Sư đoàn 2 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sư đoàn 2 Bộ binh
Việt Nam Cộng hòa
Phù hiệu
Hoạt động1955-1975
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Quân lực VNCH
Quân chủngLục quân
Phân loạiBộ binh
Bộ phận của Quân đoàn I và Quân khu 1
Bộ Tổng Tham mưu
Khẩu hiệu-Chiến thắng
-Vinh quang
Tham chiến-Trận Mậu Thân
-Mùa hè đỏ lửa
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
-Tôn Thất Đính
-Dương Ngọc Lắm
-Lâm Văn Phát
-Tôn Thất Xứng
-Nguyễn Thanh Sằng
-Hoàng Xuân Lãm
-Trần Văn Nhựt
Quân kỳ

Sư đoàn 2 Bộ binh[1] (tiếng Anh: 2nd Infantry Division, 2nd ID) là một trong ba đơn vị chủ lực quân trực thuộc Quân đoàn I và Quân khu 1 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tồn tại từ 1955 đến 1975, hoạt động và trách nhiệm bảo vệ an ninh khu vực các tỉnh phía nam của lãnh thổ Quân khu 1. Sư đoàn đã được tuyên dương công trạng 16 lần trước quân đội và đã được nhận lãnh giây biểu chương màu tam hợp trên quân kỳ Sư đoàn.

  • Bộ Tư lệnh Sư đoàn đặt tại Căn cứ Chu Lai.[2]

Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền thân Sư đoàn 2 Bộ binh là "Liên đoàn 32 Lưu động" thuộc Quân đội Liên hiệp Pháp, thành lập vào ngày 3 tháng 11 năm 1953 tại Mỹ Côi, Ninh Bình. Đến đầu tháng 1 năm 1955 Quân đội Pháp bàn giao Liên đoàn cho sĩ quan người Việt chỉ huy và người đầu tiên chỉ huy Liên đoàn là Trung tá Tôn Thất Đính. Ngày 16 tháng 1 năm 1955, Liên đoàn 32 Lưu động được lệnh giải tán và dùng làm nòng cốt đến ngày 4 tháng 2 năm 1955 thành lập "Sư đoàn 32 Bộ binh,"[3] và Đại tá Đính[4] tiếp tục làm Tư lệnh. Đến ngày 1 tháng 8 tháng năm 1955, một lần nữa đổi tên thành "Sư đoàn 2 Dã chiến".

Sau khi chính thể Đệ Nhất Cộng hòa được thành lập. Ngày 22 tháng 11 năm 1956 Đại tá Tôn Thất Đính bàn giao Sư đoàn lại cho Trung tá Đặng Văn Sơn và nửa năm sau, ngày 16 tháng 4 năm 1957 Trung tá Lê Quang Trọng thay thế đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn. Đến ngày 1 tháng 12 năm 1958 Sư đoàn 2 Dã chiến đổi tên lần cuối, chính thức trở thành "Sư đoàn 2 Bộ binh".[5] Bộ tư lệnh Sư đoàn đặt tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng.

Tháng 5 năm 1965 Bộ Tư lệnh di chuyển về Quảng Ngãi và nhận trách nhiệm Khu 12 chiến thuật gồm 2 tỉnh Quảng Tín và Quảng Ngãi. Đến năm 1971 Bộ Tư lệnh Sư đoàn lại chuyển về căn cứ Chu Lai, tiếp nhận căn cứ của Sư đoàn 23 Bộ binh Hoa Kỳ.

Mùa hè năm 1972 Trung đoàn 4 Bộ binh do Đại tá Lê Bá Khiếu[6] làm Trung đoàn trưởng đã được điều động tăng cường để giải tỏa áp lực đối phương tại vùng giới tuyến.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giới tuyến, Trung đoàn 4 vẫn do Đại tá Khiếu làm Trung đoàn trưởng được điều từ Quảng Trị trở về để phối hợp cùng Trung đoàn 5 và Trung đoàn 6. Trung đoàn 5 do Trung tá Võ Vàng[7] làm Trung đoàn trưởng và Trung đoàn 6 do Đại tá Phạm Văn Nghìn[8] chỉ huy, đã mở cuộc hành quân tái chiếm các quận Quế Sơn, Tiên Phước thuộc tỉnh Quảng Tín. Đồng thời, Sư đoàn 2 phối hợp với các lực lượng Địa Phương Quân, Nghĩa Quân giải tỏa áp lực đối phương tại khu vực cao nguyên phía nam Quảng Ngãi. Từ chiến công phá tan mật khu Đỗ Xá năm 1970 cùng một số thắng lợi khác, các tỉnh Quảng Tín và Quảng Ngãi tạm thời yên tĩnh. Sư đoàn 2 tạm ngừng bắn từ năm 1973.

Trước tình hình chính trị, với áp lực của Quân đội Bác Việt tại miền Trung nên ngày 27 tháng 3 năm 1975 toàn bộ Quân khu cũng như Sư đoàn 2 tan hàng di tản ra Đà Nẵng. Và tại đây Sư đoàn 2 Bộ binh bị xóa phiên hiệu. Ngày 25/3/1975 sư đoàn được lệnh di tản ra đảo Lý Sơn để chuẩn bị ra chiếm lại Đà Nẵng. Cuối tháng 3/1975, sư đoàn được tay hải quân đưa về Hàm Tân để tái trang bị vũ khí và quân số. Giữa tháng 4/1975, sư đoàn ra tái chiếm Phan Rang. Sư đoàn tan hàng sau khi bị tràn ngập và tướng Nghi bị bắt sống. Số quân nhân còn lại về tập trung ở Vũng Tàu cho đến khi có lệnh của Dương văn Minh ra lệnh buông súng. Ngày 25/3/1975, khi đường từ Tam Kỳ về Chu Lai bị cắt đứt, một đố đơn vị đang hành quusn ở trong Tiên Phước cùng lực lượng Biệt Động Quân thuộc Liên đoàn 2 theo đường bộ ra Đà Nẵng và tan hàng tại đây.

Đơn vị trực thuộc và phối thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Đơn vị Chú thích Stt Đơn vị Chú thích
1[9]
Trung đoàn 4
10
Biệt đội Quân Báo
2
Trung đoàn 5

Trung đoàn trưởng 1973-1975: Đại Tá Cẩm ngọc Huân, xuất thân Lực Luongj Đặc Biệt

11
Biệt đội Kỹ thuật
Biệt đội trưởng:
Đại úy Trần Trọng Tuấn
3
Trung đoàn 6
12
Biệt đội
Tác chiến Điện tử
Biệt đội trưởng:
Thiếu tá Đỗ Đặng Đăng
4[10]
Đại đội
Tổng hành dinh
Đại đội Trưởng
Thiếu tá Nguyễn Tri Lộc
13
Tiểu đoàn Quân y
Tiểu đoàn trưởng:
Thiếu tá Trần Trọng Lang
5
Đại đội Trinh sát
14
Tiểu đoàn Truyền tin
Tiểu đoàn trưởng
Thiếu tá Lợi
6
Đại đội Quân Cảnh
15
Tiểu đoàn Tiếp vận
Tiểu đoàn trưởng:
Trung tá Phan Quang Ân
(Từ 1970 đến 30/4/1975)
Sau khi Trung tá Mai Xuân Tùng bị thương vì tai nạn giao thông
7
Đại đội Công vụ
16
Tiểu đoàn
Công binh chiến đấu
Tiểu đoàn trưởng:
Trung tá Mông
8
Đại đội Quân vận
(Quân xa)
Đại đội trưởng:
Đại úy Lợi
17
Trung đoàn Pháo binh
Các Tiểu đoàn: 20 (155ly), 21, 22, 23 (105ly). Phối thuộc và dưới sự điều động của Tư lệnh Sư đoàn
9
Đại đội
Hành chính Tài chính
18
Thiết đoàn 4
Thuộc "Lữ đoàn 1 Kỵ binh". Phối thuộc và dưới sự điều động của Tư lệnh Sư đoàn

Bộ Tư lệnh Sư đoàn và Chỉ huy Trung đoàn tháng 3/1975[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Họ và Tên Cấp bậc Chức vụ Chú thích
1
Trần Văn Nhựt
Võ bị Đà Lạt K10
Chuẩn tướng
Tư lệnh
2
Hoàng Tích Thông[11]
Võ khoa Thủ Đức K4[12]
Đại tá
Tư lệnh phó
3
Nguyễn Khoa Bảo[13]
Võ bị Đà Lạt K10
Tham mưu trưởng
4
Trương Đăng Liêm[14]
Võ khoa Thủ Đức K3
Chỉ huy
Trung đoàn 4
Sau khi Sư đoàn 2 (trong đó có Trung đoàn 4) tan rã ở miền Trung. Ông được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Bình Thuận thay thế Đại tá Ngô Tấn Nghĩa[15]
5
Tôn Thất Lữ
Chỉ huy
Trung đoàn 5
6
Tôn Thất Hổ
Trung tá
Chỉ huy
Trung đoàn 6

Trung đoàn Pháo binh[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đơn vị phối thuộc
Stt Họ và Tên Cấp bậc Chức vụ Đơn vị Chú thích
1
Lê Thương[16]
Võ khoa Thủ Đức K5
Đại tá
Chỉ huy trưởng
Bộ chỉ huy
Trung đoàn
2
Nguyễn Viết Thuẫn
Võ khoa Thủ Đức K5
Trung tá
Chỉ huy phó
nt
3
Chu Mạnh
Tiểu đoàn trưởng
Tiểu đoàn 23
4
Nguyễn Văn Hà
Võ bị Đà Lạt K12
Tiểu đoàn 21
5
Thái Thành Hội
Võ bị Đà Lạt K13
Thiếu tá
Tiểu đoàn 22
6
Huỳnh Nứa
Tiểu đoàn 20

Tư lệnh Sư đoàn qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Họ và Tên Cấp bậc Tại chức Chú thích
1
Tôn Thất Đính
Võ bị Huế K1
Trung tá[17]
Đại tá
(2/1955)
1/1955-11/1956
Giải ngũ năm 1966 ở cấp Trung tướng
2
Đặng Văn Sơn[18]
Hạ sĩ quan Pháp
Trung tá
11/1956-6/1957
Giải ngũ năm 1964 ở cấp Đại tá
3
Lê Quang Trọng[19]
Võ bị Huế K2
6/1957-8/1958
Giải ngũ năm 1963 ở cấp Đại tá
4
Dương Ngọc Lắm
Võ bị Liên quân
Viễn Đông Đà Lạt
Trung tá
Đại tá
(10/1959)
8/1958-6/1961
Giải ngũ năm 1964 ở cấp Thiếu tướng
5
Lâm Văn Phát
Võ bị Liên quân
Viễn Đông Đà Lạt
Đại tá
Thiếu tướng
(11/1963)
6/1961-6/1963
Giải ngũ năm 1965 ở cấp Thiếu tướng. Ngày 29 tháng 4 năm 1975 tái ngũ được thăng cấp Trung tướng
6
Trương Văn Chương[20]
Sĩ quan Đồng hóa
Đại tá
6/1963-12/1963
Giải ngũ cùng cấp năm 1965
7
Tôn Thất Xứng
Võ bị Huế K1
Đại tá
Thiếu tướng
(2/1964)
12/1963-2/1964
Giải ngũ năm 1967 ở cấp Thiếu tướng
8
Ngô Dzu
Võ bị Huế K2
Đại tá
Chuẩn tướng
(5/1964)
Thiếu tướng
(6/1966)
1/1964-7/1964
Giải ngũ năm 1974 ở cấp Trung tướng
9
Nguyễn Thanh Sằng
Võ bị Huế K2
Đại tá
7/1964-10/1964
Giải ngũ năm 1973 ở cấp Thiếu tướng
10
Hoàng Xuân Lãm
Võ bị Đà Lạt K3
Chuẩn tướng
Thiếu tướng
(11/1965)
10/1964-1/1967
Sau cùng là Trung tướng Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng
11
Nguyễn Văn Toàn
Võ bị Đà Lạt K5
Đại tá
Chuẩn tướng
(6/1968)
Thiếu tướng
(11/1970)
1/1967-1/1972
Sau cùng là Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn III
12
Phan Hòa Hiệp
Võ bị Địa phương
Trung Việt Huế K2
Đại tá
Chuẩn tướng
(1/2972)
1/1972-8/1972
Sau cùng là Chuẩn tướng Trưởng đoàn Quân sự 2 bên
13
Trần Văn Nhựt
Đại tá
Chuẩn tướng
(11/1972)
8/1972-4/1975
Tư lệnh sau cùng

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 2nd Division
  2. ^ Chu Lai là một căn cứ quân sự lớn nằm ở phía nam tỉnh Quảng Tín, trước năm 1972 là nơi đóng quân của một đơn vị quân đội Mỹ cấp Sư đoàn. Vị trí này được coi như Hậu cứ của Sư đoàn 2 Bộ binh.
  3. ^ Theo Nghị định số 041 1P/NĐ của Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
  4. ^ Thăng cấp Đại tá ngày 1 tháng 2 năm 1955.
  5. ^ Thời điểm này, Tư lệnh Sư đoàn là Trung tá Dương Ngọc Lắm.
  6. ^ Đại tá Lê Bá Khiếu sinh năm 1934 tại Thừa Thiên, tốt nghiệp khóa 4p Võ khoa Thủ Đức (khóa 10B trừ bị Đà Lạt).
  7. ^ Trung tá Võ Vàng sinh năm 1940 tại Quảng Ngãi, tốt nghiệp khóa 17 Võ bị Đà Lạt.
  8. ^ Đại tá Phạm Văn Nghìn sinh năm 1933 tại Ninh Bình, tốt nghiệp khóa 10 Võ bị Đà Lạt.
  9. ^ Từ số 1 đến số 3 là các đơn vị "Tác chiến" trực thuộc Sư đoàn.
  10. ^ Từ số 4 đến số 18 là các đơn vị Yểm trợ trực thuộc Sư đoàn.
  11. ^ Đại tá Hoàng Tích Thông sinh năm 1928 tại Hà Nội.
  12. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
  13. ^ Đại tá Nguyễn Khoa Bảo sinh năm 1935 tại Thừa Thiên.
  14. ^ Đại tá Trương Đăng Liêm sinh năm 1932 tại Thừa Thiên.
  15. ^ Đại tá Ngô Tấn Nghĩa sinh năm 1926 tại Mỹ Tho, tốt nghiệp khóa 9 Võ bị Đà Lạt.
  16. ^ Đại tá Lê Thương sinh năm 1927 tại Lào, tốt nghiệp khóa 5 Võ khoa Thủ Đức
  17. ^ Cấp bậc khi nhậm chức.
  18. ^ Đại tá Đặng Văn Sơn sinh năm 1916 tại Huế.
  19. ^ Đại tá Lê Quang Trọng sinh năm 1925 tại Thừa Thiên.
  20. ^ Đại tá Trương Văn Chương sinh năm 1919 tại Kiến Hòa, nguyên là sĩ quan Lực lượng Giáo phái Cao Đài. Năm 1954 chuyển sang phục vụ Quân đội Quốc gia được đồng hóa cấp bậc Thiếu tá mang số quân 39/100635. Năm 1956 được đi học khóa Chỉ huy Tham mưu tại Học viện Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Liên kết[sửa | sửa mã nguồn]