Amanita strobiliformis

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Amanita strobiliformis
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Fungi
Ngành (divisio)Basidiomycota
Lớp (class)Agaricomycetes
Bộ (ordo)Agaricales
Họ (familia)Amanitaceae
Chi (genus)Amanita
Loài (species)A. strobiliformis
Danh pháp hai phần
Amanita strobiliformis
(Paulet ex Vittad.) Bertill.

Amanita strobiliformis là một loài nấm thuộc chi Amanita trong họ Amanitaceae.

Miêu tả[sửa | sửa mã nguồn]

Mũ nấm có đường kính từ 7,6 - 25,4 cm. Cuống nấm dài từ 7,6 - 20,3 cm, cuống dày, màu trắng, hơi phồng ở phần dưới và có thể nặng tới 0,4 kg. Bào tử nấm hình trái xoan.[1]

Thực phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù được coi là một loài nấm vô hại, khả năng dùng làm thực phẩm của nấm này vẫn chưa được xác định rõ.[1][2][3][4] Trong cây nấm chứa hợp chất muscimol (C4H6N2O2) tương tự như ở các loài Amanita muscariaAmanita pantherina.[5][6]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Amanita strobiliformis mọc đơn lẻ hoặc thành cụm trong rừng, bìa rừng.[3] Đây cũng là một loài nấm hiếm mọc.[7]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b MclLVAINE, Charles; K. Macadam, Robert (1973). One Thousand American Fungi. Dover Publications, Inc. tr. 19.
  2. ^ New York Botanical Garden, Mycological Society of America (1910). Mycologia, Volume 2. New York Botanical Garden. tr. 261.
  3. ^ a b Taylor, Thomas (1897). Student's hand-book of mushrooms of America edible and poisonous, Issues 1-5. A. R. Taylor. tr. 8.
  4. ^ Chambers Coker, William (1917). The Amanitas of the Eastern United States. Elisha Mitchell Society. tr. 74.
  5. ^ Michael Edward Peterson, Patricia A. Talcott (2006). “61”. Small animal toxicology (PDF). Missouri, United States: Elsevier Saunders. tr. 869. ISBN 978-0-7216-0639-2.
  6. ^ Ammirati Joseph F., Traquair James A.; Paul A. Horgen (1985). “11 (Ibonetic acid-muscimol)”. Poisonous mushrooms of the northern United States and Canada (PDF). United States: University of Minnesota Press. tr. 168. ISBN 0-8166-1407-5. In Japan, Amanita strobiliformis (Paulet ex Vittad.) Bertillon is reported to contain ibotenic acid (Benedict 1972)
  7. ^ “Joseph Berkeley, Miles (1860). Outlines of British fungology: containing characters of above a thousand species of Fungi, and a complete list of all that have been described as natives of the British Isles. L. Reeve. tr. 90”.