lý về mặt hành chính của Bộ Quốc phòng Lào. Về chính trị, Quân đội Nhân dân Lào chịu sự lãnh đạo của Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.

Có quy mô khá nhỏ, nên trên thực tế Quân đội Nhân dân Lào không phân chia thành các nhánh quân chủng như hầu hết các quân đội quốc gia khác trên thế giới. Là một quốc gia nội lục, Quân đội Nhân dân Lào duy trì nhánh binh chủng Thủy quân Nhân dân Lào để đảm trách nhiệm vụ tuần tra trên sông, chủ yếu ở các khu vực biên giới. Binh chủng Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Lào có quy mô khá nhỏ, trang bị nghèo nàn so với các quốc gia láng giềng, dù có những nỗ lực mua sắm hiện đại hóa trong những năm gần đây. Một nhánh vũ trang khác là lực lượng An ninh Nhân dân Lào, dưới quyền quản lý hành chính của Bội Nội vụ Lào; có thể được điều động đặt dưới quyền chỉ huy của Quân đội Nhân dân Lào trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

Do đặc điểm lịch sử và địa lý, Quân đội Nhân dân Lào chịu ảnh hưởng khá nhiều từ Quân đội Nhân dân Việt Nam, đặc biệt là công tác huấn luyện và trang bị. Trong những năm gần đây, nhằm tăng cường ảnh hưởng, Trung Quốc bắt đầu thực hiện nhiều khoản viện trợ quân sự cho Lào, giúp Quân đội Nhân dân Lào có thêm điều kiện đổi mới các trang thiết bị hiện đại hơn.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Những năm đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Thế chiến thứ hai, chính quốc Pháp hầu như kiệt quệ, trông mong vào việc khai thác tài nguyên từ các thuộc địa cũ để phục hồi. Tuy nhiên, ở thuộc địa cũ tại Đông Dương, vùng tài nguyên trù phú nhất của thực dân Pháp, lại trỗi lên phong trào độc lập do Việt Minh lãnh đạo, với nòng cốt là những người Cộng sản Việt, Lào và Campuchia, tập hợp trong tổ chức chính đảng Đảng Cộng sản Đông Dương, chống lại bất kỳ ý đồ nào của người Pháp hòng đưa Đông Dương trở lại vị thế thuộc địa.

Ban đầu, cuộc chiến tranh giữa thực dân Pháp và phong trào độc lập Đông Dương chủ yếu chỉ bùng mạnh mẽ ở trên lãnh thổ nước Đại Nam xưa. Nhằm mở rộng chiến trường và làm phân tán nguồn lực của người Pháp, các nhà lãnh đạo Cộng sản Đông Dương đã quyết định mở rộng quyền lãnh đạo và tự chủ kháng chiến cho mỗi nước, hình thành các đảng cộng sản và thành lập các đội quân vũ trang đặt dưới sự lãnh đạo của đảng đó để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.

Tại Lào, vào ngày 20 tháng 1 năm 1949, tại một căn cứ ở Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn, theo quyết định của Đảng Cộng sản Đông Dương, một cuộc họp được tổ chức nhằm thống nhất các toán vũ trang cộng sản Lào, thành một tổ chức quân sự chung, lấy tên gọi Bộ đội Latsavong (ລາດຊະວົງ), do Kaysone Phomvihane làm chỉ huy trưởng.[1][2] Đây được xem là khởi thủy của Quân đội Nhân dân Lào và ngày 20 tháng 1 năm 1949 được chọn là ngày thành lập Quân đội Nhân dân Lào.

Với sự hỗ trợ của Việt Minh, lực lượng Latsavong nhanh chóng mở rộng quy mô, thành lập các chiến khu ở Thượng Lào, Đông Bắc Lào và Tây Lào. Tháng 8 năm 1950, tổ chức Neo Lào Issara được thành lập theo mô hình Mặt trận Liên Việt ở Việt Nam, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp ở Lào. Bộ đội Latsavong cũng được đổi tên thành Bộ đội Lào Issara (ລາວອິດສະລະ). Mặc dù vậy, vai trò của bộ đội Lào Issara khá khiêm tốn, giới hạn quy mô tác chiến du kích trong các hoạt động chống lại quân Pháp và lực lượng phụ trợ Quân đội Hoàng gia tại Lào.

Tuy nhiên, tình hình thay đổi kể từ sau khi phía Quân đội Nhân dân Việt Nam thực hiện thành công Chiến dịch Tây Bắc năm 1952, liên thông với các căn cứ của Neo Lào Issara ở Thượng Lào và Đông Bắc Lào. Lực lượng bộ đội Lào Issara cũng được mở rộng và phát triển quy mô tác chiến. Đầu năm 1953, liên quân Quân đội Nhân dân Việt Nam và bộ đội Lào Issara thực hiện Chiến dịch Thượng Lào, với vai trò chính do Quân đội Nhân dân Việt Nam đảm trách, đã mở rộng được khu vực kiểm soát của chính phủ kháng chiến Lào ra hai tỉnh Sầm NưaXiêng Khoảng, tạo bước ngoặt quan trọng cho phong trào độc lập dưới sự lãnh đạo của những người Cộng sản Lào.

Thắng lợi của liên quân Việt - Lào trong chiến dịch Thượng Lào đã tác động rất lớn trong biến chuyển chiến lược của Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong Chiến cục Đông Xuân 1953–1954.[3] Trong chiến cục Đông Xuân 1953–1954, bộ đội Lào Issara giữ vai trò hỗ trợ tích cực cho Quân đội Nhân dân Việt Nam trong các hoạt động phá vỡ Kế hoạch Navarre, tạo tiền đề dẫn đến trận quyết chiến trận Điện Biên Phủ một năm sau đó với thắng lợi hoàn toàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam, buộc người Pháp phải ký Hiệp định Genève, 1954 và rút quân khỏi Đông Dương.

Căn cứ Hiệp định Genève, Các lực lượng của Pathet Lào (bao gồm cả bộ đội Lào Issara) được tập kết về hai tỉnh Hủa PhănPhong Xa Lỳ. Chính phủ kháng chiến Lào được giải thể để chuẩn bị cho bầu cử tự do thống nhất. Tuy nhiên, bất chấp các kết quả thương lượng giữa Pathet Lào và chính phủ Hoàng gia Lào, từ tháng 10 năm 1954 đến cuối tháng 8 năm 1956, lực lượng quân đội Hoàng gia Lào đã tiến công 685 trận lớn nhỏ vào căn cứ của Pathet Lào. Những người Cộng sản Lào phản ứng, tuyên bố tẩy chay bầu cử ở hai tỉnh Sầm Nưa và Xiêng Khoảng.[4] Họ thành lập Đảng Nhân dân Lào (1955) và Neo Lào Hak Xat (Mặt trận Lào yêu nước, 1956), nhằm mục đích ban đầu tham gia tranh cử. Bên cạnh đó, một đội quân vũ trang trên cơ sở bộ đội Lào Issara (đã giải thể về danh nghĩa), lấy tên gọi là Bộ đội chiến đấu Lào, cũng được tổ chức lại năm 1956, nhằm phản công các cuộc tấn công của quân đội Hoàng gia Lào, bảo vệ các vùng kiểm soát của Pathet Lào.

Ngày 21 tháng 3 năm 1956, sau khi tái nhiệm Thủ tướng, Hoàng thân Souvanna Phouma đã mở một cuộc đối thoại với người anh em của mình, Hoàng thân Souphanouvong để thống nhất lãnh thổ Lào. Chính phủ Hoàng gia Lào (cánh hữu), phái trung lập và Neo Lào Hak Xat (cánh tả) sau các cuộc đụng độ đã miễn cưỡng ký kết Hiệp định Viêng Chăn, đi đến thành lập chính phủ liên hiệp Lào một năm sau đó. Một số đơn vị của Bộ đội chiến đấu Lào cũng được sát nhập vào quân đội Hoàng gia Lào,[2] cũng như một bộ phận lực lượng Pa thét Lào đã ra công khai hoạt động hợp pháp, tuyên truyền mở rộng uy tín của Neo Lào Hắc Xạt.[4]

Sau năm 1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Cho đến năm 1975, Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Lào là lực lượng vũ trang của Vương quốc Lào.

Phục vụ một trong những quốc gia kém phát triển nhất thế giới, Lực lượng Vũ trang Nhân dân Lào (LPAF) có quy mô nhỏ, được tài trợ kém và nguồn lực không hiệu quả. Trọng tâm nhiệm vụ của nó là an ninh biên giới và nội bộ, chủ yếu là đàn áp nội bộ các nhóm đối lập và bất đồng chính kiến ​​người Lào.[5]

Điều này bao gồm việc đàn áp các cuộc biểu tình của Phong trào Sinh viên Lào vì Dân chủ năm 1999 ở Viêng Chăn, và chống lại các nhóm nổi dậy dân tộc Hmong và các nhóm khác của người Lào và người Hmong chống lại một- đảng Chủ nghĩa Mác-Lênin LPRP chính phủhỗ trợ nhận được từ Việt Nam.[5]

Cùng với Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và chính phủ, Quân đội Nhân dân Lào là trụ cột thứ ba của bộ máy nhà nước, và như vậy được kỳ vọng sẽ trấn áp tình trạng bất ổn chính trị và dân sự cũng như các trường hợp khẩn cấp quốc gia tương tự mà chính phủ ở Viêng Chăn phải đối mặt. Theo báo cáo, LPA cũng đã nâng cấp các kỹ năng để ứng phó với các đợt bùng phát dịch cúm gia cầm. Hiện tại, không có mối đe dọa lớn từ bên ngoài đối với nhà nước và LPA duy trì mối quan hệ rất chặt chẽ với Quân đội Việt Nam láng giềng năm 2008.[5]

Theo một số nhà báo, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức nhân đạo và nhân quyền, Quân đội Nhân dân Lào đã nhiều lần vi phạm nghiêm trọng nhân quyền và tham nhũng ở Lào[6][7].

LPAF và tình báo quân sự của họ đóng một vai trò quan trọng trong việc bắt giữ, bỏ tù và tra tấn tù nhân nước ngoài tại Nhà tù Phonthong khét tiếng của Viêng Chăn và hệ thống gulag cộng sản của Lào nơi người Úc Kerry và Kay Danes đã ở bị cầm tù và nơi mà nhà hoạt động dân sự Sombath Somphone có thể bị cầm tù sau khi bị bắt vào tháng 12 năm 2012.[8]

Vào năm 2013, các cuộc tấn công của Quân đội Nhân dân Lào chống lại người Hmong đã gia tăng, với việc binh lính giết chết bốn giáo viên người Hmong không có vũ khí bên cạnh việc tham gia vào các hành vi vi phạm nhân quyền khác theo Hội đồng Nhân quyền Lào, Trung tâm Phân tích Chính sách Công và những người khác.[9]

Trang bị

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình ảnh Tên Loại Nguồn gốc Số lượng Ghi chú
PT-76 xe tăng hạng nhẹ  Liên Xô 125
BTR-60PB xe bọc thép chở quân  Liên Xô 120
BTR-152 xe bọc thép chở quân  Liên Xô 80
ZSU-23-4 xe bọc thép chống máy bay hạng nhẹ  Liên Xô 95
Hình ảnh Tên Loại Nguồn gốc Số lượng Ghi chú
M-30 122 mm howitzer field howitzer  Liên Xô 24
130 mm towed field gun M1954 (M-46) field gun  Liên Xô 16
122 mm howitzer 2A18 (D-30) Howitzer  Liên Xô 48
M114 155 mm howitzer howitzer  Hoa Kỳ 10
M101 howitzer 105mm (towed): M-101  Hoa Kỳ 25
M116 howitzer 75mm (towed): M-116 pack  Hoa Kỳ 10

Phòng không

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình ảnh Tên Loại Nguồn gốc Số lượng Ghi chú
Strela 2 Tên lửa đất đối không  Liên Xô 120
57 mm AZP S-60 Pháo phòng không tự động  Liên Xô 18
37 mm automatic air defense gun M1939 (61-K) Pháo phòng không  Liên Xô 18
ZU-23-2 anti-aircraft gun  Liên Xô 48
ZPU auto anti-aircraft gun  Liên Xô 100+

Súng cối

[sửa | sửa mã nguồn]

Súng bộ binh

[sửa | sửa mã nguồn]

Quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem tại đây: "Quân hàm Quân đội Nhân dân Lào"

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Auclair, Nicholas C. "Colonial era". A country study: Laos (Andrea Matles Savada, editor). Library of Congress Federal Research Division (July 1994). Phạm vi công cộng Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
  2. ^ a b подполковник Висаи. Опора революции. 20 января - День Народной армии Лаоса // "Красная звезда" от 20 января 1987. стр.2
  3. ^ Fall 1994, pp. 116–130.
  4. ^ a b Lược sử quân sự các nước Đông Nam Á. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân. 2006.
  5. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên cia.gov
  6. ^ Amnesty International, (23 March 2007), "Lao People's Democratic Republic: Hiding in the jungle – Hmong under threat" “Lao People's Democratic Republic: Hiding in the jungle - Hmong under threat | Amnesty International”. Bản gốc lưu trữ 8 Tháng mười hai năm 2014. Truy cập 4 Tháng mười hai năm 2016.
  7. ^ The Centre for Public Policy Analysis, CPPA, Washington, D.C. (1 August 2013), http://www.centerforpublicpolicyanalysis.org
  8. ^ “Laos Officials Criticized for Obstructing Investigation”. Truy cập 1 tháng 10 năm 2024.
  9. ^ Businesswire, businesswire.com (4 March 2013) "Laos: Attacks Intensify Against Lao, Hmong People" http://www.businesswire.com/news/home/20130304006755/en/Laos-Attacks-Intensify-Lao-Hmong-People
  10. ^ a b c d http://lcweb2.loc.gov/frd/cs/laos/la_appen.html

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]