Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vấn đề chính thống của nhà Triệu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Mô tả quan điểm xuất thân so với quan điểm chung của sử học thuật.
Bổ sung tham chiếu về định nghĩa học thuật
Dòng 4: Dòng 4:
"In 111 BC, China's powerful Han dynasty extended political control over Vietnamese people, then centered in the Red River Delta. "|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>.
"In 111 BC, China's powerful Han dynasty extended political control over Vietnamese people, then centered in the Red River Delta. "|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>.
#[[Triệu Đà]] là người [[Trung Hoa]] phương Bắc (nay là lưu vực sông [[Hoàng Hà]] ở Trung Quốc)<ref>Không gọi là người Hán vì khái niệm người Hán lúc đó chưa hình thành.<br>Triệu Đà lập một quốc gia riêng là Nam Việt từ năm 207 TCN. Lưu Bang lập ra nhà Hán năm 206 TCN.<br>Triệu Đà sinh ra trong thời nhà Tần, lúc mà Chiến Quốc Thất Hùng mới bị dẹp bỏ (221TCN), các tộc người ở Trung Quốc chưa hòa lẫn với nhau để sinh ra khái niệm Người Hán.</ref>. Triệu Đà quê ở Chân Định (nay thuộc [[Hà Bắc (Trung Quốc)|tỉnh Hà Bắc]] ở miền Bắc Trung Quốc), làm quan cho [[nhà Tần]], theo lệnh [[Tần Thủy Hoàng]] đem quân đánh chiếm vùng [[Lĩnh Nam]] (là nơi cư trú của các bộ tộc [[Bách Việt]]), đem di dân người [[Trung Hoa]] xuống để giành đất và được [[nhà Tần]] cho làm Huyện lệnh Long Xuyên thuộc quận Nam Hải mới khai hoá. Khi [[nhà Tần]] mất thì Triệu Đà mới tách ra cát cứ, do đó Triệu Đà là kẻ ngoại bang đến xâm lược nước Âu Lạc. Như vậy An Dương Vương mất nước là mở đầu thời kỳ Bắc thuộc (năm 207 trước công nguyên). Đây là quan điểm riêng biệt của các sử gia hiện đại Việt Nam, khác biệt với sử gia thời phong kiến và sử gia thế giới.
#[[Triệu Đà]] là người [[Trung Hoa]] phương Bắc (nay là lưu vực sông [[Hoàng Hà]] ở Trung Quốc)<ref>Không gọi là người Hán vì khái niệm người Hán lúc đó chưa hình thành.<br>Triệu Đà lập một quốc gia riêng là Nam Việt từ năm 207 TCN. Lưu Bang lập ra nhà Hán năm 206 TCN.<br>Triệu Đà sinh ra trong thời nhà Tần, lúc mà Chiến Quốc Thất Hùng mới bị dẹp bỏ (221TCN), các tộc người ở Trung Quốc chưa hòa lẫn với nhau để sinh ra khái niệm Người Hán.</ref>. Triệu Đà quê ở Chân Định (nay thuộc [[Hà Bắc (Trung Quốc)|tỉnh Hà Bắc]] ở miền Bắc Trung Quốc), làm quan cho [[nhà Tần]], theo lệnh [[Tần Thủy Hoàng]] đem quân đánh chiếm vùng [[Lĩnh Nam]] (là nơi cư trú của các bộ tộc [[Bách Việt]]), đem di dân người [[Trung Hoa]] xuống để giành đất và được [[nhà Tần]] cho làm Huyện lệnh Long Xuyên thuộc quận Nam Hải mới khai hoá. Khi [[nhà Tần]] mất thì Triệu Đà mới tách ra cát cứ, do đó Triệu Đà là kẻ ngoại bang đến xâm lược nước Âu Lạc. Như vậy An Dương Vương mất nước là mở đầu thời kỳ Bắc thuộc (năm 207 trước công nguyên). Đây là quan điểm riêng biệt của các sử gia hiện đại Việt Nam, khác biệt với sử gia thời phong kiến và sử gia thế giới.
Xoay quanh vấn đề [[Triệu Vũ Vương|Triệu Đà]] và [[nhà Triệu]], mấu chốt là [[thế giới quan]] nhìn nhận của nhà sử học. Những người đề cao thuyết [[Thiên mệnh]] của [[Nho giáo]] (cho rằng ngôi vị là do "Trời định", ai xưng đế ở vùng đất nào thì nghiễm nhiên được coi là vua, nắm giữ "Thiên mệnh" của vùng đất đó, bất kể xuất thân thuộc dân tộc nào) thì sẽ nhìn nhận Triệu Đà là vua Việt Nam, đây là cách nhìn của nhiều sử gia Việt Nam thời [[phong kiến]]. Ngược lại, những nhà sử học coi trọng nguồn gốc xuất thân, tính [[dân tộc]] của người cầm đầu chính quyền, bản chất của bộ máy quan lại nước Nam Việt (hầu hết quan lại Nam Việt là [[người Trung Hoa]], còn người Việt là dân bị trị) và không công nhận thuyết "Thiên mệnh" thì sẽ coi Triệu Đà là triều đại xâm chiếm của phương Bắc. Đây là cách nhìn khá méo mó so với tiêu chuẩn thế giới do nguồn gốc xuất thân của người đứng đầu không phải là cơ sở để xác định sự độc lập, tự chủ, sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ của một nước.
Xoay quanh vấn đề [[Triệu Vũ Vương|Triệu Đà]] và [[nhà Triệu]], mấu chốt là [[thế giới quan]] nhìn nhận của nhà sử học. Những người đề cao thuyết [[Thiên mệnh]] của [[Nho giáo]] (cho rằng ngôi vị là do "Trời định", ai xưng đế ở vùng đất nào thì nghiễm nhiên được coi là vua, nắm giữ "Thiên mệnh" của vùng đất đó, bất kể xuất thân thuộc dân tộc nào) thì sẽ nhìn nhận Triệu Đà là vua Việt Nam, đây là cách nhìn của nhiều sử gia Việt Nam thời [[phong kiến]]. Ngược lại, những nhà sử học coi trọng nguồn gốc xuất thân, tính [[dân tộc]] của người cầm đầu chính quyền, bản chất của bộ máy quan lại nước Nam Việt (hầu hết quan lại Nam Việt là [[người Trung Hoa]], còn người Việt là dân bị trị) và không công nhận thuyết "Thiên mệnh" thì sẽ coi Triệu Đà là triều đại xâm chiếm của phương Bắc. Đây là cách nhìn khá méo mó so với tiêu chuẩn thế giới do nguồn gốc xuất thân của người đứng đầu '''KHÔNG''' phải là cơ sở để xác định sự độc lập, tự chủ, sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ của một nước. Theo quan điểm khoa học, tính '''tự chủ''' là yếu tố quan trọng nhất trong 4 yếu tố để xác định một đất nước<ref>{{Chú thích web|url=https://nigerianinfopedia.com.ng/state-nation-definition-characteristics-and-differences/|title=Tính chất của một nước|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref><ref>{{Chú thích web|url=https://www.researchgate.net/publication/313000329_Nation_and_State|title=" the national territorial state, i.e., a state with a constitutionalized monopoly of organized coercion over a large territory that is recognized as sovereign within this territory by other states " Đất nước được ghi nhận là tự chủ trong một lãnh thổ bởi các nước khác.|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>. Ngoài vấn đề về học thuật ra, nước Nam Việt của Triệu Đà cũng được sử Trung Quốc tính là nước riêng, không thuộc Trung Quốc.


Các tài liệu lịch sử của nhà Triệu thì cho thấy đến cuối đời, Triệu Đà đã quyết định bỏ việc xưng Đế, quy phục [[nhà Hán]] (nhưng vẫn xưng Hoàng đế ở trong [[Nam Việt]]). [[Triệu Đà]] viết thư nhờ [[Lục Giả]] gửi cho vua Hán, trong thư Triệu Đà đã công nhận rằng mình là người Trung Hoa và nhà Triệu chỉ là [[chư hầu]] phục vụ cho [[nhà Hán]], thay mặt vua Hán để cai trị phía Nam, bản thân ông ta cũng chỉ coi những thần dân người Việt là đám ''"[[Nam Man|Man Di]]"'' mà thôi chứ không coi họ ngang hàng với dân Trung Hoa<ref name="zh.wikisource.org">[https://zh.wikisource.org/wiki/%E5%A4%A7%E8%B6%8A%E5%8F%B2%E8%A8%98%E5%85%A8%E6%9B%B8/%E5%A4%96%E7%B4%80%E5%8D%B7%E4%B9%8B%E4%BA%8C Đại Việt sử ký toàn thư, Quyển 2, Kỷ nhà Triệu]</ref>.
Các tài liệu lịch sử của nhà Triệu thì cho thấy đến cuối đời, Triệu Đà đã quyết định bỏ việc xưng Đế, quy phục [[nhà Hán]] (nhưng vẫn xưng Hoàng đế ở trong [[Nam Việt]]). [[Triệu Đà]] viết thư nhờ [[Lục Giả]] gửi cho vua Hán, trong thư Triệu Đà đã công nhận rằng mình là người Trung Hoa và nhà Triệu chỉ là [[chư hầu]] phục vụ cho [[nhà Hán]], thay mặt vua Hán để cai trị phía Nam, bản thân ông ta cũng chỉ coi những thần dân người Việt là đám ''"[[Nam Man|Man Di]]"'' mà thôi chứ không coi họ ngang hàng với dân Trung Hoa<ref name="zh.wikisource.org">[https://zh.wikisource.org/wiki/%E5%A4%A7%E8%B6%8A%E5%8F%B2%E8%A8%98%E5%85%A8%E6%9B%B8/%E5%A4%96%E7%B4%80%E5%8D%B7%E4%B9%8B%E4%BA%8C Đại Việt sử ký toàn thư, Quyển 2, Kỷ nhà Triệu]</ref>.

Phiên bản lúc 16:01, ngày 1 tháng 11 năm 2019

Nhà Triệu là một triều đại, hay một giai đoạn lịch sử gây nhiều tranh cãi cho giới nghiên cứu sử học Việt Nam. Sử học Việt Nam trước nay có hai quan điểm trái ngược nhau:

  1. Triệu Vũ Đế đánh bại An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt là chuyện nội bộ nước Việt, nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam. Nhà Triệu có sự tự chủ cao độ, đánh sang Trung Quốc khi bị cắt giao thương và sát nhập một số châu vào lãnh thổ của mình. Nhà Triệu mất là khởi đầu thời kỳ Bắc thuộc (năm 111 trước công nguyên). Đây cũng là quan điểm chung của các sử gia thế giới[1][2][3][4][5][6][7][8].
  2. Triệu Đà là người Trung Hoa phương Bắc (nay là lưu vực sông Hoàng Hà ở Trung Quốc)[9]. Triệu Đà quê ở Chân Định (nay thuộc tỉnh Hà Bắc ở miền Bắc Trung Quốc), làm quan cho nhà Tần, theo lệnh Tần Thủy Hoàng đem quân đánh chiếm vùng Lĩnh Nam (là nơi cư trú của các bộ tộc Bách Việt), đem di dân người Trung Hoa xuống để giành đất và được nhà Tần cho làm Huyện lệnh Long Xuyên thuộc quận Nam Hải mới khai hoá. Khi nhà Tần mất thì Triệu Đà mới tách ra cát cứ, do đó Triệu Đà là kẻ ngoại bang đến xâm lược nước Âu Lạc. Như vậy An Dương Vương mất nước là mở đầu thời kỳ Bắc thuộc (năm 207 trước công nguyên). Đây là quan điểm riêng biệt của các sử gia hiện đại Việt Nam, khác biệt với sử gia thời phong kiến và sử gia thế giới.

Xoay quanh vấn đề Triệu Đànhà Triệu, mấu chốt là thế giới quan nhìn nhận của nhà sử học. Những người đề cao thuyết Thiên mệnh của Nho giáo (cho rằng ngôi vị là do "Trời định", ai xưng đế ở vùng đất nào thì nghiễm nhiên được coi là vua, nắm giữ "Thiên mệnh" của vùng đất đó, bất kể xuất thân thuộc dân tộc nào) thì sẽ nhìn nhận Triệu Đà là vua Việt Nam, đây là cách nhìn của nhiều sử gia Việt Nam thời phong kiến. Ngược lại, những nhà sử học coi trọng nguồn gốc xuất thân, tính dân tộc của người cầm đầu chính quyền, bản chất của bộ máy quan lại nước Nam Việt (hầu hết quan lại Nam Việt là người Trung Hoa, còn người Việt là dân bị trị) và không công nhận thuyết "Thiên mệnh" thì sẽ coi Triệu Đà là triều đại xâm chiếm của phương Bắc. Đây là cách nhìn khá méo mó so với tiêu chuẩn thế giới do nguồn gốc xuất thân của người đứng đầu KHÔNG phải là cơ sở để xác định sự độc lập, tự chủ, sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ của một nước. Theo quan điểm khoa học, tính tự chủ là yếu tố quan trọng nhất trong 4 yếu tố để xác định một đất nước[10][11]. Ngoài vấn đề về học thuật ra, nước Nam Việt của Triệu Đà cũng được sử Trung Quốc tính là nước riêng, không thuộc Trung Quốc.

Các tài liệu lịch sử của nhà Triệu thì cho thấy đến cuối đời, Triệu Đà đã quyết định bỏ việc xưng Đế, quy phục nhà Hán (nhưng vẫn xưng Hoàng đế ở trong Nam Việt). Triệu Đà viết thư nhờ Lục Giả gửi cho vua Hán, trong thư Triệu Đà đã công nhận rằng mình là người Trung Hoa và nhà Triệu chỉ là chư hầu phục vụ cho nhà Hán, thay mặt vua Hán để cai trị phía Nam, bản thân ông ta cũng chỉ coi những thần dân người Việt là đám "Man Di" mà thôi chứ không coi họ ngang hàng với dân Trung Hoa[12].

Công nhận

Từ khi giành lại quyền tự chủ, nhiều triều đại Việt đề cao vai trò lịch sử của Triệu Đà. Các bộ quốc sử Việt Nam soạn từ nhà Trần cho đến nhà Nguyễn đều chép nhà Triệu là một triều đại chính thống. Nhà Trần phong ông là Khai thiên Thế đạo Thánh vũ Thần triết Hoàng đế.

Đất Liêu Đông không có Cơ Tử thì không thành phong tục mặc áo đội mũ [như Trung Hoa], đất Ngô Cối không có Thái Bá thì không thể lên cái mạnh của bá vương. Đại Thuấn là người Đông Di nhưng là bậc vua giỏi trong Ngũ Đế. Văn Vương là người Tây Di mà là bậc vua hiền trong Tam Đại. Thế mới biết người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi. Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được.[13]
Triệu Đà làm vua Nam Việt, mới lấy thi lễ giáo hóa nhân dân một ít.
Điều này chứng tỏ Triệu Đà là người mang sự học đến Việt Nam từ trước chứ không phải Sĩ Nhiếp.
Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc,
Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương.

Nghĩa là:

Từ Triệu, Đinh, , Trần bao đời gây nên độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Hai câu này khẳng định nước Việt không những độc lập với phương Bắc mà còn xưng đế hiệu cùng một thời (nhà Triệu với nhà Hán), tỏ ra hoàn toàn ngang hàng (tuy nhiên cũng có quan điểm khác cho rằng "Triệu" ở đây là chỉ Triệu Quang Phục, vua của nước Vạn Xuân. Tuy nhiên Triệu Quang Phục chỉ xưng Vương chứ chưa xưng đế nên không thể ngang hàng với nhà Hán được; vả lại, Triệu Quang Phục cùng thời nhà Lương chứ không cùng thời/gần thời với nhà Hán hay bất kỳ triều đại xưng Hán nào, khác với tính đối xứng của các nhà TốngTrầnNguyên, tuy vậy trong trường hợp của cặp ĐinhĐường thì nhà Đinh thành lập sau khi nhà Đường sụp đổ và nhà Tống thay thế.
Truyện Trung Dung có câu: "Người có đức lớn thì ắt có ngôi, ắt có danh, ắt được sống lâu". Vũ Đế làm gì mà được như thế? Cũng chỉ vì có đức mà thôi. Xem câu trả lời Lục Giả thì oai anh vũ kém gì Hán Cao. Đến khi nghe tin Văn Đế đặt thủ ấp trông coi phần mộ tổ tiên, tuế thời cúng tế, lại ban thưởng ưu hậu cho anh em, thì bấy giờ vua lại khuất phục nhà Hán, do đó tông miếu được cúng tế, con cháu được bảo tồn, thế chẳng phải là nhờ đức ư? Kinh Dịch nói: "Biết khiêm nhường thì ngôi tôn mà đức sáng, ngôi thấp mà không ai dám vượt qua". Vua chính hợp câu ấy.
Xét chung từ trước đến sau, đất đai của nước Việt ta bị mất về Trung Quốc đã đến quá một nửa, tiếc rằng vua sáng tôi hiền các triều đại cũng nhiều người lỗi lạc hiếm có ở trên đời, mà vẫn không thể nào lấy lại được một tấc, đó là việc đáng ân hận lắm! Thế mới biết việc thu hồi đất đai đã mất, từ đời trước đã là việc khó, chứ không những ngày nay mà thôi. Thật đáng thương tiếc.
Triệu Đà là vị hiền quân
Quốc danh Nam Việt trị dân năm đời.
Trang thứ hai của sách "Lịch sử nước ta", do Việt Minh Tuyên truyền Bộ ấn hành vào tháng 2 năm 1942 tại Cao Bằng.

Quan điểm chính thống hiện nay của Việt Nam coi nhà Triệu là triều đại của ngoại bang, thời kỳ Bắc thuộc (bị Trung Hoa đô hộ) được tính từ thời nhà Triệu, nhưng lại có ngoại lệ là cuốn Niên biểu Việt Nam[14], tiếp theo nhà Thục, kê rõ nhà Triệu với đầy đủ các đời vua, tiếp theo là đến "Thời kỳ đấu tranh chống phong kiến Trung Hoa thống trị lần thứ nhất" tính từ năm 111 TCN. Trong bảng tra cứu niên hiệu các đời vua Việt Nam cũng liệt kê niên hiệu Kiến Đức của Thuật Dương Vương, vua cuối cùng nhà Triệu (thật ra Kiến Đức là tên húy của ông vua này). Ngoại lệ này có lẽ do sách niên biểu cốt để phục vụ việc tra cứu, trong khi nhiều sử sách xưa của Việt Nam coi nhà Triệu là một triều đại Việt Nam.

Phủ nhận

Trong truyền thuyết dân gian từ lâu đời là "Mỵ Châu - Trọng Thủy", quân Triệu được người dân Việt coi là giặc, thể hiện trong câu nói của Thần Kim Quy nói với An Dương Vương: "Giặc ở sau lưng nhà vua đấy" (hàm ý việc Mỵ Châu rắc lông ngỗng dẫn đường cho quân Triệu).

Phủ nhận từ bản thân Triệu Đà

Sau khi tới thủ phủ Long Xuyên nhậm chức, Triệu Đà đã xin Tần Thủy Hoàng cho di dân 50 vạn người (tương đương số dân Âu Việt, Lạc Việt thời đó) từ Trung Hoa đến vùng này để đồng hóa người Việt tại đây. Như vậy, Triệu Đà thực sự muốn mở rộng lãnh thổ cho người Trung Hoa thông qua việc di cư lấn đất, đồng hóa phong tục, tập quán của các bộ tộc Việt theo lối Trung Hoa chứ không hề muốn bảo tồn dân tộc Việt. Đặt giả định nếu nhà Tần tồn tại lâu dài như nhà Hán thì Triệu Đà sẽ mãi làm tướng cho nhà Tần, và với việc tổ chức di cư ồ ạt người Trung Hoa xuống phía Nam, Triệu Đà sẽ là một viên quan đắc lực giúp Nhà Tần thực hiện Hán hóa người Việt.

Các tài liệu lịch sử của nhà Triệu còn cho thấy đến cuối đời, Triệu Đà đã quyết định bỏ danh hiệu Đế, quy phục nhà Hán (nhưng vẫn xưng Hoàng Đế ở trong Nam Việt). Triệu Đà viết thư nhờ Lục Giả gửi cho vua Hán, trong thư ông viết:

Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Quyển 113, phần Nam Việt liệt truyện,[16] thì ghi lại Triệu Đà tâu với sứ giả của Hán Văn Đế về việc mình xưng đế cũng chỉ để khác biệt với Mân Việt "chỉ có ngàn dân", Âu Lạc "trần truồng" và "lấy thế làm vui" như sau:

Như vậy, Triệu Đà đã nhận rằng mình chỉ là phiên vương phục vụ cho nhà Hán, thay mặt vua Hán để cai trị phía Nam, bản thân ông cũng tỏ ra khinh miệt người Việt địa phương, coi họ chỉ là đám "Man Di", là xứ "trần truồng" mà thôi.

Phủ nhận bởi các sử gia nhà Hậu Lê

Sử gia Hồ Sĩ Dương nhà Hậu Lê khi soạn lại Lam Sơn thực lục (1679) đã viết lời bình:

Vũ đế nhà Triệu cùng vua Hán đều tự làm vua nước mình, gồm có đất ở ngoài Ngũ Lĩnh, đóng đô ở Phiên Ngung, thật là vua anh hùng. Thế nhưng chẳng qua cũng là một người Tàu sang cai trị nước ta, chưa được chính thống...

Ngô Thì Sĩ, một thế kỷ sau, cuối đời Hậu Lê đã đánh giá vai trò của nhà Triệu trong Việt sử tiêu án, ông khẳng định nước Nam Việt là ngoại bang, Triệu Đà là kẻ ngoại tộc:

An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Kỷ Triệu Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi phát ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Nếu coi là đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi ở đất Bàn Dương, Lưu Nghiễm khởi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư? Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nước Thục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy.

Ngô Thì Sĩ kết luận:

Nước ta bị nội thuộc vào nước Tàu từ đời Hán đến Đường, truy nguyên thủ họa chả Triệu Đà thì còn ai nữa? Huống chi Triệu Đà chia nước ta làm quận huyện, duy chỉ biết biên số thổ địa, thu thuế má, cung cấp ngọc bích cho nhà Hán, đầy túi tham của Lục Giả thôi. Đến như việc xướng ra cơ nghiệp đế vương trước tiên, tán tụng Triệu Đà có công to, Lê Văn Hưu sáng lập ra sử chép như thế, Ngô Sĩ Liên theo cách chép hẹp hòi ấy, không biết thay đổi, đến như bài Tổng luận sử của Lê Tung, thơ vịnh sử của Đặng Minh Khiêm thay nhau mà tán tụng, cho Triệu Đà là bậc thánh đế của nước ta. Qua hàng nghìn năm mà không ai cải chính lại vì thế mà tôi phải biện bạch kỹ càng.

Trong một bài viết trên báo Sông Hương năm 1936, Phạm Quỳnh phản đối các sử gia phong kiến đã coi Triệu Đà là vua của Việt Nam. Theo ông, "quốc sử phải lấy dân tộc làm nền", Triệu Đà là người Hán nên không thể coi là vua nước Việt, và "sử gia phong kiến tôn y (Triệu Đà) là ông vua khai quốc, ấy là đã làm một việc vô nghĩa..." [17]

Phủ nhận hiện nay

Từ thập niên 60 của thế kỉ 20, các nhà sử học Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều nhất trí coi Triệu Đà là kẻ thù xâm lược.

Nhà Triệu không phải là quốc triều, Triệu Đà chỉ là một tên giặc cướp nước, quan niệm của Lê Văn Hưu là quan niệm lịch sử phản dân tộc!
  • Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam, tập I: Văn học dân gian (1961, PGS. Đỗ Bình Trị):
Thất bại của An Dương Vương do không đề phòng kẻ địch – thậm chí còn tin vào kẻ địch nham hiểm – là mặt thứ hai của bài học giữ nước[18].
  • Văn học dân gian Việt Nam (1962), GS. Đinh Gia Khánh viết:
Thần Nông lúc đầu vốn có trong thần thoại của Miêu tộc, dân tộc Hán sau này đã nhập vị thần này vào sổ bạ nhà thần Hán tộc; mặt khác, ông đánh giá Triệu Đà là kẻ ngoại xâm, kẻ gây ra tấn bi kịch nước mất, nhà tan cho cha con An Dương Vương[19].
  • Lịch sử Việt Nam, tập 1 (1971, công trình tập thể không ghi tên các tác giả), được biên soạn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam. Cuốn sách đã viết về Triệu Đà với cái nhìn thiếu thiện cảm:
Triệu Đà biết rằng không thể thắng được Âu Lạc về quân sự nên rút về núi Vũ Ninh, xin hòa với An Dương Vương. Hắn sai con trai là Trọng Thủy sang hàng phục An Dương Vương, xưng thần mà thờ. An Dương Vương gả con gái là Mị Châu cho Trọng Thủy. Trọng Thủy ở gửi rể bên nước Âu Lạc. Đấy chính là mưu mẹo mà Triệu Đà dùng để chiếm nước Âu Lạc. Trong những năm ở gửi rể, Trọng Thủy đã dò xét tình hình Âu Lạc, học phép chế nỏ và phá nỏ của người Âu Lạc rồi trốn về nước báo cho Triệu Đà. Kết hợp lực lượng quân sự và mưu mẹo gián điệp, lần này Triệu Đà thôn tính được nước Âu Lạc. An Dương Vương thua trận, phải nhảy xuống biển tự vẫn. Việc đó xảy ra vào khoảng năm 179 trước Công nguyên[20].
...Nếu dân tộc Âu Lạc đã thống nhất từ bên dưới thì xã hội Âu Lạc lại bắt đầu chia rẽ từ bên trên. Quyền lợi vật chất đã tập trung vào một dòng họ quý tộc. Dòng họ này sống bằng mồ hôi nước mắt và máu của nô tì lao dịch, co rúm vào trong nội thành, đã mất cảnh giác với kẻ thù lại không tin vào nhân dân, thậm chí nghe lời gièm pha của bọn gian thần mà hại cả kiệt tướng trung thần. Sự đối lập giai cấp và lẫn lộn bạn thù này tất phải mở đường cho cuộc xâm lược của cha con họ Triệu nòi Hán và kết thúc bằng số phận bi thảm của cha con vua Chủ (An Dương Vương và Mị Châu). Trong lúc đó thì quần chúng vẫn không nguôi hận thù đối với bọn cướp nước.[21]
  • Trong Văn học dân gian Việt Nam (1990, do GS. Lê Chí Quế chủ biên)[22] và Văn học dân gian Việt Nam, tập 2 (của PGS. Hoàng Tiến Tựu)[23], các tác giả đều xếp Triệu Đà vào hàng ngũ bọn xâm lược.
  • Phan Huy Lê, giáo sư lịch sử, trong lời giới thiệu cuốn Đại Việt Sử ký Toàn thư (2000) cho rằng việc Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên coi nhà Triệu là một vương triều chính thống của Việt Nam là một sai lầm nghiêm trọng. Ông khẳng định Nam Việt là một nước cát cứ của một tập đoàn phong kiến, không phải là nước của người Việt Nam. Ông cho rằng việc Triệu Đà đặt tên nước là Nam Việt (tỏ ý muốn phục hưng nước cũ của người Việt) cũng như việc Triệu Đà tự xưng là " Man Di đại trưởng lão phu", lấy vợ Việt, theo tục Việt... chỉ là các thủ đoạn mị dân Việt. Việc Triệu Đà chống Tần chống Hán cũng chỉ nhằm thỏa mãn mộng bá vương của riêng mình...
Nhưng nhiều sử gia phong kiến đã không nhận ra bộ mặt cát cứ, xâm lược của nhà Triệu và ngộ nhận coi nhà Triệu là một triều đại của Việt Nam.
Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu,
Trái tim lầm chỗ để trên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu.

Quan điểm phủ nhận Triệu Đà hiện là quan điểm chính thống của giới sử học Việt Nam, được phản ảnh trong các bộ thông sử quốc gia, được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông và đại học.

Quan điểm nhìn nhận

Vấn đề xưng Đế ở phương Nam

Những người công nhận nhà Triệu cho rằng: Triệu Đà đã xưng Đế ở phương Nam, đặt tên nước là Nam Việt để chống lại nhà Hán ở phương Bắc. Lãnh thổ xưng đế của ông ta bao gồm cả Việt Nam thời kỳ đó, nên có thể coi ông ta là vua của Việt Nam.

Tuy nhiên, những người phản bác nhà Triệu lập luận rằng: Trong lịch sử Trung Quốc không thiếu những giai đoạn hỗn loạn, khi triều đình trung ương suy yếu thì các tướng lĩnh đua nhau tách ra cát cứ, lập nước riêng để tranh giành địa vị bá chủ. Nếu chỉ vì lý do "xưng Đế ở phương Nam" mà công nhận Triệu Đà thì Việt Nam sẽ còn phải công nhận rất nhiều vua cát cứ Trung Hoa khác. Có thể dẫn ra 2 nước cát cứ có nguồn gốc, lãnh thổ giống hệt như nhà Triệu:

  • Nước Đông Ngô của Tôn Quyền (thời Tam Quốc): Nước này có hoàn cảnh rất giống nước Nam Việt của Triệu Đà, quân chủ khai quốc đều từng là quan lại của triều đình Trung Quốc, khi triều đình trung ương sụp đổ thì mới tách ra cát cứ, chống đối lại triều đình mới ở phương Bắc. Lãnh thổ của Đông Ngô cũng khá giống nước Nam Việt, đều thu về góc phía Nam và bao gồm cả miền Bắc Việt Nam hiện nay. Do vậy, nếu công nhận Triệu Đà là vua của Việt Nam thì cũng phải công nhận Tôn Quyền là vua chính thống của Việt Nam, đồng thời khởi nghĩa của Bà Triệu (năm 248) cũng sẽ không còn là "kháng chiến chống giặc phương Bắc" nữa mà sẽ là một cuộc "nổi loạn chống lại vua chính thống của nước Việt".
  • Ngoài ra, nước Nam Hán của Lưu Nghiễm (thời Ngũ đại Thập quốc): Nước này cũng có xuất thân giống Triệu Đà. Lưu Nghiễm là quan của nhà Đường, sau khi nhà Đường diệt vong thì tách ra cát cứ vào năm 917. Lãnh thổ Nam Hán có 1 giai đoạn (930-931) cũng giống hệt nước Nam Việt của Triệu Đà: gồm 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam ngày nay, kinh đô cũng đóng ở Phiên Ngung. Thậm chí khi mới lập quốc, Lưu Nghiễm còn đặt tên nước là Đại Việt (大越), về sau mới đổi lại thành Nam Hán. Như vậy, nước Nam Hán có nguồn gốc, lãnh thổ hoàn toàn giống như Triệu Đà khi trước (đến năm 931 thì Nam Hán mới bị mất kiểm soát miền bắc Việt Nam và bị Ngô Quyền đánh bại trong trận Bạch Đằng (938)). Vì lẽ đó, nếu công nhận Triệu Đà là vua Việt Nam thì sử sách Việt Nam cũng phải công nhận nước Nam Hán là triều đại của Việt Nam, Lưu Nghiễm là vua chính thống của Việt Nam, Ngô Quyền sẽ chẳng phải là "vị tướng có công chống giặc phương Bắc" mà sẽ phải coi ông là một "viên tướng khởi binh chống lại triều đình", đồng thời trận Bạch Đằng (938) sẽ chỉ được coi là 1 cuộc "nội chiến" mà thôi.

Sử quan Ngô Thì Sĩ nhà Hậu Lê trong Việt sử tiêu án cũng dựa vào lý do này để khẳng định Triệu Đà là kẻ xâm chiếm chứ không phải vua chính thống của Việt Nam. Ông viết: "...Nếu coi là đã làm vua nước Việt mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi binh ở đất Bàn Dương, Lưu Nghiễm khởi binh ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho đó là Quốc kỷ (vua chính thống) được ư?.."

Ngoài ra, những người công nhận nhà Triệu đã hiểu lầm ý nghĩa tên nước "Nam Việt" của Triệu Đà, họ cho rằng Triệu Đà đặt tên nước như vậy chứng tỏ ông ta đã tự coi mình là người Việt và muốn đưa dân tộc Việt ngang hàng với dân tộc Hán. Thực ra thì không phải như vậy: các triều đại tại Trung Quốc thường lấy quốc hiệu theo nơi phát tích ban đầu của vua khai quốc (ví dụ: Nhà Tần có tổ tiên là Phi Tử được phong cho ấp Tần, Nhà Hán khởi đầu với Lưu Bang vốn được phong làm vương ở đất Hán Trung, Nhà Đường khởi đầu với Lý Uyên vốn được phong làm quốc công ở đất Đường...). Vào thời kỳ Triệu Đà, các vùng đất ở phía nam sông Trường Giang đều được người Trung Hoa gọi là "đất Việt" (Việt ở đây là "vượt quá", chỉ miền đất mà văn hóa Trung Hoa chưa vươn tới). Do Triệu Đà khởi binh cát cứ ở đó nên ông ta cứ theo truyền thống của Trung Hoa mà đặt tên nước là "Nam Việt" mà thôi, chứ hoàn toàn không phải vì quan tâm đến các bộ tộc người Việt mà ông ta cai trị.

Vấn đề nguồn gốc dân tộc

Triệu Đà là người Trung Hoa (đến từ phía Bắc sông Hoàng Hà, ngày nay là miền Bắc Trung Quốc), vốn là quan nhà Tần, quê ở Chân Định (tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay), mộ cha mẹ vẫn táng ở đấy.

Những người công nhận nhà Triệu cho rằng: Nếu đặt ra vấn đề nguồn gốc của Triệu Đà, thì nguồn gốc của An Dương Vương, gần đây có một số cuốn sách (Lịch sử Việt Nam tập 1, Theo dòng lịch sử - nhiều tác giả) đã nêu ra giả thuyết rằng Thục Phán vốn gốc là dòng dõi người nước ThụcTứ Xuyên (Trung Quốc) và sang xâm chiếm nước Văn Lang, tiêu diệt Hùng Vương[cần dẫn nguồn]. Nếu giả thuyết này là đúng, An Dương Vương có là một triều đại Việt Nam không (tuy nhiên cần nhấn mạnh đây chỉ là giả thuyết, nhiều ý kiến phản bác và cho rằng Thục Phán không thể xuất thân từ nước Thục ở Tứ Xuyên vì nơi đó quá xa miền Bắc Việt Nam, mà Thục Phán xuất thân là thủ lĩnh của người Âu Việt (người Tày, người Nùng và người Choang cổ) cư trú ở vùng Đông Bắc Việt Nam, tức là ông vẫn là người Việt). Ngoài ra, nếu truy về nguồn cội tổ tiên, thì còn những trường hợp khác mà sử đã ghi, như Lý Nam Đế (Lý Bí) có tổ 7 đời là người phương Bắc (Trung Hoa) vào Việt Nam[cần dẫn nguồn], hoặc tổ tiên 5 đời của nhà Trần cũng vốn xuất thân từ đất Mân (Phúc Kiến - Trung Quốc) sang[cần dẫn nguồn]; tổ tiên của Hồ Quý LyHồ Hưng Dật sang Việt Nam thời Dương Tam Kha (sử chép là thời Hậu Hán 947 - 950, tương đương Dương Bình vương) được phong chức ở châu Hoan...

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, trên thế giới, việc một người nước ngoài làm vua không phải là không có. Chẳng hạn nước Nga vẫn ghi nhận vợ của Pyotr Đại đếEkaterina I, dù không phải là người Nga nhưng được chồng cho thừa kế ngôi, là nữ hoàng như các nữ hoàng khác. Theo tác giả Hà Văn Thùy[24], cuối thế kỷ 18, vua nước Xiêm là một người Trung Quốc tên Trịnh Quốc Anh[25] từng kéo quân sang đánh Hà Tiên. Trong khi đó, Triệu Đà có vợ Trình thị là người Đường Thâm, Giao Chỉ, nên các con cháu ông - các đời vua sau của nhà Triệu - đều có phần máu Việt.

Tuy nhiên, những người phản bác nhà Triệu lập luận rằng:

  • Lý Nam Đế, nhà Trần hay nhà Hồ tuy có tổ tiên là người phương Bắc, nhưng đã chuyển sang cư ngụ tại Việt Nam trong nhiều thế hệ (ít nhất cũng là 5 đời, khoảng 150 năm). Trong thời gian dài như vậy, việc chung sống, tiếp thu văn hóa và có các quan hệ hôn nhân với người Việt bản xứ đã gần như xóa hẳn "bộ gien" và tập quán văn hóa của người Hán, các vị vua của những triều đại này đã hoàn toàn "Việt hóa", họ đều tự coi mình là người Việt và không còn ấn tượng gì về ngôn ngữ, phong tục tập quán của Trung Quốc. Trong khi đó, Triệu Đà sinh ra và lớn lên hoàn toàn ở phương Bắc, hoàn toàn tiếp thu văn hóa và ngôn ngữ Trung Hoa, ông ta chỉ cư trú ở Nam Việt trong giai đoạn cuối đời mà thôi (và ngay cả khi đó, ông ta cũng đóng đô ở Quảng Đông chứ chưa hề tới sống ở miền Bắc Việt Nam ngày nào).
  • Trường hợp nữ hoàng Ekaterina I của Nga cũng không thể so với Triệu Đà: vị nữ hoàng này chỉ là một người ngoại quốc đã "nhập gia" quê chồng, sau khi chồng mất thì bà mới lên ngôi theo di chiếu của chồng mình (con bà sau này vẫn là người thừa kế hợp pháp ngai vàng nước Nga), và toàn bộ triều đình, quân đội, ngôn ngữ vẫn là bản địa. Còn với Triệu Đà thì toàn bộ triều đình, quân đội, ngôn ngữ là dị biệt và phỏng theo nhà Tần của Trung Hoa. Đặt giả định nếu nhà Tần không mất thì Triệu Đà sẽ không tách ra cát cứ, và cũng sẽ chẳng có nước Nam Việt mà đó chỉ là một quận của Trung Hoa mà thôi. Vai trò của Triệu Đà khi ấy sẽ chẳng khác gì những viên quan Thái thú triều đình phía Bắc khác đã cai trị Việt Nam suốt thời Bắc thuộc.
  • Ngoài ra, theo khảo sát dân số thì cuối thời Nam Việt, cả nước này có 1,3 triệu dân, trong đó có khoảng 100 ngàn người Hoa di cư từ phía Bắc. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng người Trung Hoa nắm giữ hầu hết chức vụ chủ chốt trong triều đình Nam Việt[26]. Về sau triều đình có tuyển thêm người bản xứ như tể tướng Lữ Gia, nhưng con số này vẫn rất ít, và cũng chỉ tuyển những người tinh thông chữ Hoa, biết nói tiếng Hoa (tức là đã "Hán hóa") mà thôi. Như vậy cho thấy nhà Triệu vẫn coi mình là triều đại của người Trung Hoa, không coi người Việt có tư cách ngang hàng với người Trung Hoa.

Vấn đề "xâm lược" hay "thống nhất"

Tập tin:A statue of Emperor Triệu Đà (Zhao Tuo), Đồng Xâm Temple, Thái Bình Province, Vietnam.jpg
Tượng thờ Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) đặt tại đền Đồng Xâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Những người phản đối tính chính thống của nhà Triệu, trong đó có Ngô Thì Sĩ, lập luận rằng Triệu Đà khởi phát ở bên ngoài lãnh thổ nước Việt, chiếm nước Việt làm quận huyện. Nước Nam Việt của Triệu Đà không phải nước Việt với ba vùng Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam mà trong sử sách Việt Nam vẫn coi là lãnh thổ của mình. Do đó, nếu coi Triệu Đà là một vua Việt Nam thì giả thuyết này coi nước Việt Nam lúc ấy bao gồm cả các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, một phần nhỏ của tỉnh Hồ Nam, Vân Nam và Phúc Kiến của Trung Quốc bây giờ. Nếu không thì phải cho đây là một sự xâm lược.

Một số học giả lại không cho việc Triệu Đà tấn công vùng đất của Âu Lạc và nhập vào Nam Việt là xâm lược. Tác giả Hà Văn Thùy[24] lập luận rằng "sự liên kết trong mỗi quốc gia còn lỏng lẻo và biên giới từng quốc gia chưa ổn định, đang trong xu hướng sáp nhập tập trung thành những quốc gia đủ mạnh để tồn tại. Do đó, việc Tần Thủy Hoàng thôn tính các nước Sở, Ngô, Việt... để thành nước Tần không phải hành động xâm lược mà là công lớn thống nhất đất nước. Tương tự vậy, việc Triệu Đà chiếm Âu Lạc cũng không thể coi là xâm lược mà là hành động thống nhất những nhóm, những tiểu quốc người Việt lại thành một nước Việt lớn hơn, ngăn chặn hành động thôn tính của kẻ mạnh ở phương Bắc." Học giả này đánh giá cao vai trò của nhà Triệu trong việc "tạo nên và củng cố tinh thần quốc gia của người Việt".

Theo một nghiên cứu của tác giả E Lusuo người Đài Loan về quá trình nhà Tần bình định vùng Lĩnh Nam, vào thời nhà Tần, dân cư bên này hay bên kia biên giới Việt-Trung thời hiện tại là không thể phân biệt được[27], do dân khu vực Quảng Đông, Quảng Tây thời đó chưa bị Hán hóa như bây giờ. Một sự kiện lịch sử ủng hộ thuyết này đó là: cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng cũng nhận được sự ủng hộ và tham gia của cư dân tại các quận Nam Hải, Hợp Phố, mà nay thuộc địa phận Trung Quốc, đã chiếm được 65 thành trì (Theo sách Hậu Hán thư, chương 68: "Lịch sử về tộc Man Di phía Nam và Tây Nam" (Biographies of the Southern and the Southwestern Barbarians)); các học giả Trung Quốc gọi họ là người Lạc Việt, họ được cho là sử dụng cùng một ngôn ngữ.

Ngược lại, những quan điểm phản bác cho rằng:

  • Tần Thủy Hoàng cũng là người Trung Hoa, do đó việc ông ta cho quân thôn tính các nước, thống nhất Trung Hoa chỉ là chuyện nội bộ của dân tộc này. Trong khi đó, Triệu Đà được sử sách ghi rõ là người Trung Hoa chứ không phải là người thuộc các bộ tộc Bách Việt, đối với ông ta thì các bộ lạc Bách Việt chỉ là "Nam Man" (cách gọi chung mang ý miệt thị của người Trung Hoa với các bộ lạc Bách Việt ở phía Nam sông Trường Giang thời đó), là dân bị ông ta cai trị mà thôi. Việc Triệu Đà tấn công, hợp nhất các bộ lạc người Việt chỉ là để phục vụ tham vọng xưng Đế cát cứ của ông ta mà thôi chứ không phải vì lợi ích của các nhóm người Việt, việc dùng quan lại địa phương là người Việt cũng chỉ là phương thức "Dùng người Việt trị người Việt" để ổn định tình hình những vùng quân Triệu mới chiếm đóng.
  • Sau khi tới thủ phủ Long Xuyên nhậm chức, Triệu Đà đã xin Tần Thủy Hoàng di dân 50 vạn người (tương đương số dân Việt thời đó) từ Trung Hoa đến vùng này để đồng hóa người Việt tại đây. Như vậy, Triệu Đà thực sự muốn cải biến phong tục, tập quán của các bộ tộc Việt theo lối Trung Hoa chứ không hề muốn bảo tồn dân tộc Việt. Đặt giả định nếu nhà Triệu tồn tại lâu dài như nhà Hán thì với bộ máy quan lại, ngôn ngữ cung đình hoàn toàn phỏng theo Trung Hoa, triều đại này sẽ dần Hán hóa người Việt chứ không phải ngược lại. Người Âu Việt, Lạc Việt (tổ tiên người Việt hiện nay) khi đó sẽ bị nhà Triệu làm Hán hóa toàn bộ, giống như nhà Hán đã làm thành công với các nhóm như Mân Việt, Sơn Việt (nay là người ở các tỉnh Lưỡng Quảng, Phúc Kiến, Vân Nam, Quý Châu thuộc Trung Quốc).

Vấn đề chấp nhận triều đại ngoại tộc

Có người cho rằng quan điểm của các sử gia Việt Nam và Trung Quốc, một nước phong kiến khác tại châu Á, có sự khác nhau. Ở Trung Quốc, có nhiều triều đại, điển hình là Bắc Ngụy thời Nam Bắc triều, nhà Nguyên, nhà Thanh đều xuất thân ngoại tộc, không phải người Hán, nhưng sử sách vẫn chép như những triều đại khác của Trung Quốc, không coi là thời kỳ bị nội thuộc người Mãn Châu hay Mông Cổ. Theo học giả Lê Thành Khôi (năm 1955) thì mặc dù gốc Trung Hoa, Triệu Đà đã chịu đồng hóa với dân Nam Việt, mà ông chấp nhận các phong tục tập quán đến độ gần như quên cả quá khứ của mình.[28]

Ngược lại, những quan điểm phản bác cho rằng:

  • Bắc Ngụy, nhà Nguyên, nhà Thanh phát tích từ Nội MôngMãn Châu, ngày nay các lãnh thổ này đều đã thuộc về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Vì lẽ đó, các dân tộc Mông Cổ, Mãn Châu cũng đã là 1 thành viên trong nước Trung Hoa hiện đại. Đối với đất nước Trung Quốc ngày nay, các dân tộc này dù là thiểu số nhưng vẫn có địa vị pháp lý và quyền công dân ngang hàng với người dân tộc Hán, do vậy triều đại của các dân tộc thiểu số này cũng phải có địa vị pháp lý ngang hàng với các triều đại của dân tộc Hán.
  • Những triều đại như Bắc Ngụy, nhà Nguyên, nhà Thanh khởi phát từ dân tộc thiểu số, nhưng về sau họ đều sử dụng tiếng Hán, dùng quan lại người Hán để trị quốc, nghi lễ tập tục trong triều đình đã Hán hóa phần lớn (thậm chí người Mãn đã Hán hóa đến mức ngày nay chỉ còn một số rất ít người già còn biết tiếng Mãn, còn lớp trẻ chỉ biết tiếng Hán). Một phần người Mông Cổ hay người Mãn ngày nay là 2 trong số 56 dân tộc anh em sinh sống trên đất nước Trung Quốc, tức là lịch sử của họ cũng có thể coi là một phần lịch sử quốc gia, do vậy việc công nhận các triều đại này cũng không có gì là bất hợp lý (Giả dụ nếu người Tày, người Nùng lập nên một triều đại cai trị Việt Nam, thì Nhà nước Việt Nam hiện nay cũng sẽ công nhận đó là một triều đại chính thống của Việt Nam, bởi người Tày, người Nùng giờ đây cũng là 1 thành viên trong 54 dân tộc anh em sinh sống trên đất nước Việt Nam).

Trong khi đó, nhà Triệu của Triệu Đà không có cả hai đặc điểm trên: Triệu Đà là người Trung Hoa, quê ở mãi tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), và người Việt Nam thì gần như không có ai coi người Trung Hoa là 1 dân tộc bộ phận của đất nước mình. Mặt khác, nhà Triệu dùng phần lớn quan lại là người Trung Hoa và ngôn ngữ cung đình cũng là tiếng Hoa chứ không hề "Việt hóa" (bởi quan niệm của người Trung Hoa khi đó đều coi dân tộc mình là trung tâm văn minh, còn dân Việt chỉ là đám "Man di" thấp kém). Do đó không thể công nhận nước Nam Việt giống như Trung Quốc công nhận nhà Nguyên, nhà Thanh được.

Xem thêm

Các chủ đề tương tự:

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. ^ “Bowman, John Stewart (2000). Columbia Chronologies of Asian History and Culture. Columbia University Press (published August 15, 2000). p. 524. ISBN 978-0231110044. "Finally, in 111 B.C. the Han Chinese seize and annex the entire kingdom of Nan Yueh, reducing it to a province named Chiao - Chih". - Đến năm 111 Tr CN, nhà Hán Trung Quốc chiếm và gép toàn bộ nước Nam Việt, biến nó trở thành quận Giao Chỉ”.
  2. ^ "After almost 100 years of diplomatic and military duels between the Han dynasty of China and Trieu Da and his successors, Nam Viet was conquered (111 BCE) by the Chinese under the Han emperor Wudi. Thus, the territories occupied by the ancestors of the Vietnamese fell under Chinese rule". Thời khi Trung Quốc cai trị bắt đầu sau khi Nam Việt của nhà Triệu bị đánh đổ”.
  3. ^ "Part of the lower China used to be Vietnam. During the first Chinese conquest in 111 B.C., the Han Dynasty conquered the south and expanded its territorial dominance" - Bắc Thuộc tính từ sau khi nhà Triệu bị mất”.
  4. ^ "China dominated Vietnam for over 1,000 years (111 B.C. to A.D. 938) but were never able to assimilate the Vietnamese and endured frequent Vietnamese rebellions." Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam từ năm 111 trước công nguyên (khi nhà Triệu bị thôn tính)”.
  5. ^ " BCE 111 - The land is conquered by the Chinese and the Han Dynasty." - Đất này bị xâm lược bởi Trung Quốc và nhà Hán từ năm 111 trước Công nguyên (thời điểm nhà Triệu bị đánh bại)”.
  6. ^ "Chinese Rule (111 BC- AD 938)" Trung Quốc cai trị 111 trước công nguyên (nhà Triệu mất) - 938 sau công nguyên. University of Kentucky Press. trang. 6–7”.
  7. ^ “Washington, D.C. : Federal Research Division, Library of Congress trang 19. "111 BC - Nan Yueh conquered by Han." Năm 111 TCN, Nam Việt bị thôn tính bởi nhà Hán”.
  8. ^ “The Columbia Guide to the Vietnam War By David L. Anderson trang 8. "In 111 BC, China's powerful Han dynasty extended political control over Vietnamese people, then centered in the Red River Delta. ". line feed character trong |title= tại ký tự số 38 (trợ giúp)
  9. ^ Không gọi là người Hán vì khái niệm người Hán lúc đó chưa hình thành.
    Triệu Đà lập một quốc gia riêng là Nam Việt từ năm 207 TCN. Lưu Bang lập ra nhà Hán năm 206 TCN.
    Triệu Đà sinh ra trong thời nhà Tần, lúc mà Chiến Quốc Thất Hùng mới bị dẹp bỏ (221TCN), các tộc người ở Trung Quốc chưa hòa lẫn với nhau để sinh ra khái niệm Người Hán.
  10. ^ “Tính chất của một nước”.
  11. ^ " the national territorial state, i.e., a state with a constitutionalized monopoly of organized coercion over a large territory that is recognized as sovereign within this territory by other states " Đất nước được ghi nhận là tự chủ trong một lãnh thổ bởi các nước khác”.
  12. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Quyển 2, Kỷ nhà Triệu
  13. ^ Bộ sử này nay không còn, nhưng lời bàn của Lê Văn Hưu được Ngô Sĩ Liên dẫn lại trong Đại Việt sử ký toàn thư.
  14. ^ Vụ Bảo tồn Bảo tàng, Niên biểu Việt Nam, Hà Nội: Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, 1984. Niên biểu Việt Nam, in lần thứ ba, có chỉnh lý và bổ sung, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.16.
  15. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Ngoại kỷ Quyển 2, Triệu thị kỷ.
  16. ^ Tư Mã Thiên. Sử ký Tư Mã Thiên, Quyển 113, Nam Việt liệt truyện.
  17. ^ Sông Hương ngày 15 Tháng Tám 1936.
  18. ^ Sđd, tr. 98.
  19. ^ Văn học dân gian Việt Nam, Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội, tr. 76 – 77.
  20. ^ Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 74, 77.
  21. ^ Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 36.
  22. ^ Văn học dân gian Việt Nam, in lần thứ hai, Nhà Xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 52–54.
  23. ^ Văn học dân gian Việt Nam, tập 2, Nhà Xuất bản Giáo dục, in tại Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 38.
  24. ^ a b Hà Văn Thùy, Tìm lại cội nguồn tổ tiên cội nguồn văn hóa.
  25. ^ Trịnh Chiêu (郑昭) - Taksin, vua Xiêm từ 1767 đến 1782, sinh tại Ayutthaya, Thái Lan, bố là người gốc Trừng Hải (澄海), Trung Quốc, mẹ là người Thái.
  26. ^ Tiền Hán thư (quyển 65), Địa lý chí của Ban Cố.
  27. ^ Jeffrey Barlow, The Zhuang: A Longitudinal Study of Their History and Their Culture, Section Chap. 3: The Qin Invasion of the Lingnan
  28. ^ Lê Thành Khôi, Le Vietnam, histoire et civilisation, les Edition de Minuit, Paris 1955, tr. 93.