Đồng(II) peroxide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đồng(II) peroxide
Cấu tạo phân tử của đồng(II) peroxide
Danh pháp IUPACĐồng(2+) dioxidanediide
Tên khácĐồng peroxide
Đồng dioxide
Cupric peroxide
Số CAS138164-60-0
Nhận dạng
Số CAS12019-06-6
PubChem139238230
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
Thuộc tính
Công thức phân tửCuO2
Khối lượng mol95,5448 g/mol (khan)
113,56008 g/mol (1 nước)
Bề ngoàichất rắn màu xanh ôliu đậm (khan)
tinh thể màu nâu đen (1 nước)
Điểm nóng chảy 6 °C (279 K; 43 °F) (phân hủy khi ẩm)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan
Độ hòa tan trong ethanolkhông tan
Cấu trúc
Nhiệt hóa học
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhcó tính độc
Các hợp chất liên quan
Anion khácĐồng(II) oxide
Hợp chất liên quanĐồng(IV) oxide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Đồng(II) peroxide là một hợp chất vô cơcông thức hóa học CuO2. Nó là một peroxide của đồng, thường xuất hiện dưới dạng chất rắn màu xanh ôliu sẫm hoặc huyền phù có màu tương tự và không ổn định, dễ phân hủy thành oxy và các đồng oxide khác.

Điều chế[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng(II) peroxide thu được từ thuốc thử Schweizer được điều chế từ dung dịch amoniađồng(II) hydroxide pha loãng trong dung dịch hydro peroxide ở nhiệt độ thấp,[1] lượng amonia không được quá nhiều.[1]

Nó cũng có thể được tạo ra bằng phản ứng giữa dung dịch hydro peroxide lạnh với huyền phù của đồng(II) hydroxide.[2]

Nó cũng được hình thành từ phản ứng của đồng(II) oxide mịn với hydro peroxide lạnh, nhưng quá trình này diễn ra rất chậm.[3]

Tính chất[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng(II) peroxide kết tinh thành các tinh thể màu xanh ôliu đậm. Khi bị ẩm, đồng(II) peroxide bị phân huỷ và nhanh chóng mất oxy[4] ở nhiệt độ trên 6 °C. Nó tương đối ổn định khi khô.[3]

Đồng(II) peroxide không hòa tan trong nướcethanol.

Đồng(II) peroxide tạo thành tinh thể monohydrat CuO2·H2O – tinh thể màu nâu đen.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b The collected works of Sir Humphry Davy: Discourses delivered before the Royal society. Elements of agricultural chemistry, pt. I. The Chemical Society (Great Britain). 1894. tr. 32.
  2. ^ Friend, John Newton (1924). A Text-book of Inorganic Chemistry. C. Griffin, Ltd. tr. 276.
  3. ^ a b Journal of the Chemical Society of London, Volume 48, Part 1. London. 1885. tr. 124.
  4. ^ Electrical World, Volume 39. 1902. tr. 997.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]