Người Scythia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Người Scythia

Sự trải rộng gần đúng của ngữ hệ Đông Iran trong thế kỷ 1 TCN được tô màu vàng cam.
Tổng dân số
Không rõ
Khu vực có số dân đáng kể
Đông Âu
Trung Á
Tây Á
bắc Ấn Độ
Ngôn ngữ
tiếng Scythia
Tôn giáo
Vật linh
Sắc tộc có liên quan

Người Scythia hay người Scyth[1] là một dân tộc Iran bao gồm những người chăn thả gia súc, sống du mục, cưỡi ngựa [2][3] đã thống trị vùng thảo nguyên Hắc Hải trong suốt thời kỳ cổ đại từ khoảng thế kỷ 8-7 TCN. Vào cuối thời kỳ cổ đại, những người Sarmatia có quan hệ họ hàng gần đã trở thành lực lượng thống trị người Scythia trong khu vực này. Phần lớn thông tin còn sót lại về người Scythia đến từ nhà sử học Hy Lạp là Herodotos (khoảng 440 TCN) trong bộ sử Historiai của ông và từ các đồ vàng tạo tác thanh tú đã khai quật được từ các gò mộ kiểu Scythia tại Ukraina và miền nam nước Nga.

Tên gọi "Scythia" cũng từng được dùng để chỉ các nhóm sắc tộc khác nhau trông tương tự như người Scythia, hoặc những người sinh sống tại nơi nào đó trong khu vực rộng lớn, bao phủ Ukraina, nam Nga và Trung Á ngày nay — được biết đến trong thời kỳ Trung cổ như là Scythia[4]. Tên gọi này cũng được các học giả thời kỳ đầu sử dụng trong nghiên cứu về người Tiền Ấn-Âu, và trong khuôn khổ của giả thuyết Kurgan thì thuật ngữ người Scythia được coi là tương tự một cách hợp lý đối với các tổ tiên Tiền Ấn-Âu của họ.

Lịch sử và khảo cổ[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc và thời kỳ tiền sử (tới 700 TCN)[sửa | sửa mã nguồn]

Niên biểu các kurgan Scythia tại châu Á và châu Âu (Theo hình 6 trong Alekseev A. Yu. và ctv., "Chronology of Eurasian Scythian Antiquities"
Skunkha, vua của Sakā tigraxaudā ("Người Saka đội mũ nhọn đầu", một nhóm các bộ lạc Scythia). Chi tiết xem Chữ khắc Behistun.

Các học giả nói chung phân loại tiếng Scythia như là thành viên của ngữ hệ Đông Iran và người Scythia là một nhánh của các sắc tộc Iran cổ đại đã tràn vào khu vực thảo nguyên phía bắc Đại Iran từ khoảng 1000 TCN[5][6][7]

Bộ sử Historiai của Herodotus cung cấp các nguồn văn học quan trọng nhất có liên quan tới người Scythia cổ đại. Theo Sulimirski[6], Herodotus đã cung cấp một sự mô tả về cơ bản là chính xác nhưng dường như biết rất ít về phần đông của Scythia. Theo Herodotus thì người Ba Tư cổ đại gọi mọi sắc tộc Scythia là "Saca" (Herodotus.VII 64). Bộ lạc chủ chốt của họ, người Scythia hoàng gia, đã cai trị các vùng đất rộng lớn do dân tộc này chiếm cứ một cách tổng thể (Herodotus.IV 20); và họ tự gọi chính mình là người Skolotoi. Oswald Szemerényi dành trọn một thảo luận kỹ lưỡng về từ nguyên học của từ Scyth trong tác phẩm "Four old Iranian ethnic names: Scythian - Skudra - Sogdian - Saka" của mình[5]. Các từ ngữ có liên quan xuất phát từ *skuza, một từ Ấn-Âu cổ đại để chỉ người bắn cung, vì thế từ Ishkuzi trong tiếng Iran cũng có nghĩa là người bắn cung.

Người Scythia xuất hiện lần đầu tiên trong các ghi chép lịch sử là trong thế kỷ 8 TCN[5]. Nhưng Herodotus đã thông báo phiên bản này:[8]

Vào khoảng 770 TCN, người Scythia (do Ishpaki — Tiếng Iran cổ *Spakaaya- chỉ huy) liên minh với người Mannae tấn công Assyria. Nhóm lần đầu tiên xuất hiện trong biên niên sử Assyria dưới tên gọi Ishkuzai. Theo xác nhận ngắn gọn của câu khắc của Esarhaddon thì đế quốc Assyria đã đánh bại liên minh này. Các đề cập sau đó về người Scythia trong các văn bản Babylonia và Assyria diễn ra trong mối liên hệ tới người Medes. Các nguồn Ba Tư và Hy Lạp cổ đại đề cập tới họ trong thời kỳ trị vì của nhà Achaemenid, với các nguồn Hy Lạp cho rằng họ sinh sống trong vùng thảo nguyên nằm giữa hai con sông là DneprĐông.

Cổ đại (600 TCN tới 300)[sửa | sửa mã nguồn]

Herodotus cung cấp miêu tả chi tiết đầu tiên về người Scythia. Ông sắp xếp người Cimmeria như là một bộ lạc bản địa khác biệt, bị người Scythia xua đuổi khỏi vùng duyên hải phía bắc Hắc Hải (Hist. 4.11-12). Herodotus cũng phát biểu (4.6) rằng người Scythia bao gồm Auchatae, Catiaroi, TraspiansParalatae hay "người Scythia Hoàng gia". Trong suốt tác phẩm của mình, Herodotus phân biệt một cách rõ nét giữa người Scythia du mục ở phía nam với người Scythia làm nông nghiệp ở phía bắc.

Các chiến binh Scythia, vẽ theo các hình vẽ trên chiếc cốc bằng electrum từ khu gò mộ kiểu kurgan Kul-Oba gần Kerch. Chiến binh bên phải đang buộc chiếc cung của mình, căng nó qua đầu gối; lưu ý tới chiếc mũ trùm đầu nhọn điển hình, áo vét dài với lông thú hay lông cừu trang điểm ở rìa, quần có trang trí, ủng ngắn trên mắt cá chân. Người Scythia dường như thường để tóc dài không buộc, những người đàn ông trưởng thành để râu. gorytos xuất hiện rõ ràng bên hông trái của chiến binh cầm giáo để đầu trần; bạn đồng hành của anh ta có chiếc khiên rất thú vị, có lẽ là một tấm da phẳng che trên một bản bằng gỗ hay liễu gai. (Viện bảo tàng Ermitaz, Sainkt Peterburg)
Của cải bằng vàng bạc khai quật từ Kul-Oba, gần Kerch.

Năm 512 TCN, khi vua Ba TưDarius Đại Đế tấn công người Scythia, người ta nói ông đã xâm lược vùng đất của họ sau khi vượt qua sông Danube. Herodotos kể lại rằng người Scythia du mục đã thành công trong việc làm thất bại mưu đồ của Quân đội Ba Tư bằng cách dẫn dụ cho họ tiến sâu vào trong đất nước này mà không tham chiến. Theo Herodotos, vua Darius Đại Đế theo cách đánh này của người Scythia đã tiến xa tới tận vùng sông Volga.

Trong giai đoạn từ thế kỷ 5 tới 3 TCN người Scythia đã phồn thịnh một cách rõ ràng. Khi Herodotus viết Histories của mình trong thế kỷ 5 TCN, người Hy Lạp đã phân biệt Tiểu Scythia (ngày nay là RomâniaBulgaria) với Đại Scythia (trải dài về phía đông trong khoảng 20 ngày đi ngựa từ sông Danube, vượt qua vùng thảo nguyên ngày nay là Đông Ukraina tới vùng hạ lưu sông Đông. Sông Đông, khi đó được biết đến dưới tên gọi Tanaïs, đã từng là hành trình thương mại chính kể từ thời kỳ đó. Người Scythia dường như thu được sự giàu có cho mình nhờ sự kiểm soát của họ đối với công việc buôn bán nô lệ từ phía bắc tới Hy Lạp thông qua các hải cảng kiều dân Hy Lạp vùng Hắc HảiOlvia, Chersonesos, Bosporus CimmeriaGorgippia. Họ cũng gieo trồng ngũ cốc và chuyên chở bột mì, len và phó mát về Hy Lạp.

Strabo (khoảng 63 TCN - 24) thông báo rằng vua Ateas đã thống nhất các bộ lạc Scythia sinh sống trong khu vực từ khu vực đầm lầy Maeotae (tên gọi cũ của biển Azov) tới sông Danube dưới quyền lực của mình. Sự mở rộng về phía tây của ông đã gây xung đột với Philip II của Macedonia (trị vì từ khoảng 359 tới 336 TCN), buộc ông này phải có hành động quân sự chống lại người Scythia vào năm 339 TCN. Ateas chết trong trận chiến và đế quốc của ông tan rã. Sau thất bại này, người Celt dường như đã chiếm chỗ của người Scythia trong khu vực Balkan, trong khi ở miền nam Nga (hiện nay) là bộ lạc có quan hệ họ hàng, người Sarmatia, đã dần dần áp đảo họ.

Vào thời gian có các mô tả của Strabo (các thập niên đầu của thiên niên kỷ 1), người Scythia Krym đã tạo lập một vương quốc mới trải dài từ hạ lưu sông Dnepr tới Krym. Các vị vua SkilurusPalakus đã tiến hành chiến tranh với Mithridates Đại đế (trị vì 120–63 TCN) để giành quyền kiểm soát vùng duyên hải Krym, bao gồm ChersonesosBosporus Cimmeria. Kinh đô của họ, Neapolis Scythia, nằm ở vùng ngoại ô của Simferopol ngày nay. Sau này, người Goth đã phá hủy nó, vào khoảng giữa thế kỷ 3.

Người Saka[sửa | sửa mã nguồn]

Người châu Á, đặc biệt là người Ba Tư, biết tới người Scythia ở châu Á như là người Saka. Người Ấn-Scythia có tên gọi là "Shaka" ở Nam Á, một sự mở rộng từ tên gọi "Saka". Herodotos (VII.64) miêu tả họ như là người Scythia, được gọi bằng tên gọi khác:

Người Ấn-Scythia[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng tiền bằng bạc của vua Azes II (trị vì khoảng 35-12 TCN). Biểu tượng tam bảo Phật giáo ở mé trái của mặt sau.

Trong thế kỷ 2 TCN, một nhóm các bộ lạc Scythia, được biết đến như là người Ấn-Scythia, đã di cư vào Bactria (Đại Hạ), Sogdiana (Túc Đặc) và Arachosia. Các cuộc di cư giai đoạn 175-125 TCN của các bộ lạc Quý Sương ("Nguyệt Chi"), những người ban đầu sống tại miền đông lòng chảo Tarim trước khi các bộ lạc Hung (hay "Hung Nô") xua đuổi họ, đã thay thế người Ấn-Scythia tại Trung Á. Dưới sự chỉ huy của vua Maues, họ cuối cùng đã định cư tại khu vực ngày nay là PunjabKashmir vào khoảng năm 85 TCN, nơi họ thay thế vương quốc của người Ấn-Hy Lạp, vào thời gian trị vì của Azes II (khoảng 35 - 12 TCN). Người Quý Sương lại xâm phạm lần nữa trong thế kỷ 1, nhưng sự cai quản của người Ấn-Scythia còn tồn tại trong một số khu vực ở miền trung Ấn Độ tới tận thế kỷ 5.

Mối giao tiếp Hy Lạp-Scythia vẫn còn tập trung vào các đô thị và các khu định cư người Hy Lạp ở Krym (đặc biệt là tại vương quốc Bosporus). Các thợ thủ công Hy Lạp từ các khu kiều dân phía bắc Hắc Hải đã tạo ra các đồ trang sức bằng vàng theo kiểu Scythia rất ngoạn mục (xem dưới đây), áp dụng chủ nghĩa hiện thực Hy Lạp để mô tả các chủ đề Scythia về sư tử, hươu nai có gạc và quái vật sư tử đầu chim (griffin/gryphon).

Hậu Cổ đại (300 tới 600)[sửa | sửa mã nguồn]

Vào Hậu Cổ đại, khái niệm về sắc tộc Scythia ngày càng trở nên mơ hồ hơn, và những người ngoài cuộc có thể gán cho bất kỳ người nào sinh sống trong khu vực thảo nguyên Hắc Hải-Caspi là "người Scythia", không phụ thuộc vào ngôn ngữ của họ. Vì thế, Priscus, phái viên của Hoàng đế Đông La Mã (Byzantin) Theodosius II tới chỗ của hoàng đế Attila, đã gọi những người dân của vị hoàng đế này là "người Scythia". Trong chính thể của Attila, Edekon là vua của người Scythia.

Người Goth đã thay thế người Sarmatia vào thế kỷ 2 trong phần lớn khu vực gần biên giới La Mã, và vào đầu thời kỳ Trung cổ, cuộc di cư người Turk đã làm lu mờ phương ngữ Đông Iran và đồng hóa người Saka về mặt ngôn ngữ.

Khảo cổ học[sửa | sửa mã nguồn]

Các dấu tích khảo cổ học của người Scythia bao gồm các gò mộ kiểu kurgan (từ các mẫu đơn giản tới các "kurgan hoàng gia" phức tạp chứa "bộ ba Scythia" gồm vũ khí, yên cương ngựa, đồ mỹ nghệ về động vật hoang dã kiểu Scythia), vàng, lụa và vật bị giết để tế thần, tại một số nơi còn có cả dấu tích có lẽ của người bị giết để tế thần. Kỹ thuật ướp xácsương giá vĩnh cửu hỗ trợ tốt cho việc bảo tồn các dấu tích. Khảo cổ học Scythia cũng kiểm tra các dấu tích của các đô thị và pháo thành Scythia Bắc Hắc Hải.

Giám định niên đại bằng cacbon-14 cho các kurgan đã cho phép các nhà khảo cổ dò tìm dấu vết sự xuất hiện của họ trong khu vực Sayan-Altay vào khoảng năm 3000 TCN, và sự lan tỏa của họ về phía tây vào khoảng 900 TCN.

Các đồ vật mồ mả Scythia ngoạn mục từ Arzhan và một số nơi khác thuộc Cộng hòa Tuva (giáp Mông Cổ) được xác định có niên đại từ khoảng 900 TCN trở đi. Một ngôi mộ tìm thấy ở hạ lưu sông Volga cho niên đại tương tự, và một trong các ngôi mộ Steblev ở phía đông, phần kết thúc phía châu Âu của khu vực trước đây thuộc Scythia có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ 8 TCN[9]

Các nhà khảo cổ có thể phân biệt ba thời kỳ của các dấu tích khảo cổ Scythia cổ đại như sau:

  • Thời kỳ 1: Kỷ nguyên Tiền-Scythia và Scythia ban đầu: từ thế kỷ 9 TCN tới giữa thế kỷ 7 TCN
  • Thời kỳ 2: Kỷ nguyên Scythia sớm: từ giữa thế kỷ 7 TCN tới thế kỷ 6 TCN
  • Thời kỳ 3: Kỷ nguyên Scythia kinh điển: từ thế kỷ 5 TCN tới thế kỷ 4 TCN

Từ thế kỷ 8 TCN tới thế kỷ 2 TCN, khảo cổ học ghi nhận sự phân chia thành 2 khu vực định cư khác biệt: khu vực cổ hơn tại vùng Sayan-Altay ở Trung Á, và khu vực trẻ hơn tại vùng duyên hải miền bắc Hắc Hải ở Đông Âu[10].

Kurgan[sửa | sửa mã nguồn]

Các khu gò mộ lớn (một số cao trên 20 m) cung cấp các dấu tích có giá trị nhất về mặt khảo cổ và gắn liền với người Scythia. Chúng rải rác trên các thảo nguyên Ukraina và miền nam Nga, trải dài thành các chuỗi lớn trong nhiều kilômét dọc theo các dãy đồi gò và các đường phân nước. Từ chúng các nhà khảo cổ đã biết thêm nhiều về đời sống và nghệ thuật Scythia[11].

Các thuật ngữ Ukraina và Nga để chỉ những gò mộ như vậy, "kurhan/kurgan" (курган), có nguồn gốc từ tiếng Turk để chỉ "lâu đài"[12].

Tamga[sửa | sửa mã nguồn]

Các bộ lạc và thị tộc Scythia đã để lại các dấu hiệu sắc tộc quan trọng là các tamga (các nhãn mác nhận dạng sự chiếm hữu của mỗi cá nhân) của họ, một dấu hiệu cần thiết cho các cộng đồng xã hội chăn thả chia sẻ chung một khu vực chăn thả gia súc ăn cỏ. Các tamga cho phép tái tạo lại các chuyển động và các kết nối gia đình tại các nơi mà không còn hồ sơ ghi chép nào khác còn tồn tại.

Bên cạnh tính chất nhận dạng, các tamga còn đánh dấu sự tham gia của các thành viên trong gia đình/thị tộc vào các hoạt động tập thể (các hiệp ước, các nghi lễ tôn giáo, hoạt động kết thân, các chức trách công cộng), và phục vụ như là các biểu tượng của quyền lực trong việc chế tạo ra các đồng tiền. Các hình thái của tamga không thay đổi trong khoảng 2.000 năm trong phạm vi các nhóm sắc tộc có quan hệ họ hàng gần, nhưng sau sự suy tàn của một số thị tộc nổi tiếng thì thị tộc khác có thể sẽ chấp nhận tamga của thị tộc kia.

Việc sử dụng rộng rãi các tamga có nguồn gốc từ miền tây TurkestanMông Cổ không muộn hơn đầu thế kỷ 6 TCN. Phân tích các tamga của các thị tộc hùng mạnh nhất và của các vị vua của vương quốc Bosporus Cimmeria đã cho phép các học giả xác định chính xác phả hệ học của họ và các quan hệ của họ với các lãnh thổ mà từ đó tổ tiên của họ đã di cư tới châu Âu: Chorasm (Hoa Lạt Tử Mô), Kang-Kü, Bactria, Sogdiana.[13].

Văn hóa Pazyryk[sửa | sửa mã nguồn]

Người cưỡi ngựa, đồ tạo tác bằng phớt của văn hóa Pazyryk, khoảng 300 TCN.

Một số trong số các nơi chôn cất của người Scythia trong giai đoạn đầu thời đại đồ đồng đã được các nhà khảo cổ lập hồ sơ, như các kurganPazyryk (huyện Ulagan của Cộng hòa Altay, miền nam Novosibirsk trong khu vực dãy núi Altay thuộc miền nam Siberi). Các nhà khảo cổ đã ngoại suy ra nền văn hóa Pazyryk từ các di chỉ này: 5 gò mộ lớn và vài gò mộ nhỏ trong giai đoạn từ năm 1925 tới năm 1949, một được nhà khảo cổ Nga Sergei Rudenko mở năm 1947. Các gò mộ che giấu các phòng bằng các khúc gỗ thông rụng lá được che phủ phía trên với các ụ đá hình tháp lớn tạo ra từ đá cuội và đá tảng.

Nền văn hóa Pazyryk thịnh vượng trong khoảng từ thế kỷ 7 TCN tới thế kỷ 3 TCN trong khu vực gắn liền với người Sacae.

Thông thường các ngôi mộ Pazyryk chỉ chứa các đồ dùng thông thường, nhưng trong một, trong số các kho báu, các nhà khảo cổ đã tìm thấy tấm thảm Pazyryk nổi tiếng có niên đại khoảng năm 400 TCN, tấm thảm mặt tuyết bằng lông cừu cổ nhất đã biết còn sót lại. Một phát hiện đặc sắc khác, cỗ xe tang Lưu trữ 2001-07-06 tại Wayback Machine cao 3 mét, 4 bánh làm từ gỗ bạch dương, được bảo tồn cực tốt từ thế kỷ 5 TCN.

Mặc dù một số học giả còn tìm kiếm mối liên hệ giữa các bộ lạc du mục Pazyryk với các nhóm sắc tộc bản địa Altay, nhưng Rudenko đã tổng quát hóa khung cảnh văn hóa này trong phát biểu sau:

Các khai quật Bilsk[sửa | sửa mã nguồn]

Các khai quật gần đây (xem: Gelonus) tại làng Bilsk gần thành phố Poltava (tỉnh Poltava, Ukraina) đã tiết lộ một "đô thị lớn", với diện tích lớn nhất cho bất kỳ đô thị nào trên thế giới vào thời kỳ đó. Nó đã được nhận dạng một cách không chắc chắn (bởi một đội khảo cổ do Boris Andriievich Shramko chỉ huy) như là di chỉ của Gelonus, dường như là kinh đô của Scythia. Các thành lũy bảo vệ thành phố và diện tích lớn tới 40 kilômét vuông vượt qua ngay cả kích thước kỳ dị mà Herodotus đã thông báo. Vị trí ở rìa phía bắc của vùng thảo nguyên Ukraina cho phép có thể kiểm soát về mặt chiến lược hành trình thương mại bắc-nam. Đánh giá theo các đồ vật tìm thấy có niên đại trong khoảng thế kỷ 5 TCN tới thế kỷ 4 TCN thì các nhà xưởng thủ công và đồ sứ Hy Lạp là phổ biến.

Kho báu Tillia tepe[sửa | sửa mã nguồn]

"Các vị vua và các con rồng", Tillia tepe.

Một di chỉ phát hiện năm 1968 tại Tillia tepe (nghĩa đen "Đồi vàng") ở miền bắc Afghanistan (trước đây là Bactria) gần Shebergan chứa các ngôi mộ của 5 người đàn bà và 1 người đàn ông với rất nhiều đồ châu báu, có niên đại khoảng thế kỷ 1 TCN, và nói chung được cho là thuộc về các bộ lạc Scythia. Nhìn chung các ngôi mộ cất giấu vài nghìn miếng đồ kim hoàn tinh xảo, thường được làm từ sự kết hợp của vàng, ngọc lamđá da trời (lapis-lazuli).

Vương miện, Tillia tepe.

Tuy nhiên, một mức độ cao của hổ lốn văn hóa tràn ngập trong các vật tìm thấy. Ảnh hưởng nghệ thuật và văn hóa Hellen (Hy Lạp) xuất hiện trong nhiều dạng và các mô tả người (từ các đứa trẻ có cánh tới các vòng với hình khắc họa Athena và tên của vị nữ thần này được khắc bằng tiếng Hy Lạp), có thể quy cho sự tồn tại của đế chế Seleukosvương quốc Hy Lạp-Bactria trong cùng một khu vực cho tới tận khoảng năm 140 TCN, và sự tồn tại của vương quốc Ấn-Hy Lạp tại tây bắc tiểu lục địa Ấn Độ cho tới tận đầu Công nguyên. Các đồ tạo tác này cũng xuất hiện trong hỗn hợp với các đồ vật đến từ các nền văn minh có quan hệ xa hơn, chẳng hạn giữa một số ít đồ tạo tác Trung Quốc (đặc biệt là các gương đồng Trung Quốc) cũng như một ít đồ tạo tác Ấn Độ (các tấm bảng trang trí bằng ngà). Điều này chứng thực sự giàu có các ảnh hưởng văn hóa trong khu vực của nhà nước Bactria vào thời gian này.

Ảnh hưởng từ Scythia[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Các tấm ngọc bíchđá xà phòng (steatit) của Trung Quốc, chạm khắc nghệ thuật động vật thảo nguyên kiểu Scythia. Thế kỷ 4-3 TCN. Viện bảo tàng Anh.

Các ảnh hưởng cổ đại từ Trung Á có thể nhận dạng tại Trung Quốc sau khi có sự tiếp xúc của Trung Quốc với các vùng lãnh thổ du mục ở biên cương miền tây bắc và miền tây từ thế kỷ 8 TCN. Các thợ chạm khắc ngọc bích Trung Quốc bắt đầu chế tác các đồ mô phỏng các mẫu vật của vùng thảo nguyên. Người Trung Quốc chấp nhận kiểu nghệ thuật động vật thảo nguyên kiểu Scythia (mô tả các con vật đang đánh nhau), cụ thể là trong các tấm khóa thắt lưng hình chữ nhật làm từ vàng hay đồng thiếc, và tạo ra các phiên bản của chính họ trong ngọc bíchđá xà phòng[14].

Sau khi bị người Nguyệt Chi xua đuổi, một số người Scythia có thể đã di cư xuống khu vực ngày nay là tỉnh Vân Nam ở miền nam Trung Quốc. Các khai quật tìm kiếm đồ mỹ thuật tiền sử của nền văn minh Điền ở Vân Nam đã phát hiện ra các cảnh săn bắn của những người cưỡi ngựa thuộc chủng Kavkaz trong cách ăn mặc kiểu Trung Á[15].

Đông Bắc Á[sửa | sửa mã nguồn]

Vương miện Tân La (Silla).

Ảnh hưởng của Scythia cũng đã được nhận dạng xa tới tận Triều Tiên và Nhật Bản. Nhiều đồ tạo tác Triều Tiên khác nhau, chẳng hạn như vương miện của vương quốc Tân La, được cho là theo kiểu thiết kế Scythia[16] Các vương miện tương tự, brought thông qua các mối tiếp xúc với lục địa, cũng có thể tìm thấy trong thời kỳ Kofun (Cổ Phần) của Nhật Bản.

Tiếng Scythia[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Scythia và các phương ngữ của nó tạo thành một phần của ngữ hệ Ấn-Âu. Các tên gọi cá nhân tìm thấy trong văn chương Hy Lạp đương thời và các văn bản văn khắc gợi ý rằng ngôn ngữ của người Scythia và người Sarmatia (những người nói thứ phương ngữ của tiếng Scythia theo như Hist. 4.117 của Herodotus) thuộc về nhánh đông bắc Iran. Một học thuyết để lựa chọn khác lại gợi ý rằng ít nhất một vài bộ lạc Scythia, chẳng hạn như người Maeotae (người Sindi), nói thứ phương ngữ Ấn-Arya[17].

Tên gọi và từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Người Scythia mà Herodotus (Hist. 4.6) biết tới tự gọi chính mình là Skolotoi. Từ trong tiếng Hy Lạp Skythēs có lẽ phản ánh cách diễn tả cũ của cùng một tên gọi, *Skuδa- (trong đó Herodotus phiên âm cho âm lạ [ð] bằng Λ; -toi tương ứng với kết thúc số nhiều trong ngôn ngữ đông bắc Iran -ta). Từ này nguyên thủy nghĩa là "người bắn cung, cung thủ, người bắn, người đi săn", và sau chót nó xuất phát từ gốc từ tiếng Ấn-Âu nguyên thủy *skeud- nghĩa là "bắn, ném, quăng, liệng" (so sánh với tiếng Anh shoot, tiếng Đức schütze đều có cùng các nghĩa tương tự).

Người Sogdiana gọi chính mình là Swγδ, có thể tương ứng với từ có liên quan (*Skuδa > *Suγuδa với nguyên âm chêm). Tên gọi này cũng xuất hiện trong tiếng Assyria trong dạng Aškuzai hay Iškuzai ("Scythia"). Nó có thể là nguồn cho từ trong kinh thánh Hebrew Ashkenaz (nguyên bản *אשכוז ’škuz viết sai chính tả thành אשכנז ’šknz), muộn hơn là tên gọi tiếng Do Thái của các khu vực nói tiếng Đức ở Trung Âu và vì thế là ký hiệu tự gọi của người Do Thái Trung Âu, những người sống ở giữa những Ashkenazim ("người Đức") vào thời gian đó được gọi là Teutons hay Wendels.

Tiếng Ba Tư cổ sử dụng tên gọi khác để chỉ người Scythia, là Saka, có lẽ có nguồn gốc từ gốc từ tiếng Iran sak- "đi, đi lang thang", nghĩa là "kẻ đi lang thang, du mục". Người Trung Quốc biết tới người Saka (người Scythia châu Á) như là 塞, (Hán ngữ cổ *sək, phiên âm Hán-Việt: tắc). Tỉnh ngày nay của Iran Sistan có tên gọi từ Sakestan (nơi ở của người Saka) cổ đại[18][19][20]

Xã hội Scythia[sửa | sửa mã nguồn]

Người Scythia sống trong các bộ lạc liên minh, một hình thái chính trị của sự gắn kết tự nguyện để điều chỉnh các bãi chăn thả và tổ chức phòng ngự chung chống lại các láng giềng khác có ý định xâm phạm cho các bộ lạc chăn thả chủ yếu là những người chăm sóc súc vật và cưỡi ngựa. Trong khi năng suất từ các giống động vật đã thuần hóa vượt xa so với năng suất lao động của các cộng đồng nông nghiệp định cư, thì nền kinh tế chăn thả cũng cần các sản phẩm nông nghiệp bổ trợ và các liên minh du mục ổn định đã phát triển hoặc là theo kiểu cộng sinh hoặc là theo kiểu bắt buộc với những người định cư — để trao đổi sản phẩm động vật và sự bảo vệ quân sự.

Herodotus thuật lại rằng 3 bộ lạc chính của người Scythia là hậu duệ từ 3 anh em Lipoxais, Arpoxais, và Colaxais:[21]

Miếng đính trang sức quần áo bằng vàng, thể hiện hai cung thủ Scythia, 400 tới 350 TCN. Có lẽ từ Kul-Oba, Krym. Viện bảo tàng Anh.

Herodotus cũng đề cập tới bộ lạc hay thị tộc hoàng gia, tầng lớp ưu tú thống trị những người Scythia khác:

Thị tộc hoàng gia này cũng được gọi tên trong các nguồn tài liệu kinh điển khác là "Dahae hoàng gia". Các đồ táng phong phú của các vị vua Scythia trong các kurgans là chứng cứ độc lập cho sự tồn tại của tầng lớp hoàng tộc đầy quyền lực này.

Mặc dù các học giả theo truyền thống coi 3 bộ lạc là khác biệt về mặt địa lý, nhưng Georges Dumézil diễn giải các quà tặng thần thánh như là các biểu tượng của các nghề nghiệp xã hội, minh họa cho giả thuyết ba chức năng của ông về xã hội Tiền Ấn-Âu sơ kỳ: chiếc cày và cái ách tượng trưng cho các nông dân, chiếc rìu — cho các chiến binh, chiếc bát — cho các thầy tu[25].

Theo Dumézil, "các cố gắng bất thành của Arpoxais và Lipoxais, trái lại là thành công của Colaxais, có thể giải thích tại sao các tầng lớp cao nhất trong xã hội Scythia không phải là các nông dân hay thầy tu, mà là các chiến binh."[26]

Bị cai trị bởi một lượng nhỏ tầng lớp ưu tú liên minh chặt chẽ, người Scythia nổi danh vì các cung thủ của họ, và nhiều người kiếm được công việc trong vai trò của lính đánh thuê. Các tầng lớp ưu tú Scythia có các ngôi mộ kiểu kurgan: các gò cao chất đống phía trên các ngôi mộ kiểu chia phòng làm từ gỗ thông rụng lá — các loài thông với lá sớm rụng có thể có ý nghĩa đặc biệt như là cây tái sinh (hồi phục sự sống), cho các thân cây trần trụi trong mùa đông. Các vật chôn cất tại Pazyryk trong khu vực dãy núi Altay cũng bao gồm một số liên quan tới người Scythia được bảo quản tốt của "văn hóa Pazyryk" — như cô gái băng tuyết có niên đại khoảng thế kỷ 5 TCN.

Phụ nữ Scythia ăn mặc phần lớn là giống như đàn ông, và cũng có những thời gian chiến đấu cùng họ trong các trận chiến. Những vật chôn cất của văn hóa Pazyryk tìm thấy trong thập niên 1990 chứa các bộ xương của một người đàn ông và một người đàn bà, cả hai đều có vũ khí, các đầu mũi tên và rìu. Trong phim tài liệu "Ice Mummies" của Nova năm 1998, một nhà khảo cổ đã giải thích rằng, "Người phụ nữ ăn mặc giống hệt người đàn ông. Điều này chứng tỏ rằng những phụ nữ nhất định, có thể là còn trẻ và chưa chồng, có thể là chiến binh, theo nghĩa đen là người Amazon. Nó không vi phạm các nguyên tắc của xã hội du mục."

Hiện tại người ta vẫn chưa rõ là người Scythia có hệ thống chữ viết hay không. Cho tới tận các phát hiện gần đây nhất của khảo cổ học thì phần lớn thông tin về họ vẫn chỉ đến từ người Hy Lạp cổ đại. Kho báu Ziwiye, một kho báu chôn cất đồ tạo tác từ vàng, bạc và ngà được phát hiện gần thị trấn Sakiz phía nam hồ Urmia (tỉnh Kurdistan, Iran) có niên đại khoảng 680- 625 TCN, bao gồm các đồ vật với các đặc trưng kiểu động vật Scythia. Một chiếc đĩa bạc trong số này chứa một số chữ khắc, vẫn chưa giải mã được và nó có thể đại diện cho một kiểu chữ viết của người Scythia.

Homer gọi người Scythia là những "người vắt sữa ngựa". Herodotus mô tả họ chi tiết: Y phục của họ bao gồm quần da được may chần và độn, nhét vào trong ủng, áo chẽn hở. Họ cưỡi ngựa không có bàn đạp hay yên ngựa, chỉ có lớp lót yên. Herodotus thông báo rằng người Scythia sử dụng gai dầu, để lấy sợi làm quần áo cũng như để tẩy rửa cơ thể bằng khói của nó (hút cần sa) (Hist. 4.73-75); khảo cổ học đã xác nhận việc sử dụng cần sa trong các nghi thức mai táng. Triết gia Scythia Anacharsis đã tới thăm Athena trong thế kỷ 6 TCN và trở thành một hiền nhân truyền thuyết.

Người Scythia cũng nổi danh vì việc dùng các mũi tên có ngạnh và tẩm độc, vì cuộc sống du cư trên lưng ngựa — theo Herodotus là "được nuôi nấng từ máu ngựa" — và vì các kỹ năng trong chiến tranh du kích.

Nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Các mối tiếp xúc của người Scythia với các thợ thủ công trong các khu kiều dân Hy Lạp dọc theo bờ phía bắc Hắc Hải đã tạo nên các đồ trang trí bằng vàng của người Scythia rất nổi tiếng, là các đồ tạo tác thuộc loại quyến rũ nhất có trong các bảo tàng trên khắp thế giới. Về mặt dân tộc học chúng cũng cực kỳ hữu ích, do các miếng vàng mô tả những người đàn ông Scythia như là những người thuộc chủng Kavkaz để râu và tóc dài. Các tác phẩm "Hy Lạp-Scythia" mô tả người Scythia với nhiều dáng dấp Hellen hơn thì có niên đại muộn hơn, khi người Scythia đã chấp nhận các yếu tố của văn hóa Hy Lạp.

Người Scythia cũng ưa thích các đồ trang sức cá nhân, các bộ trang trí vũ khí và các bộ đồ ngựa cầu kỳ, phức tạp. Họ thể hiện các chủ đề (mô típ) động vật Trung Á với chủ nghĩa hiện thực Hy Lạp như các quái vật sư tử đầu chim có cánh đang tấn công ngựa, hươu, nai, đại bàng đang đánh nhau, kết hợp với các chủ đề dân dã hơn như vắt sữa cừu.

Năm 2000, tua triển lãm 'Scythian Gold' đã giới thiệu cho công chúng Bắc Mỹ các đồ vật do thợ thủ công Hy Lạp ở phía bắc Hắc Hải làm cho dân du mục Scythia, và được chôn cất cùng chủ sở hữu là người Scythia trong các ngôi mộ tại vùng đồng bằng ngày nay là Ukraina, phần lớn trong chúng được khai quật sau năm 1980.

Năm 2001, sự phát hiện ra một ngôi mộ hoàng gia Scythia còn nguyên vẹn đã minh họa lần đầu tiên cho đồ tạo tác bằng vàng với động vật kiểu Scythia mà không có ảnh hưởng trực tiếp từ các kiểu dáng Hy Lạp. Khoảng 20 kg (44 pao) vàng được chôn cất cạnh cặp vợ chồng hoàng tộc trong ngôi mộ này, được phát hiện gần Kyzyl, thủ đô của nước cộng hòa Tuva vùng Siberi.

Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Các tín ngưỡng tôn giáo của người Scythia là một kiểu của Tiền-Zoroaster giáo Iran và khác với Hậu-Zoroaster giáo Iran[27]. Đứng cao nhất trong tập hợp thần của người Scythia là Tabiti, sau này được thay thế bằng Atar - thần lửa của các bộ lạc Iran, và Agni - thần lửa của người Ấn Độ-Arya.[27] Tín ngưỡng Scythia là giai đoạn cổ hơn so với các hệ thống Zoroaster và Hindu. Việc sử dụng cần sa để tạo ra trạng thái hôn mê và tiên đoán của các thầy bói là một đặc trưng của hệ thống tín ngưỡng Scythia[27].

Thuật chép sử[sửa | sửa mã nguồn]

Herodotus[sửa | sửa mã nguồn]

Herodotus viết về đô thị lớn Gelonus ở phía bắc của Scythia[28] như sau:

Herodotus và các sử gia cổ đại khác liệt kê nhiều bộ lạc sống gần người Scythia, và có thể đã chia sẻ cùng một môi trường chung và văn hóa du mục thảo nguyên, thường gọi là "văn hóa Scythia", cho dù các học giả có thể gặp khó khăn trong việc xác định mối quan hệ chính xác của họ đối với "người Scythia về mặt ngôn ngữ". Một phần trong số các bộ lạc này là Agathyrsi, Geloni, Budini, Neuri.

Herodotus đưa ra bốn phiên bản khác nhau về nguồn gốc người Scythia:

  1. Thứ nhất (4.7), truyền thuyết của người Scythia về chính họ, trong đó miêu tả vị vua Scythia đầu tiên, Targitaus, là con trai của Thiên Vương và con gái của Dnepr. Targitaus được coi là đã sống khoảng 1 nghìn năm trước khi quân tinh nhuệ Ba Tư xâm lược vùng Scythia, hay khoảng 1500 TCN. Ông có ba con trai, mà từ trên trời rơi xuống một bộ gồm 4 công cụ bằng vàng trước mắt họ — một chiếc cày, một cái ách, một cái bát và một chiếc rìu chiến. Chỉ có người con út là thành công trong việc chạm vào các công cụ bằng vàng này mà không làm chúng bốc cháy, và các hậu duệ của người con này, được Herodotus gọi là "người Scythia Hoàng gia", tiếp tục bảo vệ họ.
  2. Thứ hai (4.8), truyền thuyết của người Hy Lạp Hắc Hải về Scythes, vị vua đầu tiên của người Scythia, là con trai của thần Hercules và một nữ yêu quái.
  3. Thứ ba (4.11), trong phiên bản mà Herodotus nói rằng ông tin tưởng hơn cả, người Scythia đến từ phần xa hơn nữa về phía nam của Trung Á, cho tới khi có chiến tranh với người Massagetae (một bộ lạc hùng mạnh của dân du mục thảo nguyên sống ở đông bắc Ba Tư) buộc họ phải dời sang phía tây.
  4. Thứ tư (4.13), truyền thuyết mà Herodotus gán cho là của thi sĩ Hy Lạp Aristeas, nhân vật [bán huyền thoại] tuyên bố rằng ông đã rơi vào cơn giận dữ của thần Bachus [uống say] tới mức ông phải chạy về phía đông bắc vượt qua Scythia và xa hơn nữa. Theo truyền thuyết này, người Scythia ban đầu sống ở phía nam dãy núi Rhipaean, cho tới khi xảy ra mâu thuẫn với bộ lạc gọi là Issedones, bị chèn ép bởi Cyclops (người một mắt); vì thế người Scythia quyết định di cư về phía tây.

Người Ba Tư và một vài dân tộc khác ở châu Á gọi người Scythia sống tại châu Á là người Saka. Herodotus (IV.64) mô tả họ như là người Scythia, mặc dù họ được gọi dưới tên gọi khác. Xem bài Người Saka và tiểu mục người Saka trên đây. Còn tộc Massagetae hùng cường sống ở bên sông Araxes, theo Herododos: "nhiều người xem họ là một tộc người Scythia".[30] Vào năm 529 trước Công nguyên, khi ông vua kiệt xuất Cyrus Đại Đế xua đại quân Ba Tư hùng hậu xâm lược vùng đất của người Massagetae, Nữ hoàng Tomyris đã đại phá tan tành quân Ba Tư và giết được cả Cyrus.[31] Sau đó, Tomyris chặt đầu Cyrus và bỏ cái đầu ông vào chiếc túi da chứa đầy máu người cho ông vua "khát máu" này tha hồ được ống máu.[32] Tuy bà là Nữ hoàng của người Massagetae theo Herodotus, có tư liệu khác gọi bà là Nữ hoàng xứ Scythia, hoặc Nữ hoàng của người Amazon tại Scythia.[33]

Strabo[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thế kỷ 1 TCN, nhà địa lý Hy Lạp-La Mã Strabo đã đưa ra miêu tả bao quát về người Scythia miền đông, những người ông gặp tại đông bắc châu Á vượt qua lãnh địa của BactriaSogdiana[34]:

Strabo cũng lập danh sách các bộ lạc khác nhau của người Scythia, có lẽ là hỗn hợp với một số bộ lạc khác ở miền đông Trung Á (chẳng hạn như Tochari)[34]:

Nguồn Ấn Độ[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng tiền bằng bạc của vua Azes II (trị vì khoảng 35-127 TCN) của người Ấn-Scythia. Lưu ý tới tamga hoàng gia trên đồng tiền.

Người Saka được đề cập nhiều trong các thư tịch Ấn Độ, bao gồm Puranas (Vãng thế thư), Manu Smriti (luật Manu), các thiên sử thi RamayanaMahabharata, Mahabhashya của Patanjali, bách khoa thư Brhat Samhita của Varaha Mihira, Kavyamimamsa, Brhat-Katha-ManjariKaṭha-Saritsagara.

Kinh Thánh Hebrew[sửa | sửa mã nguồn]

Dân tộc được nhắc tới một cách ngắn gọn trong Kinh Thánh Hebrew như là "Ashkenaz" — có lẽ là kết quả của việc đọc sai ký tự Hebrew cổ đại: אשכנז thay vì đọc đúng אשכוז (= Ashkūz), trong Sách Sáng thế 10:3 và 1 Lịch đại chí 1:6 — truy nguyên tổ tiên của họ ngược lại qua Gomer tới người con trai thứ ba của NoahJapheth. Sách Jeremiah 51:27, đề cập Ashkenaz trong mối liên hệ với các vương quốc AraratMinni (trong dãy núi Taurus), cùng với người Medes — và miêu tả tất cả họ như là các dân tộc thù địch với Babylon. Họ cũng được đề cập trong 2 Maccabees 4:47.

Di truyền học[sửa | sửa mã nguồn]

Nghiên cứu di truyền học trong dân cư hiện nay[36] phát hiện ra rằng cùng một kiểu nhóm đơn bội (R1a1) nhiễm sắc thể Y theo dòng cha tiêu biểu cho dòng dõi di truyền hiện tại được tìm thấy trong dân cư Trung Á, Tây ÁNam Á cũng như trong người Slavchâu Âu. Sự phân bố của nhóm đơn bội này đã từng được cho là đúng để miêu tả sự loang rộng dân cư từ vùng thảo nguyên Ukraina, nơi đóng vai trò như là nơi nương náu thời kỳ băng hà trong Cao điểm Băng hà Cuối cùng (khoảng 20.000 năm trước), trong thời đại đồ đồng được kế tục bởi nền văn hóa mộ hầm ("kurgan"). Nền văn hóa này gắn liền với sự loang rộng của ngữ hệ Ấn-Âu trong "giả thuyết Kurgan". Alen R1a vì thế có trước khi xuất hiện người Scythia, và sự phân bố của nó không thể dùng một cách hợp lý và đơn giản để dò vết sự di cư của người Scythia.

Sự phân bố của nhóm đơn bội (G2) nhiễm sắc thể Y từ Pakistan và tây bắc Ấn Độ và trải dài tới Tây Ban Nha phản ánh chặt chẽ hơn sự lan tỏa của người Scythia, người Sarmatia và chi nhánh của họ, người Alan. Nhóm đơn bội G2 đạt mật độ cao nhất trong phạm vi toàn thế giới tại nước cộng hòa vùng Kavkaz thuộc Nga là Bắc Ossetia-Alania, và người Ossetia ngày nay, những người nói tiếng Đông bắc Iran Scythia là dấu tích còn lại cuối cùng của người Alan cổ đại. Mặc dù điều này có thể là chứng cứ gián tiếp của "di sản di truyền" của người Scythia, nhưng rất có thể nó có nguồn gốc từ thời đại đồ đồng và cũng không thể sử dụng như là ánh xạ 1-1 trong nhận dạng nguồn gốc tổ tiên Scythia.

DNA ti thể tách ra từ các di hài bộ xương, thu được từ các kurgan Scythia đã khai quật đã tạo ra quá nhiều kết quả và kết luận. Phân tích chuỗi HV1 thu được từ di hài một người đàn ông Scyth-Siberi tại di chỉ Kizil trong nước cộng hòa Altay phát hiện ra là người này sở hữu nhóm đơn bội N1a theo dòng mẹ. Nghiên cứu cũng ghi nhận là nhóm đơn bội mtDNA N1a được tìm thấy với tần suất tương đối cao ở vùng rìa phía nam của thảo nguyên Á-Âu, Iran (8,3%), và trong phạm vi nhóm Havik Ấn Độ (8,3%), đẳng cấp Bà-la-môn. Từ đây, một liên kết có thể cho rằng các cư dân cổ đại được cho là đã đến từ châu Âu và sinh sống trong các khu vực Trung Á láng giềng của Ấn ĐộIran đã được đề xuất[37].

Bên cạnh đó, DNA ti thể được tách ra từ hai bộ xương Scyth-Siberi tìm thấy tại Cộng hòa Altay (Nga) có niên đại tới 2.500 năm. Cả hai di hài được xác định là của những người đàn ông từ dân cư có đặc trưng "nguồn gốc hỗn hợp Âu-Mông Cổ". Một trong hai người này có mang nhóm đơn bội F2a theo dòng mẹ, còn người kia mang nhóm D, cả hai đều là đặc trưng của cư dân miền đông đại lục Á-Âu[38].

Phân tích di truyền theo dòng mẹ của các di hài đàn ông và đàn bà thời kỳ Saka từ kurgan chôn cất đôi nằm tại di chỉ Beral ở Kazakhstan xác định rằng hai người này có thể nhất là không có quan hệ họ hàng gần và có thể là một đôi vợ chồng. Chuỗi ti thể HV1 của người đàn ông là tương tự như chuỗi Anderson, chuỗi bắt gặp nhiều nhất trong cư dân châu Âu. Ngược lại, chuỗi HV1 của người đàn bà lại gợi ý khả năng cao nhất về nguồn gốc châu Á. Các phát hiện của nghiên cứu là phù hợp với giả thuyết cho rằng sự tạp giao giữa người Scythia và các cư dân khác đã diễn ra. Điều này được củng cố thêm bởi phát hiện ra một vài đồ vật với cảm hứng Trung Hoa trong mộ. Người ta không đưa ra bất kỳ một gắn kết quyết định nào với các nhóm đơn bội mặc dù nó gợi ý rằng người phụ nữ có thể bắt nguồn từ mtDNA X hoặc D[39].

" Người Scythia" hậu cổ đại[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ di cư[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù người Scythia cổ đại có thể phần lớn đã biến mất vào thế kỷ 1 TCN, nhưng người La Mã miền Đông vẫn tiếp tục nói theo quy ước về "người Scythia" để chỉ các bộ lạc và các liên minh gốc Đức[40] hoặc các dân tộc du cư cưỡi ngựa tại đại lục Á-Âu nói chung. Năm 448, hai "người Scythia" cưỡi ngựa đã dẫn đặc phái viên Priscus tới nơi dựng lều trại của AttilaPannonia. Người đến từ Đông La Mã này (Priscus) trong trường hợp này đã phân biệt khá cẩn thận người Scythia với người Goth và người Hung, những người đi theo Attila.

Người Sarmatia (bao gồm cả người Alan và cuối cùng là người Ossetia) được coi là người Scythia theo nghĩa rộng của cụm từ này — những dân tộc nói thứ tiếng vùng Đông bắc Iran — nhưng tuy nhiên họ vẫn là khác biệt với người Scythia theo đúng nghĩa[41]

Sử cũ Đông La Mã cũng nhắc tới những kẻ cướp người Rus đã tấn công thành Constantinopolis vào khoảng năm 860 trong các miêu tả đương thời như là "người Tauroscythia", do nguồn gốc địa lý của họ, mặc dù họ không có bất kỳ mối liên hệ sắc tộc nào với người Scythia. Giáo chủ Photius I có thể là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này để chỉ người Rus trong thời kỳ thành Constantinopolis bị vây hãm vào năm 860.

Trong văn hóa phương Tây cận - hiện đại[sửa | sửa mã nguồn]

Do tiếng tăm mà các sử gia Hy Lạp đã thiết lập, người Scythia trong một thời gian dài được coi là hình ảnh thu nhỏ của sự độc ác, dã man và man rợ trong thời kỳ cận đại. Chẳng hạn, Shakespeare, đã ám chỉ tới truyền thuyết cho rằng người Scythia ăn thịt con của mình trong vở kịch King Lear (Vua Lear) của mình:

Không những thế, điển tích về chiến thắng oanh liệt của Nữ hoàng Tomyris xứ Scythia trước vị vua Ba Tư uy dũng Cyrus Đại Đế có ảnh hưởng sâu đậm đến nền văn hóa Tây phương nói chung, và đến đại văn hào Shakespeare nói riêng. Trong phần đầu của vở kịch "Henry VI", khi Nữ Bá tước của Auvergne lập mưu giết tên lãnh chúa độc ác Talbot, bà nói:[43]

Một cách đặc trưng, người Anh cận đại khi luận về Ireland thường xuyên viện đến các so sánh với người Scythia nhằm khẳng định rằng cư dân bản địa của Ireland là hậu duệ từ những "ông ba bị" cổ đại này, và chứng minh rằng bản thân họ (người Ireland) cũng man rợ giống như tổ tiên được coi là của họ. Nhà thơ người Anh, Edmund Spenser (1552-1599) đã viết rằng

Như là căn cứ cho nguồn gốc này, Spenser đã trích dẫn một số tập quán được coi là của người Ireland như uống máu, kiểu sống du mục, kiểu mặc áo choàng và các kiểu tóc cũng như

William Camden, một trong những nguồn chính của Spenser, bình luận về truyền thuyết nguồn gốc này như sau:

Chủ nghĩa dân tộc lãng mạn: Trận đánh giữa người Scythia và người Slav (Viktor Vasnetsov, 1881).

Trong thế kỷ 17 và 18, người nước ngoài coi người Nga là hậu duệ của người Scythia. Việc người Nga được đánh đồng với người Scythia trở thành một hiện tượng hết sức phổ biến trong thơ ca thế kỷ 18, và Aleksandr A. Blok (1880 - 1921) đã nhắc tới truyền thống này một cách châm biếm trong bài thơ lớn cuối cùng của ông, Скифы (người Scythia) (1920). Vào thế kỷ 19, trong tác phẩm lừng danh "Life of Frederick the Great",[46] nói về cuộc đời của vị vua - anh hùng Friedrich II Đại Đế (1740 - 1786) của nước Phổ, nhà sử học nổi tiếng người AnhThomas Babington Macaulay, Nam tước Macaulay thứ nhất (1800 - 1859) khi nói về trận đánh khốc liệt vào năm 1758 tại làng Zorndorf (gần Frankfort trên sông Oder) trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 - 1763), giữa Quân đội Nga và Phổ Phổ do vua Friedrich II Đại Đế thân chinh thống lĩnh, có ghi nhận như sau:[47]

Cũng trong thế kỷ 19, những tác giả theo trường phái lãng mạn ở phương Tây đã biến đổi người Scythia "man rợ" trong văn chương thành các tổ tiên sống tự do và hoang dã, dũng cảm và dân chủ của mọi người Ấn-Âu tóc vàng.

Các tuyên bố về hậu duệ[sửa | sửa mã nguồn]

Một số nhóm sắc tộc cận/hiện đại đã tuyên bố là hậu duệ của người Scythia như là phương tiện để mở rộng về quá khứ lịch sử dân tộc mình, cũng như để chứng tỏ mối liên hệ đầy thanh thế với thời cổ đại.

Người Scythia được đề cao trong một số truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc thời kỳ Hậu-Trung cổ của người Celt.

Sử gia người Anh Sharon Turner trong cuốn History of the Anglo-Saxons, đã kết luận

"Người Scythia di cư đã đi ngang qua Araxes, vượt ra khỏi châu Á, và đột nhiên xuất hiện tại châu Âu trong thế kỷ 6 TCN."

Trích dẫn nhiều nguồn tài liệu cổ, Sharon Turner đã coi người Scythia ("Sakai") là tổ tiên của người Anglo Saxon. Tuy nhiên, kết luận này còn chứa đầy mâu thuẫn.

Các truyền thống của người Kazakhngười Yakutia gốc Turk (tên tự gọi đều là "Sakha"); và người PashtunAfghanistan đều kết nối các dân tộc này với người Scythia. Một số truyền thuyết của người Pict; người Gael; người Hungary; người Serbngười Croatia (trong số các dân tộc khác) cũng đều có nhắc tới nguồn gốc Scythia. Trong đoạn hai của Tuyên ngôn Arbroath năm 1320 các tầng lớp trên của Scotland đã tuyên bố Scythia là quê hương trước đây của người Scotland. Một số cây viết theo chủ nghĩa dân tộc lãng mạn tuyên bố rằng người Scythia đóng vai trò trong sự hình thành đế quốc của người Medes và giống như vậy của Albania Kavkaz, nhà nước tiền nhiệm thời cổ đại của Cộng hòa Azerbaijan ngày nay. Các tuyên bố về nguồn gốc Scythia cũng đóng vai trò trong cả chủ nghĩa Liên-Turk lẫn chủ nghĩa Sarmatia.

Các nguồn tài liệu FrankCaroling truy nguyên tổ tiên hoàng gia Meroving tới bộ lạc gốc ĐứcSicambri. Gregory của Tours chứng minh trong cuốn History of the Franks của ông rằng khi Clovis được rửa tội, ông đã nói tới mình như là người Sicambi bằng câu "Mitis depone colla, Sicamber, adora quod incendisti, incendi quod adorasti."'. Biên niên sử Fredegar lại biểu lộ rằng người Frank tin tưởng rằng người Sicambri là một bộ lạc hậy duệ Scythia hoặc Cimmeria, những người đã đổi tên gọi dân tộc mình thành Frank để tỏ lòng kính trọng thủ lĩnh Franco của mình vào năm 11 TCN.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Từ tiếng Hy Lạp cổ đại Σκύθης.
  2. ^ The New Encyclopedia Britannica, ấn bản lần thứ 15 - Micropaedia về "Scythian", 10:576
  3. ^ Scythian mummy shown in Germany, BBC News
  4. ^ Frozen Siberian Mummies Reveal a Lost Civilization, Tạp chí Discover
  5. ^ a b c Oswald Szemerényi, "Four old Iranian ethnic names: Scythian - Skudra - Sogdian - Saka" (Sitzungsberichte der Österreichischen Akademie der Wissenschaften 371), Vienna, 1980 = Scripta minora, quyển 4, trang 2051-2093.
  6. ^ a b Sulimirski T. "The Scyths" trong Cambridge History of Iran, quyển 2: 149-99
  7. ^ Grousset Rene. "The empire of the Steppes", nhà in Đại học Rutgers, 1989, trang 19
    Jacbonson Esther. "The Art of Scythians," Brill Academic Publishers, 1995, trang 63 ISBN 90-04-09856-9
    Gamkrelidze và Ivanov Indo-European and the Indo-Europeans: A Reconstruction and Historical Typological Analysis of a Proto-Language and Proto-Culture (Phần I và II). Đại học Tổng hợp Tbilisi, 1984
    Mallory J.P.. In Search of the Indo-Europeans: Language Archeology and Myth. Thames và Hudson. Đọc chương 2 và trang 51-53 để có dẫn chiếu nhanh.(1989)
    Newark T. The Barbarians: Warriors and wars of the Dark Ages, Blandford: New York, 1985. Xem trang 65, 85, 87, 119-139.
    Renfrew C. Archeology and Language: The Puzzle of Indo-European origins, Nhà in Đại học Cambridge, 1988
    Abaev V.I., H. W. Bailey, "Alans," Encyclopaedia Iranica, Quyển 1. trang 801-803.; Đại Xô viết Bách khoa Toàn thư, ấn bản lần thứ 3, 31 quyển, (bản dịch tiếng Anh), New York, 1973-1983.
    Vogelsang W J, The rise & organisation of the Achaemenid empire — the eastern evidence (Studies in the History of the Ancient Near East, Quyển III). Leiden: Brill. trang 344, 1992, ISBN 90-04-09682-5.
    Sinor Denis. Inner Asia: History — Civilization — Languages, Routledge, 1997, trang 82, ISBN 0-7007-0896-0; "Scythian." (2006). Trong Encyclopædia Britannica. Tra cứu ngày 7 tháng 9 năm 2006, từ Encyclopædia Britannica Premium Service
    Masica Colin P. The Indo-Aryan Languages, Nhà in Đại học Cambridge, 1993, trang 48, ISBN 0-521-29944-6
  8. ^ Herodotus 4.11, G. Rawlinson dịch.
  9. ^ A.Yu.Alekseev, N.A.Bokovenko, Yu.Boltrik và ctv. Some problems in the study of the chronology of the ancient nomadic cultures in Eurasia (9th - 3rd centuries BC Lưu trữ 2007-08-03 tại Wayback Machine Geochronometria, Quyển 21, trang 143-150, 2002. Journal on Methods and Applications of Absolute Chronology.
  10. ^ A. Yu. Alekseev và ctv., "Chronology of Eurasian Scythian Antiquities..."
  11. ^ John Boardman, I. E. S. Edwards, E. Sollberger, N. G. L. Hammond. The Cambridge Ancient History. Nhà in Đại học Cambridge. 16 tháng 1 năm 1992, trang 550.
  12. ^ kurgan Webster's Third New International Dictionary, Unabridged. Merriam-Webster, 2002. (10 tháng 10 năm 2006).
  13. ^ S. A. Yatsenko, Tamgas...
  14. ^ Mallory và Mair, The Tarim Mummies: Ancient China and the Mystery of the Earliest Peoples from the West, 2000)
  15. ^ "Les Saces", Iaroslav Lebedynsky, trang 73, ISBN 2-87772-337-2
  16. ^ Crowns similar to the Scythian ones discovered in Tillia tepe "appear later, during the 5th and 6th century at the eastern edge of the Asia continent, in the tumulus tombs of the Kingdom of Silla, in South-East Korea. "Afganistan, les trésors retrouvés", 2006, trang 282, ISBN 978-2-7118-5218-5
  17. ^ Rjabchikov 2004
  18. ^ Donna Rosenberg, "World Mythology: An Anthology of Great Myths and Epics ", NTC Pub. Group, 1999. trang 58. đoạn trích: "Later, in the second century B.C., related Saka tribes moved southwest from Sakestan ("the land of the Sakas") to the area that become Seistan and Zabulistan on the eastern border of Persia."
  19. ^ B.N. Puri, "The Sakas and Indo-Parthians" trong Ahmad Hasan Dani, Vadim Mikhaĭlovich Masson, János Harmatta, Boris Abramovich Litvinovskiĭ, Edmund Bosworth. History of Civilizations of Central Asia, Motilal Banarsidass Publ, 1999. đoạn trích:""The Indo-Greeks in Kabul impeded further Saka progress and compelled them to move westwards in the direction of Herat and thence to Sistan. This country was finally named Sakastan after them."
  20. ^ Jane Hathaway, "A Tale of Two Factions: Myth, Memory, and Identity in Ottoman Egypt and Yemen". Nhà in SUNY, 2003. đoạn trích:"Sistan (Sakastan) takes its name from the Scythians"
  21. ^ Các dấu vết của gốc từ tiếng Iran xšaya — "người thống trị" — có thể còn trong cả ba tên gọi này.
  22. ^ Herodotus. Histories. tr. Quyển IV, câu 5. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2008.
  23. ^ Herodotus. Histories. tr. Quyển IV, câu 19-20. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2008.
  24. ^ Herodotus. Histories. tr. Quyển IV, câu 6-7. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2008.
  25. ^ Học giả đầu tiên, Arthur Christensen, so sánh 3 tầng của xã hội Scythia với các đẳng cấp của xã hội Ấn Độ, trong Les types du premiere homme et du premier roi dans l'histoire legendaire des Iraniens, I (Stockholm, Leiden, 1917).
  26. ^ Trích dẫn trong Wouter Wiggert Belier. Decayed Gods: Origin and Development of Georges Dumezil’s "Ideologie Tripartie". Brill Academic Publishers, 1991. ISBN 90-04-06195-9. Trang 69.
  27. ^ a b c J.Harmatta: "Scythians" trong UNESCO Collection of History of Humanity - Quyển III: From the Seventh Century BC to the Seventh Century AD. Routledge/UNESCO. 1996. trang 182
  28. ^ Herodotus 4.108, Rawlinson phiên dịch sang tiếng Anh.
  29. ^ Thần Dionysus là thần rượu, nghĩa là uống rượu say.
  30. ^ Herodotus, George Rawlinson, The Histories, trang 59
  31. ^ Arthur Milton Young, Echoes of two cultures, trang 32
  32. ^ Herodotus, George Rawlinson, The Histories, trang 62
  33. ^ Arthur Milton Young, Echoes of two cultures, các trang 34-38.
  34. ^ a b Strabo, Geography, 11.8.1
  35. ^ Phía nam biển Caspi
  36. ^ Semino và ctv. The Genetic Legacy of Paleolithic Homo sapiens sapiens in Extant Europeans: A Y Chromosome Perspective Lưu trữ 2003-11-25 tại Wayback Machine, Science, 290, 1155-1159, 2000
  37. ^ Ricaut F. và ctv. 2004. Genetic Analysis of a Scytho-Siberian Skeleton and Its Implications for Ancient Central Asian Migrations. Human Biology. 76 (1): 109–125
  38. ^ Ricaut F. và ctvl. 2004. Genetic Analysis and Ethnic Affinities From Two Scytho-Siberian Skeletons. American Journal of Physical Anthropology. 123:351–360
  39. ^ Clisson I. và ctv. 2002. Genetic analysis of human remains from a double inhumation in a frozen kurgan in Kazakhstan (Berel site, Early 3rd Century BC). International Journal of Legal Medicine. 116:304–308
  40. ^ Xem Zosimus, Historia Nova, 1.23 & 1.28, và Zonaras, Epitome historiarum, quyển 12. và tiêu đề "Scythika" của tác phẩm đã mất của sử gia Hy Lạp thế kỷ 3 Dexippus, người đã thuật lại các cuộc xâm lăng của người Đức trong thời kỳ của ông.
  41. ^ Người Ossetia, dân tộc gốc Iran duy nhất (vào thời điểm năm 2007) sinh sống tại châu Âu, gọi đất nước của họ là Iriston hoặc Iron, mặc dù Bắc Ossetia hiện tại có tên gọi chính thức là Alania. Họ nói thứ tiếng vùng Đông bắc Iran là tiếng Ossetia, mà phương ngữ được nói rộng khắp, Iron hay Ironig (nghĩa là Iran), bảo tồn một số nét tương đồng với tiếng Avesta Gathas, một thứ tiếng Iran khác của nhánh miền đông.
  42. ^ King Lear, hồi I, cảnh i.
  43. ^ Arthur Milton Young, Echoes of two cultures, trang 47
  44. ^ A View of the Present State of Ireland, khoảng năm 1596.
  45. ^ Britannia, 1586 etc., English translation 1610.
  46. ^ Baron Thomas Babington Macaulay Macaulay, Life of Frederick the Great, trang III
  47. ^ Baron Thomas Babington Macaulay Macaulay, Life of Frederick the Great, trang 209

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Herodotus, George Rawlinson, The Histories[liên kết hỏng], Digireads.com Publishing, 2009. ISBN 1420933051.
  • Arthur Milton Young, Echoes of two cultures, University of Pittsburgh Pre, 1964. ISBN 0822950766.
  • Baron Thomas Babington Macaulay Macaulay, Life of Frederick the Great, Delisser & Procter, 1859.
  • Alekseev A. Yu. và ctv., "Chronology of Eurasian Scythian Antiquities Born by New Archaeological and 14C Data". Radiocarbon, Quyển 43, số 2B, 2001, trang 1085-1107.
  • Davis-Kimball Jeannine. 2002. Warrior Women: An Archaeologist's Search for History's Hidden Heroines. Warner Books, New York. 1st Trade printing, 2003. ISBN 0-446-67983-6 (pbk).
  • Gamkrelidze và Ivanov (1984). Indo-European and the Indo-Europeans: A Reconstruction and Historical Typological Analysis of a Proto-Language and Proto-Culture (Phần I và II). Đại học Tổng hợp Tbilisi.
  • Harmatta J., "Studies in the History and Language of the Sarmatians", Acta Universitatis de Attila József Nominatae. Acta antique et archaeologica Tomus XIII. Szeged 1970 [1]
  • Jaedtke Wolfgang. Steppenkind, Piper Verlag, Munich 2008. ISBN 978-3-492-25146-4. This novel contains detailed descriptions of the life of nomadic Scythians around 700 BC (tiếng Đức).
  • Lebedynsky I. (2001). "Les Scythes: la civilisation nomade des steppes VIIe - III siècle av. J.-C." / Errance, Paris.
  • Lebedynsky Iaroslav (2006) "Les Saces", Editions Errance, ISBN 2-87772-337-2
  • Mallory J.P. (1989). In Search of the Indo-Europeans: Language Archeology and Myth. Thames and Hudson. Chương 2 và trang 51-53 để có tham chiếu nhanh.
  • Newark T. (1985). The Barbarians: Warriors and wars of the Dark Ages. Blandford: New York. Xem các trang 65, 85, 87, 119-139.
  • Renfrew C. (1988). Archeology and Language: The Puzzle of Indo-European origins. Nhà in Đại học Cambridge.
  • Rolle Renate, The world of the Scythians, London và New York (1989).
  • Rjabchikov S. V., The Scythians, Sarmatians, Meotians and Slavs: Sign System, Mythology, Folklore. Rostov-na-Donu, 2004 (tiếng Nga)
  • Rybakov Boris. Đạo đa thần của người Rus cổ đại. Nauka, Moskva, 1987 (tiếng Nga)
  • Sulimirski T. "The Scyths", trong Cambridge History of Iran, quyển 2: 149-99 [2]
  • Szemerényi O., "Four Old Iranian Ethnic Names: Scythian - Skudra - Sogdian - Saka", Vienna (1980) [3]
  • Torday Laszlo (1998). Mounted Archers: The Beginnings of Central Asian History. Nhà in Durham Academic. ISBN 1-900838-03-6.
  • Yatsenko S. A., "Tamgas of Iranolingual antique and Early Middle Ages people". Viện Hàn lâm khoa học Nga, Moskva, Nhà in Văn học phương Đông, 2001 (tiếng Nga)
  • Latyshev V. V., "Известия древних писателей греческих и латинских о Скифии и Кавказе", Quyển 1-2, SRB, 1893-1906
  • Grakov B. N., "Скифы", Moskva, 1971
  • Chernikov S. S., "Загадки золотого кургана. Где и когда зародилось скифское искусство", Moskva, 1965
  • Smirnov A. P., "Скифы", Moskva, 1966
  • Khazanov A. M., "Золото скифов", Moskva, 1975
  • T. Kuznetsova, Краткая история скифов Lưu trữ 2008-02-19 tại Wayback Machine, Người Scythia: Hợp tuyển / thành phần, mở đầu, bình luận: T. M. Kuznetsova, Moskva, 1992, trang 3-14

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Ryzhanovka
Di truyền học