Bước tới nội dung

Lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quy trình hàng năm các đại biểu quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm dưới hình thức bỏ phiếu kín các chức danh lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nghị quyết số 85/2014/QH13, ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn đã được ban hành[1].

Kể từ lần lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên vào tháng 6 năm 2013 đến lần gần đây nhất vào tháng 10 năm 2023, Quốc hội đã 4 lần tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Trong đó:

  • Quốc hội khóa XIII đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm hai lần tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 6 năm 2013) và tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 11 năm 2014).
  • Quốc hội khóa XIV đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10 năm 2018).
  • Quốc hội khóa XV đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiên tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10 năm 2023)[2].

Mục đích và nguyên tắc

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá cán bộ[1].

Về nguyên tắc, cần đảm bảo:

1. Bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; tôn trọng quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

2. Công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; bảo đảm đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

3. Bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ[1].

Quy trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Bốn căn cứ để đánh giá tín nhiệm, gồm: Báo cáo tự đánh giá của các vị được lấy phiếu; Kết quả hoạt động của QH thông qua chức năng nhiệm vụ của mình để nghe, xem xét, quyết định qua tổ chức tiếp xúc cử tri, giám sát, chất vấn, báo cáo giải trình; Đánh giá của bản thân mỗi Đại biểu Quốc hội; và căn cứ quan trọng thứ tư là tình hình kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại[3].

Quy trình lấy phiếu tín nhiệm dựa trên 4 bước, trước hết là biểu quyết thông qua danh sách các vị lấy phiếu; tiến hành thảo luận ở các đoàn; Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ giải trình báo cáo thảo luận này; bước cuối cùng là bầu ban kiểm phiếu, bỏ phiếu.

Phiếu đánh giá tín nhiệm được chia làm 10 loại theo chức vụ, nhóm chức vụ trong danh sách lấy phiếu tín nhiệm, in màu giấy khác nhau, ghi rõ họ tên, chức vụ từng người, kèm theo các ô tương ứng với 3 mức độ: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp[4].

10 loại phiếu gồm: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các ủy viên Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tổng cộng là 50 chức vụ.[5]

Các phiếu đều có đóng dấu của Quốc hội. Các trường hợp phiếu không hợp lệ bao gồm: phiếu không theo mẫu, không có dấu; phiếu đánh dấu 2 trở lên hoặc không đánh dấu cho mỗi chức danh; phiếu có viết thêm các nội dung khác hoặc ghi thêm tên ngoài danh sách.

Theo quy trình, kết quả kiểm phiếu sẽ được công khai và Quốc hội dự kiến sẽ thông qua nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm.

Một trong những mục đích của việc đánh giá tín nhiệm này là để loại bỏ những vị trí chưa làm tròn chức trách, nhưng để làm được điều này không phải dễ mà phải trải qua nhiều công đoạn.

Sau vòng lấy phiếu tín nhiệm, phải cần đến 2/3 đại biểu Quốc hội đánh giá ‘tín nhiệm thấp’ hoặc bị hơn một nửa Quốc hội đánh giá ‘tín nhiệm thấp’ hai năm liên tục, một vị trí nào đó mới đứng trước nguy cơ mất chức.

Tuy nhiên, vị bị tín nhiệm thấp này không mất chức ngay mà còn phải trải qua thêm một vòng nữa là ‘bỏ phiếu tín nhiệm’, nhưng không phải tại kỳ họp đang diễn ra của Quốc hội mà phải đến kỳ họp sau, trong trường hợp người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm không được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội tín nhiệm thì cơ quan hoặc người đã giới thiệu để bầu có trách nhiệm trình quốc hội xem xét, quyết định cách chức đại biểu đó.

Việc lấy phiếu tín nhiệm hiện thời có ba hạng[6]:

  1. Tín nhiệm cao
  2. Tín nhiệm
  3. Tín nhiệm thấp.

Việc bỏ phiếu tín nhiệm hiện thời có hai loại:

  1. Tín nhiệm
  2. Không tín nhiệm.

Kết quả các lần lấy phiếu tín nhiệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc hội khóa XIII

[sửa | sửa mã nguồn]

Kết quả ngày 11 tháng 6 năm 2013

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách 47[7] người được lấy phiếu tín nhiệm ngày 11 tháng 6 năm 2013 theo Nghị quyết 35 của Quốc hội[8][9].

Khối Loại phiếu Họ và tên Chức danh Số phiếu tín nhiệm cao Số phiếu tín nhiệm Số phiếu tín nhiệm thấp
Khối Nhà nước Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Chủ tịch nước 330 133 28
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan Phó Chủ tịch nước 263 215 13
Khối Quốc hội Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội 328 139 25
Các Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu Phó Chủ tịch Quốc hội 323 155 13
Nguyễn Thị Kim Ngân 372 104 14
Tòng Thị Phóng 322 145 24
Huỳnh Ngọc Sơn 252 217 22
Các Ủy viên Thường vụ Quốc hội Nguyễn Kim Khoa Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh 267 215 9
Ksor Phước Chủ tịch Hội đồng Dân tộc 260 204 28
Phan Trung Lý Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật 294 180 18
Trương Thị Mai Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội 335 151 6
Đào Trọng Thi Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng 241 232 19
Phan Xuân Dũng Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường 234 235 22
Trần Văn Hằng Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại 253 229 9
Phùng Quốc Hiển Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách 291 189 11
Nguyễn Văn Hiện Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp 210 253 28
Nguyễn Văn Giàu Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế 273 204 15
Nguyễn Hạnh Phúc Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội 286 194 12
Nguyễn Thị Nương Trưởng ban Công tác đại biểu Quốc hội 292 183 17
Khối Chính phủ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng Chính phủ 210 122 160
Các Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải Phó Thủ tướng Chính phủ 186 261 44
Nguyễn Thiện Nhân 196 230 65
Vũ Văn Ninh 167 264 59
Nguyễn Xuân Phúc 248 207 35
Các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ Phùng Quang Thanh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 323 144 13
Trần Đại Quang Bộ trưởng Bộ Công an 273 183 24
Phạm Bình Minh Bộ trưởng Bộ Ngoại giao 238 233 21
Nguyễn Thái Bình Bộ trưởng Bộ Nội vụ 126 274 92
Hà Hùng Cường Bộ trưởng Bộ Tư pháp 176 280 36
Bùi Quang Vinh Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư 231 205 46
Vũ Huy Hoàng Bộ trưởng Bộ Công Thương 112 251 128
Cao Đức Phát Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 184 249 58
Đinh La Thăng Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải 186 198 99
Trịnh Đình Dũng Bộ trưởng Bộ Xây dựng 131 261 100
Nguyễn Minh Quang Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường 83 294 104
Nguyễn Bắc Son Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông 121 281 77
Phạm Thị Hải Chuyền Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 105 276 111
Hoàng Tuấn Anh Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 90 286 116
Nguyễn Quân Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ 133 304 43
Phạm Vũ Luận Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 86 229 177
Nguyễn Thị Kim Tiến Bộ trưởng Bộ Y tế 108 228 146
Giàng Seo Phử Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc 158 270 63
Nguyễn Văn Bình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 88 194 209
Huỳnh Phong Tranh Tổng Thanh tra Chính phủ 164 241 87
Vũ Đức Đam Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ 215 245 29
Khối Tư pháp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao 195 260 34
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao 198 269 23

Kết quả ngày 15 tháng 11 năm 2014

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 11 năm 2014, sau khi có đề xuất dừng lấy phiếu trong năm 2014 tín nhiệm hồi tháng 2[10], Quốc hội vẫn quyết định lấy phiếu tín nhiệm trong năm này. Lần này, 50 chức danh đều được lấy phiếu tín nhiệm[11][12].

Khối Loại phiếu Họ và tên Chức danh Số phiếu tín nhiệm cao Số phiếu tín nhiệm Số phiếu tín nhiệm thấp
Khối Nhà nước Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Chủ tịch nước 380 84 20
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan Phó Chủ tịch nước 302 168 15
Khối Quốc hội Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội 340 93 52
Các Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu Phó Chủ tịch Quốc hội 344 124 14
Nguyễn Thị Kim Ngân 390 86 9
Tòng Thị Phóng 325 127 31
Huỳnh Ngọc Sơn 295 159 28
Các Ủy viên Thường vụ Quốc hội Nguyễn Kim Khoa Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh 290 174 19
Ksor Phước Chủ tịch Hội đồng Dân tộc 302 164 16
Phan Trung Lý Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật 311 145 27
Trương Thị Mai Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội 365 104 13
Đào Trọng Thi Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng 224 220 39
Phan Xuân Dũng Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường 212 248 23
Trần Văn Hằng Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại 284 183 13
Phùng Quốc Hiển Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách 315 148 20
Nguyễn Văn Hiện Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp 203 245 36
Nguyễn Văn Giàu Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế 317 155 12
Nguyễn Đức Hiền Trưởng ban Dân nguyện 225 228 30
Nguyễn Hữu Vạn Tổng Kiểm toán Nhà nước 105 318 62
Nguyễn Hạnh Phúc Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội 303 154 26
Nguyễn Thị Nương Trưởng ban Công tác đại biểu Quốc hội 272 183 28
Khối Chính phủ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng Chính phủ 320 96 68
Các Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải Phó Thủ tướng Chính phủ 225 226 34
Vũ Đức Đam 257 196 32
Vũ Văn Ninh 202 246 35
Nguyễn Xuân Phúc 356 103 26
Phạm Bình Minh[13] Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao 320 146 19
Các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ Phùng Quang Thanh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 313 129 41
Trần Đại Quang Bộ trưởng Bộ Công an 264 166 50
Nguyễn Thái Bình Bộ trưởng Bộ Nội vụ 98 233 154
Hà Hùng Cường Bộ trưởng Bộ Tư pháp 200 234 49
Bùi Quang Vinh Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư 351 112 20
Đinh Tiến Dũng Bộ trưởng Bộ Tài chính 247 197 41
Vũ Huy Hoàng Bộ trưởng Bộ Công Thương 156 224 102
Cao Đức Phát Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 206 224 54
Đinh La Thăng Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải 362 91 28
Trịnh Đình Dũng Bộ trưởng Bộ Xây dựng 236 201 48
Nguyễn Minh Quang Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường 85 287 111
Nguyễn Bắc Son Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông 136 267 79
Phạm Thị Hải Chuyền Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 108 256 119
Hoàng Tuấn Anh Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 93 235 157
Nguyễn Quân Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ 105 313 65
Phạm Vũ Luận Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 133 202 149
Nguyễn Thị Kim Tiến Bộ trưởng Bộ Y tế 97 192 192
Giàng Seo Phử Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc 127 262 95
Nguyễn Văn Bình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 323 118 41
Huỳnh Phong Tranh Tổng Thanh tra Chính phủ 170 244 68
Nguyễn Văn Nên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ 200 243 39
Khối Tư pháp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao 205 225 50
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao 207 235 43

Quốc hội khóa XIV

[sửa | sửa mã nguồn]

Kết quả ngày 25 tháng 10 năm 2018

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 25 tháng 10 năm 2018, Quốc hội lần này có 48 chức danh[14] được lấy phiếu tín nhiệm[15].

Khối Loại phiếu Họ và tên Chức danh Số phiếu tín nhiệm cao Số phiếu tín nhiệm Số phiếu tín nhiệm thấp
Khối Chủ tịch nước (Nhà nước) Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh Phó Chủ tịch nước 323 146 6
Khối Quốc hội Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội 437 34 4
Các Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội 372 91 11
Uông Chu Lưu Phó Chủ tịch Quốc hội 374 92 9
Đỗ Bá Tỵ 327 135 13
Phùng Quốc Hiển 362 102 7
Các Ủy viên Thường vụ Quốc hội Võ Trọng Việt Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh 286 166 23
Hà Ngọc Chiến Chủ tịch Hội đồng Dân tộc 290 181 3
Nguyễn Khắc Định Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật 317 145 12
Nguyễn Thúy Anh Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội 210 232 32
Phan Thanh Bình Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng 326 146 2
Phan Xuân Dũng Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường 276 176 22
Nguyễn Văn Giàu Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại 330 139 5
Nguyễn Đức Hải Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách 323 144 7
Lê Thị Nga Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp 338 118 19
Vũ Hồng Thanh Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế 263 182 29
Nguyễn Thanh Hải Trưởng ban Dân nguyện 279 171 25
Nguyễn Hạnh Phúc Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội 315 133 26
Trần Văn Túy Trưởng ban Công tác đại biểu Quốc hội 341 120 14
Khối Chính phủ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc Thủ tướng Chính phủ 393 68 14
Các Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ 336 122 15
Vũ Đức Đam Phó Thủ tướng Chính phủ 305 140 28
Trịnh Đình Dũng 210 212 50
Vương Đình Huệ 354 103 17
Phạm Bình Minh[13] 377 85 10
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ Ngô Xuân Lịch Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 341 120 12
Tô Lâm Bộ trưởng Bộ Công an 273 149 51
Lê Vĩnh Tân Bộ trưởng Bộ Nội vụ 157 250 64
Lê Thành Long Bộ trưởng Bộ Tư pháp 318 134 22
Nguyễn Chí Dũng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư 169 208 97
Đinh Tiến Dũng Bộ trưởng Bộ Tài chính 229 195 49
Trần Tuấn Anh Bộ trưởng Bộ Công Thương 226 188 57
Nguyễn Xuân Cường Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 307 153 12
Nguyễn Văn Thể Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải 142 221 107
Phạm Hồng Hà Bộ trưởng Bộ Xây dựng 159 226 89
Trần Hồng Hà Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường 197 208 69
Đào Ngọc Dung Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 258 189 25
Nguyễn Ngọc Thiện Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 148 252 72
Chu Ngọc Anh Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ 169 270 34
Phùng Xuân Nhạ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 140 194 137
Nguyễn Thị Kim Tiến Bộ trưởng Bộ Y tế 224 197 53
Đỗ Văn Chiến Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc 255 203 14
Lê Minh Hưng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 339 122 11
Lê Minh Khái Tổng Thanh tra Chính phủ 224 197 53
Mai Tiến Dũng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ 273 175 24
Khối Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Kiểm toán Nhà nước (Tư pháp) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao 286 171 18
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao 204 229 41
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc Tổng Kiểm toán Nhà nước 245 194 36

Quốc hội khóa XV

[sửa | sửa mã nguồn]

Sáng ngày 25 tháng 10 năm 2023, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 44/50 chức danh do Quốc hội bầu[16], phê chuẩn. Chiều cùng ngày, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm[17].

Khối Loại phiếu Họ và tên Chức danh Số phiếu tín nhiệm cao Số phiếu tín nhiệm Số phiếu tín nhiệm thấp
Khối Chủ tịch nước Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân Phó Chủ tịch nước 410 65 6
Khối Quốc hội Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội 437 32 11
Các Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội 414 63 4
Nguyễn Khắc Định Phó Chủ tịch Quốc hội 392 85 3
Nguyễn Đức Hải 391 87 2
Trần Quang Phương 426 49 3
Các Ủy viên Thường vụ Quốc hội Lê Tấn Tới Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh 361 77 2
Y Thanh Hà Niê K’đăm Chủ tịch Hội đồng Dân tộc 352 116 12
Hoàng Thanh Tùng Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật 365 73 3
Nguyễn Thúy Anh Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội 373 93 14
Nguyễn Đắc Vinh Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục 346 84 12
Lê Quang Huy Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường 375 101 4
Vũ Hải Hà Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại 367 106 8
Lê Thị Nga Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp 354 83 5
Vũ Hồng Thanh Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế 365 73 4
Dương Thanh Bình Trưởng ban Dân nguyện 312 154 15
Bùi Văn Cường Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội 396 80 5
Nguyễn Thị Thanh Trưởng ban Công tác đại biểu Quốc hội 381 55 5
Khối Chính phủ Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính Thủ tướng Chính phủ 373 90 17
Các Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái Phó Thủ tướng Chính phủ 384 90 6
Các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ Phan Văn Giang Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 448 29 4
Tô Lâm Bộ trưởng Bộ Công an 329 109 43
Phạm Thị Thanh Trà Bộ trưởng Bộ Nội vụ 353 110 17
Bùi Thanh Sơn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao 370 102 8
Lê Thành Long Bộ trưởng Bộ Tư pháp 371 102 7
Nguyễn Chí Dũng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư 312 142 26
Hồ Đức Phớc Bộ trưởng Bộ Tài chính 334 119 24
Nguyễn Hồng Diên Bộ trưởng Bộ Công Thương 229 189 61
Lê Minh Hoan Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 316 148 17
Nguyễn Văn Thắng Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải 237 197 45
Nguyễn Thanh Nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng 306 152 19
Nguyễn Mạnh Hùng Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông 262 167 52
Đào Ngọc Dung Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 279 164 35
Nguyễn Văn Hùng Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 219 200 62
Huỳnh Thành Đạt Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ 187 222 71
Nguyễn Kim Sơn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 241 166 72
Đào Hồng Lan Bộ trưởng Bộ Y tế 239 186 54
Hầu A Lềnh Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc 260 185 36
Nguyễn Thị Hồng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 308 143 30
Đoàn Hồng Phong Tổng Thanh tra Chính phủ 263 195 22
Trần Văn Sơn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ 328 137 14
Khối Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Kiểm toán Nhà nước (Tư pháp) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao 311 142 28
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao 337 130 11
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn Tổng Kiểm toán Nhà nước 292 173 14

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Nghị quyết 85/2014/QH13 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn của Quốc hội ban hành”. Văn bản pháp luật. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2023.
  2. ^ “Những điểm mới về lấy phiếu tín nhiệm so với 3 lần trước”. Xây dựng chính sách, pháp luật. 25 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2023.
  3. ^ “Bốn căn cứ để lấy phiếu tín nhiệm”. Thanh Niên Online. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.
  4. ^ “Quốc hội hoàn tất lấy phiếu tín nhiệm - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.
  5. ^ "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng củng cố uy thế qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội". Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2014.
  6. ^ “Lấy phiếu tín nhiệm để làm gì, đối tượng nào được lấy phiếu tín nhiệm?”. Xây dựng chính sách, pháp luật. ngày 3 tháng 7 năm 2023. Truy cập 26 tháng 10 năm 2023.
  7. ^ Không lấy phiếu tín nhiệm với các ông Nguyễn Hữu Vạn, Tổng Kiểm toán nhà nước và ông Vương Định Huệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
  8. ^ “Lấy phiếu tín nhiệm cùng lúc Chủ tịch nước và Thủ tướng - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.
  9. ^ “Công bố kết quả tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 26 tháng 10 năm 2023.
  10. ^ “Dừng việc lấy phiếu tín nhiệm trong năm 2014”. Tri thức và cuộc sống. ngày 21 tháng 02 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2023.
  11. ^ “Quốc hội công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm”. Báo Điện tử Chính phủ. ngày 15 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2023.
  12. ^ “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm năm 2014”. VnExpress. ngày 15 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2014.
  13. ^ a b Kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
  14. ^ Không lấy phiếu tín nhiệm đối với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Phạm Bình Minh kiêm hai chức danh là Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời trước khi bỏ phiếu.
  15. ^ “Công bố kết quả phiếu tín nhiệm 48 chức danh”. Báo điện tử VTV News. ngày 25 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 07 năm 2023.
  16. ^ Không lấy phiếu tín nhiệm đối với ông Võ Văn Thưởng (Chủ tịch nước), ông Lê Quang Mạnh (Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách), ông Trần Lưu Quang, ông Trần Hồng Hà (Phó Thủ tướng) ông Đặng Quốc Khánh (Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường), khuyết chức danh Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành qua đời trước khi lấy phiếu tín nhiệm.
  17. ^ “KẾT QUẢ LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM 44 NHÂN SỰ DO QUỐC HỘI BẦU VÀ PHÊ CHUẨN”. Xây dựng Chính sách, pháp luật. ngày 25 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2023.