Nguyễn Thị Hồng Ngát
Nguyễn Thị Hồng Ngát | |
---|---|
Phó Chủ tịch thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 2010 – 2020 |
Giám đốc Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam (Hodafilm) | |
Nhiệm kỳ | 2005[1] – 2010[2] |
Kế nhiệm | Thanh Vân |
Phó cục trưởng Cục Điện ảnh | |
Nhiệm kỳ | 2001 – 2006 |
Cục trưởng | Nguyễn Phúc Thảnh |
Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 1999 – 2001 |
Tiền nhiệm | Nguyễn Kim Cương |
Kế nhiệm | Nguyễn Văn Nam |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 30 tháng 10, 1950 |
Nơi sinh | Hưng Yên, Việt Nam |
Giới tính | nữ |
Quốc tịch | Việt Nam |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Dân tộc | Kinh |
Nghề nghiệp | Nhà thơ, nhà báo, biên kịch |
Gia đình | |
Chồng |
|
Con cái |
|
Khen thưởng | Huân chương Lao động hạng Nhất |
Sự nghiệp điện ảnh | |
Năm hoạt động | 1987 – nay |
Giải thưởng | Biên kịch xuất sắc Liên hoan phim Việt Nam 1993 |
Sự nghiệp văn học | |
Giải thưởng |
|
Giải thưởng | |
Giải thưởng Nhà nước 2012 Văn học Nghệ thuật | |
Nguyễn Thị Hồng Ngát (sinh ngày 30 tháng 10 năm 1950) là một nhà thơ, nhà biên kịch, nguyên giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, thành viên của Hội đồng duyệt phim quốc gia và Phó Chủ tịch thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam.[3][4] Bà được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật vào năm 2012.
Cuộc đời
[sửa | sửa mã nguồn]Bà sinh ngày 30 tháng 10 năm 1950, quê ở thôn Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.[5] Năm 15 tuổi, bà thi đỗ vào trường Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Từ năm 1968, 3 năm sau khi tốt nghiệp, bà được phân về đoàn chèo Thanh niên của Nhà hát Chèo Việt Nam và hoạt động chủ yếu ở chiến trường miền Nam Việt Nam. Năm 1981, bà được cử sang Liên Xô để học biên kịch sân khấu tại VGIK. Tuy nhiên, vì trường không có ngành biên kịch sân khấu mà bà đã chọn chuyển sang biên kịch điện ảnh. Cũng từ đây mà sự nghiệp Nguyễn Thị Hồng ngát gắn liền với điện ảnh. Hoàn thành việc học sau 7 năm, bà trở về Việt Nam và bắt đầu công việc tại Hãng phim truyện Việt Nam.[6] Trong 10 năm công tác, Nguyễn Thị Hồng Ngát lần lượt đảm nhiệm trưởng phòng biên kịch, trưởng xưởng phim Thanh thiếu nhi,[7] rồi phó giám đốc nghệ thuật.[8]
Từ năm 1990 đến 1995, bà là uỷ viên Ban chấp hành Hội văn học Hà Nội và sau đó thì trở thành uỷ viên Ban chấp hành Hội Điện ảnh Việt Nam, Trưởng ban lý luận phê bình của Hội từ tháng 8 năm 1995.[9] Trong năm 1998 và 1999, bà nhậm chức phó giám đốc rồi giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam. Năm 2001, bà trở thành phó cục trưởng Cục Điện ảnh kiêm Trưởng ban biên tập chương trình Điện ảnh chiều thứ bảy của Đài Truyền hình Việt Nam và đảm nhiệm những chức vụ này cho đến khi về hưu vào năm 2006.[10] Ngoài ra, bà còn từng tham gia Ban Chấp hành Hội Văn học Hà Nội, Ban Chấp hành Hội Điện ảnh Việt Nam, Trưởng ban Lý luận phê bình của Hội. Sau khi về hưu, bà vẫn tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh khi đảm nhiệm giám đốc Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam (Hodafilm) đến năm 2010[11] và phó chủ tịch thường trực của Hội Điện ảnh Việt Nam hai khóa liền (2010–2020).[12]
Năm 2011, Hồng Ngát được đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật ở lĩnh vực Văn học cho kịch bản các phim Canh bạc, Trăng trên đất khách, Cha tôi và hai người đàn bà, trở thành biên kịch duy nhất được xét giải trong đợt này.[13] Năm 2012, bà chính thức nhận được Giải thưởng Nhà nước.[14][15]
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1981, Nguyễn Thị Hồng Ngát được cử sang học tập tại Liên Xô. Bà dành 1 năm để học tiếng Nga tại Kiev và sau đó là 5 năm học chuyên ngành tại Đại học Điện ảnh Quốc gia (VGIK). Tác phẩm tốt nghiệp chuyên ngành biên kịch điện ảnh của bà là kịch bản mang tên "Sẽ tới một mùa mưa". Đây là 1 trong 2 tác phẩm được hội đồng đánh giá là xuất sắc và giúp bà tốt nghiệp loại ưu. Kịch bản này đã được Hãng phim truyện Việt Nam dựng thành bộ phim mang tên Một thời đã sống.[16]
Năm 1991, bộ phim Canh bạc do Hồng Ngát viết kịch bản đã chính thức ra mắt khán giả. Mặc dù là tác phẩm đầu tay của đạo diễn Lưu Trọng Ninh,[17][18] nhưng bộ phim không chỉ giành được Bông sen bạc mà còn giúp Hồng Ngát chiến thắng giải Biên kịch xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 10. Tuy nhiên, bộ phim từng gây ồn ào trong dư luận vì liên quan đến vấn đề bản quyền. Kịch bản bộ phim được cho là dựa trên truyện ngắn "Canh bạc gá vợ" của nhà báo Nguyễn Thành Phong, tuy nhiên phần giới thiệu phim lại hoàn toàn không nhắc đến tên tác giả.[19][20]
Năm 2009, kịch bản Nhìn ra biển cả của Nguyễn Thị Hồng Ngát viết về tuổi trẻ của Hồ Chí Minh giành được giải nhì cuộc thi sáng tác kịch bản điện ảnh hưởng ứng Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".[21] Kịch bản đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên và ra mắt vào năm 2010. Ban đầu, bộ phim được giao cho Trần Lực, người từng thủ vai chính trong bộ phim Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong năm 2003. Tuy nhiên, đến tháng 8 cùng năm thì Trần Lực từ chối vì bận công tác tại hãng phim Đông A. Vai trò đạo diễn được giao lại cho Nghệ sĩ ưu tú Vũ Châu.[22] Tuy nhiên, bộ phim do nhà nước Việt Nam đặt hàng với kinh phí hơn 6 tỷ đồng này đã không nhận được phản ứng tích cực từ khán giả.[23]
Năm 2014, kịch bản Gương trời của bà chuẩn bị được chuyển thể thành phim. Tuy nhiên, với kinh phí chỉ 400 triệu đồng, Nguyễn Thị Hồng Ngát đã quyết định tự mình làm đạo diễn cho bộ phim. Ở tuổi 64, đây là lần đầu tiên bà đứng ở vai trò đạo diễn cho một bộ phim.[24][25]
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Văn học
[sửa | sửa mã nguồn]Thơ
[sửa | sửa mã nguồn]- Trái cam vàng (1974)[26]
- Thơm hương mái tóc (1982)
- Nhớ và khát (1988)[27]
- Ngôi nhà sau cơn bão (1990)
- Bài ca số phận (1993)[28]
- Biển đêm (1996)[a]
- Bâng khuâng chiều (2000)
- Thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát (2003)
- Gió thổi tràn qua mặt (2006)
- Cỏ thơm mây trắng (2013, tập thơ)[30]
- Thơ vui về con gái Hưng Yên (2017)[9]
- Những con sóng (2021, tập thơ)[31][32]
Khác
[sửa | sửa mã nguồn]- Hai lần sống một mình (1990, tiểu thuyết)[33]
- Người muôn năm cũ (1994, tập truyện)
- Chuyện của cu Minh (1996)
- Điện ảnh - nghĩ về nghề (2005, tiểu luận)
Phim
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Phim | Đạo diễn | Vai trò | Chú | Nguồn | |||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Biên kịch | Biên tập | Sản xuất | Khác | |||||
1987 | Một thời đã sống | Xuân Sơn | Có | Không | Không | Không | [b] | [34] |
1991 | Canh bạc | Lưu Trọng Ninh | Có | Không | Không | Không | [c] | [35][36] |
1994 | Anh sẽ về | Lê Anh | Có | Không | Không | Không | [37] | |
1995 | Dã tràng xe cát biển Đông | NSND Khánh Dư | Có | Không | Không | Không | [d] | |
Cô bé bên hồ | NSƯT Trần Lực | Có | Không | Không | Không | [e] | [38][39] | |
1996 | Cha tôi và hai người đàn bà | Vũ Châu | Có | Không | Không | Không | ||
Bỏ trốn | NSND Phạm Nhuệ Giang | Không | Có | Có | Không | [f] | ||
Bà và cháu | Cao Mạnh, NSƯT Trần Lực | Có | Không | Không | Không | [g] | ||
1997 | Một ông sao sáng hai ông sáng sao | NSND Bùi Cường | Có | Không | Không | Không | [h] | |
1998 | Trăng trên đất khách | NSƯT Tất Bình | Có | Không | Không | Không | [i] | [40][41] |
1999 | Đời cát | NSND Nguyễn Thanh Vân | Không | Có | Có | Không | ||
Ranh giới mong manh | Vũ Minh Trí | Có | Không | Không | Không | |||
2000 | Bến không chồng | Lưu Trọng Ninh | Không | Có | Không | Không | ||
2002 | Hà Nội 12 ngày đêm | NSND Bùi Đình Hạc | Có | Không | Không | Không | [42][43] | |
Của rơi | Vương Đức | Không | Có | Không | Không | [44][45] | ||
Vua bãi rác | NSƯT Đỗ Minh Tuấn | Không | Có | Không | Không | |||
2003 | Nhật ký chiến trường | Nguyễn Thế Vinh | Có | Không | Không | Không | [j] | |
2004 | Ký ức Điện Biên | NSƯT Đỗ Minh Tuấn | Có | Không | Không | Không | [k] | [46] |
2005 | Những đứa con của núi | NSƯT Đặng Lưu Việt Bảo | Không | Có | Không | Không | ||
2007 | Em muốn làm người nổi tiếng | NSƯT Nguyễn Đức Việt | Có | Không | Không | Không | [l] | [47][48] |
Hoa đào | Nguyễn Thế Vinh | Có | Không | Không | Không | [m] | [49][50] | |
2008 | Đừng đốt | NSND Đặng Nhật Minh | Không | Không | Có | Không | [51] | |
Nhìn ra biển cả | Vũ Châu | Có | Không | Không | Không | [52][53] | ||
Hồ Chí Minh nhìn từ thế kỷ XXI | Nguyễn Anh Tuấn | Có | Không | Không | Không | |||
2010 | Người con của Rồng | NSND Phạm Minh Trí | Có | Không | Có | Không | [n] | [54][55] |
2013 | Gương trời | Nguyễn Thị Hồng Ngát | Có | Không | Không | Đạo diễn | [56][57] | |
2014 | Những đứa con của làng | NSƯT Nguyễn Đức Việt | Không | Không | Có | Không | [58][59] | |
2016 | Biên cương | NSƯT Nguyễn Đức Việt | Có | Không | Có | Không | [60] | |
2018 | Truyền thuyết về Quán Tiên | Đinh Tuấn Vũ | Không | Không | Có | Không | [61][62] | |
2019 | 550 năm Nghi Lộc – Đất và người | NSƯT Nguyễn Đức Việt | Có | Không | Có | Viết lời bình | [o] | [63] |
2021 | Đất nước nhìn từ biển | Tạ Quốc Lâm | Có | Không | Không | Không | [p] | [64] |
Sân khấu
[sửa | sửa mã nguồn]Vở diễn | Thể loại | Đạo diễn | Nguồn |
---|---|---|---|
Duyên trời | Chèo | NSND Phạm Thị Thành | [65] |
Lên tiên | Ngọc Thủy | ||
Những khoảnh khắc cuộc đời | Cải lương | NSƯT Lê Chức | [66] |
Trái tim người mẹ | Kịch | [67] |
Vinh danh
[sửa | sửa mã nguồn]- Huân chương Lao động hạng Nhất
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2012)
Giải thưởng văn học
[sửa | sửa mã nguồn]- Giải Khuyến khích cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1973–1974.
- Giải Nhì cuộc thi Viết cho các em do Nhà xuất bản Trẻ và Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 1996 (tác phẩm Chuyện cu Minh).[68]
Giải thưởng điện ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Đời tư
[sửa | sửa mã nguồn]Trong thời gian tham gia chiến tranh Việt Nam ở miền Nam, Nguyễn Thị Hồng Ngát đã gặp và kết hôn với người chồng đầu tiên. Tuy nhiên, sau 8 năm chung sống thì hai người chia tay. Không lâu sau, bà bước vào cuộc hôn nhân thứ hai với nhà thơ Thu Bồn. Lúc bấy giờ, Hồng Ngát 28 tuổi đã có 3 người con, Thu Bồn hơn bà 15 tuổi cũng đã có 2 người con riêng sau cuộc hôn nhân đầu tiên.[81] Tuy nhiên, cuộc hôn nhân này cũng chấm dứt không lâu sau khi Hồng Ngát tốt nghiệp VGIK và về nước.[82] Năm 1988, thời điểm kịch bản tốt nghiệp "Sẽ tới một mùa mưa" của bà được Hãng phim truyện Việt Nam dựng thành phim cũng là lúc bà chấm dứt cuộc hôn nhân thứ hai.[83] Năm 1990, bà gặp được người chồng thứ ba là tiến sĩ ngữ văn Phan Hồng Giang, con trai nhà phê bình Hoài Thanh,[84] một người lớn hơn bà 20 tuổi.[6]
Nguyễn Thị Hồng Ngát chỉ sinh 3 người con với người chồng đầu tiên, gồm 1 con trai và 2 con gái. Con trai lớn của bà là Cù Thái Dương đã tốt nghiệp lớp điện ảnh của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội năm 1993. Người con gái thứ hai của bà là Cù Thu Thủy từng theo học Mỹ thuật Công nghiệp, đến năm thứ 4 thì theo chồng sang định cư ở Úc. Còn người con gái út là Cù Kim Chi từ nhỏ đã sống với mẹ, từng làm việc tại Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam nhưng sau đó cũng đã tốt nghiệp khoa đạo diễn của Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh vào năm 2004.[85]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Đã được phổ nhạc bởi nhạc sĩ Lê Vinh.[29]
- ^ Kịch bản ban đầu mang tên "Sẽ tới một mùa mưa" là tác phẩm tốt nghiệp VGIK chuyên ngành biên kịch điện ảnh của Nguyễn Thị Hồng Ngát.
- ^ Canh bạc là bộ phim đầu tay của đạo diễn Lưu Trọng Ninh.
- ^ Kịch bản được dựa trên truyện ngắn "Giải nguyền" của nhà văn Ma Văn Kháng.
- ^ Phim truyền hình 1 tập phát sóng trong chương trình Văn nghệ Chủ nhật.
- ^ Phim truyện thiếu nhi.
- ^ Kịch bản dựa trên tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời của nhà văn Ma Văn Kháng, được chuyển thể thành phim truyền hình 2 tập phát sóng trên HanoiTV.
- ^ Phim truyền hình 3 tập được phát sóng trong chương trình Lần đầu tiên trên màn ảnh VTV3.
- ^ Trăng trên đất khách là phim truyện Việt Nam đầu tiên được quay và in tráng tại Nga.
- ^ Kịch bản dựa trên tác phẩm "Bê trọc" của nhà văn Phạm Việt Long, được dựng thành phim truyền hình 4 tập.
- ^ Ban đầu kịch bản mang tên "Người hàng binh" do Nguyễn Thị Hồng Ngát viết chung với Đỗ Minh Tuấn.
- ^ Phim được công chiếu vào dịp Tết Nguyên Đán năm 2008.
- ^ Phim được công chiếu năm 2010.
- ^ Một bộ phim hoạt hình do Nguyễn Thị Hồng Ngát cùng Đoàn Triệu Long viết kịch bản.
- ^ Phim tài liệu.
- ^ Series ký sự dài 200 tập do nhiều người cùng tham gia biên kịch.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ C.T.V (20 tháng 12 năm 2005). “Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam với những tác phẩm hay”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2022.
- ^ Thu Hằng (4 tháng 11 năm 2010). “Biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát chia tay Hodafilm”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.
- ^ Yến Anh (10 tháng 11 năm 2019). “Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát xin rút khỏi Hội đồng duyệt phim quốc gia vì... áp lực”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2022.
- ^ Hữu Việt (25 tháng 8 năm 2018). “Thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2022.
- ^ Bùi Đức Tịnh (2005), tr. 664.
- ^ a b “Nguyễn Thị Hồng Ngát: 'Tôi đam mê nhưng lại tiếc đời...'”. VnExpress. 10 tháng 10 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2022.
- ^ Hội Nhà văn Việt Nam (1997), tr. 456.
- ^ Trần Mạnh Thường (2003), tr. 719.
- ^ a b Hoàng Linh (12 tháng 9 năm 2017). “Nhà thơ Hồng Ngát chia sẻ về bài "Thơ vui về con gái Hưng Yên" với khán giả quê nhà”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2022.
- ^ Phong Thu (2005), tr. 220.
- ^ Thu Hằng (4 tháng 11 năm 2010). “Biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát chia tay Hodafilm”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2022.
- ^ “Nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát: "Cánh chim không mỏi sớm chiều vẫn bay"”. Báo Công an Nhân dân điện tử. 7 tháng 9 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.
- ^ Hoàng Vy (22 tháng 8 năm 2011). “Duy nhất một biên kịch được xét giải thưởng Nhà nước”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2022.
- ^ “Trang thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát”. Báo Quân đội nhân dân. 23 tháng 4 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2022.
- ^ Hà Chi (28 tháng 5 năm 2012). “Trao Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu NSƯT: Đằng sau niềm vui vẫn là nhiều trăn trở”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2022.
- ^ Trần Thị Trường (2 tháng 7 năm 2020). “Nguyễn Thị Hồng Ngát: "Con hổ" trầm tĩnh...”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2022.
- ^ “Đạo diễn Lưu Trọng Ninh: Một thời không để mất”. Báo Công an Nhân dân điện tử. 25 tháng 6 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
- ^ Trần Tuấn Hiệp (2002), tr. 148.
- ^ Trần Thị Trường (28 tháng 7 năm 2016). “Nhà thơ, nhà báo Nguyễn Thành Phong: Sống lâu mới biết...”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
- ^ Nguyễn Quang Lập (16 tháng 8 năm 2009). “Nguyễn Thành Phong, long đong nghề báo”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
- ^ Chu Thu Hằng (12 tháng 5 năm 2009). “Bộ phim về Bác Hồ "Nhìn ra biển cả"”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.
- ^ Ngọc Trần (11 tháng 11 năm 2009). “'Nhìn ra biển cả' - chân dung tuổi trẻ của Hồ Chủ tịch”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.
- ^ Nguyễn Ngọc (1 tháng 5 năm 2010). “Tiếc cho Nhìn ra biển cả”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.
- ^ Thu Trang (22 tháng 2 năm 2014). “Biên kịch Hồng Ngát "liều một phen" với Gương trời”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.
- ^ Cát Khuê (8 tháng 3 năm 2014). “'Cần có đám mây trắng cho riêng mình...'”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.
- ^ Lại Nguyên Ân (2000), tr. 566.
- ^ Trần Đình Sử, Đinh Văn Đức & Mã Giang Lân (2004), tr. 479.
- ^ Đại học Quốc gia Hà Nội (1996), tr. 305.
- ^ Nhiều tác giả (2005), tr. 148.
- ^ Nguyễn Long Khánh (22 tháng 12 năm 2016). “Cỏ rất xanh, mây rất trắng hiền hòa”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2022.
- ^ Nguyễn Văn Hòa (3 tháng 4 năm 2021). “Nguyễn Thị Hồng Ngát với những con sóng thời gian”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2022.
- ^ Việt Văn (3 tháng 5 năm 2021). “"Những con sóng" của người đàn bà thơ”. Báo Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2022.
- ^ Trần Thị Trường (4 tháng 2 năm 2022). “Phụ nữ đa tài tuổi Hổ”. Báo Đại đoàn kết. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2022.
- ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 203.
- ^ Phong Thu (2005), tr. 219.
- ^ Phan Thị Thanh Nhàn (20 tháng 10 năm 2010). “Nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát: "Canh bạc" ăn nhau về sáng”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2022.
- ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát (2006), tr. 258.
- ^ Hà Tùng Long (16 tháng 10 năm 2017). “Nhà biên kịch Hồng Ngát trải lòng về tình cha con của NSƯT Quốc Tuấn”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2022.
- ^ Mộc Lan (27 tháng 9 năm 2017). “Trần Lực tiết lộ lý do xúc động khiến Quốc Tuấn không sinh thêm con”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2022.
- ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát (2006), tr. 242.
- ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 819.
- ^ Viện khoa học xã hội Việt Nam (2004), tr. 761.
- ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2005), tr. 237.
- ^ Thu Hương (15 tháng 1 năm 2003). “"Của rơi" - của hiếm của điện ảnh VN”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2022.
- ^ “Nguyễn Thị Hồng Ngát: 'Tôi đam mê nhưng lại tiếc đời...'”. VnExpress. 10 tháng 10 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2022.
- ^ Việt Hoài (5 tháng 5 năm 2004). “Phim Ký ức Điện Biên: Dần dần bước khỏi lối mòn”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.
- ^ Ngân An (9 tháng 1 năm 2008). “'Em muốn làm người nổi tiếng' ra mắt dịp Tết”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.
- ^ Hải Đông (12 tháng 11 năm 2008). “Nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát... 360 độ!”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.
- ^ Song Kim (18 tháng 1 năm 2010). “Đạo diễn trẻ: Những cánh cửa rộng mở”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.
- ^ Vĩnh Xuân (9 tháng 9 năm 2010). “Hoa đào - vô hồn, giả tạo”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.
- ^ Hoàng Thắng (15 tháng 11 năm 2008). “Nhà thơ, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát "lấn" sang sản xuất phim”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.
- ^ Bích Hiệp (3 tháng 8 năm 2009). “Nhìn ra biển cả - bộ phim về thời tuổi trẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.
- ^ Việt Văn (2 tháng 5 năm 2022). “Làm sao có phim truyện xứng tầm với lãnh tụ Hồ Chí Minh”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.
- ^ Thu Hằng (14 tháng 9 năm 2010). “"Người con của Rồng" trình làng”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
- ^ “Phim hoạt hình 1000 năm Thăng Long: Vua Lý Thái Tổ - người con của Rồng!”. Báo điện tử Tổ Quốc. 15 tháng 8 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
- ^ K.Thanh (1 tháng 8 năm 2013). “Nhà thơ, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát: Mình không "đổ" bởi điện ảnh mà "chết" vì văn chương”. Báo Công an TP Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.
- ^ Thi Thi (22 tháng 2 năm 2014). “Ra mắt bộ phim truyện về làng nổi Vạn Chài - Hạ Long”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.
- ^ Vũ Văn Việt (27 tháng 2 năm 2015). “'Những đứa con của làng' mở màn phim Việt sau Tết”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
- ^ An Như (7 tháng 7 năm 2015). “'Những đứa con của làng' đến với khán giả Mỹ”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
- ^ Thiên Lam (3 tháng 3 năm 2017). “"Biên cương" - tác phẩm ngợi ca chiến sĩ bộ đội biên phòng”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2022.
- ^ M.Sơn (7 tháng 5 năm 2019). “'Truyền thuyết về Quán Tiên'”. Báo Đại đoàn kết. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
- ^ V.V (4 tháng 4 năm 2019). “Khởi quay phim chiến tranh "Truyền thuyết về Quán Tiên"”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
- ^ Ngô Khiêm (22 tháng 10 năm 2021). “Nhà thơ, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát - Quê anh muối mặn giờ là quê em”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2022.
- ^ Phương Anh (28 tháng 5 năm 2021). “Ký sự 'Đất nước nhìn từ biển' - cái nhìn toàn diện về Biển Đông”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2022.
- ^ Trần Mỹ Hiền (20 tháng 9 năm 2010). “Liên hoan Sân khấu Toàn quốc về "Hình tượng Người Chiến sĩ CAND" lần thứ II: Trò chuyện với hai nữ giám khảo”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2022.
- ^ Đỗ Dũng (2003), tr. 176.
- ^ a b Trần Đình Sử, Đinh Văn Đức & Mã Giang Lân (2004), tr. 641.
- ^ Vân Thanh & Nguyên An (2002), tr. 483.
- ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 426.
- ^ Nguyễn Thụy Kha (1998), tr. 202.
- ^ Hào Hoa (21 tháng 12 năm 2014). “Số phận nữ thanh niên xung phong trong phim "Cha tôi và 2 người đàn bà"”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2022.
- ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 647.
- ^ Trung Ngạn (10 tháng 4 năm 2017). “Lễ trao giải Cánh Diều 2016: Xấu hổ vì mất điện giữa chừng, thiếu cúp giải thưởng”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2022.
- ^ Đinh Tiếp (22 tháng 7 năm 2005). “Hình ảnh thương binh, liệt sĩ trong phim truyện Việt Nam”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2022.
- ^ Hải Anh (10 tháng 12 năm 2001). “"Đời cát", "Mùa ổi" giành bông sen vàng LHP 13”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2022.
- ^ Tuyết Loan (ngày 13 tháng 12 năm 2009). "Bông-sen-vàng"-559852/ “Niềm vui của những "Bông sen vàng"”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2022.
- ^ Ngân An (ngày 25 tháng 9 năm 2009). “'Đừng đốt' đoạt giải tại LHP Fukuoka”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2022.
- ^ Mai Hồng (ngày 15 tháng 3 năm 2010). “"Đừng đốt" thành công vang dội tại Lễ trao giải Cánh diều Vàng 2009”. Báo điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2022.
- ^ Gia Tiến (12 tháng 3 năm 2015). “Cánh diều vàng 2014: Những đứa con của làng nhận 4 giải”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
- ^ Phan Cao Tùng (6 tháng 12 năm 2015). “'Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh' đoạt giải Bông sen vàng”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2022.
- ^ Trần Hoàng Thiên Kim (23 tháng 6 năm 2017). “Chuyện tình của Thu Bồn và Nguyễn Thị Hồng Ngát: "Hay là không thể đợi nhau bờ này?"”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2022.
- ^ Nguyễn Đình Toán (31 tháng 7 năm 2013). “Còn đây 'một gói nhân tình'”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2022.
- ^ Trịnh Thanh Sơn (2002), tr. 394.
- ^ Đoàn Minh Tuấn (2000), tr. 110.
- ^ Phương Hà (10 tháng 5 năm 2007). “Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát: "Tôi như con chuột túi, không bao giờ bỏ con"”. Gia đình và Xã hội - Báo Sức khỏe & Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
Nguồn
[sửa | sửa mã nguồn]- Bùi Đức Tịnh (2005). Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam: từ khởi thủy đến cuối thế kỷ XX. Nhà xuất bản Văn nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh. OCLC 61768088.
- Đại học Quốc gia Hà Nội (1996). 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng 8. Nhà xuất bản Đại học quốc gia. OCLC 39258277.
- Đoàn Minh Tuấn (2000). Khuôn mặt & tác phẩm. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. OCLC 606470235.
- Đỗ Dũng (2003). Sân khấu cải lương Nam bộ, 1918-2000. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ. OCLC 62272171.
- Hội Nhà văn Việt Nam (1997). Nhà văn Việt Nam hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Hội Nhà văn. OCLC 42413287.
- Lại Nguyên Ân (2000). Tuyển thơ tác giả nữ Việt Nam. Nhà xuất bản Phụ nữ. OCLC 47230235.
- Ngô Mạnh Lân; Ngô Phương Lan; Vũ Quang Chính; Đinh Tiếp; Lại Văn Sinh (2005). Nguyễn Thị Hồng Ngát; và đồng nghiệp (biên tập). Lịch sử điện ảnh Việt Nam, Tập 2. Hà Nội: Cục Điện ảnh Việt Nam. OCLC 53129383.
- Nguyễn Thị Hồng Ngát (2006). Điện ảnh: nghĩ về nghề. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. OCLC 173842916.
- Nguyễn Thụy Kha (1998). Nửa thế kỷ tân nhạc. Nhà xuất bản Đà Nẵng. OCLC 41294126.
- Nhiều tác giả (2005). Ngọc Tân, ngày biển gọi. Nhà xuất bản Âm nhạc. OCLC 607355460.
- Nhiều tác giả (2007). Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. OCLC 989966481.
- Phong Thu (2005). Đọc và cảm nhận. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. OCLC 990800364.
- Trần Đình Sử; Đinh Văn Đức; Mã Giang Lân (2004). Văn học Việt Nam thế kỷ XX: những vấn đề lịch sử và lý luận. Nhà xuất bản Giáo dục. OCLC 255121847.
- Trần Mạnh Thường (2003). Từ điển tác giả văn học Việt Nam thế kỷ XX. Nhà xuất bản Hội nhà vǎn. OCLC 56482722.
- Trần Trọng Đăng Đàn (2005). Khoa học xã hội, nhìn từ phía văn hóa-tư tưởng: tạp văn nghiên cứu lý luận. Nhà xuất bản Văn nghệ. OCLC 180069422.
- Trần Tuấn Hiệp (2002). Điện ảnh không phải trò chơi: tập phê bình, tiểu luận điện ảnh. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. OCLC 605594880.
- Trịnh Thanh Sơn (2002). Đi dọc cánh đồng thơ: tiểu luận, phê bình, chân dung văn học. Nhà xuất bản Lao động. OCLC 605986190.
- Vân Thanh; Nguyên An (2002). Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam. Nhà xuất bản Từ điển bách khoa. OCLC 54529129.
- Viện khoa học xã hội Việt Nam (2004). Nguyễn Thế Nghĩa (biên tập). Tuyển tập tạp chí Khoa học xã hội. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. OCLC 607568823.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Nguyễn Thị Hồng Ngát trên IMDb