Phượng hoàng
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Phượng hoàng | |||||||||||||||||
Bức tượng phượng hoàng, thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc | |||||||||||||||||
Tên tiếng Trung | |||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phồn thể | 鳳凰 | ||||||||||||||||
Giản thể | 凤凰 | ||||||||||||||||
| |||||||||||||||||
Tên tiếng Việt | |||||||||||||||||
Chữ Quốc ngữ | Phượng/Phụng Hoàng/鳳凰 | ||||||||||||||||
Tên tiếng Triều Tiên | |||||||||||||||||
Hangul | 봉황 | ||||||||||||||||
Hanja | 鳳凰 | ||||||||||||||||
| |||||||||||||||||
Tên tiếng Nhật | |||||||||||||||||
Kanji | 鳳凰 | ||||||||||||||||
|
Phượng hoàng (còn được gọi là Phụng hoàng; tiếng Trung giản thể: 凤凰, phồn thể: 鳳凰 fènghuáng; tiếng Nhật: 鳳凰 hō-ō; tiếng Triều Tiên: 봉황 bonghwang) nguyên thủy là các con chim trong thần thoại của người dân khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, ngự trị trên tất cả các loài chim khác. Trước đây, con trống được gọi là Phượng còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn và Phượng cùng Hoàng đã được trộn lẫn vào nhau thành một thực thể giống cái, gọi là phượng hoàng, để cho nó có thể ghép cặp với long (rồng), là con vật mang ý nghĩa của giống đực. Người Hán thường sử dụng thành ngữ "Con cháu rồng" như là dấu hiệu của việc nhận dạng theo chủng tộc. Phượng hoàng còn được gọi là "côn kê"? (鶤雞 kwangai tiếng Quảng Đông kūnjī quan thoại) do đôi khi nó được dùng thay cho con gà trong Can Chi. Tại thế giới phương Tây, chẳng hạn như người nói tiếng Anh, thường gọi nó là Chinese phoenix (phượng hoàng Trung Quốc) hoặc Asian phoenix (phượng hoàng Châu Á) để phân biệt nó với phượng hoàng phương tây (phoenix thường được dịch sang tiếng Việt là "phượng hoàng"), mặc dù trông khá giống nhau, khái niệm của con vật thần thoại này không giống khái niệm tương đương trong văn hóa của người Việt hay Trung Quốc.
Biểu hiện
[sửa | sửa mã nguồn]Miêu tả phổ biến là Phượng Hoàng đang tấn công con rắn bằng móng vuốt của nó với đôi cánh dang rộng. Người ta tả Phượng Hoàng với các đặc điểm là loài vật có đầu gà, hàm én, cổ rắn, lưng rùa, đuôi cá và cánh khổng tước với 5 màu và cao 6 thước. Còn có một vài người tả rằng Phượng Hoàng có phần giống chim trĩ như có đầu gà, mỏ nhạn, cổ hạc, vảy cá và đuôi công. Nó tượng trung cho 6 thiên thể mà ngày nay có thể hiểu nôm na là: đầu là trời, mắt là Mặt Trời, lưng là Mặt Trăng, cánh là gió, chân là đất và đuôi là các hành tinh. Lông của nó đại diện cho màu sắc của ngũ hành, bao gồm: đen, trắng, đỏ và xanh vàng.
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Hình ảnh về phượng hoàng đã xuất hiện tại Trung Quốc cách đây trên rất lâu, thông thường trong các miếng ngọc và trên các tôtem (vật tổ) may mắn. Nó là totem của các bộ lạc miền Đông thời cổ đại ở Trung Quốc. Các thuyết ngày nay cho rằng nó có thể là hình ảnh đại diện cho một loài chim lớn thời tiền sử, tương tự như đà điểu, khá phổ biến ở Trung Hoa tiền sử. Có người cho rằng,[ai nói?] phượng hoàng là hiện thân của loài chim thủy tổ (khủng long dạng chim).
Trong thời kỳ nhà Hán (khoảng 2.200 năm trước), phượng hoàng được sử dụng như là biểu tượng của hướng nam, được thể hiện dưới dạng con trống (phượng, 鳳) và con mái (hoàng, 凰) quay mặt vào nhau. Nó cũng được sử dụng để biểu thị cho hoàng hậu (hay các phi tần) khi trong cặp đôi với rồng là biểu thị của vua hay hoàng đế. Nó đại diện cho quyền lực mà Thượng đế ban cho hoàng hậu. Nếu hình ảnh phượng hoàng được sử dụng để trang trí nhà cửa thì nó là biểu tượng cho lòng trung thành và sự trung thực của những người sống trong ngôi nhà đó.Ngoài ra loài phượng hoàng gắn liền với loài câu Ngô Đồng.
Trong văn hóa Việt Nam chim Lạc là hình ảnh khởi thủy và dần được phát triển thành hình tượng Phượng Hoàng như ngày nay qua các thời kỳ phong kiến tượng trưng cho ước mơ vượt không gian bất chấp giông tố thử thách, vươn lên với cao rộng như khát vọng muôn đời chinh phục bầu trời.
Ý nghĩa
[sửa | sửa mã nguồn]Phượng hoàng có ý nghĩa tích cực. Nó là biểu tượng của đức hạnh và vẻ duyên dáng, thanh nhã. Phượng hoàng cũng biểu thị cho sự hòa hợp âm dương. Theo truyền thuyết, phượng hoàng chỉ xuất hiện vào thời thái bình, và sẽ ẩn mình trong thời loạn lạc. Phượng là đề tài trang trí phổ biến ở Việt Nam, thuộc mọi lĩnh vực nghệ thuật.[1]
Là hóa thân của Âu Cơ là quốc mẫu của dân tộc Việt Nam trong truyền thuyết con rồng cháu tiên. Âu Cơ là một tiên nữ, con gái một vị thần núi nào đó mà không phải là Đế Lai của Thần Nông Thị. Nàng đi khắp bốn phương để giúp đỡ và chữa trị cho những người đang lâm bệnh và gặp khó khăn. Nàng có lòng từ bi và có tài về y thuật. Một ngày nọ, một con quái vật làm nàng sợ hãi. Nàng liền biến thành một con phượng hoàng mà bay đi. Lạc Long Quân, là thần rồng từ biển cả, thấy nàng đang gặp nguy hiểm liền cầm lấy cục đá và giết tên quái vật. Sau đó tình yêu đã nảy nở giữa hai người và họ cưới nhau. Âu Cơ sinh ra một bọc trứng có 100 người con đó là tổ tiên người Việt.
Tại Trung Hoa thời cổ đại, có thể tìm thấy hình ảnh của phượng hoàng trong các trang trí của các đám cưới hay của hoàng tộc, cùng với rồng. Điều này là do người Trung Quốc coi rồng và phượng hoàng là biểu tượng cho quan hệ hạnh phúc giữa chồng và vợ, một kiểu ẩn dụ khác của âm và dương.
Sử dụng ngày nay
[sửa | sửa mã nguồn]- "Phượng trảo" (鳳爪), một món ăn trong ẩm thực Quảng Đông, là chân gà nấu lẫn với đậu đen.
- "Phượng" hay "Hoàng" là một trong số các tên gọi của con gái (tương tự như "Long" dành cho con trai).
- "Long phượng thai" (龍鳳胎) là câu để biểu thị một cặp con trai, gái song sinh.
- Phượng Hoàng cũng là tên gọi của một huyện ở phía tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, trước đây là một sảnh (廳 hay 厅).
- Tại Triều Tiên, nó từng được sử dụng trong hình vẽ trên huy hiệu của hoàng gia hay của tổng thống.
- Chu tước, một trong Tứ tượng, đôi khi cũng bị nhầm lẫn là Phượng hoàng, trong khi trên thực tế chúng là hai thực thể khác nhau.
- Hai con chim Phượng Hoàng cuộn vào nhau - biểu tượng của đài truyền hình Đài Loan.
Trong dân gian
[sửa | sửa mã nguồn]Phượng, hay Phượng hoàng, Phụng, là một trong 4 tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam và các nước Á Đông khác. Phượng có mỏ diều hâu dài, mào trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công... Các bộ phận của phượng đều có ý nghĩa của nó: đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời, Mặt Trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. Như vậy nó tượng trưng cho bầu trời, khi nó bay hoặc múa (phượng vũ) là tượng trưng cho sự hoạt động của vũ trụ. Vì thế phượng là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc. Nếu rồng có yếu tố dương, tượng trưng cho vua chúa thì phượng lại có yếu tố âm nên tượng trưng cho hoàng hậu và người đàn bà đẹp.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Rồng
- Thần thoại Trung Quốc
- Phượng hoàng (phương Tây)
- Huma (thần thoại) tức chim thiên đường trong thần thoại Ba Tư.
- Phượng Hoàng đường trong Bình Đẳng viện ở Uji (Vũ Trị), Nhật Bản
- Tứ linh
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Trưng bày chuyên đề 'Linh vật Việt Nam'”. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. 2015.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Phượng hoàng. |