Đồng(II) đicromat
Đồng(II) đicromat | |
---|---|
Tên khác | Đồng(II) đicromat(VI) Cupric đicromat Cupric đicromat(VI) Cuprum(II) đicromat Cuprum(II) đicromat(VI) |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | CuCr2O7 |
Khối lượng mol | 279,5378 g/mol (khan) 315,56836 g/mol (2 nước) |
Bề ngoài | tinh thể đỏ nhạt-nâu (2 nước)[1] |
Khối lượng riêng | 2,286 g/cm³ (2 nước) |
Điểm nóng chảy | 100 °C (373 K; 212 °F) (2 nước, mất toàn bộ nước)[1] |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | tan rất tốt[1] |
Độ hòa tan | tan trong cồn[2] tạo phức với amoniac |
Các nguy hiểm | |
Nguy hiểm chính | độ độc cao |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Đồng(II) cromat Đồng(II) tricromat Đồng(II) tetracromat Đồng(II) đimolybdat Đồng(II) đitungstat |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Đồng(II) đicromat là một hợp chất vô cơ, là muối của đồng(II) và axit đicromic có công thức hóa học CuCr2O7, hòa tan trong nước, tạo thành các tinh thể ngậm nước – tinh thể màu đen[3] hoặc nâu đỏ.[4]
Điều chế[sửa | sửa mã nguồn]
Hòa tan đồng(II) hydroxit, đồng(II) cacbonat hydroxit hoặc đồng(II) oxit trong dung dịch axit đicromic sẽ tạo ra muối:
Tính chất hóa học[sửa | sửa mã nguồn]
Nó có thể hòa tan trong axit, ví dụ axit nitric:
Tính chất vật lý[sửa | sửa mã nguồn]
Đồng(II) đicromat tạo thành tinh thể.
Nó hòa tan trong nước và etanol.
Nó tạo thành đihydrat CuCr2O7·2H2O – thuộc hệ tinh thể đơn nghiêng, nhóm không gian P 21/n, các hằng số a = 1,319 nm, b = 0,7579 nm, c = 0,7411 nm, β = 105,81°, Z = 4.[5]
Ứng dụng[sửa | sửa mã nguồn]
Đồng(II) đicromat được sử dụng để:
- Làm chất xúc tác cho các phản ứng;
- Sử dụng để bảo quản gỗ.[1]
Hợp chất khác[sửa | sửa mã nguồn]
CuCr2O7 còn tạo một số hợp chất với NH3, như CuCr2O7·4NH3·2H2O là tinh thể lăng trụ lớn màu đen, bị phân hủy bởi nước.[6]
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ a ă â b Handbook of Inorganic Compounds (Dale L. Perry; CRC Press, 19 thg 4, 2016 - 581 trang), trang 146. Truy cập 31 tháng 3 năm 2021.
- ^ Cupric Dichromate, CuCr2O7.2H2O trên atomistry.com
- ^ Справочник химика / Редкол.: Никольский Б.П. и др.. — 3-е изд., испр. — Bản mẫu:Указание места в библиоссылке: Химия, 1971. — Т. 2. — 1168 с.
- ^ CRC Handbook of Chemistry and Physics. — 89th Edition. — Taylor and Francis Group, LLC, 2008-2009.
- ^ D. Blum,. Données cristallographiques sur le dichromate de cuivre dihydraté CuCr2O7·2H2O // Journal of Applied Crystallography. — 1979 — tập 12, № 6. — tr. 606. — doi:10.1107/S0021889879013352.
- ^ Gmelin-Kraut's Handbuch der anorganischen chemie... unter mitwirkung hervorragender fachgenossen (Gmelin, Leopold, 1788-1853; Kraut, Karl Johann, 1829-1912), trang 1193. Truy cập 31 tháng 3 năm 2021.