Khối Thịnh vượng chung
Khối Thịnh vượng chung Các Quốc gia
|
|
---|---|
Tên bản ngữ
| |
Tổng quan | |
Trụ sở | Tòa nhà Marlborough Luân Đôn, Anh Quốc |
Ngôn ngữ chính thức | Anh |
Chính trị | |
Lãnh đạo | |
• Nguyên thủ | Quốc vương Charles III |
• Tổng thư ký | Kamalesh Sharma |
Lịch sử | |
Thành lập | |
• Pháp lệnh Westminster | 11 tháng 12 năm 1931[1] |
• Tuyên ngôn Luân Đôn | 28 tháng 4 năm 1949 |
Quốc gia thành viên | 54 quốc gia
|
Địa lý | |
Diện tích | |
• Tổng cộng | 29,958,050 km2 (hạng 1) 11.566.870 mi2 |
Dân số | |
• Ước lượng 2013 | 2,328 tỷ (hạng 1) |
• Mật độ | 75/km2 194/mi2 |
Kinh tế | |
GDP (PPP) | Ước lượng 2014 |
• Tổng số | 14.623 tỷ USD (hạng 2) |
6,222 USD (hạng 116) | |
GDP (danh nghĩa) | Ước lượng 2014 |
• Tổng số | 10.450 tỷ USD (hạng 2) |
• Bình quân đầu người | 4,446 USD (hạng 132) |
Thông tin khác | |
Trang web thecommonwealth |
Khối Thịnh vượng chung Các Quốc gia (tiếng Anh: Commonwealth of Nations, thường gọi là Khối Thịnh vượng chung Anh; trước đây là Khối Thịnh vượng chung Các quốc gia của Anh - British Commonwealth of Nations),[1] là một tổ chức liên chính phủ của 54 quốc gia thành viên[2] hầu hết từng là lãnh thổ của cựu Đế quốc Anh. Thịnh vượng chung hoạt động theo sự nhất trí liên chính phủ của các quốc gia thành viên được tổ chức thông qua Ban thư ký Thịnh vượng chung và các tổ chức phi chính phủ được tổ chức thông qua Quỹ Thịnh vượng chung.[3]
Thịnh vượng chung bắt nguồn từ giữa thế kỷ XX với sự phi thuộc địa hóa của Đế quốc Anh thông qua tăng quyền tự quản cho các lãnh thổ.Tổ chức chính thức thành lập bằng Tuyên ngôn Luân Đôn năm 1949, trong đó xác định các quốc gia thành viên là "tự do và bình đẳng".[4] Biểu tượng của liên kết tự do này là Quốc vương Charles III, ông là nguyên thủ của Thịnh vượng chung. Quốc vương cũng là quân chủ của 15 thành viên trong Khối Thịnh vượng chung, được gọi là "các vương quốc Thịnh vượng chung". Các thành viên khác trong Thịnh vượng chung có những nhân vật khác nắm giữ vị thế nguyên thủ quốc gia: 32 thành viên theo chế độ cộng hòa và năm thành viên có chế độ quân chủ lập hiến là một nhân vật khác.
Các quốc gia thành viên không có nghĩa vụ pháp lý với nhau. Thay vào đó, họ liên hiệp thông qua ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa, và chia sẻ những giá trị về dân chủ, nhân quyền và pháp trị.[3] Những giá trị này được ghi trong Hiến chương Thịnh vượng chung[5] và được xúc tiến thông qua Đại hội thể thao Thịnh vượng chung.
Thịnh vượng chung bao phủ hơn 29.958.050 km2 (11.566.870 dặm vuông Anh), gần một phần tư diện tích đất liền thế giới, và trải trên mọi lục địa. Với dân số ước tính là 2,328 tỷ vào năm 2013, gần một phần ba dân số thế giới,[6] Thịnh vượng chung vào năm 2014 có GDP danh nghĩa là 10.450 tỷ USD, chiếm 14% GDP danh nghĩa toàn cầu.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Trong khi công du Úc vào năm 1884, Bá tước Archibald Primrose mô tả Đế quốc Anh đang biến hóa là một "Thịnh vượng chung của các quốc gia", trong khi một số thuộc địa trở nên độc lập hơn.[7] Những hội nghị của các thủ tướng Anh Quốc và thuộc địa diễn ra định kỳ kể từ lần đầu tiên vào năm 1887, dẫn đến thiết lập các Hội nghị Đế quốc vào năm 1911.[8]
Thịnh vượng chung phát triển từ các hội nghị đế quốc. Jan Smuts trình một đề xuất cụ thể vào năm 1917 khi ông đặt ra thuật ngữ "Thịnh vượng chung Anh của các quốc gia" và hình dung "các quan hệ hiến pháp tương lai và điều chỉnh về bản chất" tại Hội nghị Versailles năm 1919 bởi các đại biểu đến từ các quốc gia tự trị cũng như Anh Quốc.[9] Thuật ngữ lần đầu được công nhận pháp lý tầm đế quốc trong Hiệp định Anh-Ireland năm 1921, khi "Thịnh vượng chung Anh của các quốc gia" thay thế cho "Đế quốc Anh" trong lời tuyên thệ của các thành viên nghị viện Quốc gia Tự do Ireland.[10]
Theo Tuyên ngôn Balfour tại Hội nghị Đế quốc năm 1926, Anh Quốc và các quốc gia tự trị đồng ý rằng họ "bình đẳng về vị thế, quyết không lệ thuộc một bên vào bên khác trong bất kỳ phương diện đối nội và đối ngoại, tuy nhiên liên hiệp bằng lòng trung thành chung với quân chủ, và liên kết tự do với vị thế các thành viên của Thịnh vượng chung Anh của các quốc gia." Những phương diện về quan hệ được chính thức hóa theo Pháp lệnh Westminster năm 1931, áp dụng cho Canada không cần phê chuẩn, song Úc, New Zealand, và Newfoundland buộc phải phê chuẩn để nó có hiệu lực. Newfoundland chưa từng thực hiện điều này, do vào ngày 16 tháng 2 năm 1934, chính phủ Newfoundland tự nguyện kết thúc và nhiệm vụ cai trị trở lại dưới quyền kiểm soát trực tiếp từ Luân Đôn. Newfoundland sau đó gia nhập Canada với vị thế một tỉnh vào năm 1949.[11] Úc và New Zealand lần lượt phê chuẩn Pháp lệnh vào năm 1942 và 1947.[12][13]
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Đế quốc Anh dần tan vỡ cho đến khi Anh Quốc còn lại 14 lãnh thổ hải ngoại. Trong tháng 4 năm 1949, sau Tuyên ngôn Luân Đôn, từ "Anh" bị bỏ khỏi danh hiệu của Thịnh vượng chung nhằm phản ánh biến hóa về bản chất của nó.[14] Myanmar (1948) và Aden (1967) là những quốc gia duy nhất là thuộc địa của Anh trong Thế Chiến song không gia nhập Thịnh vượng chung khi độc lập. Những lãnh thổ bảo hộ và được ủy thác cũ của Anh song không trở thành thành viên của Thịnh vượng chung là Ai Cập (độc lập năm 1922), Iraq (1932), Transjordan (1946), Palestine thuộc Anh (bộ phận trở thành quốc gia Israel năm 1948), Sudan (1956), Somaliland thuộc Anh (thống nhất với Somaliland thuộc Ý cũ vào năm 1960 để hình thành Cộng hòa Somali), Kuwait (1961), Bahrain (1971), Oman (1971), Qatar (1971), và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (1971).
Ngày 18 tháng 4 năm 1949, Ireland chính thức trở thành một nước cộng hòa theo Đạo luật Cộng hòa Ireland năm 1948, do vậy tự động loại trừ khỏi Thịnh vượng chung. Trong khi Ireland không tích cực tham dự trong Thịnh vượng chung kể từ đầu thập niên 1930 và sẵn lòng rời Thịnh vượng chung, thì các quốc gia tự trị khác mong muốn trở thành các nước cộng hòa mà không mất liên kết Thịnh vượng chung. Vấn đề lên đến đỉnh điểm vào tháng 4 năm 1949 trong một hội nghị các thủ tướng Thịnh vượng chung tại Luân Đôn. Theo Tuyên ngôn Luân Đôn, Ấn Độ chấp thuận rằng khi họ trở thành một nước cộng hòa trong tháng 1 năm 1950, họ sẽ chấp thuận quân chủ Anh như một "biểu trưng của liên kết tự do của các quốc gia thành viên độc lập trong Khối và bởi thế là nguyên thủ của Thịnh vượng chung. Khi nghe về điều này, Quốc vương George VI nói với chính trị gia người Ấn Độ Krishna Menon: "Thế là tôi thành 'bởi thế'".[15] Các quốc gia Thịnh vượng chung khác công nhận Ấn Độ duy trì tư cách thành viên của tổ chức. Do Pakistan kiên trì, Ấn Độ không được nhìn nhận là một trường hợp đặc biệt và các quốc gia khác sẽ được đối xử tương tự như Ấn Độ.
Tuyên ngôn Luân Đôn thường được nhận định là sự khởi đầu của Thịnh vượng chung hiện đại. Sau tiền lệ của Ấn Độ, các quốc gia khác trở thành nước cộng hòa, hoặc quân chủ lập hiến với quân chủ của mình, trong khi một số quốc gia duy trì quân chủ tương tự Anh Quốc, trong chế độ quân chủ của họ phát triển khác biệt và ngay sau đó trở nên hoàn toàn độc lập với chế độ quân chủ Anh Quốc.
Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó. Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này. Thông tin thêm có thể được tìm thấy tại trang thảo luận. |
Nguyên thủ
[sửa | sửa mã nguồn]Tên | Ảnh | Ngày sinh | Ngày mất | Bắt đầu | Kết thúc |
---|---|---|---|---|---|
Quốc vương George VI của Anh | 14/12/1895 | 06/02/1952 | 28/04/1949[16] | 06/02/1952 | |
Nữ vương Elizabeth II của Anh | 21/04/1926 | 08/09/2022 | 06/02/1952 | 08/09/2022 | |
Quốc vương Charles III của Anh | 14/11/1948 | 08/09/2022 |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Annex B — Territories Forming Part of the Commonwealth” (PDF). Her Majesty's Civil Service. tháng 9 năm 2011. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2013.
- ^ “About us”. The Commonwealth. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2013.
- ^ a b “The Commonwealth”. The Commonwealth. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2013.
- ^ “The London Declaration”. The Commonwealth. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2013.
- ^ “Charter of the Commonwealth”. The Commonwealth. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2013.
- ^ “US and World Population Clock”. US Census Bureau. ngày 29 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2013.
- ^ “History – Though the modern Commonwealth is just 60 years old, the idea took root in the 19th century”. thecommonwealth.org. Commonwealth Secretariat. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2011.
- ^ Mole, Stuart (tháng 9 năm 2004). “'Seminars for statesmen': the evolution of the Commonwealth summit”. The Round Table. 93 (376): 533–546. doi:10.1080/0035853042000289128. ISSN 0035-8533.
- ^ F.S. Crafford, Jan Smuts: A Biography (2005) p. 142
- ^ Pakenham, Frank (1972). Peace by ordeal: an account, from first-hand sources of the negotiation and signature of the Anglo-Irish Treaty 1921. Sidgwick and Jackson. ISBN 0283979089.
- ^ Webb, Jeff A. (tháng 1 năm 2003). “The Commission of Government, 1934-1949”. heritage.nf.ca. Newfoundland and Labrador Heritage Website. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2011.
- ^ “Statute of Westminster Adoption Act 1942 (Cth)”. foundingdocs.gov.au (Documenting a Democracy). Museum of Australian Democracy at Old Parliament House. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2011.
- ^ “New Zealand Sovereignty: 1857, 1907, 1947, or 1987?”. parliament.nz. Parliament of New Zealand. tháng 8 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2011.
- ^ “Celebrating thecommonwealth@60”. thecommonwealth.org. Commonwealth Secretariat. ngày 26 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2011.
- ^ Indianexpress.com
- ^ Based on the London Declaration and does not match his reign as king, which began on ngày 11 tháng 12 năm 1936.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Khối Thịnh vượng chung. |