Đồng(I) hydride

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Đồng(I) hydrua)
Đồng(I) hydride
Mẫu đồng(I) hydride
Danh pháp IUPACCopper hydride
Tên hệ thốngPoly((cupran)(1))
Tên khácĐồng hydride
Đồng monohydride
Cuprơ hydride
Hydridocopper(I)
Cupran
Nhận dạng
Số CAS13517-00-5
PubChem3335333
InChI
ChemSpider2582262
Thuộc tính
Công thức phân tửCuH
Khối lượng mol64,55394 g/mol
Bề ngoàibột màu da
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướcphản ứng
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhtính phản ứng cao
Các hợp chất liên quan
Cation khácĐồng(II) hydride
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Đồng(I) hydride, còn có tên hệ thống là poly(cuprane(1)) là một hợp chất vô cơ có thành phần chính gồm có hai nguyên tố đồnghydro, với công thức hóa học (CuH)n (cũng được viết là [CuH]n hoặc CuH).[1] Hợp chất này tồn tại dưới dạng thức là một chất rắn màu da không mùi, không thể phân tích, hiếm khi cô lập như một thành phần tinh khiết, phân hủy thành các nguyên tố.[2] Đồng(I) hydride chủ yếu được sản xuất như là một tác nhân khử trong tổng hợp hữu cơ và là tiền thân của chất xúc tác phản ứng.[3]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1844, nhà hóa học người Pháp Adolphe Wurtz đã tổng hợp đồng(I) hydride lần đầu tiên bằng phản ứng khử đồng(II) sunfat với axit hypophotphorơ (H3PO2).[4] Năm 2011, Panitat Hasin và Yiying Wu là những người đầu tiên tổng hợp một hydride kim loại (đồng(I) hydride) bằng kỹ thuật sonication.[5] Đồng(I) hydride là hydride của một nguyên tố kim loại đầu tiên được phát hiện. Vào năm 2013, nó được tạo thành bởi Donnerer et al. và được nêu lên rằng, ít nhất là lên đến năm mươi gigapascal, đồng(I) hydride không thể được tổng hợp bằng cách chỉ sử dụng phương pháp lực. Tuy nhiên, họ đã thành công trong việc tổng hợp một số hợp kim đồng-hydro nhờ áp lực.[3]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Jordan, Abraham J.; Lalic, Gojko; Sadighi, Joseph P. (ngày 25 tháng 7 năm 2016). “Coinage Metal Hydrides: Synthesis, Characterization, and Reactivity”. Chemical Reviews. 116: 8318–8372. doi:10.1021/acs.chemrev.6b00366. ISSN 0009-2665. PMID 27454444.
  2. ^ Aldridge, Simon; Downs, Anthony J. (2001). “Hydrides of the Main-Group Metals: New Variations on an Old Theme”. Chem. Rev. 101: 3305–3366. doi:10.1021/cr960151d. PMID 11840988.
  3. ^ a b Donnerer, Christian; Scheler, Thomas; Gregoryanz, Eugene (ngày 4 tháng 4 năm 2013). “High-pressure synthesis of noble metal hydrides”. The Journal of Chemical Physics. 138 (13): 134507. Bibcode:2013JChPh.138m4507D. doi:10.1063/1.4798640. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2013.
  4. ^ Wurtz, A. (1844) "Sur l'hydrure de cuivre" (On copper hydride), Comptes rendus, 18: 702–704.
  5. ^ Hasin, Panitat; Wu, Yiying (ngày 1 tháng 1 năm 2012). “Sonochemical synthesis of copper hydride (CuH)”. Chemical Communications. 48 (9): 1302–1304. doi:10.1039/C2CC15741A. PMID 22179137. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2013.