Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh Bắc”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 24: Dòng 24:
• Ngày 20 tháng 4 năm 1961, tách huyện [[Gia Lâm]] nhập vào Hà Nội.
• Ngày 20 tháng 4 năm 1961, tách huyện [[Gia Lâm]] nhập vào Hà Nội.


Nói về vùng văn hoá Kinh Bắc - bởi Bắc Ninh vốn được coi là trung tâm của trấn Kinh Bắc, nên cái tên Kinh Bắc thường được nói kèm với Bắc Ninh như Bắc Ninh - Kinh Bắc. Vì vậy trên phương tiện truyền thông ngày nay thường có sự hiểu lầm về địa danh này mặc định chỉ riêng về Bắc Ninh, trong khi vùng văn hoá Kinh Bắc là bao gồm: toàn bộ 2 địa phương là tỉnh Bắc Ninh và tỉnh [[Bắc Giang]] và một phần [[Hà Nội]], [[Hưng Yên]], [[Lạng Sơn]].
Nói về vùng văn hoá Kinh Bắc - bởi Bắc Ninh vốn được coi là trung tâm của trấn Kinh Bắc, nên cái tên Kinh Bắc thường được nói kèm với Bắc Ninh như Bắc Ninh - Kinh Bắc. Vì vậy trên phương tiện truyền thông ngày nay thường có sự hiểu lầm về địa danh này mặc định chỉ riêng về Bắc Ninh, trong khi vùng văn hoá Kinh Bắc là bao gồm: toàn bộ địa giới 2 tỉnh là tỉnh Bắc Ninh và tỉnh [[Bắc Giang]] và một phần [[Hà Nội]], [[Hưng Yên]], [[Lạng Sơn]].


<br />
<br />

Phiên bản lúc 23:20, ngày 27 tháng 3 năm 2020

Vị trí xứ Kinh Bắc (màu xanh lá cây) trong tứ xứ vòng quanh Thăng Long

Trấn (Xứ) Kinh Bắc (chữ Hán: 京北) là tên một địa danh cũ ở phía bắc Việt Nam, bao gồm toàn bộ ranh giới 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng).

Năm Canh Tuất, 1490, vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đồ cả nước, gồm 13 (đạo) xứ thừa tuyên (sau gọi là xứ, từ triều Tây Sơn tới đầu triều Nguyễn đổi sang gọi là trấn). Đến đây mới xuất hiện tên gọi các trấn (xứ), từ Nghệ An trở ra Bắc gồm: (trấn) xứ Kinh Bắc (còn gọi là xứ Bắc), xứ Sơn Nam (trấn Sơn Nam Thượng, trấn Sơn Nam Hạ), Xứ Đông (trấn Hải Dương), Xứ Đoài (trấn Sơn Tây), trấn Hưng Hóa, trấn Cao Bằng, trấn An Quảng (Yên Quảng), xứ Thái Nguyên, xứ Lạng Sơn, xứ Tuyên Quang, phủ Hoài Đức (Thăng Long), đạo Thanh Bình, nội trấn Thanh Hoa, trấn Nghệ An. Tuy nhiên, tới thời vua Gia Long nhà Nguyễn, Kinh Bắc vẫn được gọi là xứ (xứ Kinh Bắc) thuộc Bắc thành tổng trấn[1]. Theo đó:

Trấn (xứ) Kinh Bắc xưa bao gồm 4 phủ (20 huyện). Cụ thể là:

Vì trấn lỵ ở Đáp Cầu, huyện Võ Giàng (phía bắc kinh thành), nên Kinh Bắc cũng được gọi là trấn Bắc hay trấn Khảm.

Năm 1884, Pháp đánh thành Bắc Ninh hoàn thành gấp công cuộc thống trị và bảo hộ Việt Nam:

• Năm 1895, tách phủ Lạng Giang ra lập tỉnh Bắc Giang, huyện Hữu Lũng nhập vào tỉnh Lạng Sơn.

• Năm 1903, tách các huyện Đông Anh, Kim Anh, Đa Phúc nhập vào tỉnh Vĩnh Yên.

• Năm 1960, huyện Văn Giang của Bắc Ninh được tách sang tỉnh Hưng Yên.

• Ngày 20 tháng 4 năm 1961, tách huyện Gia Lâm nhập vào Hà Nội.

Nói về vùng văn hoá Kinh Bắc - bởi Bắc Ninh vốn được coi là trung tâm của trấn Kinh Bắc, nên cái tên Kinh Bắc thường được nói kèm với Bắc Ninh như Bắc Ninh - Kinh Bắc. Vì vậy trên phương tiện truyền thông ngày nay thường có sự hiểu lầm về địa danh này mặc định chỉ riêng về Bắc Ninh, trong khi vùng văn hoá Kinh Bắc là bao gồm: toàn bộ địa giới 2 tỉnh là tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang và một phần Hà Nội, Hưng Yên, Lạng Sơn.


Cương vực

Phủ Bắc Hà

  • Huyện Kim Hoa, nay là huyện Sóc Sơn, Hà Nội
  • Huyện Thiên Phúc
  • Huyện Việt Yên, nay thuộc Bắc Giang
  • Huyện Hiệp Hòa, nay thuộc Bắc Giang

Phủ Lạng Giang

  • Huyện Yên Dũng, nay thuộc bắc Giang
  • Huyện Lục Ngạn, nay thuộc Bắc Giang.
  • Huyện Yên Thế, nay thuộc Bắc Giang
  • Huyện Phượng Nhãn
  • Huyện Hữu Lũng, nay thuộc Lạng Sơn.
  • Huyện Bảo Lộc

Phủ Thuận An

Phủ Từ Sơn

  • Huyện Quế Dương, nay thuộc huyên Quế Võ, Bắc Ninh
  • Huyện Võ Giàng, này thuộc Quế Võ, Bắc Ninh
  • Huyện Tiên Du, nay thuộc Bắc Ninh
  • Huyện Yên Phong, nay thuộc Bắc Ninh
  • Huyện Đông Ngàn, nay là Thị xã Từ Sơn

Các huyện ngày nay

Các phủ, huyện của Kinh Bắc ngày nay tương đương với các đơn vị hành chính sau.

  • Bắc Ninh: Toàn bộ 8/8 huyện, thị xã, thành phố. Bắc Ninh, Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn, Yên Phong.
  • Bắc Giang: Toàn bộ 10/10 huyện, thành phố. Bắc Giang, Lạng Giang, Yên Dũng, Yên Thế, Việt Yên, Tân Yên, Lục Nam, Lục Ngạn, Hiệp Hòa, Sơn Động.
  • Hà Nội: Các quận, huyện phía đông và phía bắc sông Hồng (5 quận, huyện). Long Biên, Gia Lâm, Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn.
  • Hưng Yên: Các huyện Văn Lâm, Văn Giang
  • Lạng Sơn: Huyện Hữu Lũng

Tổng số có 26 đơn vị cấp huyện.

Thành ngữ, thơ ca

Ca ngợi khí phách anh hùng và vẻ đẹp của trai gái Kinh Bắc:

"Trai Cầu Vồng Yên Thế - gái Nội Duệ, Cầu Lim"

Ca ngợi 3 làng cổ nhất ở Kinh Bắc:

"Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Pháp"

Xứ Kinh Bắc xưa nổi tiếng với những ngôi chùa cổ. Dân gian miền Bắc có câu: "Cầu Nam - chùa Bắc - đình Đoài" có ý nghĩa ca ngợi xứ Sơn Nam nổi tiếng với những cầu cổ có giá trị như: cầu Đông, cầu Dền ở cố đô Hoa Lư, cầu ngói Phát Diệm (Ninh Bình), cầu ngói chợ Lương (Nam Định); xứ Kinh Bắc nổi tiếng với những ngôi chùa như: chùa Dâu, Chùa Cổ Lũng, chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), chùa Phật Tích (Bắc Ninh); xứ Đoài nổi tiếng với những ngôi đình đẹp như: Đình So, đình Mông Phụ, đình Tây Đằng, đình Chu Quyến (Hà Tây cũ), đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc).

Di tích lịch sử, Danh nhân nổi tiếng

Kinh Bắc là nơi có 3 kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. 3 kinh đô cổ này đều ở phía bắc sông Hồng so với trung tâm Hà Nội ngày nay.

Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Namxứ Đông, những vùng văn hóa lâu đời tại Việt Nam. Tại đây có nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loa, đền Sóc, chùa Phật Tích, chùa Dâu, Tây Yên Tử, đền thờ Hai Bà Trưng, di tích khởi nghĩa Yên Thế,...

Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) là di sản tư liệu thế giới.

Danh nhân: Kinh Bắc là nơi phát tích của Vương triều Lý với đức Thái Tổ Lý Công Uẩn, đức Thuỷ Tổ Việt Nam Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Phù Đổng Thiên Vương, Ỷ Lan, Lê Văn Thịnh...

Hình ảnh

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Theo cuốn Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 19, các trang 21,67.

Liên kết ngoài