Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sao Kim”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Từ trường: tầng điện ly
→‎Bề mặt: địa hình
Dòng 111: Dòng 111:
|[[Tập tin:Mgn p39146.png|nhỏ|250px|Miệng núi lửa do va chạm trên bề mặt sao Kim (ảnh vẽ lại theo dữ liệu của [[radar]] tàu [[:en:Magellan probe|Magellan]])]]
|[[Tập tin:Mgn p39146.png|nhỏ|250px|Miệng núi lửa do va chạm trên bề mặt sao Kim (ảnh vẽ lại theo dữ liệu của [[radar]] tàu [[:en:Magellan probe|Magellan]])]]
|}
|}
Trong bốn hành tinh thuộc loại hành tinh có đất và đá của Thái Dương Hệ ([[Sao Thủy]], Sao Kim, [[Trái Đất]] và [[Sao Hỏa]]), Sao Kim có một bề mặt tương đối phẳng nhất – hơn 90% bề mặt của Sao Kim được phủ bằng [[dung nham]]. Những chỗ không bị phủ sẽ được bào mòn bởi gió của một bầu không khí dầy đặc. Ngay cả những hố tạo ra bởi những tảng đá rơi vào từ ngoài không gian cũng không thể nào quá to hay quá lởm chởm vì áp suất cực cao của khí quyển đè xuống bề mặt và không làm cho đất đá văng vãi tứ tung.
Trong bốn hành tinh thuộc loại hành tinh có đất và đá của Thái Dương Hệ ([[Sao Thủy]], Sao Kim, [[Trái Đất]] và [[Sao Hỏa]]), Sao Kim có một bề mặt tương đối phẳng nhất – khoảng 80% bề mặt bằng phẳng của sao Kim được phủ bằng [[dung nham]], trong đó 70% là đồng bằng có những phần gợn sóng, và 10% là bề mặt bằng phẳng.<ref>{{cite journal
|author=Basilevsky, Alexander T.; Head, James W., III
|title=Global stratigraphy of Venus: Analysis of a random sample of thirty-six test areas|year=1995
|journal=Earth, Moon, and Planets|volume=66|issue=3
|pages=285–336|bibcode=1995EM&P...66..285B | doi = 10.1007/BF00579467
}}</ref> Những chỗ không bị phủ sẽ được bào mòn bởi gió của một bầu không khí dầy đặc. Ngay cả những hố tạo ra bởi những tảng đá rơi vào từ ngoài không gian cũng không thể nào quá to hay quá lởm chởm vì áp suất cực cao của khí quyển đè xuống bề mặt và không làm cho đất đá văng vãi tứ tung.


Trên mặt, Sao Kim có hai [[cao nguyên]] khổng lồ chính, vượt hẳn lên trên những [[đồng bằng|bình nguyên]] ở phía dưới. Cao nguyên ở [[bắc bán cầu]] có tên là ''Ishtar Terra''. Đây là một vùng đất cao, rộng vào cỡ [[Úc]] và chứa ngọn núi cao nhất của Sao Kim: ''Maxwell Montes'' (cao khoảng 11&nbsp;km). Cao nguyên ở [[nam bán cầu]] rộng vào cỡ [[Nam Mỹ]] và có tên là ''Aphrodite Terra''. Nằm xen vào hai cao nguyên này là những cao nguyên nhỏ và thấp hơn như ''Atalanta Platina'', ''Guinevere Platina'', ''Lavinia Platina''... Tất cả các tên địa lý trên Sao Kim đều dựa vào tên của các nữ thần hay các phụ nữ nổi tiếng, ngoại trừ ''Maxwell Montes'' dùng tên của nhà khoa học [[James Clerk Maxwell]].
Trên mặt, Sao Kim có hai [[cao nguyên]] khổng lồ chính, vượt hẳn lên trên những [[đồng bằng|bình nguyên]] ở phía dưới. Cao nguyên ở [[bắc bán cầu]] có tên là ''Ishtar Terra''. Đây là một vùng đất cao, rộng vào cỡ [[Úc]] và chứa ngọn núi cao nhất của Sao Kim: ''Maxwell Montes'' (cao khoảng 11&nbsp;km). Cao nguyên ở [[nam bán cầu]] rộng vào cỡ [[Nam Mỹ]] và có tên là ''Aphrodite Terra''. Nằm xen vào hai cao nguyên này là những cao nguyên nhỏ và thấp hơn như ''Atalanta Platina'', ''Guinevere Platina'', ''Lavinia Platina''... Tất cả các tên địa lý trên Sao Kim đều dựa vào tên của các nữ thần hay các phụ nữ nổi tiếng, ngoại trừ ''Maxwell Montes'' dùng tên của nhà khoa học [[James Clerk Maxwell]].<ref name="Kaufmann">{{cite book|last=Kaufmann|first=W. J.|year=1994|title=Universe|publisher=W. H. Freeman|location=New York|page=204|isbn=0-7167-2379-4}}</ref>


Các nhà khoa học cho rằng Sao Kim, giống như Sao Thủy và Trái Đất, có một lõi sắt hình cầu (bán kính 3000&nbsp;km) ở giữa, một lớp dung nham ở ngay trên và các lớp đất và đá ở trên nữa{{Cần chú thích}}. Vì không có hơi nước trong không khí nên đá trên Sao Kim cứng hơn đá của Trái Đất. Các [[núi lửa]] trên Sao Kim vẫn còn hoạt động.
Các nhà khoa học cho rằng Sao Kim, giống như Sao Thủy và Trái Đất, có một lõi sắt hình cầu (bán kính 3000&nbsp;km) ở giữa, một lớp dung nham ở ngay trên và các lớp đất và đá ở trên nữa{{Cần chú thích}}. Vì không có hơi nước trong không khí nên đá trên Sao Kim cứng hơn đá của Trái Đất. Các [[núi lửa]] trên Sao Kim vẫn còn hoạt động.

Hầu hết các yếu tố địa hình trên sao Kim được đặt theo tên của những người phụ nữ trong thần thoại và lịch sử.<ref>{{cite conference|author=Batson, R.M.; Russell J. F.|title=Naming the Newly Found Landforms on Venus|booktitle=Procedings of the Lunar and Planetary Science Conference XXII|date= 18–22 March 1991|location=Houston, Texas|page=65|url=http://www.lpi.usra.edu/meetings/lpsc1991/pdf/1033.pdf|format=PDF|accessdate=2009-07-12}}</ref> Trừ các đỉnhMaxwell Montes, được đặt theo tên nhà khoa học [[James Clerk Maxwell]], và các khu vực cao nguyên có tên [[Alpha Regio]], [[Beta Regio]] và [[Ovda Regio]]. Ba cao nguyên này trước đây được đặt tên theo cách thức hiện tại do Hội thiên văn quốc tế đề xuất<ref name="jpl-magellan">{{cite book|editor=Young, C.|url=http://www2.jpl.nasa.gov/magellan/guide.html|month=August|year=1990|title=The Magellan Venus Explorer's Guide|edition=JPL Publication 90-24|publisher=Jet Propulsion Laboratory|location=California}}</ref>

Các kinh độ của các yếu tố địa hình này được định tương đối so với kinh tuyến gốc của nó. Kinh tuyến gốc đi qua điểm sáng của radar gần trung tâm của yếu tố địa hình ôvan Eve, nằm ở phía nam của cao nguyên Alpha Regio.<ref name="Davies_1994">
{{cite journal| doi = 10.1007/BF00693410| last1 = Davies| first1 = M. E.| last2 = Abalakin| first2 = V. K.| last3 = Bursa
| first3 = M.| last4 = Lieske| first4 = J. H.| last5 = Morando| first5 = B.| last6 = Morrison
| first6 = D.| last7 = Seidelmann| first7 = P. K.| last8 = Sinclair| first8 = A. T.| last9 =Yallop| first9 = B.| year = 1994
| title = Report of the IAU Working Group on Cartographic Coordinates and Rotational Elements of the Planets and Satellites
| journal = Celestial Mechanics and Dynamical Astronomy| volume = 63| issue = 2| page = 127| bibcode = 1996CeMDA..63..127D}}
</ref> Sau khi hoàn thành nhiệm vụ Venera, kinh tuyến trung tâm sẽ được xác định lại đi qua đỉnh trung tấm ở hố va chạm Ariadne.<ref>{{cite web|url=http://astrogeology.usgs.gov/Projects/WGCCRE/constants/iau2000_table1.html|title=USGS Astrogeology: Rotation and pole position for the Sun and planets (IAU WGCCRE)|accessdate=22 October 2009}}</ref><ref>{{cite web|url=http://www2.jpl.nasa.gov/magellan/guide8.html|title=The Magellan Venus Explorer's Guide|accessdate=22 October 2009}}</ref>


=== Từ trường ===
=== Từ trường ===

Phiên bản lúc 10:14, ngày 17 tháng 12 năm 2012

Bản mẫu:Tóm tắt về hành tinh

Sao Kim, còn gọi là Kim Tinh, Sao Hôm, Sao Mai (tên tiếng Anh: Venus) là hành tinh gần Mặt Trời thứ nhì của Thái Dương Hệ và thuộc loại hành tinh có đất và đá giống như Trái Đất (terrestrial planet). Kích thước, khối lượng và trọng lực của Sao Kim suýt soát với Trái Đất nên hai hành tinh này vẫn thường được coi như hai hành tinh sinh đôi. Ngoại trừ các điểm đó, Trái Đất và Sao Kim, trên thực tế, khác hẳn nhau: một nơi có khí hậu ôn hoà, nơi kia cực kỳ nóng; áp suất khí quyển ở một nơi thì vừa phải, áp suất nơi kia cực cao đủ để bóp bẹp một chiếc xe bọc sắt; không khí một nơi có nhiều hơi nước, dưỡng khí và thuận lợi cho sự sống, không khí nơi kia dầy đặc với chất độc, thán khí và các axít ăn thủng được kim loại. Với mắt trần Sao Kim là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời, sau Mặt Trời và Mặt Trăng. Cấp sao biểu kiến của Sao Kim biến đổi trong khoảng -4,6m đến -3,8m và được quan sát thấy dễ dàng nhất vào lúc trước khi Mặt Trời mọc hay sau khi Mặt Trời lặn, dẫn đến nhiều nền văn hóa cổ đại đã coi đây là hai ngôi sao riêng biệt.

Tên gọi

Tên tiếng Việt của sao Kim được rập khuôn theo tên do Trung Quốc đặt, dựa vào nguyên tố kim của Ngũ Hành; chữ Nho viết là 金星. Nhưng người Việt còn gọi là sao Hôm, khi hành tinh này mọc lên lúc hoàng hôn, và sao Mai, khi hành tinh này mọc lên lúc bình minh.

Thần Vệ Nữ

Các văn hóa Tây phương dùng tên thần Venus (tiếng Việt là Vệ nữ), vị nữ thần của sắc đẹp và của tình yêu trong thần thoại La Mã, cho hành tinh này; trong thần thoại Hy Lạp tên của vị thần này là Aphrodite (Αφροδίτη). Sao Kim được các nền văn hóa thượng cổ để ý đến vì độ sáng của nó. Người Hy Lạp cổ đại tuy biết Sao Kim xuất hiện trên bầu trời cả ban ngày lẫn ban đêm nhưng, giống như người Việt, vẫn đặt tên riêng cho Sao Hôm là Hesperus và cho Sao Mai là Phosphorus. Trong thần thoại Trung Quốc, Thái Bạch Kim Tinh là tinh chủ của sao Kim (Kim Tinh). Các nền văn hóa cổ khác như Ai Cập, Babylon, Maya, Ả Rập, Trung Hoa, Ấn Độ... không chỉ có tên riêng cho Sao Kim, và cả cho Sao Hôm và Sao Mai, mà còn có nhiều văn kiện quan trọng nghiên cứu về hành tinh này qua nhiều thế hệ.

Khí quyển

Cấu trúc các đám mây trên Sao Kim, hình chụp tia tử ngoại

Sao Kim có một bầu khí quyển rất đặc với 96% thán khí (CO2), 3% đạm khí (N2) và các loại axít khác nhau. Áp suất khí quyển của Sao Kim cao hơn 90 lần áp suất khí quyển tại mặt biển của Trái Đất. Sao Kim hấp thụ nhiệt mà không bức xạ được nhiệt ra ngoài không gian vì bầu khí quyển có quá nhiều thán khí. (Đây là một hiện tượng mà rất nhiều nhà khoa học sợ là sẽ xẩy ra cho Trái Đất nếu các kỹ nghệ trên thế giới tiếp tục thải thán khí vào bầu khí quyển. Xin xem Hiệu ứng nhà kính) Nhiệt độ bề mặt của Sao Kim, do đó, rất cao – nóng hơn Sao Thủy mặc dù Sao Kim cách xa Mặt Trời gấp đôi Sao Thủy và rất ít ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng vào bề mặt của Sao Kim.

Một hậu quả của các chất hóa học nặng trong không khí là những lớp mây dầy đặc che kín hành tinh này. Mây của Sao Kim chứa những hạt chất lỏng nhỏ li ti; nhưng thay vì những hạt nước như tại Trái Đất, đây là những hạt axít. Những lớp mây này phản chiếu đa số ánh sáng Mặt Trời và khiến cho Sao Kim trở thành một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời (sao Kim có thể nhìn thấy bằng mắt thường kể cả ngay sau khi Mặt Trời mọc). Nếu không có những lớp mây này, nhiệt độ của Sao Kim, dù đã quá nóng, sẽ còn nóng hơn nữa vì sẽ không có gì ngăn cản ánh sáng Mặt Trời.

Gió trong các lớp mây của Sao Kim có thể đạt đến 350 km/h nhưng tại bề mặt chỉ vài km/h. Tuy nhiên, với một lượng axít cao, gió trên bề mặt Sao Kim có thể ăn mòn các vật cản trở một cách dễ dàng – một trong những lý do tại sao máy móc gửi lên từ Trái Đất không thể tồn tại lâu.

Nhiệt độ và ánh sáng từ Mặt Trời

Nhiệt độ tại bề mặt của Sao Kim, như giải thích ở trên, rất cao – trung bình vào khoảng 464C (740K). Đây là nhiệt độ nóng đủ để biến kim loại chì thành chất lỏng. Sự cách biệt về nhiệt độ tại bề mặt giữa ban ngày và ban đêm của Sao Kim rất ít vì ảnh hưởng của ánh sáng Mặt Trời trên nhiệt độ rất ít. Sao Kim có thể xem như là hành tinh với khí hậu nóng nhất Thái Dương Hệ.

Ánh sáng Mặt Trời, vì bị mây che, chỉ còn khoảng 1/3 khi đến bề mặt của Sao Kim – hay hơn 1000 watt cho mỗi mét vuông.

Bề mặt

Bản đồ Sao Kim, thể hiện các "lục địa cao" màu vàng: Ishtar Terra ở trên và Aphrodite Terra bên dưới xích đạo phía phải
Miệng núi lửa do va chạm trên bề mặt sao Kim (ảnh vẽ lại theo dữ liệu của radar tàu Magellan)

Trong bốn hành tinh thuộc loại hành tinh có đất và đá của Thái Dương Hệ (Sao Thủy, Sao Kim, Trái ĐấtSao Hỏa), Sao Kim có một bề mặt tương đối phẳng nhất – khoảng 80% bề mặt bằng phẳng của sao Kim được phủ bằng dung nham, trong đó 70% là đồng bằng có những phần gợn sóng, và 10% là bề mặt bằng phẳng.[1] Những chỗ không bị phủ sẽ được bào mòn bởi gió của một bầu không khí dầy đặc. Ngay cả những hố tạo ra bởi những tảng đá rơi vào từ ngoài không gian cũng không thể nào quá to hay quá lởm chởm vì áp suất cực cao của khí quyển đè xuống bề mặt và không làm cho đất đá văng vãi tứ tung.

Trên mặt, Sao Kim có hai cao nguyên khổng lồ chính, vượt hẳn lên trên những bình nguyên ở phía dưới. Cao nguyên ở bắc bán cầu có tên là Ishtar Terra. Đây là một vùng đất cao, rộng vào cỡ Úc và chứa ngọn núi cao nhất của Sao Kim: Maxwell Montes (cao khoảng 11 km). Cao nguyên ở nam bán cầu rộng vào cỡ Nam Mỹ và có tên là Aphrodite Terra. Nằm xen vào hai cao nguyên này là những cao nguyên nhỏ và thấp hơn như Atalanta Platina, Guinevere Platina, Lavinia Platina... Tất cả các tên địa lý trên Sao Kim đều dựa vào tên của các nữ thần hay các phụ nữ nổi tiếng, ngoại trừ Maxwell Montes dùng tên của nhà khoa học James Clerk Maxwell.[2]

Các nhà khoa học cho rằng Sao Kim, giống như Sao Thủy và Trái Đất, có một lõi sắt hình cầu (bán kính 3000 km) ở giữa, một lớp dung nham ở ngay trên và các lớp đất và đá ở trên nữa[cần dẫn nguồn]. Vì không có hơi nước trong không khí nên đá trên Sao Kim cứng hơn đá của Trái Đất. Các núi lửa trên Sao Kim vẫn còn hoạt động.

Hầu hết các yếu tố địa hình trên sao Kim được đặt theo tên của những người phụ nữ trong thần thoại và lịch sử.[3] Trừ các đỉnhMaxwell Montes, được đặt theo tên nhà khoa học James Clerk Maxwell, và các khu vực cao nguyên có tên Alpha Regio, Beta RegioOvda Regio. Ba cao nguyên này trước đây được đặt tên theo cách thức hiện tại do Hội thiên văn quốc tế đề xuất[4]

Các kinh độ của các yếu tố địa hình này được định tương đối so với kinh tuyến gốc của nó. Kinh tuyến gốc đi qua điểm sáng của radar gần trung tâm của yếu tố địa hình ôvan Eve, nằm ở phía nam của cao nguyên Alpha Regio.[5] Sau khi hoàn thành nhiệm vụ Venera, kinh tuyến trung tâm sẽ được xác định lại đi qua đỉnh trung tấm ở hố va chạm Ariadne.[6][7]

Từ trường

So sánh kích thước các hành tinh thuộc đất (trái sang phải): Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, và Sao Hỏa bằng màu thật.

Năm 1967, Venera-4 phát hiện từ trường sao KIm yếu hơn nhiều so với từ trường Trái Đất. Từ trường này bị cảm ứng bởi sự tương tác giữa tầng điện lygió Mặt Trời,[8][9] hơn là tạo ra bởi hiệu ứng dynamo bên trong lõi của nó như hiện tượng trong lõi của Trái Đất. Quyển từ cảm ứng nhỏ của sao Kim tạo lớp bảo vệ bầu khí quyển của nó khỏi những tia bức xạ từ vũ trụ. Bức xạ này có thể dẫn đến sự phóng điện giữa các đám mây.[10]

Việc thiếu một yếu tố từ trường hình thành trong lõi của sao Kim đã tạo sự ngạc nhiên khi mà nó có kích thước gần bằng Trái Đất, và nó cũng được cho là có hoạt động dynamo trong lõi. Hiệu ứng dynamo cần hội đủ 3 điều kiện gồm: nhân lỏng dẫn điện, tự xoay, và đối lưu trong lõi. Lõi của sao Kim được cho là có khả năng dẫn diện, trong khi sự tự quay của nó thì quá chậm để tạo ra hiệu ứng dynamo.[11][12] Điều này có nghĩa rằng sao Kim thiếu sự đối lưu trong nhân để tạo ra được hiệu ứng dynamo. Đối với Trái Đất, sự đối lưu xuất hiện trong các lớp lỏng của lõi ngoài do phần đáy (gần nhân rắn) của lớp vật liệu lỏng nóng hơn rất nhiều so với lớp trên mặt. Còn trên sao Kim, sự kiện tái tạo bề mặt trên toàn hành tinh có thể đã dừng các hoạt động kiến tạo mảng và làm giảm thông lượng nhiệt truyền tải qua lớp vỏ của nó. Yếu tố này làm cho nhiệt độ lớp phủ tăng, do đó làm giảm dòng nhiệt ra khỏi nhân. Kết quả là, không có hiện tượng dynamo bên trong để góp vào sự hình thành từ trường của hành tinh này. Thay vào đó, năng lượng nhiệt từ lõi đang đươc sử dụng để tái nung nóng lớp vỏ.[13]

Có một khả năng rằng sao Kim không có lõi trong rắn,[14] hoặc lõi của nó hiện đang lạnh, vì vật toàn bộ phần lỏng của lõi có thể có cùng nhiệt độ. Một khả năng khác là lõi của nó đã hoàn toàn hóa rắn. Trạng thái của lõi phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng lưu huỳnh, mà hiện nguyên tố này chưa được biết đến là có mặt trên hành tinh này.[13]

Quyển từ yếu quanh sao Kim có nghĩa là gió Mặt Trời đang tương tác trực tiếp với ngoại quyển của hành tinh này. Ở vùng này, các ion hydro và oxy đang được tạo ra bởi sự phân ly của các phân tử trung hòa từ tia tử ngoại. Gió mặt trời sau đó cung cấp năng lượng làm cho một số ion này có đủ vận tốc để thoát khỏi trường trọng lực của hành tinh này. Quá trình "bóc mòn" này dẫn đến sự mất ổn định của các ion hydro, heli và oxy có khối lượng nhỏ, trong khi các phân tử có khối lượng cao hơn như cacbon điôxít thì có nhiều khả năng được giữ lại. Sự bào mòn khí quyển bở gió mặt trời có thể đã làm bất phần lớn nước của hành tinh này trong suốt 1 tỉ năm đầu sau khi nó hình thành. Sự bào mòn đã làm gia tăng tỉ lệ của deuteri/hydro trong tầng trên của khí quyển cao hơn gấp 150 lần so với tỉ lệ này ở tầng dưới của khí quyển.[15]

Quỹ đạo và vận tốc quay

Quỹ đạo của Sao Kim, tuy là hình elip như quỹ đạo của các hành tinh khác, nhưng tương đối tròn – độ lệch tâm của quỹ đạo này gần như 0. Sao Kim quay một vòng xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo này mất khoảng 225 ngày. Một năm Sao Kim, do đó, dài bằng 225 ngày của Trái Đất.

Vì Sao Kim quá giống Trái Đất ở nhiều điểm nên đại đa số mọi người của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 tin rằng Sao Kim có cùng một vận tốc quay với Trái Đất. Khi đó không ai có thể làm thí nghiệm kiểm chứng vì Sao Kim lúc nào cũng bị mây che kín. Mãi cho đến 1964, nhờ kỹ thuật radar, các nhà khoa học mới tìm ra là Sao Kim quay rất chậm và quay ngược chiều với các hành tinh khác: từ đông sang tây thay vì từ tây sang đông. Trong Thái Dương Hệ chỉ có 2 hành tinh và 1 hành tinh lùn quay ngược như vậy: Sao Kim, Sao Thiên VươngSao Diêm Vương (Sao Thiên Vương không những quay ngược mà còn nằm ngang trên quỹ đạo). Theo tiêu chuẩn định trước, vận tốc quay của các hành tinh quay bình thường mang dấu cộng (+) hay không mang dấu và của các hành tinh quay ngược mang dấu trừ (−). Vận tốc quay của sao Kim, do đó, là -6.5 km/h – vận tốc quay nhỏ nhất của các hành tinh trong Thái Dương Hệ. Với một vận tốc nhỏ như vậy, Sao Kim phải mất 243 ngày để quay một vòng xung quanh chính nó. Một ngày Sao Kim, do đó, dài hơn 243 ngày của Trái Đất. Một trong nhiều giải thích cho sự chậm chạp này là một sự va chạm giữa Sao Kim và một thiên thể khá lớn trong quá khứ đã làm cho hành tinh này đổi chiều quay.

Vì một ngày Sao Kim dài hơn một năm Sao Kim, một người sống trên Sao Kim, nếu chọn đúng thời gian, có thể ăn mừng hai lần sinh nhật trong cùng một ngày.

Quá trình thám hiểm

Sao Kim không những nổi tiếng với các nền văn minh cổ mà còn có một vai trò quan trọng đối với các cường quốc của thế kỷ 20 nữa. Từ 1961 cho đến nay 2004, Liên XôHoa Kỳ đã phóng 30 phi thuyền lên thám hiểm hành tinh này. Đại đa số các phi thuyền này đều thất bại, một phần lớn vì kỹ nghệ không gian hãy còn quá thô sơ ở thập niên 1960, một phần vì trạng thái thiên nhiên của Sao Kim quá khắc nghiệt. Phi thuyền đầu tiên đến gần Sao Kim là Mariner 2, do NASA phóng lên vào tháng 8 năm 1962, nhưng đến đầu tháng 1 năm 1963 thì liên lạc với phi thuyền này bị mất.

Phi thuyền đầu tiên đáp được xuống Sao Kim là Venera 3, do Liên Xô phóng lên vào tháng 11 năm 1965 và đến nơi vào tháng 3 năm 1966, nhưng bị bóp bẹp vì áp suất khí quyển cực cao của Sao Kim. Những Venera sau đó cũng thất bại, mãi cho đến Venera 7, phóng lên vào tháng 8 năm 1970 và đến nơi vào tháng 12 cùng năm, thì kỹ thuật mới đủ tân tiến để phi thuyền này đáp được xuống Sao Kim an toàn và gửi các dữ liệu về Trái Đất. Trong suốt thập niên 1970 Liên Xô liên tục phóng phi thuyền đáp xuống Sao Kim, thường thường là một cặp làm việc chung với nhau, trong khi đó Hoa Kỳ chỉ hạn chế với phi thuyền bay phía trên cao hành tinh này.

Sang đến thập niên 1980, cả hai cường quốc bỏ hẳn ý định đáp xuống Sao Kim, chỉ chú trọng về khảo cứu hành tinh này từ trên cao. Venera 15Venera 16, phóng lên vào tháng 6 năm 1983 và đến nơi vào tháng 10 cùng năm, là hai phi thuyền đầu tiên dùng radar để vẽ bản đồ cho Sao Kim. Nhưng bản đồ Sao Kim đầy đủ và chính xác nhất hiện nay (2004) được Magellan vẽ, phi thuyền này phóng lên vào tháng 5 năm 1989 và đến nơi vào tháng 8 năm 1990. Phi thuyền này đã thám hiểm được 98% bề mặt của Sao Kim với độ chi tiết khá cao, tiếc thay Magellan đã bị chấm dứt hoạt động vào tháng 10 năm 1994.

Tham khảo

  1. ^ Basilevsky, Alexander T.; Head, James W., III (1995). “Global stratigraphy of Venus: Analysis of a random sample of thirty-six test areas”. Earth, Moon, and Planets. 66 (3): 285–336. Bibcode:1995EM&P...66..285B. doi:10.1007/BF00579467.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Kaufmann, W. J. (1994). Universe. New York: W. H. Freeman. tr. 204. ISBN 0-7167-2379-4.
  3. ^ Batson, R.M.; Russell J. F. (18–22 March 1991). Naming the Newly Found Landforms on Venus (PDF). Houston, Texas. tr. 65. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2009. Đã bỏ qua tham số không rõ |booktitle= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ Young, C. biên tập (1990). The Magellan Venus Explorer's Guide . California: Jet Propulsion Laboratory. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp)
  5. ^ Davies, M. E.; Abalakin, V. K.; Bursa, M.; Lieske, J. H.; Morando, B.; Morrison, D.; Seidelmann, P. K.; Sinclair, A. T.; Yallop, B. (1994). “Report of the IAU Working Group on Cartographic Coordinates and Rotational Elements of the Planets and Satellites”. Celestial Mechanics and Dynamical Astronomy. 63 (2): 127. Bibcode:1996CeMDA..63..127D. doi:10.1007/BF00693410.
  6. ^ “USGS Astrogeology: Rotation and pole position for the Sun and planets (IAU WGCCRE)”. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2009.
  7. ^ “The Magellan Venus Explorer's Guide”. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2009.
  8. ^ Dolginov, Nature of the Magnetic Field in the Neighborhood of Venus, COsmic Research, 1969
  9. ^ Kivelson G. M., Russell, C. T. (1995). “Introduction to Space Physics”. Cambridge University Press. ISBN 0-521-45714-9. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  10. ^ Upadhyay, H. O.; Singh, R. N. (1995). “Cosmic ray Ionization of Lower Venus Atmosphere”. Advances in Space Research. 15 (4): 99–108. Bibcode:1995AdSpR..15...99U. doi:10.1016/0273-1177(94)00070-H. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  11. ^ Luhmann J. G., Russell C. T. (1997). J. H. Shirley and R. W. Fainbridge (biên tập). Venus: Magnetic Field and Magnetosphere. Encyclopedia of Planetary Sciences. Chapman and Hall, New York. ISBN 978-1-4020-4520-2. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2009.
  12. ^ Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).
  13. ^ a b Nimmo, Francis (2002). “Why does Venus lack a magnetic field?” (PDF). Geology. 30 (11): 987–990. Bibcode:2002Geo....30..987N. doi:10.1130/0091-7613(2002)030<0987:WDVLAM>2.0.CO;2. ISSN 0091-7613. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2009. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp)
  14. ^ Konopliv, A. S.; Yoder, C. F. (1996). “Venusian k2 tidal Love number from Magellan and PVO tracking data”. Geophysical Research Letters. 23 (14): 1857–1860. Bibcode:1996GeoRL..23.1857K. doi:10.1029/96GL01589. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2009.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  15. ^ Svedhem, Håkan; Titov, Dmitry V.; Taylor, Fredric W.; Witasse, Olivier (2007). “Venus as a more Earth-like planet”. Nature. 450 (7170): 629–632. Bibcode:2007Natur.450..629S. doi:10.1038/nature06432. PMID 18046393. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp)

Liên kết ngoài


Bản mẫu:Link FA Bản mẫu:Link FA Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt