Apple A14

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Apple A14 Bionic
Thông tin chung
Ngày bắt đầu sản xuấtngày 15 tháng 9 năm 2020
Thiết kế bởiApple Inc.
Nhà sản xuất phổ biến
Mã sản phẩmAPL1W01[1]
Xung nhịp tối đa của CPUđến 3.1 GHz 
Bộ nhớ đệm
Bộ nhớ đệm L28 MB (nhân hiệu suất cao)
4 MB (nhân tiết kiệm điện)
Bộ nhớ đệm L416 MB (bộ đệm hệ thống) [2]
Kiến trúc và phân loại
Ứng dụngDi động
Công nghệ node5 nm (N5)
Vi kiến trúc"Firestorm" and "Icestorm"[3][4]
Tập lệnhA64; ARMv8.5-A[5]
Thông số vật lý
Bóng bán dẫn
  • 11.8 tỷ
Nhân
  • 6 (ARM big.LITTLE: 2 nhân "lớn" Firestorm + 4 nhân "nhỏ" Icestorm)
GPU4 nhân thiết kế bởi Apple
Sản phẩm, mẫu mã, biến thể
(Các) biến thể
Lịch sử
Tiền nhiệmApple A13
Kế nhiệmApple A15 (iPhone và iPad Mini)
Apple M1 (iPad Air)

Apple A14 Bionic là một bộ vi xử lý 64-bit ARMv8.5-A[5] được thiết kế bởi công ty Apple Inc. Con chip này xuất hiện trên các dòng iPad Air thế hệ 4iPad thế hệ 10, iPhone 12 Mini, iPhone 12, iPhone 12 Pro, và iPhone 12 Pro Max.[6][7]

Thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Apple A14 Bionic gồm một CPU sáu nhân 64-bit của Apple kiến trúc ARMv8[5], trong đó gồm có hai nhân hiệu suất cao có tên gọi là Firestorm và bốn nhân tiết kiệm điện được gọi là Icestorm.[4]

Apple công bố rằng Apple A14 Bionic có hiệu suất CPU nhanh hơn 40% so với A12, trong khi hiệu suất GPU nhanh hơn 30% so với A12. Nó được trang bị bộ xử lý thần kinh 16 nhân nhanh gấp 2 lần. Neural Engine có thể xử lý lên đến 11 nghìn tỷ phép mỗi giây.[7] Ngoài Neural Engine riêng biệt, CPU A14 còn có bộ tăng tốc nhân vô hướng ma trận học máy thế hệ thứ hai (mà Apple gọi là khối AMX) nhanh gấp 10 lần.[7][8] A14 còn được trang bị hệ thống xử lý ảnh giúp tăng cường và cải thiện khả năng chụp hình quay phim số.[9]

A14 được sản xuất bởi TSMC với tiến trình 5 nm, N5. Đồng thời, A14 đã trở thành sản phẩm thương mại chạy trên tiến trình 5 nm đầu tiên.[10] Số bóng bán dẫn được tăng lên 11.8 tỷ, nhiều hơn 38.8% so với A13 là 8.5 tỷ.[11][12] Theo Semianalysis, kích thước khuôn của bộ xử lý A14 là 88 mm2, với mật độ bóng bán dẫn là 134 triệu bóng bán dẫn trên mỗi mm2.[13] Apple A14 được sản xuất bao gói đi kèm với 4 GB RAM LPDDR4X trên dòng iPhone 12[1] và 6 GB RAM LPDDR4X trên dòng iPhone 12 Pro.[1]

A14 hỗ trợ khả năng nén video định dạng HEVCH.264. Nó cũng hỗ trợ giải mã HEVC, H.264, MPEG‑4 Part 2, và Motion JPEG.[14]

A14 về sau được sử dụng làm nền tảng cho dòng chip M1, dùng trên nhiều mẫu máy Macbook và iPad.

Sản phẩm sử dụng Apple A14 Bionic[sửa | sửa mã nguồn]

Biến thể[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng bên dưới hiển thị các biến thể chip khác nhau dựa trên vi kiến trúc "Firestorm" và "Icestorm".

Biến thể CPU

Số nhân (HSC+TKĐ)

Nhân GPU
GPU
EU
Graphics
ALU
Bộ nhớ (GB) Số bóng
bán dẫn
A14 6 (2+4) 4 64 512 4–6 11.8 tỷ
M1 8 (4+4) 7 112 896 8–16 16 tỷ
M1 8 128 1024
M1 Pro 8 (6+2) 14 224 1792 16–32 34 tỷ
M1 Pro 10 (8+2)
M1 Pro 16 256 2048
M1 Max 10 (8+2) 24 384 3072 32–64 57 tỷ
M1 Max 32 512 4096
M1 Ultra 20 (16+4) 48 768 6144 64–128 114 tỷ
M1 Ultra 64 1024 8192

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “iPhone 12 and 12 Pro Teardown”. iFixit. 20 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2020.
  2. ^ “Apple A14 Die Annotation and Analysis – Terrifying Implications For The Industry”. SemiAnalysis. 30 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2020.
  3. ^ Gurman, Mark; Wu, Debby; King, Ian (23 tháng 4 năm 2020). “Apple Aims to Sell Macs With Its Own Chips Starting in 2021”. Bloomberg. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2020.
  4. ^ a b Frumusanu, Andrei (15 tháng 9 năm 2020). “Apple Announces new 8th gen iPad with A12, iPad Air with 5nm A14 Chip”. AnandTech. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2020.
  5. ^ a b c “llvm-project/AArch64TargetParser.def · llvm/lvm-project · GitHub”. GitHub. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2022.
  6. ^ “Apple iPhone 12 - Full phone specifications” (Thông cáo báo chí). 13 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2020.
  7. ^ a b c “Apple unveils all-new iPad Air with A14 Bionic, Apple's most advanced chip” (Thông cáo báo chí). Apple. 15 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2020.
  8. ^ Ritchie, Rene (28 tháng 9 năm 2020). “Apple A14 Bionic Explained — From iPad Air to iPhone 12”. iMore. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2020.
  9. ^ “Apple introduces iPhone 12 Pro and iPhone 12 Pro Max with 5G” (Thông cáo báo chí). Apple. 13 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2020.
  10. ^ Frumusanu, Andrei (15 tháng 9 năm 2020). “Apple Announces 5nm A14 SoC - Meagre Upgrades, Or Just Less Power Hungry?”. AnandTech. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2020.
  11. ^ Sohail, Omar (15 tháng 9 năm 2020). “Apple A14 Bionic Gets Highlighted With 11.8 Billion Transistors, 40% Higher Performance, New 6-Core CPU, and More”. Wccftech (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2020.
  12. ^ Zafar, Ramish (10 tháng 9 năm 2019). “Apple A13 For iPhone 11 Has 8.5 Billion Transistors, Quad-Core GPU”. Wccftech (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2020.
  13. ^ Patel, Dylan (27 tháng 10 năm 2020). “Apple's A14 Packs 134 Million Transistors/mm², but Falls Short of TSMC's Density Claims”. SemiAnalysis (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2020.
  14. ^ “iPhone 12 – Technical Specifications”. support.apple.com. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2021.
Tiền nhiệm:
Apple A13 Bionic
Apple A14 Bionic
2020
Kế nhiệm:
Apple A15 Bionic (iPhone)
Apple M1 (iPad Air)