Bước tới nội dung

Cổng thông tin:Phật giáo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phật giáo

hệ thống tôn giáo, triết học khởi nguồn từ Thích-ca Mâu-ni

Phật

Tranh vẽ Di-lặc

Di-lặc là một vị Phật hay bồ-tát của Phật giáo. Trong Phật giáo Tây Tạng, Di-lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Trong Phật giáo Trung Hoa, từ thế kỷ 10, hòa thượng Bố Đại được xem là hiện thân của Di-lặc. Điều này dẫn đến rất nhiều hình tượng Di-lặc bị khắc họa là một ông già to béo đang cười.

Theo kinh điển Phật giáo, Di-lặc là vị bồ-tát sẽ xuất hiện trên Trái Đất, đạt được giác ngộ hoàn toàn, giảng dạy Phật pháp, giáo hóa chúng sinh, và chứng ngộ thành Phật. Phật Di-lặc sẽ là vị Phật kế tiếp Đức Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni. Cõi giáo hóa của bồ-tát hiện nay là nội viên của cõi trời Đâu-suất. Bồ-tát Di-lặc được tiên tri sẽ giáng sinh trong kiếp giảm của tiểu kiếp, khi nhân thọ là 80.000 năm trở đi vào 5 đại kiếp về sau, tức khoảng hơn 5 tỉ năm nữa theo năm Trái Đất, khi Phật pháp đã hoàn toàn bị loài người lãng quên. Sự tích về Phật Di-lặc được tìm thấy trong các tài liệu kinh điển của tất cả các truyền thống Phật giáo, và được chấp nhận bởi hầu hết các Phật tử như là một sự kiện sẽ diễn ra khi Phật pháp đã bị lãng quên trên Trái Đất, và Bồ-tát Di-lặc sẽ là bậc giác ngộ Pháp và thuyết lại cho chúng sinh, tương tự như những vị Phật lịch sử đã làm trong quá khứ.

Pháp

Tám nan hoa của bánh xe chánh pháp, biểu tượng hóa Bát chánh đạo

Bát chính đạo là tám con đường dẫn đến sự giải thoát khỏi vòng luân hồi, bao gồm chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.

Ở thời kì đầu của Phật giáo, những pháp thực hành này đã bắt đầu bằng việc hiểu rằng cơ thể - tâm trí làm việc theo cách bất thiện, tiếp theo là việc bước vào con đường Phật giáo bằng cách giữ gìn bản thân, kiểm soát bản thân, phát triển lòng từ và lòng trắc ẩn; và kết thúc bằng thiền định, là cái củng cố cho những pháp thực hành trên trong việc phát triển của cơ thể - tâm trí. Ở thời kì về sau của Phật giáo, trí tuệ đã trở thành một công cụ chính trong việc giải thoát, dẫn đến một khái niệm khác và cấu trúc khác của con đường, trong đó "mục đích" của con đường Phật giáo được định rõ hơn bằng việc chấm dứt vô minh và sự tái sinh.

Tăng

Hòa thượng Thích Quảng Đức

Thích Quảng Đức là một nhà sư Phật giáo Đại thừa người Việt Nam. Ông là người đã tẩm xăng tự thiêu tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng, Sài Gòn vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm.

Tấm ảnh chụp ông tự thiêu đã được truyền đi khắp thế giới và gây nên sự chú ý đặc biệt tới chính sách của chế độ Ngô Đình Diệm. Phóng viên Malcolm Browne đã giành Giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới năm 1963 nhờ một bức hình chụp cảnh Thích Quảng Đức tự thiêu, và nhà báo David Halberstam, một người sau được trao giải Pulitzer, cũng đã có bản tường thuật sự kiện. Sau khi chết, thi hài của ông đã được hỏa táng lại, nhưng trái tim của ông thì vẫn còn nguyên. Đây được coi là xá lợi biểu tượng của lòng từ bi, dẫn đến việc giới Phật tử suy tôn ông thành một vị Bồ Tát.

Hình ảnh

Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu
Ảnh: Malcolm Browne

Kinh điển

Bản kinh chữ Hàn được viết vào khoảng thế kỷ 15

Kinh Hoa Nghiêm là một bộ kinh Đại thừa, lập giáo lý căn bản của Hoa Nghiêm tông. Kinh nhấn mạnh đến tính "vô ngại" của mọi hiện tượng và chủ trương rằng tâm con người chính là vũ trụ và đồng thể với tâm Phật. Quan điểm này của Đại thừa hay được Thiền tông nhấn mạnh và vì thế, kinh này cũng thường được tông này nhắc đến.

Kinh Hoa nghiêm thuộc về những bộ kinh hệ Phương đẳng, là một bộ kinh gồm 81 quyển mà phần dài nhất là phẩm Hoa nghiêm. Một phần quan trọng độc lập khác là Thập địa. Ngày nay người ta chỉ còn tìm thấy kinh Hoa Nghiêm trong dạng chữ Hán và chữ Tây Tạng, phần chữ Hán được dịch trong thế kỉ thứ 5.

Tông phái

Tượng Trúc Lâm đại sĩ ngồi thiền

Thiền phái Trúc Lâm là một dòng thiền Việt Nam hình thành từ thời nhà Trần, do Trần Nhân Tông sáng lập. Trúc Lâm vốn là hiệu của Trần Nhân Tông từ khi xuất gia ở động Vũ Lâm. Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông, Pháp LoaHuyền Quang. Thiền phái này được xem là tiếp nối nhưng là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỷ 12 – đó là dòng Thảo Đường, Vô Ngôn ThôngVinītaruci cùng với sự pha trộn ảnh hưởng của Tông Lâm Tế.

Với việc lập ra phái Trúc Lâm, Trần Nhân Tông đã thống nhất các Thiền phái tồn tại trước đó và toàn bộ giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối.

Trích dẫn

« 萬法虛僞、緣會而生、生法本無、一切唯識、識如幻夢、但是一心、心寂而知、目之爲圓覺 »
Khuê Phong Tông Mật, Luận giải Kinh Viên Giác

Bài viết

Đài tưởng niệm hòa thượng Thích Quảng Đức

Phong trào Phật giáo 1963 là một sự kiện đỉnh điểm cao trào đấu tranh đòi quyền tự do và bình đẳng tôn giáo của Phật giáo tại miền Nam Việt Nam vào năm 1963. Biến cố này dẫn tới khủng hoảng chính trị trầm trọng từ đó dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Đây là một biến cố gây tiếng vang lớn tại Việt Nam và trên quốc tế và có ảnh hưởng to lớn trong cuộc Chiến tranh Việt Nam cũng như trong lịch sử tôn giáo và lịch sử chính trị Việt Nam.

Biến cố Phật giáo năm 1963 kéo dài nửa năm lan rộng khắp miền Nam Việt Nam, là xung đột giữa hai bên, một bên là Phật giáo tại Miền Nam Việt Nam và bên kia là Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đứng đầu bởi Tổng thống Ngô Đình Diệm. Sự kiện năm 1963 chỉ là giọt nước tràn ly của những vấn đề chính trị-xã hội tích tụ trước đó, có thể nói là ngay từ trước khi Ngô Đình Diệm thành lập Việt Nam Cộng hòa. Cuộc khủng hoảng này đã làm chính phủ Ngô Đình Diệm mất hết uy tín trong và ngoài nước.

Thư mục

Tông phái

Thuật ngữ

Nhân vật

Kinh điển

Thánh địa

Nội dung khác : Lịch sử Phật giáo, Âm nhạc Phật giáo (+), Nghệ thuật Phật giáo